Tiểu luận Thất nghiệp ở Việt Nam thực trạng nguyên nhân và giải pháp

Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động được quy định trong hiến pháp. Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học, người nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ p hận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. Lực lượng lao động là một bộ p hận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Lao động thiếu việc làm là những người mà trong tuần nghiên cứu được xác định là có việc làm nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm giờ. Tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc làm trong tổng số lao động có việc làm. Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm. Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội

pdf23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thất nghiệp ở Việt Nam thực trạng nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ: THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP GVHD : TS Trần Thị Bích Dung Lớp : Đêm 3 - K22 Nhóm thực hiện : Nhóm 7 1. Đặng Tuấn Duy 2. Phạm Hoàng Hạnh 3. Lê Thị Mậu Huyền 4. Nguyễn Huỳnh Như Trúc 5. Trần Mỹ Yến 6. Lê Trác Việt 7. Đỗ Văn Hựu Tp. Hồ Chí Minh – Tháng 04/2013 Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô Chương 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................. 2 1.1 Khái niệm .......................................................................................................................... 2 1.2 Phân l oại............................................................................................................................ 2 1.2.1 Phân theo hình thức thất nghiệp: ............................................................................... 2 1.2.2 Phân loại lý do thất nghiệp:........................................................................................ 3 1.2.3 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp ......................................................................... 3 1.2.4 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu. ........................................................................................................................... 5 1.3 Tác động của thất nghiệp................................................................................................... 6 1.4 Định luật Okun : về mối quan hệ giữa sản lượng và thất nghiệp. ....................................... 6 1.5 Đường cong Phillips........................................................................................................... 7 Lý luận của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp ........................................................................ 7 Lý luận của chủ nghĩ a tiền tệ............................................................................................................ 8 Chương 2 - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ......................................................................10 2.1 Thất nghiệp tại Việt Nam, thực trạng và nguyên nhân .....................................................10 2.2 Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam. ...............................................................................13 2.2.1 Khoảng thời gian thất nghiệp:...................................................................................13 2.2.2 Do cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất ngày càng cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống. 14 2.3 Tác hại của thất nghiệp: ...................................................................................................15 Chương 3 - GIẢI PHÁP...............................................................................................................18 3.1 Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết:............................................................................18 3.2 Việc đầu tư hay nói đúng hơn l à kích cầu .........................................................................18 3.3 Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc ..........................................................................19 3.4 Hướng nghiệp ...................................................................................................................20 3.5 Những biện pháp khác......................................................................................................20 3.6 Những công cụ và giải pháp lựa chọn ...............................................................................21 Nhóm 7 Page 1 Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô Chương 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động được quy định trong hiến pháp. Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học, người nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau. Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật. Lao động thiếu việc làm là những người mà trong tuần nghiên cứu được xác định là có việc làm nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm giờ. Tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm lao động thiếu việc làm trong tổng số lao động có việc làm. Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm. Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm. Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. Số người không có việc làm Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x Tổng số lao động xã hội Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm) trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức (hay thất nghiệp). Gộp lại, tất cả các nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lương và giá cả trên tất cả các thị trường đều cân bằng. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn phải lớn hơn số 0. Vì trong một nước rộng lớn, mức độ cơ động cao, thị hiếu và tài năng đa dạng, mức cung cầu về số loại hàng hoá dịch vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có liên quan chặt chễ với lạm phát và ngày càng có xu hướng tăng. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, cần cải thiện dịch vụ thị trường lao động, mở các lớp đào tạo, loại bỏ những trở ngại về chính sách của chính phủ; tạo việc làm công cộng. 1.2 Phân loại 1.2.1 Phân theo hình thức thất nghiệp: Căn cứ vào tình trạng trạng phân bố thất nghiệp trong dân cư có các dạng sau : Nhóm 7 Page 2 Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô - Thất nghiệp chia theo giới tính(nam, nữ) - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi-nghề) - Thất nghiệp chia theo vụng lãnh thổ (thành thị -nông thôn) - Thất nghiệp chia theo nghành nghề(nghành sản xuất,dịch vụ) - Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp đối với nữ giới cao hơn nam giới, tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn so với người có tuổi với tay nghề và kinh nghiệm lâu năm...Việc nắm được con số này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo vạch ra những chính sách thích hợp để có thể sử dụng tốt hơn lực lượng lao động dư thừa trong từng loại hình thất nghiệp cụ thể. 1.2.2 Phân loại lý do thất nghiệp: Có thể chia làm bốn loại như sau: - Bỏ việc : một số người tự nguy ện bỏ việc hiện tại của mình về những lý do khác nhau, như cho rằng lương thấp, điều kiện làm việc không thích hợp... - M ất việc: M ột số người bị sa thải hoặc trở nên dư thừa do những khó khăn cửa hàng trong kinh doanh. - M ới vào :Là những người lần đầu bổ xung vào lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác ...) - Quay lại: Những người đã từng có việc làm, sau đấy thôi việc và thậm chí không đăng ký thất nghiệp, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Kết cục những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Người ta ra khỏi đội quân thất nghiệp theo các hướng ngược lại. Một số tìm được việc làm, một số khác từ bỏ việc tìm kiếm công việc và hoàn toàn rút ra khỏi con số lực lượng lao động. Mặc dù trong nhóm rút lui hoàn toàn này có một số người do điều kiện bản thân hoàn toàn không p hù hợp so với yêu cầu của thị trường lao động, nhưng đa phần trong số họ không hứng thú làm việc, những người chán nản về triển vọng có thể tìm được việc làm và quyết định không làm việc nữa. Như vậy số người thất nghiệp không phải là con số cố định mà là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian. Thất nghiệp là một quá trình vận động từ có việc, mới trưởng thành trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi thạng thái đó. 1.2.3 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp Việc tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất nghiệp, từ đó tìm ra hướng giải quy ết. a. Thất nghiệp cọ xát (thất nghiệp tạm thời): Thất nghiệp cọ xát đề cập đến việc người lao động có kĩ năng lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng lại bị thất nghiệp trong một thời gian ngắn nào đó do họ thay đổi việc làm một cách tự nguy ện vì muốn tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn…) hoặc do sự thay đổi cung cầu trong hàng hoá dẫn đến việc phải thay đổi công việc từ một doanh nghiệp, một ngành sản xuất hay một vùng lãnh thổ sang nơi khác. Trong mối quan hệ với dạng thất nghiệp tạm thời còn có dạng thất nghiệp tìm kiếm xảy ra cả trong trường hợp chuyển đổi chỗ làm việc mang tính tự nguyện hoặc do bị đuổi Nhóm 7 Page 3 Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô việc. Khi đó người lao động luôn cần có thời gian chờ đợi để tìm kiếm chỗ làm việc mới. Thời gian của quá trình tìm kiếm sẽ làm tăng chi phí (phải tìm nhiều nguồn thông tin, người thất nghiệp sẽ mất đi thu nhập, mất dần kinh nghiệm, sự thành thạo nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội…). Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào cũng tồn tại loại thất nghiệp này. b. Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân bố thu nhập gắn liền với kết quả đến lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc công đoàn) do có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, hạn chế sự linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm. c. Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu là tỷ lệ những người không làm việc do cơ cấu của nền kinh tế có một số ngành không tạo đủ việc làm cho tất cả những người muốn có việc. Thất nghiệp do cơ cấu tồn tại khi số người tìm việc trong một ngành vượt quá số lượng việc làm có sẵn trong ngành đó. Thất nghiệp do cơ cấu diễn ra khi mức lương của ngành vượt cao hơn mức lương cân bằng thị trường. Nói cách khác, vì lương cao hơn mức cân bằng, nhiều người muốn có việc làm hơn so với mức sẵn sàng tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, do lương là một yếu tố chậm điều chỉnh, nên thị trường lao động không thể cân bằng một cách linh hoạt. Chính vì vậy người ta thường nói thất nghiệp do cơ cấu là hệ quả của tính kém linh hoạt của lương. d. Thất nghiệp chu kỳ: Thất nghiệp chu kì còn được gọi là thất nghiệp do nhu cầu thấp. Loại thất nghiệp này xảy ra do sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản phẩm của nền kinh tế so với sản lượng (hay năng lực sản xuất). Sự sút giảm trong nhu cầu dẫn đến sự sa thải lao động có thể bắt đầu ở một vài thành phố lớn của nền kinh tế và sau đó gây ra sự sút giảm trong nhu cầu đối với sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. Đây là thất nghiệp theo lý thuyết của Keynes khi tổng cầu giảm mà tiền lương và giá cả chưa kịp điều chỉnh để phục hồi mức hữu nghiệp toàn phần. Khi tiền lương và giá cả được điều chỉnh theo mức cân bằng dài hạn mới, nhu cầu thấp hơn sản lượng thì tồn kho sẽ tăng lên nên các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng và sa thải lao động. M ột số công nhân muốn làm việc tại mức lương thực tế hiện hành nhưng không thể tìm được việc làm. Chỉ có trong dài hạn, tiền lương và giá cả sẽ giảm đến mức đủ để tăng nhanh mức lương và giá cả sẽ giảm lãi xuất đến mức cần thiết để phục hồi tổng cầu ở mức hữu nghiệp toàn phần và chỉ có lúc đó thì thất nghiệp do thiếu cầu mới bị triệt tiêu. Thất nghiệp chu kì thường gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong thời kì hội nhập. Thất nghiệp do nhu cầu thấp có quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Có thể dễ dàng thấy rằng nếu sản lượng tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của năng lực sản xuất của nền kinh tế, kể cả số lượng lao động, thì thất nghiệp sẽ tăng. Suy thoái sẽ làm tăng thất nghiệp và phục hồi hay tăng trưởng sẽ làm giảm thất nghiệp. Sự tăng giảm của thất nghiệp do nhu cầu thấp sẽ làm tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các chu kì kinh tế. Ngoài ra, thất nghiệp còn được chia ra thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn. Thất nghiệp dài hạn là những người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng Nhóm 7 Page 4 Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước, còn những người thất nghiệp ngắn hạn là những người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước. Thất nghiệp trá hình là dạng thất nghiệp của những người lao động không được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng hết kỹ năng. Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nông nhàn (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ). Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp không được báo cáo. Theo tính chất, thất nghiệp chia thành thất nghiệp tự nguyện (thất nghiệp nảy sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng) và thất nghiệp không tự nguyện. 1.2.4 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu. AJ LF Mức W2 lương thực W* E LĐ A B C N2 N* N1 Số lượng nhân công Hình trên đây trình bày về thị trường lao động. Đường cầu về lao động LĐ dốc xuống cho thấy rằng các hãng sẽ thuê nhiều nhân công hơn khi tiền lương thực tế thấp hơn. Đồ thị LF cho biết có bao nhiêu người muốn tham gia lực lượng lao động tại mỗi mức lương thực tế. Chúng ta giả thiết rằng một mức gia tăng tiền lương thực tế sẽ làm tăng số người muốn làm việc. Đồ thị AJ cho biết có bao nhiêu người chấp nhận công việc sẵn có tại mỗi mức lương thực tế. Đồ thị này nằm bên trái đường LF vì luôn có một số người nằm trong giai đoạn chuyển công việc taị kỳ thời điểm nào, vừa vì một mức lương lao động mặc dù họ chỉ chấp nhận làm việc nếu họ tìm ra được việc mang lại mức lương cao hơn một ít so với mức trung bình. Cân bằng thị trường lao động xảy ra tại điểm E. Mức hữu nghiệp N* là mức cân bằng hay là mức hữu nghiệp toàn phần. Khoảng cách EF gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Con số thất nghiệp này là hoàn toàn tự nguy ện. Tại mức tiền lương cân bằng thực tế W* có N1 người muốn ở trong lực lượng lao động nhưng chỉ có N* người chấp nhận công việc tại mức lương cân bằng thực tế. Có thể nói thất nghiệp tự nguy ện bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc với mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Nếu xã hội có chế độ quy định mức lương tối thiểu, giả sử ở W2 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động (W*). ở mức lương W2 cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm (AJ) sẽ lớn hơn cầu lao động. Đoạn AB trên hình vẽ biểu thị sự chênh lệch này. Tổng con số thất nghiệp bây giờ được xác định bằng đoạn AC. Với tư cách cá nhân, một số AB công nhân vẫn muốn làm việc tại mức lương W2 nhưng không thể tìm được việc làm vì các hãng chỉ cần số công nhân Nhóm 7 Page 5 Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô tại mức của điểm A. Cá nhân này bị thất nghiệp một cách không tự nguy ện. Một công nhân gọi là thất nghiệp không tự nguyện nếu họ vẫn muốn làm việc ở mức lương hiện hành. Tuy nhiên thông qua công đoàn các công nhân đã quyết định theo tập thể cho mức tiền lương W2 lớn hơn so với mức cân bằng, do vậy làm giảm mức hữu nghiệp. Vì vậy đối với công nhân nói chung, chúng ta phải coi con số thất nghiệp thêm như là tự nguyện. Do đó chúng ta cũng tính thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển vào con số của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Nếu như trong dài hạn công đoàn duy trì mức tiền lương W2 thì nền kinh tế sẽ vẫn tồn tại ở điểm A và AC là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp do thiếu cầu hay thất nghiệp theo lý thuyết Keynes xảy ra khi tổng cầu suy giảm, sản xuất đình trệ, công nhân mất việc ... nên loại thất nghiệp này gọi là không tự nguyện. Thất nghiệp dạng này được gây ra bởi sự điều chỉnh chậm hơn của thị trường lao động so với sự điều khiển của các cá nhân hoặc của công đoàn. 1.3 Tác động của thất nghiệp Lợi ích của thất nghiệp - Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguy ện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội. - Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn. - Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe. - Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng. - Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả. Chi phí thất nghiệp - Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc. Quy luật Okun áp dụng cho nền kinh tế Mỹ nói rằng 1% thất nghiệp chu kỳ làm sản lượng giảm 2,5% so với mức sản lượng tiềm năng (xuống dưới mức tự nhiên). - Công nhân tuyệt vọng khi không thể có việc làm sau một thời gian dài. - Khủng hoảng gia đình do không có thu nhập. - Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp. - Chính p hủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp. - Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ. - Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. - Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận. 1.4 Định luật Okun: về mối quan hệ giữa sản lượng và thất nghiệp. Nhóm 7 Page 6 Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô Định luật Okun ra đời nhằm khảo sát sự biến động của chu kỳ kinh tế, sự giao động của mức sản lượng thực tế quanh sản lượng tiềm năng, và mối quan hệ giữa chúng, trên cơ sở đó, dự báo mức tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng trong sự ràng buộc với hai biến số nêu trên. - Định luật Okun 1: Khi sản lượng thực tế (Yt) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp) 2% thì thất nghiệp thực tế (Ut) tăng thêm 1% so với thất nghiệp tự nhiên (UN). Ut = Un + 50/frac (YP - Y) (Yp) - Định luật Okun 2: Khi tốc độ của sản lượng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp thực tế giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó. Ut = U0 – 0,4(g-p) Trong đó: - Ut là tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm đang tính - U0 là tỷ lệ thất nghiêp thực tế của thời kỳ trước - g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y - p: tốc độ tăng
Luận văn liên quan