Tiểu luận Thị trường cho vay Việt Nam

Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với thị trường tín dụng các nước nói chung và thị trường tín dụng Việt Nam nói riêng, trong đó có thị trường cho vay. Những thách thức từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cùng với những diễn biến bất thường của nền kinh tế trong nước đã có những tác động không nhỏ tới thị trường cho vay Việt Nam. Vậy thực tế, thị trường cho vay Việt Nam đã gặp những khó khăn gì? Thị trường cho vay đã có những thay đổi gì trước những diến biến đó? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu để tài “Thị Trường Cho Vay Việt Nam”. Nội dung đề tài bào gồm 3 phần:  Phần I: Giới thiệu về thị trường cho vay Việt Nam  Phần II: Thị trường Cho vay Việt Nam Phần này sẽ đề cập và tập trung phân tích đến các diễn biến của thị trường cho vay, nguyên nhân và các tác động của nó tới nền kinh tế.  Phần III: Đánh giá chung và giải pháp cho thị trường cho vay Việt Nam

pdf39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường cho vay Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Thị Trường Cho Vay Việt Nam 2 MỤC LỤC  Trang A – LỜI NÓI ĐẦU 2 B – THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM 3 I. Giới thiệu về thị trường cho vay Việt Nam 3 1. Khái niệm về thị trường cho vay 3 2. Giới thiệu thị trường cho vay Việt Nam 3 II. Thị trường cho vay Việt Nam những năm gần đây 5 1. Khái quát thị trường cho vay năm 2006 – 2007 5 2. Thị trường cho vay từ năm 2008 đến nay 8 III. Đánh giá chung và giải pháp cho thị trường cho vay Việt Nam 26 1. Thành tựu của thị trường cho vay Việt Nam năm 2008 26 2. Hạn chế của thị trường cho vay 28 3. Giải pháp phát triển thị trường cho vay Việt Nam 29 C – KẾT LUẬN 32 D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 3 Thứ tự các bảng biểu Bảng số liệu: Bảng 1: Mặt bằng lãi suất cho vay bình quân trên thị trường từ đầu năm 2008 đến nay. Bảng 2: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng từ đầu năm 2008 đến tháng 2/2009 Bảng 3: Thị trường chứng khoán Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Bảng 5: CPI năm 2008 và đầu năm 2009 Biểu đồ, đồ thị: Biểu đồ 1: Biểu đồ diễn biến lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ đầu năm 2008 đến nay. Biểu đồ 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2008 đến tháng 2/2009 Đồ thị 3: Diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng năm 2007-2008 Biểu đồ 4: Sàn HOSE Biểu đồ 5: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Biểu đồ 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Biểu đồ 7: CPI năm 2008 và đầu năm 2009 4 A - LỜI NÓI ĐẦU  Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với thị trường tín dụng các nước nói chung và thị trường tín dụng Việt Nam nói riêng, trong đó có thị trường cho vay. Những thách thức từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cùng với những diễn biến bất thường của nền kinh tế trong nước đã có những tác động không nhỏ tới thị trường cho vay Việt Nam. Vậy thực tế, thị trường cho vay Việt Nam đã gặp những khó khăn gì? Thị trường cho vay đã có những thay đổi gì trước những diến biến đó? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu để tài “Thị Trường Cho Vay Việt Nam”. Nội dung đề tài bào gồm 3 phần:  Phần I: Giới thiệu về thị trường cho vay Việt Nam  Phần II: Thị trường Cho vay Việt Nam Phần này sẽ đề cập và tập trung phân tích đến các diễn biến của thị trường cho vay, nguyên nhân và các tác động của nó tới nền kinh tế.  Phần III: Đánh giá chung và giải pháp cho thị trường cho vay Việt Nam Đây là những đánh giá mang tính tổng quát về thị trường cho vay Việt Nam. Từ đó chúng tôi đưa ra một số giải pháp cho thị trường cho vay trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi rất mong muốn nhận được ý kiến góp ý của Cô và các bạn để hoàn thiện đề tài này được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 15, tháng 04, năm 2009. 5 Nhóm SV thực hiện SAO CHỔI Lớp NHB - K9 - HVNH B – THỊ TRƯỜNG CHO VAY VIỆT NAM  I. Tổng quan về thị trường cho vay Việt Nam 1. Khái niệm về thị trường cho vay: Thị trường cho vay là nơi các NHTM sử dụng các khoản tài chính huy động được để cung cấp tài chính cho đối tượng khác trong một thời gian theo thỏa thuận và nhận được khoản chênh lệch so với số tiền cho vay. Đối tượng khác ở đây có thể là các ngân hàng khác (cho vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng) hoặc các chủ thể trong nền kinh tế như: Doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình…Như vậy, cho vay chính là khoản mục sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại, và việc xác định lãi suất cho vay là vấn đề quan trọng nhất mà ngân hàng phải thực hiện. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định lãi suất cho vay trong đó có bốn yếu tố quan trọng nhất: chi phí huy động vốn, chi phí quản lí và thực hiện khoản cho vay, chi phí bù đắp các rủi ro và phần lợi nhuận hợp lí. Để xác định lãi suất cho vay, các NHTM thường dựa vào các loại lãi suất cơ sở làm nền tảng để xác định lãi suất cho vay 2. Giới thiệu thị trường cho vay Việt nam: Ở Việt Nam, lãi suất cơ sở để các ngân hàng xác định lãi suất cho vay chính là lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn khả dụng. 6 Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao quá 150% lãi suất cơ bản. Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm. Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, tùy theo diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ mà NHNN sẽ công bố các mức lãi suất khác nhau. Khi lãi suất cơ bản thay đổi thì lãi suất cho vay của các NHTM cũng sẽ thay đổi theo, từ đó tác động đến khối lượng cho vay hay mức dư nợ tín dụng. Thường thì đối tượng cho vay của các NHTM là các chủ thể phi ngân hàng, còn cho vay trên thị trường liên ngân hàng chỉ để đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên nhiều ngân hàng vẫn coi vốn vay từ liên ngân hàng là một nguồn sử dụng cho hoạt động tín dụng. Có hai loại cho vay trên thị trường liên ngân hàng: một là cho vay bù đắp do thiếu hụt thanh toán trong thanh toán bù trừ, thời hạn từ 1 đến 5 ngày; hai là cho vay để mở rộng tín dụng ngắn hạn do hai bên thống nhất. Lãi suất trên liên ngân hàng thường là lãi suất thỏa thuận, thay đổi linh hoạt tùy diễn biến cung cầu vốn khả dụng hàng ngày trên thị trường tiền tệ. Hoạt động liên ngân hàng Việt Nam trước đây rất hạn chế do tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng chưa gay gắt, nguồn vốn tín dụng chủ yếu chỉ dùng để hoạt động tín dụng nên phần lớn các ngân hàng có dự trữ vượt mức. Tuy nhiên, sau năm 2000 đến nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngân hàng đã mở ra nhiều hoạt động kinh doanh, đầu tư, thậm chí là đầu cơ, nên nhu cầu vốn luôn rất lớn, nhất là một số HNTM cổ phần năng lực huy động vốn có hạn nhưng lại muốn tăng quy mô hoạt động, kiếm lợi nhuận thật nhanh nên đã dựa quá nhiều vào vốn vay liên ngân hàng. Năm 2007, có 10 ngân hàng từ 20% đến 80% dư nợ cho vay là sử dụng vốn liên ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ đầu năm 2008. Có thể nói thị trường liên ngân hàng là một trong những tấm gương phản chiếu thực trạng hoạt động ngân hàng rõ nhất. Nhìn vào đối tượng tham gia giao dịch, khối lượng, kì hạn các khoản vay và đặc biệt lãi suất của liên ngân hàng có thể đưa ra nhận định khá chính xác về tình hình cung cầu vốn, khả năng thanh toán, tỷ 7 lệ đảm bảo an toàn của các ngân hàng, và có thể dự báo được diễn biến vốn của hệ thống trong ngắn hạn (từ 1 đến 6 tháng). Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng hiện nay việc quản lí và theo dõi thị trường liên ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Các ngân hàng tự vay mượn lẫn nhau không qua một đầu mối nào, lãi suất thì diễn biến bất thường và thường theo từng ngày. Vì vậy để đánh giá được biến động của thị trường liên ngân hàng và sự tác động của nó đến nền kinh tế rất khó khăn. Dưới đây bài thảo luận của chúng tôi chủ yếu nói về hoạt động cho vay của NHTM đối với các chủ thể phi ngân hàng, và chỉ đề cập đến thị trường liên ngân hàng dưới góc độ là trung gian dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ lên hệ thống ngân hàng thương mại. Đồng thời qua đó phân tích sự ảnh hưởng của thị trường cho vay đến nền kinh tế, mà cụ thể là thị trường chứng khoán, tốc độ tăng trưởng và lạm phát. II. Thị trường cho vay Việt Nam 1. Khái quát thị trường cho vay 2006 – 2007 1.1 Thị trường cho vay 2006 Trước hết là cái nhìn khái quát về tình hình kinh tế năm 2006: tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 8% so với năm trước, tốc độ tăng đầu tư cũng rất cao, thị trường chứng khoán mới được hình thành với quy mô nhỏ nhưng cũng có tốc độ tăng truởng đáng chú ý. Đặc biệt, việc nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 11-2006 và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới vừa là th uận lợi và vừa là thách thức, đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải có sự chuyển đổi thích hợp và mạnh mẽ. Bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và trên cơ sở dự báo, đánh giá sát tình hình kinh tế, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động,linh hoạt nhằm giảm áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán, ổn định lãi suất thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. 8 Trong năm 2006, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm ,lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm ,lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm. Việc giữ ổn định lãi suất chính thức của NHNN nhằm tránh phát tín hiệu làm tăng lãi suất thị trường trước sức ép tăng lãi suất thị trường quốc tế và lạm phát trong nước vẫn ở mức cao. Vì vậy lãi suất thị trường trong năm 2006 không có biến động lớn, đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa lãi suất VND, lãi suất ngoại tệ và mức biến động tỷ giá Nhìn chung, năm 2006 tín dụng đối với nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng chậm trở lại. Dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 25,44% so với năm 2005, thấp hơn nhiều so với mức tăng 31,10% của năm 2005 và mức 41,65% của năm 2004. Dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng chậm là do:  Các ngân hàng đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng hơn là mở rộng khối lượng cho vay.  Các kênh huy động vốn khác ngày càng được mở rộng như thị trường chứng khoán, Quỹ hỗ trợ phát triển… Vốn từ nước ngoài vào Việt Nam gia tăng phần nào tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Tỷ trọng cho vay theo ngành kinh tế không biến động nhiều so với các năm trước. Dư nợ cho vay ngành nông-lâm-thủy sản tuy có xu hướng giảm so với năm 2005 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của hệ thống ngân hàng, khoảng 20,29%. Tiếp theo là các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 25,5% và 14,5%. Tỷ trọng cho vay ngành thương nghiệp tiếp tục được duy trì ở mức như năm 2005 , khoảng 17,7% trong tổng dư nợ. 1.2. Khái quát tình hình thị trường cho vay 2007 Năm 2007, sau một năm trở thành thành viên của WTO, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48% - cao nhất trong vòng 10 năm trở lại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn ODA huy động đã đạt mức kỷ lục mới…Nhưng đây cũng là năm có tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế diễn 9 biến rất phức tạp. Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà ở Mỹ đã gây nhiều tác động xấu đến thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu. Ở trong nước, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới: nhập siêu tăng mạnh làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dòng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng gây sức ép lớn đối với điều hành tỷ giá và việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Đặc biệt, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao so với các năm trước đây đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân... Trong bối cảnh đó, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong đó, để tránh tác động không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản như lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu lần lượt là 6,5% và 4,6%/năm, lãi suất qua đêm và lãi suất tiền gửi tại NHNN cũng ổn định. NHNN cũng thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát tín dụng. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, NHNN đã chỉ đạo mạnh hơn, quyết liệt hơn việc triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ. Vì vậy, lãi suất trên thị trường năm 2007 tương đối ổn định, lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng biến động trong khoảng dưới 15%/năm. Về tăng trưởng tín dụng, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006 góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu vốn của các DN, các thành phần kinh tế. Tăng trưởng tín dụng tập trung cao nhất ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đạt mức tăng 105,27%, khối NHTM nhà nước có tốc độ tăng 31,09%. Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn (gồm ngành nông-lâm-thủy sản) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng, khoảng 28,92%. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thương nghiệp đã cải thiện hơn so với năm 2006 , chiếm 26,02% và 18,24%, tỷ trọng cho vay ngành xây dựng được duy trì ở mức như năm 2006, chiếm 14,15% trong tổng dư nợ. 10 2. Thị trường cho vay Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay Năm 2008 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với thị trường tín dụng các nước nói chung và thị trường tín dụng Việt Nam nói riêng. Những thách thức từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cùng với những diễn biến bất thường của nền kinh tế trong nước đã có những tác động không nhỏ tới thị trường tín dụng cũng như thị trường cho vay Việt Nam . Trong nửa đầu năm 2008 Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng tăng trưởng quá nóng. Kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư. Mặc dù giá lương thực và năng lượng thế giới tăng cao nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ đã góp phần hạ nhiệt tình trạng bong bóng của thị trường bất động sản, từng bước kiềm chế lạm phát và cắt giảm thâm hụt thương mại xuống mức kiểm soát được. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế đã hứng chịu ảnh hưởng của chính các chính sách này_GDP sáu tháng đầu năm đã tăng ở mức thấp nhất từ nhiều năm nay. Thực trạng kinh tế quả là khá mong mong hồi tháng 5, khi thị trường đồn đoán về một khả năng khủng hoảng cán cân thanh toán. Tuy nhiên những thử thách cam co này dường như dần đang được khắc phục thông qua nhóm giải pháp quyết liệt của chính phủ nhằm bình ổn kinh tế. Cuộc khủng hoảng thứ 2 diến ra vào nửa cuối năm 2008. Rủi ro liên quan đến mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn tại Mỹ đã thổi bùng cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu với những diến biến khó lường. Tâm lý lo sợ đã làm trì trệ các hoạt động kinh tế, co thắt các nguồn tín dụng. Triển vọng kinh tế của các nước công nghiệp phát triển liện tục được dự báo theo hướng đi xuống. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tình trạng suy thoái này đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào thì còn chưa rõ. Khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam có thể sẽ ko bị ảnh hưởng trưc tiếp vì chúng chưa trực tiếp tham gia vào giao dịch các sản phẩm rủi ro phức tạp trên, các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nhưng tỷ lệ sở hữu của chúng còn khá khiêm tốn trong khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam. Tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, có thể sẽ làm tăng các khoản nợ xấu gây tổn hại cho hệ thống ngân hàng. 11 Trước những bối cảnh trên, thị trường cho vay Việt Nam đã trải qua một khoảng thời gian nhiều biến động từ đầu năm 2008 đến nay. Những số liệu và đồ thị dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về thị trường cho vay Việt Nam trong thời gian qua: 2.1 Cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại đến nền kinh tế. - Về mặt lãi suất: Bảng 1: Mặt bằng lãi suất cho vay bình quân trên thị trường từ đầu năm 2008 đến nay Lãi suất cho vay bằng VND(%) 2008 tháng 1 12,6 tháng 2 16,5 tháng 3 16,7 tháng 4 17,5 tháng 5 21 tháng 6 20,5 tháng 7 20,5 tháng 8 20,5 tháng 9 19 tháng 10 19,5 tháng 11 16,5 tháng 12 12,75 2009 tháng1 11,5 tháng2 9,5 12 diễn biến lãi suất 0 5 10 15 20 25 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T1 0 T1 1 T1 2 T1 T2 T3 T4 năm 2008 năm 2009 ls cho vay Biểu đồ 1: Biểu đồ diến biến lãi suất cho vay và lãi suất huy động từ đầu năm 2008 đến nay Từ biểu đồ trên chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau: + Vào nửa đầu năm 2008, thời điểm NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các mức lãi suất trên thị trường biến động mạnh và liên tục tăng cao + Từ cuối năm 2008 trở lại đây, khi NHNN đã có những động thái nới lỏng tiền tệ, các mức lãi suất trên thị trường cho vay đã có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên lãi suất cho vay có những thời điểm biến động lên xuống thất thường ( T8: 20,5%; T9: 19%; T10:19,5%) 13 - Về mặt khối lượng: Năm 2008 Năm 2009 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 TĐTTTD (%) 6.3 2.15 2.35 1.66 2.25 2.95 0.7 0.79 0.74 0.99 1 1.09 0.52 0.23 Bảng 2: tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ đầu năm 2008 đến T2/2009 0 1 2 3 4 5 6 7 tốc độ tăng trưởng TD tốc độ tăng trưởng TD 6.3 2.15 2.35 1.66 2.25 2.95 0.7 0.79 0.74 0.99 1 1.09 0.52 0.23 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2 năm 2008 năm 2009 Đồ thị 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2008 đến T2/2009 14 Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng có sự biến động mạnh mẽ trong thời gian qua. Tuy nhiên xu hướng chung là tăng trưởng tín dụng ở giai đoạn đầu năm 2008 khá cao, trong khi đó trong thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đang có xu hướng giảm dần. Tổng dư nợ tín dụng năm 2008 chỉ tăng khoảng 21 – 22% so với cuối năm 2007. Một con số thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2007 là 37%. Tính đến cuối năm 2008, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 1 242 900 tỷ đồng, trong đó nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng. 2.2. Cho vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng 15 16 01 -0 6- 07 18 -0 6- 07 29 -0 6- 07 12 -0 7- 07 27 -0 7- 07 09 -0 8- 07 23 -0 8- 07 06 -0 9- 07 19 -0 9- 07 03 -1 0- 07 16 -1 0- 07 29 -1 0- 07 09 -1 1- 07 22 -1 1- 07 06 -1 2- 07 19 -1 2- 07 03 -0 1- 08 16 -0 1- 08 30 -0 1- 08 18 -0 2- 08 29 -0 2- 08 13 -0 3- 08 26 -0 3- 08 08 -0 4- 08 22 -0 4- 08 07 -0 5- 08 20 -0 5- 08 02 -0 6- 08 13 -0 6- 08 26 -0 6- 08 09 -0 7- 08 22 -0 7- 08 04 -0 8- 08 15 -0 8- 08 29 -0 8- 08 12 -0 9- 08 25 -0 9- 08 08 -1 0- 08 21 -1 0- 08 03 -1 1- 08 14 -1 1- 08 27 -1 1- 08 10 -1 2- 08 23 -1 2- 08 Đồ thị 3: Diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng năm 2007 - 2008 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 0.00 O/N 3M 6M Thị trường cho vay Việt Nam NHÓM SAO CHỔI – NHB_K9 Page 17 Biểu đồ trên cho ta thấy mức lãi suất tiền tệ liên ngân hàng biến động rất mạnh theo thời gian. Điều đó phản ánh một thực tế là tình trạng không ổn định về vốn khả dụng của các ngân hàng. Từ những đánh giá mang tính khái quát trên đây về thị trường cho vay trong khoảng thời gian qua, dưới đây chúng ta sẽ đi phân tích một vài mốc chính và xu hướng nổi bất trên thị trường: - Bước vào đầu năm 2008, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến là ngay từ đầu năm 2008 NHNN việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lãi suất, phát hành tín phiếu bắt buộc. Các biện pháp này đã tạo ra một cú sốc mạnh đối với các tổ chức tín dụng. Biểu hiện đầu tiên là lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường kiên ngân hàng tăng mạnh. Có thể lấy ví dụ sáng ngày 30/1 nhiều ng
Luận văn liên quan