Tiểu luận Thị trường hối đoái

Là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác. - Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu. - Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thị trường hối đoái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Đề tài: THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Các thành viên thực hiện: 1. Nguyễn Kiều Phú 2. Trần Thị Thu Thảo 3. Nguyễn Thị Kim Hoàng 4. Nguyễn Thị Thái Hân 5. Mai Thị Tuyết Nhung 6. Nguyễn Ngọc Mai 7. Hoàng Thị Hải Yến LỚP NGÂN HÀNG ĐÊM 2 – K16 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007 A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI I. Khái niệm về thị trường hối đoái: - Là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác. - Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu. - Là bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao. II. Đặc điểm của Thị trường Hối đoái: - Thị trường hối đoái không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. - Thị trường hối đoái là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế. - Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. - Giao dịch với khối lượng lớn . III. Vai trò của Thị trường hối đoái: - Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế. - Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần ổn định thị trường tài chính. - Giúp Ngân hàng Trung ương nắm bắt dược thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối. - Tạo điều kiện để hội nhập với thị truờng tài chính quốc tế. B. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM Thị trường ngoại tệ VN trong thời gian qua luôn tồn tại song song hai thị trường: - Thị trường chính thức, bao gồm hoạt động giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và hoạt động mua bán giữa hệ thống ngân hàng với các khách hàng. - Thị trường không chính thức (thị trường chợ đen). Sự tồn tại của thị trường chợ đen đã có những tác động tiêu cực tới cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Tỷ giá USD/VNĐ qua các năm từ 2001-2007: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ giá USD/VND 14.725 15.280 15.510 15.740 15.859 15.994 16.241 Nguồn: Tính toán trên số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Thống kê Tài chính quốc tế của IMF. Số liệu 2007 là số liệu của tháng 8. Biểu đồ xu hướng tỷ giá hối đoái VNĐ/USD Việt Nam từ năm 2001-2007 Biểu đồ tỷ giá VNĐ/USD 2008 16.5 2007 16 2006 2005 15.5 2004 Năm 2003 15 Tỷ giá USD/VND 2002 14.5 2001 2000 14 1999 1998 13.5 1 2 3 4 5 6 7 1. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (thị trường bán buôn): Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng gồm 2 thành viên tham gia: - Ngân hàng nhà nước Việt Nam: + Là người tổ chức và điều hành hoạt động của thị trường liên ngân hàng + Là người thực hiện việc mua bán ngoại tệ để điều tiềt thị trường nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ. ✔ Ngân hàng nhà nước mua ngọai tệ khi cung > cầu (tỷ giá giảm) dẫn đến kết quả:  Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng  Lượng tiền cung ứng tăng (áp lực lạm phát)  Hoạt động xuất khẩu được khuyến khích ✔ Ngân hàng nhà nước bán ngoại tệ khi cầu > cung (tỷ giá tăng) dẫn đến kết quả:  Dự trữ ngoại hối nhà nước giảm  Lượng tiền cung ứng giảm – Các tổ chức tín dụng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối (các NHTMQD, chi nhánh nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng TMCP qui mô lớn...) + Tham gia thị trường để kinh doanh ngoại tệ + Điều chỉnh trạng thái ngoại hối theo giới hạn qui định để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Bảng liệt kê tỷ giá VNĐ/USD liên ngân hàng 12 tháng năm 2007: Số liệu lấy vào ngày cuối tháng, tháng 12 số liệu vào ngày 15/12. T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 16120 16069 16099 16127 16102 16129 16140 16163 16163 16163 16163 16188  Biểu đồ tỷ giá: T? giá VND/USD liên ngân hàng 16200 16180 16160 16140 16120 16100 đ?ng 16080 16060 16040 16020 16000 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng tỷ giá hối đoái liên ngân hàng trong năm 2007 của NHNN công bố có những biến động tăng, giãm. Tuy nhiên xu hướng những tháng cuối năm 2007, THHĐ LNH có xu hướng tăng. Điều này là không phù hợp với tình hình thực tế. Tỷ giá hối đoái của các NHTM có xu hướng giảm vào những tháng cuối năm 2007. 2. Thị trường hối đoái bán lẻ: Tồn tại dứơi 2 hình thức: - Hình thức giao dịch bán lẻ chính thức:các ngân hàng giao dịch với khách hàng thương mại của mình thường là giao dịch thường xuyên của các ngân hàng nhỏ với khách hàng, với các doanh nghiệp, các công ty hoạt động xuất nhập khẩu, cá nhân có nhu cầu phát sinh mua, bán ngoạt tệ. - Hình thức bán lẻ không chính thức ( Chợ đen): Giao dịch giữa các cá nhân, người dân với nhau, mua bán tại các tiệm vàng, trao tay… Tỷ giá ở thị trường chợ đen thường cao hơn tỷ giá ở thị trường chính thức nên người dân khi có nhu cầu chuyển đổi từ ngoạt tệ ra nội tệ thường bán ngoại tệ ở thị trường chợ đen và khi có nhu cầu về ngoại tệ, người dân sẽ tìm cách mua ở thị trường chính thức. Hình thức giao dịch chở đen thường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn như: Nạn tiền giả, độ chênh lệch tỷ giá cao dẫn đến bị lỗ, nguy hiểm khi giao dịch, dễ bị lừa đảo… Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ đen là một tất yếu xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của VN. Nắm bắt những tín hiệu trên thị trường này, nơi mà các lực thị trường về cơ bản là không bị điều phối bởi các quy định hành chính, có thể giúp ích công tác điều hành tỷ giá. Cụ thể: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các tỉnh, thành phố nên hình thành chân rết tại những đầu mối giao dịch trên trường chợ đen nhằm nắm bắt kịp thời xu hướng vận động của thị trường này. Độ chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen tạo nên khái niệm độ mở “cánh kéo”, được xem là hàn thử biểu để đánh giá mức độ hợp lý trong điều hành tỷ giá. Tính hợp lý bộc lộ khi hai tỷ giá này xích gần lại nhau. Không nhất thiết làm chúng trùng nhau vì thị trường chợ đen cũng chỉ một mảng nhỏ trong tổng thể thị trường, và tính bất hợp pháp của nó luôn chứa đựng một khoản rủi ro nhất định. Tốt hơn là nên chấp nhận sự chênh lệch này, miễn sao nó không đủ lớn để làm rò rỉ ngoại tệ từ thị trường chính thức ra chốn chợ đen. C. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM I/ Sơ lược về thực trạng thị trường hối đoái Việt Nam: Những nỗ lực của Chính phủ và các chính quyền địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện các điều kiện ưu đãi đầu tư để làm cho cả nước Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là những minh chứng rất hùng hồn. Mặt khác, trên tiến trình phát triển, việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho toàn nền kinh tế sẽ ngốn rất nhiều ngoại tệ. Trong nhiều năm qua, xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cán cân thương mại vẫn ngày càng thiếu hụt lớn do nhập khẩu, trong đó phần lớn là nhập khẩu máy móc thiết bị còn tăng nhanh hơn. Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO từ ngày 7/11/2006. Cũng từ thời điểm đó đến nay Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ nhanh hơn, mức độ lớn hơn. Song cũng trong gần 1 năm qua, một vấn đề Việt Nam đang phải “đối mặt” đó là xử lý các nguồn vốn ngoại tệ chuyển vào Việt Nam với khối lượng rất lớn. Tình trạng đôla hóa nền kinh tế vẫn đang tồn tại, USD vẫn đang là phương tiện thanh toán và dự trữ giá trị không thay thế được. Sự hiện diện của chúng ngoài hệ thống ngân hàng cho thấy nhiều điều: (1) Ngân hàng Nhà nước vẫn thừa nhận trên thực tế chức năng tiền tệ của đồng USD trong nước; (2) Hệ thống ngân hàng trong nước vẫn chưa phủ sóng rộng khắp nền kinh tế nên vẫn chưa thể thu hút hết lượng USD trôi nổi khắp nơi; (3) Thanh toán dùng tiền mặt, trong đó có vàng và USD, vẫn là khối lượng thanh toán chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng khối lượng thanh toán khả dụng trong dân chúng, đơn giản vì họ không có trong tay phương tiện thanh toán thông dụng nào khác. Có thể nói, “ngoại tệ ồ ạt đổ vào Việt Nam”, nguồn cung đang quá dồi dào so với cầu và nguy cơ hàng dội chợ, giá còn sụt trong thời gian tới. Ông Đào Hồng Châu, Phó Tổng Giám đốc Eximbank cho biết, nguyên nhân khiến tỉ giá sụt giảm là nguồn cung - cầu bị chênh lệch quá xa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phải "đối mặt" với việc xử lý các nguồn vốn ngoại tệ chuyển vào với khối lượng rất lớn. 1. Nguồn vốn ngoại tệ đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán: Để đầu tư vào chứng khoán, NĐT phải chuyển đổi từ USD sang VND nên lượng cung thị trường từ đó sẽ gia tăng. Các số liệu đã được công bố cho thấy nguồn vốn được các Quỹ đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư ngoại quốc chuyển vào để đầu tư trên TTCK Việt Nam từ đầu năm 2007 đến nay lên tới 4,5 tỷ USD, có nguồn tài liệu ước tính tới 5 tỷ USD. 2. Nguồn kiều hối chuyển về nước tiếp tục tăng: Ước tính đến nay riêng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đã lên tới trên 3 tỷ USD. Đó là con số thống kê được, chưa kể kiều hối chuyển bằng các con đường khác. Trong cả nước, nếu như lượng kiều hối chuyển về năm 2005 mới đạt gần 4 tỷ USD, thì năm 2006 tăng lên 5,2 tỷ USD và năm 2007 dự báo con số thống kê được đạt trên 6 tỷ USD. Lượng kiều hối chuyển qua kênh ngân hàng vẫn tiếp tục sôi động, Dự báo đến cuối năm 2007 kiều hối chuyển về Việt Nam lên tới trên 6 tỷ USD. Ngay từ đầu quý III, lượng kiều hối chuyển về qua công ty kiều hối Sacomrex của ngân hàng Sài gòn thương tín, các NH đại lý của Western Union Ngân nhàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (VPBank) tăng mạnh. Lượng kiều hối chuyển về ACB tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó ở thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 50%, còn lại là Canada, Autralia, Trung Đông, các nước châu Âu… Ông Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Sacomrex, cho biết lượng kiều hối qua NH năm nay tăng mạnh do kiều bào gửi tiền về đầu tư chứng khoán, bất động sản và sản xuất kinh doanh, nên số tiền gửi cũng lớn hơn. Trước đây Sacomrex chủ yếu nhắm đến thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, năm nay Sacomrex đẩy mạnh khai thác thị trường châu Á, nhất là các nước có nhiều người Việt Nam sang lao động… Theo nhiều chuyên gia dự báo hàng tỷ USD đang chờ đổ vào Việt Nam, cộng thêm luồng kiều hối đổ mạnh vào cuối năm nên có thể lượng ngoại tệ trên thị trường cuối năm sẽ vẫn dư thừa. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch, người nước ngoài đến Việt Nam từ đầu năm đến nay cũng tăng mạnh, mang theo một lượng lớn ngoại tệ vào chi tiêu ở Việt Nam. 3. Các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn ODA: Riêng vốn FDI, nếu như năm 2006 đạt 10,2 tỷ USD thì riêng 9 tháng đầu năm 2007 đã đạt trên 9,6 tỷ USD. Tốc độ giải ngân của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn vay ODA đã được cải thiện làm cho dòng ngoại tệ vẫn đang ồ ạt chảy vào Việt Nam, tạo ra áp lực tăng giá tiền Đồng. Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa mạnh mẽ và hội nhập nhanh với kinh tế thế giới, vốn ngoại tệ vào nhiều đó là điều rất đáng mừng vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Song vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNNVN đó là thực hiện mục tiêu điều hành tỷ giá và kiềm chế lạm phát. 4. Các ngân hàng thương mại bắt buộc “ôm” USD: Con số đã được công bố, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tung ra trên 112.000 tỷ đồng để mua vào trên 7 tỷ USD. Mặc dù vậy, hiện nay do áp lực cung ngoại tệ, chủ yếu là đô la Mỹ (USD) trên thị trường đang rất lớn, nên một số ý kiến cho rằng NHNN đang bắt các NHTM “ôm” USD, hoặc cho rằng do NHNN không mua ngoại tệ làm cho tỷ giá đồng Việt Nam (VND) so với USD đang giảm, hay VND đang lên giá so với USD, tác động không tốt tới xuất khẩu! Thực ra trong chiến lược kinh doanh hiện nay của các ngân hàng thương mại (NHTM), khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ. Để giữ chân doanh nghiệp, NHTM phải bằng mọi cách mua tối đa số ngoại tệ khách hàng truyền thống bán cho mình. Song mua rồi thì phải bán ra, nếu không sẽ vi phạm "vượt trạng thái ngoại tệ" theo quy định của NHNN. Đồng thời trong bối cảnh tỷ giá VND/USD đang có xu hướng giảm, vừa giữ ngoại tệ quá lâu chắc chắn sẽ bị thua lỗ. Nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu cũng chỉ có giới hạn theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các NHTM khác cũng đang dư thừa ngoại tệ nên không mua vào làm gì! Bởi vậy chỉ còn có mỗi hướng NHTM là bán ngoại tệ cho NHNN với tư cách là "người mua bán cuối cùng" trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Song NHNN mua ngoại tệ còn tuỳ thuộc vào quy mô quỹ dự trữ ngoại tệ, tuỳ thuộc vào chỉ tiêu cung ứng VND ra lưu thông và tuỳ thuộc vào mục tiêu điều hành tỷ giá. Vì vậy, NHNN chậm mua USD của các NHTM nên ý kiến cho rằng NHNN đang bắt các NHTM “ôm“ USD đứng trên góc độ thị trường liên ngân hàng là hoàn toàn có cơ sở. Đồng thời cung USD tăng mạnh, làm cho tỷ giá trên thị trường diễn ra nghịch lý: tỷ giá mua ngoại tệ của NHTM bằng tỷ giá bán ngoại tệ của chính NHTM đó; tỷ giá mua bán ngoại tệ của NHTM thấp hơn tỷ giá do NHNN công bố và có thời điểm cao hơn tỷ giá trên thị trường tự do. Tỷ giá mua ngoại tệ của các NHTM hiện nay chỉ là 16.082 VND/USD, tỷ giá bán cũng chỉ 16.084-16.085 VND/USD; đồng thời so với cũng tỷ giá mua bán ngoại tệ cách đây 1 năm của các NHTM thì hầu như không tăng, chỉ tăng có 0,19%. Cụ thể thời điểm này năm 2006 tỷ giá mua của các NHTM là 16.055 VND/USD, tỷ giá bán là 16.057 VND/USD. Trước diễn biến của thị trường ngoại tệ, mới đây Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng có văn bản chỉ đạo NHNN tiếp tục mua USD vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia. Song khối lượng mua và tiến độ mua như thế nào là con số bí mật trong điều hành chính sách tiền tệ. 5. Thanh khoản bằng tiền mặt trong nền kinh tế, trong đó có USD, đang trở nên dư thừa ngoài hệ thống ngân hàng, và có thể cả trong hệ thống ngân hàng: Chính điều này dẫn đến hệ quả là tỷ giá USD trên thị trường tự do đang ở mức thấp, đồng thời các ngân hàng thương mại do thừa USD nên không mặn mà nhiều với việc mua USD vào. Đây chính là một vấn đề mà các nhà lãnh đạo tiền tệ cần quan tâm. Việc tăng giá Đồng Việt Nam là một nguy cơ được báo trước, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam, đồng thời đe dọa một tình trạng khiếm hụt nặng nề hơn của cán cân thương mại khi nhập khẩu có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) sẽ khiến tài khoản nợ ngoại tệ của Việt Nam gia tăng và điều đó sẽ hình thành một nguy cơ tiềm ẩn trong lâu dài. Một nền kinh tế dư thừa thanh khoản (phương tiện thanh toán) sẽ chịu một áp lực lớn của lạm phát. Những diễn biến giá cả từ đầu năm 2007 đến nay cho thấy tình trạng lạm phát hiện nay chịu ảnh hưởng của cả hai lực, lực kéo của khối cầu (demand pull), được chứng minh bởi sự dư thừa phương tiện thanh toán, và lực đẩy của giá phí (cost push) do sự tăng giá của các mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, thực phẩm, nguyên vật liệu và giá công lao động. 6. Chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là áp dụng tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của Nhà nước đồng thời NHNN qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của Ngân hàng nhà nước đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (Hiện nay biên độ này là từ +/- 0.25% - +- 0,5%) để kiểm soát ngoại hối. Bên cạnh đó các công cụ của thị trường ngoại hối như: thị trường kỳ hạn và thị trường hoán chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình ( Các thị trường phái sinh như: Quyền chọn, kỳ hạn, swap, thị trường hoán đổi tiền tệ - Lãi suất, hợp đồng tương lai…) vẫn chưa phát triển. Các khách hàng và đối tượng tham gia vào thị trường ngoại hối còn nhiều hạn chế và như phân tích ở trên thịtrường ngoại hối liên ngân hàng vẫn còn hoạt động cầm chừng, chưa có sự sôi động cần thiết để tạo ra các dòng vốn linh hoạt từ đó tạo thị trường hoàn hảo hơn. II/ Xu hướng phát triển: Tôi cho rằng xu hướng tất yếu là NHNN sẽ nới lỏng dần chính sách tỷ giá hối đoái và tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần , tiến đến loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các qui định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại …( Lúc đó có thể thị trường chợ đen chiếm thị phần sẽ rất nhỏ, không còn đáng kể trong thị trường hối đoái ). Thị trường hối đoái liên ngân hàng cũng sẽ hoàn thiện hơn. Đây là điều kiện cần thiết để qua đó nhà nước có thể nắm được mối quan hệ cung cầu về ngoại tệ, đồng thời qua đó thực hiện biện pháp can thiệp của nhà nước khi cần thiết. Trước mắt cần có những biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng , song song đó phải củng cố và phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động của nó, tạo điều kiện cho NHNN phối hợp, điều hòa giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông thoáng. Để đảm bảo cho tỷ giá phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nên từng bước loại bỏ dần việc qui định khung tỷ giá với biên độ quá chặt của Ngân hàng nhà nước đối với các giao dịch của các NHTM và các giao dịch quốc tế (Hiện nay biên độ này là từ +/- 0.25% +- 0,5%). Ngân hàng Nhà nước chỉ điều chỉnh tỷ giá trên các phiên giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng và theo hướng có tăng có giảm để kích thích thị trường luôn sôi động và tránh hiện tượng găm giữ đô la. Lộ trình nới lỏng quản lý tỷ giá hối đoái như thế nào để làm cho Chính sách tỷ giá hối đoái phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước. Kết hợp hài hòa lợi ích giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, nhưng mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm không có lợi thế so sánh để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa là một bài toán phức tạp mà NHNN phải lựa chọn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. III/ Biện pháp thực hiện: Một số biện pháp kiến nghị thực hiện: - Trên cơ sở kinh nghiệm những năm vừa qua, chính sách hối đoái của Việt Nam trong thời gian tới cần xử lý theo hướng điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt theo hướng thị trường có sự điều tiết hợp lý có trật tự các giao dịch vốn, tăng khả năng chuyển đổi của đồng Việt nam, tăng tính minh bạch của cơ chế ngoại hối, phát triển thị trường ngoại hối liên ngân hàng và giảm dần điều tiết của NHNN vào TGHĐ. - Thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách ngân sách hợp lý, tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, củng cố hệ thống ngân hàng, thực hiện chính sách lãi suất duy trì được mức lãi suất thực dương của đồng Việt Nam cao hơn đồng đô la Mỹ. Có chính sách hiệu quả để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, dân cư giảm nhanh tính trữ, giữ đồng đô la và tình trạng đầu tư gửi đô la ở nước ngoài của các ngân hàng. Giám sát chặt chẽ nhập khẩu, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại, có chính sách hạn chế việc sử dụng đồng đô la ở trong nước, chỉ sử dụng đồng đô la trong thanh toán xuất nhập khẩu. - Những chính sách, giải pháp trên sẽ cho chính sách hối đoái của Việt Nam thời gian tới sát tình hình thực tế của Việt Nam, góp phần ổn định vĩ mô, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
Luận văn liên quan