Năm 2003 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) phối hợp cùng Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB) công bố Chiến lược Phát triển Thị trường Vốn Việt Nam (Vietnam
Capital Market Roadmap) cho 10 năm tiếp theo. Một nội dung quan trọng của bản chiến
lược này là xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, nhắm đến
một thị trường vốn phát triển tương đương với các nước trong khu vực vào năm 2012. Kế
hoạch này cũng nằm trong một chiến lược tổng thể của ADB và Nhật bản nhằm thúc đẩy sự
phát triển của thị trường trái phiếu trong khối ASEAN+3 (Asian Bond Market Initiative).
Theo bản chiến lược, đến cuối giai đoạn 2003-2012 Việt Nam về căn bản đã hoàn thành cơ
sở hạ tầng và pháp lý liên quan đến thị trường trái phiếu. Có ít nhất một tổ chức đánh giá rủi
ro tín dụng (credit rating agency - CRA) để cung cấp thông tin khách quan cho các nhà đầu
tư đồng thời thị trường phải có mức độ thanh khoản đủ lớn để khuyến khích họ chọn kênh
trái phiếu. Đặc biệt vào năm 2012 Việt Nam đã bắt đầu mua bán các sản phẩm phái sinh liên
quan đến trái phiếu (như hợp đồng kỳ hạn - bond futures, quy ền chọn - options), và xây
dựng xong cơ sở pháp lý để phát triển dịch vụ chứng khoán hóa (securitization) nhằm tạo
một nguồn cung bền vững cho thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên hiện nay , thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung đã có
những phát triển đáng kể nhưng có thể nói nhiều mục tiêu căn bản mà SSC và ADB đề ra đã
không đạt được. Vì vậy, bài nghiên cứu của nhóm 8 sẽ phân tích thực trạng, quá trình phát
triển thị trường trái phiếu Việt Nam và có một số giải pháp nhắm hoàn thiện và phát triển thi
trường.
50 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7639 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường trái phiếu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 1
Tiểu luận
Thị trường trái phiếu Việt Nam
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I. TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ................ 4
1.1 Trái phiếu ......................................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về trái phiếu .................................................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm của trái phiếu .................................................................................................. 4
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và lãi suất của trái phiếu .............................................. 5
1.1.4. Phân loại trái phiếu ......................................................................................................... 6
1.2 Thị trường trái phiếu ....................................................................................................... 8
1.2.1. Định nghĩa thị trường trái phiếu ..................................................................................... 8
1.2.2. Đặc điểm của thị trường trái phiếu ................................................................................. 8
1.2.3. Phân loại thị trường trái phiếu ........................................................................................ 9
1.2.4. Vai trò của thị trường trái phiếu.................................................................................... 10
1.3 Định giá trái phiếu ......................................................................................................... 13
1.3.1. Định giá trái phiếu không có thời hạn ........................................................................... 13
1.3.2. Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi định kỳ................................................... 14
1.3.3. Định giá trái phiếu có kỳ hạn không hưởng lãi định kỳ ................................................. 15
1.3.4. Định giá trái phiếu trả lãi theo định kỳ nửa năm ........................................................... 16
1.3.5. Phân tích sự biến động giá trái phiếu ............................................................................ 16
1.3.6. Tỷ suất sinh lợi của trái phiếu ....................................................................................... 17
1.3.7. Lợi tức của trái phiếu ................................................................................................... 19
1.3.8. Thời gian đáo hạn bình quân (Duration) ...................................................................... 20
1.3.9. Độ lồi (Convexity) ....................................................................................................... 21
1.4. Các lợi ích và rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu ........................................................ 23
1.4.1. Lợi ích trong đầu tư trái phiếu ...................................................................................... 23
1.4.2. Rủi ro trong đầu tư trái phiếu........................................................................................ 23
Chương II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM.......................... 28
2.1 Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam .................................................................. 28
2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam .................................................................. 28
2.2.1 Thị trường trái phiếu chính phủ ..................................................................................... 28
2.2.2 Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương ............................................................... 33
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 3
2.2.3 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ............................................................................... 36
2.2.4 Thị trường trái phiếu quốc tế ......................................................................................... 38
2.3. Những thành tựu và hạn chế của thị trường trái phiếu Việt Nam .............................. 40
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được của thị trường .................................................................. 40
2.3.2 Một số hạn chế của thị trường ....................................................................................... 41
Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM .... 44
3.1 Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu ........... 44
3.1.1 Đối với trái phiếu Chính phủ ......................................................................................... 44
3.1.2 Đối với trái phiếu chính quyền địa phương .................................................................... 45
3.1.3 Đối với trái phiếu doanh nghiệp .................................................................................... 45
3.2 Phát triển công cụ phái sinh liên quan đến trái phiếu ........................................................ 45
3.3 Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm ....................................................... 46
3.4 Đẩy mạnh sự phát triển của các nhà tạo lập thị trường ...................................................... 46
3.5 Xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt ...................................................................... 46
3.6 Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý ............................................................. 47
3.7 Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế ................................................. 47
3.8 Nâng cao nhận thức về trái phiếu cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư ....................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 49
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 4
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2003 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) phối hợp cùng Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB) công bố Chiến lược Phát triển Thị trường Vốn Việt Nam (Vietnam
Capital Market Roadmap) cho 10 năm tiếp theo. Một nội dung quan trọng của bản chiến
lược này là xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, nhắm đến
một thị trường vốn phát triển tương đương với các nước trong khu vực vào năm 2012. Kế
hoạch này cũng nằm trong một chiến lược tổng thể của ADB và Nhật bản nhằm thúc đẩy sự
phát triển của thị trường trái phiếu trong khối ASEAN+3 (Asian Bond Market Initiative).
Theo bản chiến lược, đến cuối giai đoạn 2003-2012 Việt Nam về căn bản đã hoàn thành cơ
sở hạ tầng và pháp lý liên quan đến thị trường trái phiếu. Có ít nhất một tổ chức đánh giá rủi
ro tín dụng (credit rating agency - CRA) để cung cấp thông tin khách quan cho các nhà đầu
tư đồng thời thị trường phải có mức độ thanh khoản đủ lớn để khuyến khích họ chọn kênh
trái phiếu. Đặc biệt vào năm 2012 Việt Nam đã bắt đầu mua bán các sản phẩm phái sinh liên
quan đến trái phiếu (như hợp đồng kỳ hạn - bond futures, quyền chọn - options), và xây
dựng xong cơ sở pháp lý để phát triển dịch vụ chứng khoán hóa (securitization) nhằm tạo
một nguồn cung bền vững cho thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên hiện nay, thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung đã có
những phát triển đáng kể nhưng có thể nói nhiều mục tiêu căn bản mà SSC và ADB đề ra đã
không đạt được. Vì vậy, bài nghiên cứu của nhóm 8 sẽ phân tích thực trạng, quá trình phát
triển thị trường trái phiếu Việt Nam và có một số giải pháp nhắm hoàn thiện và phát triển thi
trường.
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 5
Chương I:
TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
1.1 TRÁI PHIẾU:
1.1.1. Khái niệm về trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành trái phiếu
(người vay tiền) phải có nghĩa vụ trả lãi trái phiếu và hoàn trả vốn gốc của trái phiếu cho chủ
sở hữu của trái phiếu (trái chủ) khi đáo hạn.
1.1.2. Đặc điểm của trái phiếu:
a. Các đặc trưng của trái phiếu:
- Mệnh giá: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị ghi trên trái phiếu.
Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức
tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành
phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn. Ở Việt Nam, mệnh giá của trái phiếu được ấn định
là 100.000 đ và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đ. Mệnh giá của trái phiếu được
xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành.
MG: Mệnh giá trái phiếu
MG = VHD/ SPH VHD: Số vốn huy động
SPH: Số trái phiếu phát hành
- Lãi suất định kỳ (coupon): Lãi suất trái phiếu thường được ghi trên trái phiếu hoặc người
phát hành công bố. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái
phiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu..
- Thời hạn: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn
lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm
đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.
- Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi
suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu thường
được thực hiện vào một ngày xác định hoặc theo định kỳ. Thông thường có 2 phương
thức trả lãi: 6 tháng/lần và 1 năm/lần.
- Giá phát hành: Là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá
phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 6
thị trường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể
phân biệt 3 trường hợp:
Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá);
Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu);
Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng).
Dù trái phiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì lợi
tức luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ
được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu.
b. Các đặc điểm của trái phiếu:
- Trái phiếu là chứng khoán nợ hay một loại giấy nợ, thể hiện các quyền lợi của chủ nợ
hay trái chủ đối với tổ chức phát hành. Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể
phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ
phiếu là người Chủ sở hữu Công ty
- Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và
Chính phủ địa phương.
- Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, trái chủ được hưởng lãi cố định và không phụ thuộc
vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tiền lãi trả cho trái chủ được tính vào chi phí tài chính của tổ chức phát hành, do đó
được khấu trự khi tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
- Người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ, có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về
giá trị và thời hạn nhưng không có quyền tham gia vào các vấn đề của bên phát hành.
- Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trái chủ
được ưu tiên trả nợ trước cổ đông.
Với những đặc điểm trên, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu.
Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và lãi suất của trái phiếu:
a. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu:
- Biến động lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là một yếu tố quan trọng trong việc
định giá chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng. Nếu lãi suất tăng thì lợi tức của
trái phiếu cũng sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến giá trái phiếu.
- Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất biểu hiện vận động lãi suất thị
trường của thị trường vốn của một quốc gia. Trên thị trường, trái phiếu rất đa dạng về lãi
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 7
suất và kỳ hạn, vì vậy, căn cứ vào cấu trúc kỳ hạn của lãi suất mà giá và kỳ hạn của trái
phiếu có tương quan thuận chiều hoặc nghịch chiều với nhau.
- Quyền mua lại, bán lại trái phiếu trước hạn: trái phiếu kèm theo quyền mua lại thường
có lợi cho người phát hành và bất lợi đối với người đầu tư nên có thể có lãi suất cao hơn
những trái phiếu khác có cùng thời hạn. Và ngược lại, trái phiếu kèm theo quyền bán lại
tạo cho trái chủ quyền chủ động hơn, vì vậy loại trái phiếu này có lãi suất hấp dẫn và
thấp hơn so với các loại trái phiếu khác cùng thời hạn.
- Khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu: trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu
trong tương lai sẽ có giá trị cao hơn so với các loại trái phiếu không có khả năng chuyển
đổi.
- Cung cầu thị trường: trái phiếu cũng bị ảnh hưởng bởi cung và cầu thị trường. Nếu loại
bỏ các yếu tố khác thì cung lớn hơn cầu giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.
- Lạm phát: nếu lạm phát dự kiến trong tương lai có khả năng tăng thì tiền lãi theo lãi suất
danh nghĩa sẽ bị giảm. Do đó giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu:
- Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng: Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ
kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của
chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó.
- Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành: Cấu trúc rủi ro của lãi
suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.
- Thời gian đáo hạn của trái phiếu: Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn
chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
1.1.4. Phân loại trái phiếu:
a. Phân loại theo hình thức trái phiếu:
- Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như
trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến
hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái
phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho
vay.
- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ
và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn
gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang
ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 8
chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên
máy tính.
b. Phân loại theo đối tượng phát hành trái phiếu:
- Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù
đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết
tiền tệ.Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là
loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ
được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có
cùng kỳ hạn.
- Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những
mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình
phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa
phương phát hành.
- Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái
phiếu công ty bao gồm những loại sau:
Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ
thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ
ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với
một tài sản cụ thể.
Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà
được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của
trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ
đông. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển
trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc
chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời
điểm cụ thể xác định.
Trái phiếu có thể mua lại: cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi
đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi
cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái
phiếu khác có cùng thời hạn.
Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái
phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường
hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với
những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 9
Trái phiếu có thể chuyển đổi: cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu
thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở
hữu của công ty.
c. Phân loại theo lợi tức của trái phiếu:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ
phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả
trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi
suất tham chiếu.
- Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là loại trái phiếu mà người mua không nhận được
lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh
giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
1.2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU:
1.2.1. Định nghĩa thị trường trái phiếu:
Thị trường trái phiếu (TTTP) là nơi giao dịch mua bán các loại trái phiếu đã phát
hành, các loại trái phiếu này do Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương và các công ty phát
hành. TTTP đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đối với các doanh nghiệp cũng như
các nhà đầu tư.
Các chủ thể tham gia thị trường gồm có:
- Chính phủ, chính quyền địa phương.
- Ngân hàng.
- Tổ chức tài chính: công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư.
- Doanh nghiệp.
- Cá nhân, hộ gia đình.
1.2.2. Đặc điểm của thị trường trái phiếu:
- TTTP là nơi mua bán, trao đổi và giao dịch các công cụ nợ trung và dài hạn. Tại thị
trường này nguồn vốn huy động có chi phí rẻ hơn thị trường cổ phiếu. Trái phiếu có độ
an toàn khá cao. TTTP thường gắn với thị trường giao dịch do trái phiếu thường có thời
hạn xác định. Tuy nhiên quy mô của thị trường là khá lớn song hàng hoá trên thị trường
thường thay đổi liên tục. TP mới phát hành thay thế cho trái phiếu đáo hạn và quá trình
đó diễn ra liên tục.
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Nhóm 8 – Lớp TCDN Ngày 1 – Khóa 20 Page 10
- Thị trường trái phiếu thường có quy mô rất lớn gấp nhiều lần thị trường cổ phiếu, thị
trường trái phiếu thường xuyên giao dịch với khối lượng và giá trị lớn. Đây là đặc điểm
quan trọng khi các thành viên tham gia thị trường chủ yếu là các trung gian tài chính. Do
đó thị trường thường được tổ chức theo mô hình OTC.
- Phương thức giao dịch chủ yếu là thỏa thuận, cách thức và thời gian giao dịch rất linh
hoạt.
1.2.3. Phân loạ