Tiểu luận Thu hút dòng vốn oda vào khu vực tây bắc Việt Nam thực trạng và giải pháp

Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình đó, việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng. Một mặt, nó giúp chúng ta tích lũy nguồn vốn cho xây dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện để nước ta rút nguồn gốcắn khoảng cách về kinh tế với các nước khác trên thế giới. Trong cơ cấu thi hút đầu tư quốc tê, viện trợ chính thức (ODA) có ý nghĩa rất quan trọng vì những ưu thế không thể phủ nhận của nó.

docx28 trang | Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thu hút dòng vốn oda vào khu vực tây bắc Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ =====000===== TIỂU LUẬN THU HÚT DÒNG VỐN ODA VÀO KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nhóm sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Liên Nguyễn Ngọc Thoại Nguyễn Duy Anh Minh Nguyễn Thu Hà Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh Hà Nội – 04/2014 MỤC LỤC Nội dung Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH BẢNG 1: Danh sách 14 tỉnh có tỷ lệ mù chữ cao nhất cả nước năm 2011 8 BẢNG 2: Tổng nguồn vốn ODA ký kết của vùng Tây Bắc 11 BẢNG 3: Cơ cấu ODA theo phương thức quản lý và thụ hưởng 17 BẢNG 4: Đánh giá chỉ số PCI của các tỉnh Tây Bắc từ 2008 - 2012 18 Hình 1: Tỷ lệ hộ nghèo các khu vực năm 2012 7 Hình 2: Vốn ODA ký kết theo phân vùng năm 2013 10 Hình 3: Tỷ lệ nguồn vốn ODA giải ngân trong giai đoạn 2008 -2013 11 Hình 4: Cơ cấu ODA theo các ngành và lĩnh vực của khu vực Tây Bắc 12 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình đó, việc tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò hết sức quan trọng. Một mặt, nó giúp chúng ta tích lũy nguồn vốn cho xây dựng và phát triển kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện để nước ta rút nguồn gốcắn khoảng cách về kinh tế với các nước khác trên thế giới. Trong cơ cấu thi hút đầu tư quốc tê, viện trợ chính thức (ODA) có ý nghĩa rất quan trọng vì những ưu thế không thể phủ nhận của nó. Tuy nhiên, khi thu hút đầu tư ODA vào Việt Nam, các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng vốn yếu thế lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư để phát triển. Vì vậy, khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch giữa các vùng ngày một tăng lên. Hiện nay, Tây Bắc nước ta là khu vực nghèo nhất cả nước, rất cần thu hút nguồn vốn đầu tư quốc tế, đặc biệt là nguồn vồn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Nhận thức được điều đó, bài tiểu luận của chúng em đi sâu tìm hiểu đề tài: “THU HÚT DÒNG VỐN ODA VÀO KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. Đối tượng nghiên cứu: vấn đề thu hút vốn ODA vào Tây Bắc. Mục đích nghiên cứu: tìm ra giải pháp đẩy mạnh thu hút ODA vào khu vực Tây Bắc để phát triển kinh tế xã hội. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: khu vực Tây Bắc Việt Nam Về thời gian : giai đoạn 2008-2013 Bố cục đề tài: 1. Lý luận chung 2. Đánh giá tình hình thực hiện thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở khu vực Tây Bắc giai đoạn 2008-2013 3. Giải pháp tăng cường thu hút ODA vào vùng Tây Bắc NỘI DUNG LÝ LUẬN CHUNG Lý luận chung về ODA Khái niệm ODA Vốn ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Một vài điều kiện chủ yếu để một nguồn vốn được thừa nhận là vốn ODA: - Lãi suất thấp (dưới 3%, trung bình từ 1-2%/năm) - Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm) - Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. Đặc điểm của nguồn vốn ODA Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi. Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn (chỉ trả lãi chưa trả nợ gốc).Đây cũng chính là một sự ưu đãi dành cho nước vay. Thông thường, ODA có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ). Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. “Thành tố hỗ trợ được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế. Tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện đó là nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là: - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỉ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định qua ngưỡng đói nghèo thì sự ưu đãi này sẽ giảm đi. - Mục tiêu sử dụng ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp ODA và bên nhận ODA. Thứ hai, ODA mang tính chất ràng buộc. ODA có thể ràng buộc nước nhận viện trợ về địa điểm, cách thức chi tiêu. Ngoài ra, mỗi nước cung cấp viện trợ đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ với nước nhận. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng tính hai mặt của nó là tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Vốn ODA luôn có tính ràng buộc về chính trị. Kể từ khi ra đời đến nay, viện trợ luôn luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song đó là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở những nước đang phát triển và tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ. Khi mới bắt đầu tiếp nhận ODA, do tính chất ưu đãi của nguồn vốn ODA nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng ODA chưa có hiệu quả có thể chỉ tạo ra gánh nặng nhất thời, nhưng sau đó một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu để thu ngoại tệ. Vì vậy, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp các loại nguồn vốn với nhau để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. Vai trò của nguồn vốn ODA đối với nước nhận ODA có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang và chậm phát triển. Tất cả các nước khi tiến hành công nghiệp hóa đều cần vốn đầu tư lớn. Đó chính là trở ngại lớn nhất để thực hiện chương trình công nghiệp hóa đối với các nước nghèo. Đối với các nước đang phát triển khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn vốn quan trọng trong tổng thể các nguồn vốn bên ngoài chuyển vào các nước này. Do tính chất ưu đãi, vốn ODA thường dành đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như đầu tư vào đường xá, cầu cảng, công trình điện, công trình cấp thoát nước và các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và phát triển nguồn nhân lực… ODA giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tài trợ là công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài trợ ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì học tin tưởng rằng việc phát triển của một quốc gia liên quan mật thiết với phát triển nguồn nhân lực. Đây mới chính là những lợi ích căn bản lâu dài đối với các nước nhận tài trợ. ODA giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Do dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả, các nước đang phát triển vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Để giả quyết vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống ngân hàng lạc hậu là những lý do làm cho nhà đầu tư e ngại. Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận. Vì vậy ODA góp phần làm tăng khả năng thu hút vôn FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại. Sự cần thiết thu hút dòng vốn ODA vào khu vực Tây Bắc Việt Nam Những khó khăn của khu vực Tây Bắc hiện nay Với những nét đặc trưng riêng (là nơi sinh sống của gần 20 dân tộc thiểu số như: Thái, H’Mông, Nùng; địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều núi đá cao…) Tây Bắc là khu vực nghèo nhất nước ta hiện nay. Tỷ lệ hộ nghèo: Tây bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước Hình 1: Tỷ lệ hộ nghèo các khu vực năm 2012 Nguồn: Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012 của BộLĐTB&XH Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo khu vực Tây Bắc giảm xuống còn 25,6%, nhưng vẫn còn cao gấp 3 lần cả nước, có tới 43/62 huyện nghèo nhất cả nước. Tỷ lệ mù chữ: 5 tỉnh (trên tổng số 6 tỉnh) khu vực Tây Bắc nằm trong số 14 tỉnh có tỷ lệ mù chữ cao nhất nước ta năm 2011 là: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên. BẢNG 1: Danh sách 14 tỉnh có tỷ lệ mù chữ cao nhất cả nước năm 2011 STT TỈNH TỔNG SỐ 15-25 tuổi 15-35 tuổi 15 tuổi trở lên 36 tuổi trở lên 1 Lai Châu 73,8 66,5 59,4 47,3 2 Hà Giang 83 76,3 68,3 57,5 3 Điện Biên 78,2 72,5 68,4 62,1 4 Sơn La 85,9 80,7 76,4 70,1 5 Lào Cai 88,0 82,4 77,4 70,6 6 Gia Lai 90,2 86,9 81,8 75,0 7 Cao Bằng 91,2 86,7 82,5 78,0 8 Kon Tum 95,1 91,8 85,5 76,5 9 Ninh Thuận 90,3 88,3 85,7 82,5 10 Yên Bái 91,8 88,9 87,0 84,8 11 Sóc Trăng 93,5 91,4 87,0 82,1 12 Trà Vinh 94,9 92,4 87,2 81,6 13 An Giang 93,1 91,0 88,5 85,8 14 Bắc Kạn 95,7 93,4 90,2 86,6 Nguồn: theo Tổng cục Thống kê Cơ sở hạ tầng: do đặc điểm địa hình, cơ sở hạ tầng của khu vực còn rất yếu và thiếu. Giao thông: trong những năm vừa qua, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư nâng cấp, làm mới như các QL2, 6, 3, 70, 32; các tuyến đường vành đai QL4a, 4b, 4c, 4d, 279, 37… Tuy nhiên, chất lượng của các tuyến đường này còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của vùng. Các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường núi chất lượng còn rất thấp. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao, các tuyến giao thông có độ dôc lớn, quanh co, bị che khuất tầm nhìn gây nguy cơ tai nạn giao thông cao. Điện: Tây Bắc phân chia thành 2 khu vực là khu vực có điện lưới, tập trung ở các xã thuộc vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố thuận tiện giao thông và khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, có đặc điểm dân cư sống phân tán, nhu cầu năng lượng thấp, chưa có hoặc đầu tư đấu nối với lưới điện quốc gia gặp khó khăn và không kinh tế. Tiềm năng phát triển của Tây Bắc Diện tích đất lâm nghiệp lớn: Tây Bắc có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước với trên 8 triệu hécta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và có điều kiện để phát triển lâm nghiệp hàng hóa.  Tiềm năng phát triển thủy điện: Diện tích mặt nước hồ trong vùng trên 95 nghìn hécta và hệ thống sông, suối dày đặc đã tạo nên một tiềm năng về thủy điện lớn nhất Việt Nam. Tiềm năng phát triển nông nghiệp:Tây Bắc có địa hình đa dạng, quỹ đất chưa sử dụng lớn; có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như bông vải, chè Shan tuyết, quế vỏ, cao su..., cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn nhất cả nước: Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao. Lào Cai có quặng sắt, apatit, đồng; Lai Châu có đất hiếm, vàng, đồng; Bắc Kạn có mỏ chì, kẽm; Yên Bái, Nghệ An có đá vôi trắng; Hà Giang, Cao Bằng có quặng sắt, mangan. Tiềm năng phát triển du lịch: Tây Bắc có nhiều hang động, phong cảnh đẹp, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế của khu vực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; khai thác hết tiềm năng thế mạnh của Tây Bắc, việc cần thiết trước mắt là tăng cường thu hút đầu tư ODA vào khu vực, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí, để thu hút các nguồn vốn đầu tư quốc tế khác để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 Những kết quả chủ yếu Nguồn vốn ODA đầu tư vào vùng Tây Bắc ngày càng tăng Tổng số vốn Nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ đã được phân bổ vào từng vùng, từng khu vực phù hợp với điều kiện phát triển tự nhiên,kinh tế xã hội. Hình 2: Vốn ODA ký kết theo phân vùng năm 2013 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2013 Từ biểu đồ trên, có thể thấy tỷ trọng vốn ODA ký kết giữa các vùng có sự chênh lệch rõ rệt. Tổng vốn ODA của vùng Tây Bắc là 2,4 tỷ USD, chiếm 4,2% và chỉ cao hơn khu vực Tây Nguyên. Tây Bắc là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn, kinh tế chính là nông nghiệp và trình độ dân trí thấp. BẢNG 2: Tổng nguồn vốn ODA của vùng Tây Bắc trong giai đoạn 2008 - 2013 Đơn vị: triệu USD Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn ODA cam kết 235.2 342.7 395.3 404.2 534.5 716.3 Vốn ODA ký kết 192.8 280.1 324.1 331.6 438.1 587.3 Vốn ODA giải ngân 81.8 124.7 151.0 169.5 229 331.8 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2013 Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA được đầu tư vào khu vực đã tăng lên, nhưng tốc độ tăng còn chậm. Từ năm 2008 đến ngày 18-11-2013, tổng số vốn ODA được ký kết tại khu vực này đạt khoảng 2.064,99 triệu USD,  góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo của vùng Tây Bắc. Tổng số vốn ODA ký kết theo các điều ước quốc tế đạt 587.63 triệu USD, chiếm 82.2 % tổng số vốn ODA cam kết. Tốc độ giải ngân tuy còn chậm, trong 5 năm đều chưa đạt được tới 50%. Tuy nhiên, qua các năm đã sự cải thiện rõ rệt, với tỷ lệ tăng từ 34, 8% ( năm 2008) lên tới 46.3% (năm 2013). Hình 3: Tỷ lệ nguồn vốn ODA giải ngân trong giai đoạn 2008 -2013 Quy mô của các dự án Tính đến tháng 2/2013, toàn vùng có 243 dự án còn hiệu lực. Vì Tây Bắc vẫn là vùng kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp nên chủ yếu quy mô của các dự án còn vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu vào xây dựng và phát triển nông thôn. Hơn nữa, do công tác quản lý còn yếu kém nên chất lượng một số các dự án được thực thi chưa cao. Các nhà tài trợ chủ yếu Nguồn vốn cam kết tài trợ cho Tây Bắc đến từ cả các nhà tài trợ đa phương và song phương, nhưng số lượng các nhà tài trợ không nhiều so với các vùng khác. Hai nhà tài trợ đa phương lớn nhất là WB và ADB. WB tập trung sử dụng ODA trong dự án cho hỗ trợ chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; lần lượt chiếm 15% và 8% tổng số vốn mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam hiện nay. Các nhà tài trợ song phương có quy mô tương đối lớn như: Nhật Bản, Thụy Điển, Đức, Pháp, Úc,…Nhật Bản vẫn luôn là nước hỗ trợ đầu tư ODA nhiều nhất vào nước ta, và trong vùng Tây Bắc các dự án cũng tập trung vào nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, khu vực này chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế FAO – tổ chức chuyên trách về Nông nghiệp thế giới. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển nhiều ngành và lĩnh vực cơ sở hạ tầngkinh tế và xã hội Trong những năm vừa qua, ODA được phân bổ theo các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và định hướng ưu tiên sử dụng của Chính phủ cho sự phát triển của vùng. Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực sử dụng của vùng Tây Bắc giai đoạn 2008 đến 18-11-2013 được thể hiện trong sơ đồ sau: Hình 4: Cơ cấu ODA theo các ngành và lĩnh vực của khu vực Tây Bắc giai đoạn 2008 - 2013 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2013 Trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đây là lĩnh vực được ưu tiên cao nhất, đạt 731,82 triệu USD, chiếm 35,44% tổng số ODA Chương trình, dự án do địa phương và trung ương quản lý được thụ hưởng trực tiếp. Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo đạt 580,63 triệu USD và bằng 79,34% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này. Nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người dân ở các vùng nông thôn, đã góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam đối với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc giảm 50% hộ đói nghèo vào năm 2015. Nguồn vốn này đã được tập trung để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ (phát triển lưới điện nông thôn, xây dựng giao thông nông thôn, trường học, các trạm y tế và bệnh viện, các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường,...), phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và kết hợp xóa đói giảm nghèo, khuyến nông và chuyển giao công nghệ trồng trọt và chăn nuôi, cung cấp tín dụng quy mô nhỏ. Một số dự án ODA quy mô vốn lớn trong lĩnh vực này gồm: Dự án Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ với tổng giá trị 138 triệu USD; Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với trị giá 165 triệu USD; Dự án Cải thiện đời sống của đồng bào miền núi tỉnh Bắc Kạn do Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đồng tài trợ trị giá 21,65 triệu USD… Ngoài ra, các nhà tài trợ khác như Nhật Bản, Pháp, Lúc-xem-bua, Quỹ Cô-oét, cũng đã và đang đồng tài trợ hoặc tài trợ trực tiếp cho nhiều chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo tại vùng Tây Bắc. Nguồn vốn ODA hỗ trợ các tỉnh trong vùng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ cơ bản nhằm nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong lĩnh vực giao thông vận tải: vốn ODA chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng vốn ODA Chương trình, dự án do địa phương và trung ương quản lý được thụ hưởng trực tiếp của vùng (6,42%). So với tổng nguồn vốn ODA dành cho giao thông cả nước nói chung, số vốn ODA cho giao thông của khu vực này còn rất nhỏ, phần lớn là tập trung vào giao thông của vùng có kinh tế phát triển. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đóng góp to lớn từ sự tài trợ của các tổ chức song phương trong cải thiện và nâng cao mạng lưới giao thông ở vùng khó khăn như Tây Bắc. Đó chính là mục tiêu chính trong mở rộng hạ tầng cơ sở nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển và thu hút đầu tư hơn nữa. Vốn ODA đã được tập trung đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, hỗ trợ tăng cường công tác quy hoạch phát triển giao thông, tăng cường năng lực quản lý ngành cũng như nâng cao nhận thức,giáo dục pháp luật và an toàn giao thông. Vốn ODA đã hỗ trợ tăng cường và phát triển giao thông nông thôn như: Dự án Cải tạo đường xá do ADB tài trợ; Dự án nhằm cải thiện kết nối và tạo cơ hội kinh tế cho những người nghèo nhất tại sáu tỉnh miền núi phía Bắc, gồm Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái và Lào Cai… Ngoài ra, có một số Dự án tín dụng chuyên ngành của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Quỹ Cô-oét tài trợ.. Trong lĩnh vực năng lượng: vốn ODA được huy động đạt 385,70 triệu USD, chiếm 18,68% tổng vốn ODA chương trình, dự án do địa phương và trung ương quản lý được thụ hưởng trực tiếp của vùng. Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực năng lượng và công nghiệp đạt 209,13 triệu USD và bằng và bằng 54,22% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này. Chính thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, thủy lợi đã tạo điều kiện cho thu hút lượng ODA khá cao vào lĩnh vực này. Mục tiêu tập trung hỗ trợ phát triển nguồn điện (xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện); phát triển mạng lưới truyền tải và phân phối điện, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm, có hiệu quả. Nguồn vốn ODA đã góp phần tăng sản lượng và chất lượng cung cấp điện cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng Tây Bắc. Nguồn vốn ODA trong lĩnh vực năng lượn
Luận văn liên quan