Dân tộc Việt Nam ra trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh để giành thắng lợi liên tiếp từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Ngay từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam - lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đoàn kết kết đấu tranh để giành, giữ chính quyền. Người luôn quan tâm xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Để xây dựng hệ thống chính trị ngày vững mạnh. Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao về dân chủ và thực hành dân chủ. Người cho rằng ''Dân chủ là quý báu nhất'', “Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn''. Hơn nữa Người còn khẳng định ''Nước ta là nước dân chủ địa vị cao nhất là nhân dân nếu dân làm chủ''
Từ khi chính quyền thuộc về tay nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quảnlý và nhân dân làm chủ ngày một thêm gắn bó. Phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, đã động viên được lực lượng toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cách mạng nước ta đã liên tục đạt được những thành quả to lớn trêm mọi lĩnh vực, trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự thành công của cách mạng. Quyền làm chủ của nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội đã được ghi nhận trong hiến pháp 1992 và được cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đại đoàn kết của toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình. Với những nội dung đó ngày 18/2/1998 bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị số 30/CT- TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội có Pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH 11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ngày 11/5/1998 chính quyền ban hành nghị định số 29/1998 về việc ban hành nghị định số 29/1998 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Đây là những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước ta ban hành nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng chuyên quyền tạo ra động lực mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 25879 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dân tộc Việt Nam ra trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh để giành thắng lợi liên tiếp từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Ngay từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam - lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đoàn kết kết đấu tranh để giành, giữ chính quyền. Người luôn quan tâm xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Để xây dựng hệ thống chính trị ngày vững mạnh. Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao về dân chủ và thực hành dân chủ. Người cho rằng ''Dân chủ là quý báu nhất'', “Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi khó khăn''. Hơn nữa Người còn khẳng định ''Nước ta là nước dân chủ địa vị cao nhất là nhân dân nếu dân làm chủ''
Từ khi chính quyền thuộc về tay nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quảnlý và nhân dân làm chủ ngày một thêm gắn bó. Phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, đã động viên được lực lượng toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cách mạng nước ta đã liên tục đạt được những thành quả to lớn trêm mọi lĩnh vực, trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào sự thành công của cách mạng. Quyền làm chủ của nhân dân trong mọi mặt của đời sống xã hội đã được ghi nhận trong hiến pháp 1992 và được cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Nhà nước, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đại đoàn kết của toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình. Với những nội dung đó ngày 18/2/1998 bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị số 30/CT- TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội có Pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH 11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ngày 11/5/1998 chính quyền ban hành nghị định số 29/1998 về việc ban hành nghị định số 29/1998 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Đây là những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước ta ban hành nhằm tiếp tục phát huy quyền làm chủ của nhân dân, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng chuyên quyền tạo ra động lực mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với yêu cầu bức thiết của cuộc sống hiện nay. Để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp, các ngành cần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, có hiệu quả, khắc phục mọi biểu hiện quan liêu, thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu, mất dân chủ trong giải quyết các công việc. Đội ngũ cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng nên cần được thường xuyên quan tâm đào tạo bồi dưỡng về văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và phương pháp công tác cũng như tư tưởng đạo đức lối sống. Đồng thời cần tăng cường vai trò của các tổ chức quần chúng, đoàn thể ở cơ sở, các cộng đồng dân cư. Trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân tự quản, có cơ chế phát huy vai trò của đoàn thể quần chúng trong việc tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân để có chủ động, tự giác thực hiện sáng tạo các quy định quy chế dân chủ ở cơ sở.
Với yêu cầu đó, trong thời gian qua, hệ thống chính trị ở cơ sở đã tích cực thực hiện quy chế dân chủ, đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Những thành tựu nổi bật đó là phát triển nền kinh tế - văn hoá- xã hội - khoa học công nghệ - chính trị ổn định. Từ đó làm thay đổi nhanh chóng trên mọi địa bàn nông thôn và thành thị.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, tôi chọn đề tài: “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ” làm tiểu luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá khách quan thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề ra phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao quy chế dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
+ Khái quát những vấn đề lý luận chung:
Về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quy chế dân chủ thấy rõ những ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn về thực hiện quy chế dân chủ ở địa bàn phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sơ phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập chung nghiên cứu thực trạng và giải pháp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Quần chúng nhân dân, các đoàn thể
4. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng, hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phường Hùng Vương – Thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chung:
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản, nghị định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước
- Phương pháp cụ thể:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tham khảo, phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Đồng thời sử dụng số liệu của một số báo cáo có liên quan đến đề tài.
6. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương, 9 tiết.
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ PHƯỜNG HÙNG VƯƠNG – THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về dân chủ
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về dân chủ:
Nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, Các Mác người đầu tiên đặt cơ sở khoa học cho chủ nghĩa xã hội khoa học và sau đó cho toàn bộ phong trào công nhân để chứng minh rằng ''Toàn bộ lịch sử loài người từ khi phân chia thành giai cấp đến nay là lịch sử đấu tranh giai cấp''. Mác và Ăng ghen chỉ rõ để đảm bảo cho cuộc đấu tranh giai cấp vô sản thắng lợi phải đảm bảo 2 yếu tố cơ bản đó là giai cấp vô sản phải thành lập được chính đảng vô sản của mình và Đảng cộng sản phải làm công tác vận động quần chúng để vận động đông đảo đa số quần chúng tích cực tự nguyện tham gia cách mạng. Người khẳng định quần chúng nhân dân chính là lực lượng quyết định lịch sử , quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội, bởi lẽ các xã hội có đối kháng giai cấp, chính cuộc đấu tranh của những người bị áp bức bóc lột chống lại giai cấp bóc lột là động lực thúc đẩy các xã hội đó phát triển. Vì khi các cuộc đấu tranh đến mức quyết liệt (cách mạng xã hội) sẽ làm sụp đổ chế độ xã hội cũ và chế độ xã hội mới xuất hiện. Ăng ghen viết ''Chính con người sáng tạo ra lịch sử của mình nhưng sáng tạo ra trong một hoàn cảnh nhất định một hoàn cảnh nó chế ước lịch sử đó.
Như vậy, lần đầu tiên chủ nghĩa Mác đã chứng minh một cách khoa học vai trò của nhân dân là lực lượng quyết định và mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân và cá nhân trong sự phát triển của xã hội. Đó là sự chuyển biến cách mạng trong nhận thức về lịch sử đồng thời là căn cứ khoa học giúp cho các Đảng cộng sản và công nhân chỉ đạo việc xây dựng cương lĩnh, quyết định chủ trương, biện pháp hoạt động thực tiễn đi đúng hướng và đạt thắng lợi.
Phát triển tư tưởng của Mác - Ăng ghen trong thời đại của mình, Lê- nin cho rằng: '' Không có sự đồng tình ủng hộ và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội ngũ tiên phong của mình tức là đối với giai cấp vô sản thì cách mạng cách mạng vô sản không thể thực hiện được''. Lê -nin chỉ ra rằng: ''Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Do đó cách mạng vô sản phải giành lấy sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động'' Thực tiễn cách mạng đã chứng minh đây là vấn đề có tính quy luật, là sự tương ứng giữa nội dung và hình thức, giữa mục tiêu cách mạng và phương pháp cách mạng. Vận dụng và phát triển tư tưởng của Mác - Ăng ghen chỉ đạo về công tác quần chúng. Lê -nin đã đưa ra 5 luận điểm cơ bản:
Một là: Quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Cách mạng là sự nghiệp của bản thân quần chúng, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của quần chúng, do đó cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Hai là: Muốn vận động quần chúng phải quan tâm đến lợi ích của bản thân họ. Lợi ích là cái gắn bó người ta lại với nhau, lợi ích gắn liền với cuộc đấu tranh. Trong đó lợi ích kinh tế là lợi ích thiết thân nhất của cá nhân, là động lực mạnh mẽ nhất.
Ba là: Phải tập trung quyết định trong tổ chức do Đảng cộng sản lãnh đạo quần chúng được tập hợp trong tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh. Đảng phải biết cách làm công tác tuyên truyền, sao cho dễ tiếp thu nhất, dễ hiểu nhất, rõ ràng nhất và sinh động nhất.
Bốn là: Cách mạng phải đoàn kết ''Vô sản các nước, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại'''
Năm là: Về phương pháp vận động quần chúng: Lê -nin rất coi trọng công tác thuyết phục giáo dục, rèn luyện nêu gương và mở rộng dân chủ, người đề ra nhiệm vụ hàng đầu cho các Đảng cộng sản phải ''Thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình'', ''Người cho rằng việc giáo dục và rèn luyện quần chúng lao động là nhiệm vụ cơ bản của Đảng cộng sản''. Cán bộ đảng viên, các tổ chức Đảng phải gương mẫu trước quần chúng nhân dân. Lê -nin coi công tác thuyết phục giáo dục vận động quần chúng và mở rộng dân chủ là nhiệm vụ chiến lược cả trong thời kỳ chưa có chính quyền và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa Mác_ Lê -nin đã nêu lên bản chất đặc trưng của chế độ dân chủ là giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ, tuyệt đại đa số thành viên trong xã hội được hưởng dân chủ. Là Nhà nước dân chủ do chính Đảng và giai cấp công nhân lãnh đạo tổ chức, giai cấp công nhân và quảng đại quần chúng nhân dân tham gia quản lý và giám sát, là nền dân chủ thực hiện công cuộc giải phóng lao động, xây dựng xã hội XHCN.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện dân chủ:
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: '' Nước ta là nước dân chủ, nên dân là chủ, địa vị cao nhất là dân, do đó: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến trung ương do dân cử ra, đoàn thể từ trung ương đến xã đều do dân tổ chức lên'' Người đánh giá rất cao về dân chủ và thực hành dân chủ, Người cho rằng dân chủ là của quý báu nhất. Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn''
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là quyền được bảo vệ thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Người dân có quyền làm chủ tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc, người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức chính trị, thông qua bầu cử và bãi miễn. Hồ Chí Minh nói ''Mọi quyền hạn đều ở nơi dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân''.. Người giải thích dân là gốc của nước, dân là người không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước, nước không có dân thì không thành nước, nước do dân xây dựng lên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, vì vậy dân là chủ đất nước. Thực tiễn trong quá trình thực hiện cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo, nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất, lực lượng của Đảng là lớn mạnh được hay không là do nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng, nhân dân là lực lượng biến chủ trương đường lối của Đảng thành hiện thực. Do vậy nên không có dân sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng như vậy, lợi ích của Đảng xuất phát từ lợi ích của nhân dân.
Chế độ dân chủ mà nhân dân xây dựng là chế độ dân chủ thực sự là của nhân dân gắn liền với công bằng xã hội, xoá bỏ áp bức bóc lột Bác nói ''Cán bộ từ trên xuống dưới làm đầy tớ cho nhân dân, phải xứng đáng là người công bộc trung thành của nhân dân''. ''tài dân, sức dân làm lợi cho dân''. Có như vậy mới động viên được đông đảo nhân dân, tích cực tham gia thực hiện kế hoạch ở địa phương cơ sở mình. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng. Dân kiểm tra là một nội dung về quyền dân chủ, dựa vào dân mà xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các tổ chức đoàn thể nhân dân thực sự trong sạch vững mạnh, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, việc đấu tranh chống tham ô lãng phí, quan liêu, cậy thế trái phép... chỉ có thể thực hiện có hiệu quả nếu biết thật sự dựa vào sự kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đã được thể chế bằng việc xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay là lĩnh vực đề tài tập trung nghiên cứu. Đặc biệt trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân đang dấy lên phong trào thi đua nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để thấm nhuần hệ thống quan điểm phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh để kiên định mục tiêu lý tưởng, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân. Vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Để phát huy quyền dân chủ của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm đúng đắn, chủ trương chính sách phù hợp với điều kiện của đất nước. Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội an ninh quốc phòng nhất là ở địa bàn cơ sở để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để làm cho dân chủ đi đúng định hướng dân chủ XHCN là dân chủ thực sự, dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, lấy hiến pháp và pháp luật làm cơ sở pháp lý.
1.1.3. Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở:
Dưới ánh sáng và quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê -nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và chính sách đúng đắn nhằm đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng của đất nước.
Thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết TW 3 khoá VIII ngày 18/2/1998. Bộ chính trị ra Chỉ thị số 30/CT- TW về ''xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở''. Chỉ thị nhấn mạnh ''Nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở, có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Quy chế dân chủ cần được xây dựng cho từng loại cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu và các cơ quan hành chính... phù hợp với từng cơ sở'.
Để ngày càng hoàn thiện những nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước năm 1998, Bộ chính trị khoá VIII có chỉ thị 30/CT- TW ngày 18/2/1998 về việc xây dựng và hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Chỉ thị 30 của Bộ chính trị được triển khai ở cơ sở nhằm phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân đó vừa là mục đích, vừa là động lực cho sự phát triển. Góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy chính quyền các cấp, tạo điều kiện xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần khắc phục tình trạng vừa mất dân chủ ở cơ sở vừa dân chủ cực đoan tạo cho quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng, đưa quy chế dân chủ trở thành nề nếp trong hoạt động của chính quyền các cấp. Quy chế dân chủ còn góp phần khai thác phát huy trí tuệ và sức sáng tạo của nhân dân, tạo sức mạnh vật chất tinh thần to lớn trong thực hiện mục tiêu ''Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh''. Thực chất là cụ thể hoá phương châm ''Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'''
Những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong xây dựng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cụ thể:
Một là: Đặc biệt phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị theo phương châm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Hai là: Phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện gắn việc nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, gắn với việc thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp để nhân dân bàn bạc, quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn với lợi ích của mình.
Bà là: Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ là chất lượng và có hiệu quả.
Bốn là: Nội dung các quy chế dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với hiến pháp, pháp luật, thể hiện dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, chống tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các hành vi làm trái với quy chế dân chủ.
Năm là: Cần gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế chính sách và các thủ tục không phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
Để cụ thể hoá chỉ thị 30 của Bộ chính trị nay sau đó Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Chính phủ có các nghị định về thực hiện quy chế dân chủ trên 3 loại hình cơ sở đó là:
Nghị định 29 ra ngày 11/7/2003 thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn
Nghị định số 07/NĐ- CP ra ngày 7/8/1998 về thực hiện Quy chế dân chủ ở doanh nghiệp.
Nghị định số 71/NĐ- CP ra ngày 8/9/1998 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hành chính sự nghiệp
Về nội dung cơ bản của Nghị định 79 bao gồm:
Những quy định chung
Một là: Quy chế này được quy định cụ thể những việc Hội đồng nhân dân và UBND xã (gọi là chính quyền xã) phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp, những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước quyết định, những việc nhân dân giám sát kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân chủ ở xã.
Hai là: Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí ổn định chính trị tăng cường đoàn kết xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể trong xã trong sạch vững mạnh, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, sân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là: Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân gắn liền với cơ chế Đảng lãn