Tiểu luận Thực thi pháp luật chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là những quan hệ xã hội mà pháp luật tác động đến nhằm hướng nó vận động, phát triển phù hợp với lợi ích của xã hội. Việc xác định quan hệ xã hội nào cần được pháp luật điều chỉnh và là đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào là ý chí chủ quan của Nhà nước trên cơ sở nhận thức hiện thực khách quan.Mỗi ngành luật có đối tượng điều chỉnh riêng, ngành luật này quan tâm đến lĩnh vực này và ngành luật khác điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực khác. Tư pháp quốc tế, dân sự, thương mại, lao động, tố tụng dân sự và công pháp quốc tế cũng có đối tượng điều chỉnh khác nhau. Vậy điểm khác nhau giữa ngành luật này là gì? 1. Sự khác biệt giữa tư pháp quốc tế với dân sự, thương mại, lao động và tố tụng dân sự (dân sự theo nghĩa rộng) Xét về đối tượng điều chỉnh, tư pháp quốc tế và dân sự theo nghĩa rộng có điểm tương đồng là cùng điều chỉnh quan hệ mang tính chất dân sự, điều chỉnh mối quan hệ pháp lý mang tính chất tư giữa công dân, pháp nhân phát sinh trong đời sống xã hội. Vậy những quan hệ pháp luật nào được xem là quan hệ pháp luật dân sự? Đó là những quan hệ được quy định trong Bộ luật dân sự, những quan hệ thương mại, lao động, hôn nhân gia đình và tố tụng dân sự. Bên cạnh những điểm tương đồng, tư pháp quốc tế với dân sự, thương mại, lao động và tố tụng dân sự có những điểm khác nhau về đối tượng điều chỉnh. Trước hết, đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là quan hệ nhân thân, tài sản trong quan hệ dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình; luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, Luật tố tụng dân sự điều chỉnh những quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và những người tham gia tố tụng phát sinh trong tố tụng dân sự. Như vậy, luật dân sự, luật lao động, luật thương mại, tố tụng dân sự điều chỉnh những quan hệ dân sự cụ thể trong từng lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng tức là bao gồm quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Điều đó có nghĩa là nếu xét và yếu tố dân sự thì Tư pháp quốc tế có đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với từng ngành luật như luật dân sự, thương mại, lao động và tố tụng dân sự. Điểm khác biệt quan trọng nhất trong đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với các ngành luật này đó chính là “yếu tố nước ngoài”. Nếu các ngành luật dân sự, thương mại, lao động và tố tụng dân sự chỉ điều chỉnh quan hệ dân sự trong phạm vi lãnh thổ thì Tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự mang tính chất quốc tế. Yếu tố nước ngoài được khẳng định rõ ràng trong Điều 758 Bộ luật dân sự 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự có các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Cụ thể, yếu tố nước ngoài ở đây được hiểu: Chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Trong khi đó chủ thể của Luật dân sự theo nghĩa rộng chỉ là cá nhân, pháp nhân Việt Nam. Khách thể của quan hệ đó phải là tài sản tồn tại ở nước ngoài. Sự kiện pháp lý làm phát sinh chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài

pdf79 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực thi pháp luật chống bán phá giá tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên