Trong thực tiễn tư pháp quốc tế về hôn nhân gia đình ở Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa, hôn nhân có yếu tố nước ngoài có thể có những trường hợp như sau: kết hôn
giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại Trung Quốc, kết hôn
giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại nước ngoài, kết hôn giữa
người nước ngoài với nhau đăng ký tại Trung Quốc, và kết hôn giữa người nước ngoài
với nhau đăng ký tại nước ngoài.
Các quy định pháp luật Trung Quốc liên quan đến vấn đề hôn nhân có yếu tố nước
ngoài tập trung chủ yếu ở các văn bản sau: "Một số quy định về đăng ký kết hôn giữa
người Trung Quốc và người nước ngoài" ban hành ngày 17 tháng 8 năm 1983; "Một số
quy định về thẩm quyền giải quyết các vấn đề kết hôn giữa người Trung Quốc ở nước
ngoài của các Đại sứ quán và cơ quan lãnh sự Trung Quốc ở nước ngoài" do Bộ ngoại
giao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp, Văn phòng người
Trung Quốc ở nước ngoài thuộc Hội đồng nhà nước ban hành ngày 28 tháng 11 năm
1983; «Công văn về việc giải quyết một số vấn đề có yếu tố nước ngoài trong việc
giải quyết đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc hải ngoại" ngày 9 tháng 12 năm
1983 của Bộ Hành chính tư pháp; và "Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự
của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", ban hành ngày 12 tháng 4 năm 1986.
Nguyên tắc xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế của Trung Quốc liên quan đến
hôn nhân có yếu tố nước ngoài rất đơn giản: theo quy định tại điều 147, "Những
nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ngày
12 tháng 4 năm 1986, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1987, việc kết hôn giữa
công dân Trung Quốc với người nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật của nước nơi
đăng ký kết hôn. (lex loci celebrationis).
Nguyên tắc xung đột pháp luật trên đây không phân biệt giữa điều kiện về nội dung
với điều kiện về hình thức. Nhưng theo ý kiến chung của các nhà nghiên cứu Trung
Quốc, cần xem xét đến cả điều kiện về nội dung lẫn điều kiện về hình thức.
1. Việc kết hôn giữa công dân Trung Quốc với người nước ngoài nếu được đăng ký
tại Trung Quốc thì áp dụng theo luật Trung Quốc (Điều 147, Những nguyên tắc chung
về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).
George là một người Anh sinh năm 1982, đến Trung Quốc vào năm 2000 để học đại
học tại Bắc Kinh. George gặp gỡ và yêu cô Tống. Năm 2002, cô Tống tìm được việc
làm trong một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hai người quyết định kết hôn
với nhau. Họ tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn tại phường nơi cô
Tống cư trú. Đây là một trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa một phụ nữ
Trung Quốc và một người đàn ông Anh, được đăng ký tại Trung Quốc. Như vậy, luật
Trung Quốc là luật áp dụng, bởi vì đây là luật của nơi đăng ký kết hôn. Theo điều 6
khoản 1 Luật hôn nhân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 10 tháng 9 năm
1980 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 4 năm 2001), tuổi kết hôn được quy
định là từ đủ 22 tuổi đối với nam, và từ đủ 20 tuổi đối với nữ. Vì đến năm 2002,
Geroge mới 20 tuổi cho nên anh ta không đáp ứng điều kiện về tuổi kết hôn theo luật
hôn nhân của Trung Quốc. Do đó, đơn xin đăng ký kết hôn của anh George và cô Tống
đã bị từ chối.
Về nguyên tắc, pháp luật Trung Quốc cho phép việc kết hôn trên lãnh thổ Trung Quốc
giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài. Tuy nhiên, quân nhân đang tại ngũ,
người làm trong ngành ngoại giao, cảnh sát, người làm những công việc bí mật và
những người được biết đến bí mật Nhà nước thì không được phép kết hôn với người
nước ngoài.
Về hình thức kết hôn theo pháp luật Trung Quốc, đó là hình thức đăng ký dân sự theo
thủ tục đăng ký hộ tịch thông thường. Ngoài ra còn có một số quy định đặc biệt đối
với việc đăng ký kết hôn giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài: thứ nhất,
việc đăng ký phải được tiến hành tại cơ quan hành chính cấp tỉnh, vùng tự trị hoặc
thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự là người Trung Quốc có hộ khẩu
thường trú; thứ hai, người nước ngoài phải trình hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh về
nhân thân và quốc tịch, giấy phép cư trú do cơ quan công an cấp, bản sao công chứng
giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân do Bộ ngoại giao của nước mà người đó có quốc
tịch cấp. Giấy chứng nhận này cũng có thể do Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự của
nước đó tại Trung Quốc cấp. Đối với kiều dân nước ngoài sinh sống tại Trung Quốc, có
thể phải nộp thêm giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc đơn vị nơi
người đó làm việc.
3 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực tiễn hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TIỄN HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐNƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG QUỐC
Trong thực tiễn tư pháp quốc tế về hôn nhân gia đình ở Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa, hôn nhân có yếu tố nước ngoài có thể có những trường hợp như sau: kết hôn
giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại Trung Quốc, kết hôn
giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại nước ngoài, kết hôn giữa
người nước ngoài với nhau đăng ký tại Trung Quốc, và kết hôn giữa người nước ngoài
với nhau đăng ký tại nước ngoài.
Các quy định pháp luật Trung Quốc liên quan đến vấn đề hôn nhân có yếu tố nước
ngoài tập trung chủ yếu ở các văn bản sau: "Một số quy định về đăng ký kết hôn giữa
người Trung Quốc và người nước ngoài" ban hành ngày 17 tháng 8 năm 1983; "Một số
quy định về thẩm quyền giải quyết các vấn đề kết hôn giữa người Trung Quốc ở nước
ngoài của các Đại sứ quán và cơ quan lãnh sự Trung Quốc ở nước ngoài" do Bộ ngoại
giao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp, Văn phòng người
Trung Quốc ở nước ngoài thuộc Hội đồng nhà nước ban hành ngày 28 tháng 11 năm
1983; «Công văn về việc giải quyết một số vấn đề có yếu tố nước ngoài trong việc
giải quyết đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc hải ngoại" ngày 9 tháng 12 năm
1983 của Bộ Hành chính tư pháp; và "Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự
của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", ban hành ngày 12 tháng 4 năm 1986.
Nguyên tắc xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế của Trung Quốc liên quan đến
hôn nhân có yếu tố nước ngoài rất đơn giản: theo quy định tại điều 147, "Những
nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ngày
12 tháng 4 năm 1986, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1987, việc kết hôn giữa
công dân Trung Quốc với người nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật của nước nơi
đăng ký kết hôn. (lex loci celebrationis).
Nguyên tắc xung đột pháp luật trên đây không phân biệt giữa điều kiện về nội dung
với điều kiện về hình thức. Nhưng theo ý kiến chung của các nhà nghiên cứu Trung
Quốc, cần xem xét đến cả điều kiện về nội dung lẫn điều kiện về hình thức.
1. Việc kết hôn giữa công dân Trung Quốc với người nước ngoài nếu được đăng ký
tại Trung Quốc thì áp dụng theo luật Trung Quốc (Điều 147, Những nguyên tắc chung
về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).
George là một người Anh sinh năm 1982, đến Trung Quốc vào năm 2000 để học đại
học tại Bắc Kinh. George gặp gỡ và yêu cô Tống. Năm 2002, cô Tống tìm được việc
làm trong một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hai người quyết định kết hôn
với nhau. Họ tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn tại phường nơi cô
Tống cư trú. Đây là một trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa một phụ nữ
Trung Quốc và một người đàn ông Anh, được đăng ký tại Trung Quốc. Như vậy, luật
Trung Quốc là luật áp dụng, bởi vì đây là luật của nơi đăng ký kết hôn. Theo điều 6
khoản 1 Luật hôn nhân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 10 tháng 9 năm
1980 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 4 năm 2001), tuổi kết hôn được quy
định là từ đủ 22 tuổi đối với nam, và từ đủ 20 tuổi đối với nữ. Vì đến năm 2002,
Geroge mới 20 tuổi cho nên anh ta không đáp ứng điều kiện về tuổi kết hôn theo luật
hôn nhân của Trung Quốc. Do đó, đơn xin đăng ký kết hôn của anh George và cô Tống
đã bị từ chối.
Về nguyên tắc, pháp luật Trung Quốc cho phép việc kết hôn trên lãnh thổ Trung Quốc
giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài. Tuy nhiên, quân nhân đang tại ngũ,
người làm trong ngành ngoại giao, cảnh sát, người làm những công việc bí mật và
những người được biết đến bí mật Nhà nước thì không được phép kết hôn với người
nước ngoài.
Về hình thức kết hôn theo pháp luật Trung Quốc, đó là hình thức đăng ký dân sự theo
thủ tục đăng ký hộ tịch thông thường. Ngoài ra còn có một số quy định đặc biệt đối
với việc đăng ký kết hôn giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài: thứ nhất,
việc đăng ký phải được tiến hành tại cơ quan hành chính cấp tỉnh, vùng tự trị hoặc
thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự là người Trung Quốc có hộ khẩu
thường trú; thứ hai, người nước ngoài phải trình hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh về
nhân thân và quốc tịch, giấy phép cư trú do cơ quan công an cấp, bản sao công chứng
giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân do Bộ ngoại giao của nước mà người đó có quốc
tịch cấp. Giấy chứng nhận này cũng có thể do Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự của
nước đó tại Trung Quốc cấp. Đối với kiều dân nước ngoài sinh sống tại Trung Quốc, có
thể phải nộp thêm giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc đơn vị nơi
người đó làm việc.
2. Việc kết hôn giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài tại nước ngoài thực
hiện theo luật nước ngoài về đăng ký kết hôn (Đ.147, Những nguyên tắc chung về
pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Ví dụ nếu một người Trung
Quốc kết hôn với một người Việt Nam tại Việt Nam thì áp dụng theo luật Việt Nam.
Việc kết hôn này sẽ được công nhận tại Trung Quốc.
3. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thuộc các quốc tịch khác nhau nếu
đăng ký tại Trung Quốc thì thực hiện theo luật Trung Quốc - ví dụ kết hôn giữa một
người Pháp và một người Việt Nam đăng ký tại Trung Quốc (Đ.147, Những nguyên tắc
chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).
Theo «Công văn về việc giải quyết một số vấn đề có yếu tố nước ngoài trong việc giải
quyết đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc hải ngoại" ngày 9 tháng 12 năm 1983
của Bộ hành chính tư pháp, nếu hai người muốn đăng ký kết hôn với nhau đều là
người nước ngoài đang làm việc tại Trung Quốc, hoặc một bên là người nước ngoài
làm việc tại Trung Quốc còn bên kia tạm trú tại Trung Quốc, và nếu họ có đầy đủ giấy
chứng nhận theo quy định tại "Một số quy định về đăng ký kết hôn giữa người Trung
Quốc và người nước ngoài" năm 1983 thì việc đăng ký kết hôn của họ sẽ được thực
hiện theo quy định của Luật hôn nhân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 10
tháng 9 năm 1980 (sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 4 năm 2001). Để đảm bảo hiệu
lực của việc đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc có thể yêu cầu
cặp vợ chồng người nước ngoài đó cung cấp thông tin về các quy định pháp luật của
nước họ liên quan đến việc công nhận hiệu lực của đăng ký kết hôn tại nước ngoài.
4. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài có quốc tịch khác nhau nếu đăng ký tại
nước ngoài thì tuân thủ theo luật của nước nơi đăng ký kết hôn (Đ. 147, Những
nguyên tắc chung vầ pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Ví dụ
việc kết hôn giữa một người Đức và một người Việt Nam được đăng ký tại Lào thì áp
dụng pháp luật Lào, và cuộc hôn nhân đó sẽ được công nhận tại Trung Quốc.