Bản án, quy ết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành nghiêm
chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy, hoạt động
thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước,
củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quy ền lực tư pháp
được thực thi trên thực tế. Hiến pháp 1992 khẳng định: "Các bản án và quy ết định của
Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người
và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành".
Thi hành án dân sự là một bước cuối cùng trong tố tụng dân sự . Và đây thật sự là một
giai đoạn không được chúng ta chú ý tới một cách đúng mực. Điều này có thể được lí
giải bởi rất nhiều người trong chúng ta đã nghĩ một cách đơn giản rẳng khó khăn chủ y ếu
tập trung ở giai đoạn điều tra, xét xử còn thi hành án thì cứ theo bản án mà làm. Nhưng
thực tế không phải như vậy. Qua bài tiểu luận nhỏ này, tôi xin phép được trình bày một
vài vấn đề về thực tiễn thi hành án dân sự ở Việt Nam để chúng ta có một cái nhìn sâu
sắc hơn về thủ tục đặc biệt này
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7193 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực tiễn thi hành án dân sự ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Tiểu luận
Thực tiễn thi hành án dân sự ở
Việt Nam
1
Mục lục
1. Phần mở đầu ............................................................ 1
2. Phần nội dung .......................................................... 2
2.1. Thực trạng ......................................................... 2
2.2. Nguyên nhân ..................................................... 9
2.3. Giải pháp ......................................................... 12
3. Kết luận ................................................................... 15
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành nghiêm
chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy, hoạt động
thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước,
củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp
được thực thi trên thực tế. Hiến pháp 1992 khẳng định: "Các bản án và quyết định của
Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người
và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành".
Thi hành án dân sự là một bước cuối cùng trong tố tụng dân sự . Và đây thật sự là một
giai đoạn không được chúng ta chú ý tới một cách đúng mực. Điều này có thể được lí
giải bởi rất nhiều người trong chúng ta đã nghĩ một cách đơn giản rẳng khó khăn chủ yếu
tập trung ở giai đoạn điều tra, xét xử còn thi hành án thì cứ theo bản án mà làm. Nhưng
thực tế không phải như vậy. Qua bài tiểu luận nhỏ này, tôi xin phép được trình bày một
vài vấn đề về thực tiễn thi hành án dân sự ở Việt Nam để chúng ta có một cái nhìn sâu
sắc hơn về thủ tục đặc biệt này.
3
PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Khi một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được đem ra thi hành thì hầu hết
các bản án đều phải thi hành về hình phạt tiền, tịch thu tài sản,truy thu tiền, tài sản bất
chính, xử lí vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình
sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính …Như vậy, công việc của cơ quan
thi hành án quả không phải ít. Mặt khác, thi hành án là công việc liên quan trực tiếp đến
quyền lợi và nghĩa vụ của công dân vể tài sản và những giấy tờ quan trọng khác. Do đó
sẽ vấp phải chống đối của người phải thi hành án. Điều này rất khó tránh khỏi.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác thi hành án, Đảng và Nhà nước ta đãn
cho ban hành nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh như Pháp lệnh thi hành án dân sự
2004 và sau này là luật thi hành án dân sự. Qua quá trình thực hiện, chúng ta đã cơ bản
hoàn thành nhiệm vụ. Theo thống kê của Bộ Tư Pháp năm 2009, các cơ quant hi hành án
dân sự thụ lý 662961 việc, đã thi hành xong 354490 việc, đạt 81,05% số việc có điều kiện
thi hành. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất trong công tác thi hành án dân sự những năm qua là
tình trạng án "tồn đọng" kéo dài, với số lượng lớn ngày càng tăng, song chưa có biện
pháp hữu hiệu để giải quyết. Theo một thống kê tại Hội nghị chuyên đề triển khai công
tác thi hành án dân sự năm 2010 khu vực phía Bắc do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây, hiện
nay cả nước còn 270.925 án tồn đọng. Trong đó, 188.000 việc chưa có điều kiện thi hành
án; hơn 89.000 việc người phải thi hành án ốm nặng, chưa xác định được nơi cư trú,
người phải thi hành án không có tài sản; 98.754 án tồn đọng vì có kháng nghị; tuyên
không rõ ràng, không phù hợp với thực tế, tài sản kê biên chưa xử lý được hoặc có khiếu
nại.
Ngoài ra, thực tế thi hành pháp luật đang tồn đọng trên dưói 30 vạn vụ việc- một con
số nhức nhối đến khó tin, tồn tại suốt nhiều năm qua, bất chấp sự hô hào, chỉ đạo quyết
liệt từ các cơ quan nhà nước. Theo thống kê của các cơ quant hi hành án thì chưa đầy
50% bản án có hiệu lực pháp luật được thi hành . Năm 2005 cả nước có 327.658 vụ tồn
đọng chiếm 58,38%, năm 2006 có 331.092 vụ tồn đọng chiếm 54,99% , năm 2007 có
4
331.433 vụ chiếm 48,04%, năm 2008 có 313.248 vụ , chuyển sang năm 2009 có 292.000
vụ việc tồn đọng .
Thanh tra Bộ Tư pháp vừa tiến hành thanh tra công tác thi hành án dân sự tại một số
địa phương. Kết quả cho thấy số án chưa có điều kiện thi hành còn nhiều, tỷ lệ hồ sơ
chưa có điều kiện thi hành trên tổng số hồ sơ còn phải thi hành ở mức cao.
Theo Quyết định 02 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, những việc chưa có điều kiện thi hành
gồm: Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án , trả lại đơn yêu cầu thi hành án . Ngoài
ra, những việc mà bản án tuyên chưa rõ, chưa thống nhất ý kiến giữa các cơ quan liên
quan đến thi hành án , tài sản kê biên chưa xử lý được hoặc tài sản tạm dừng để giải
quyết khiếu nại cũng được xem là án chưa có điều kiện thi hành.
Số lượng không nhỏ án chưa thi hành được thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành
án nhưng người phải thi hành án đi tù không có tài sản, không có người thân. Những hồ
sơ thuộc diện này được xếp vào dạng theo dõi riêng và sáu tháng xác minh một lần. Tuy
nhiên, việc xác minh này chỉ mang tính chiếu lệ chứ không hiệu quả thực chất vì không
thu được tiền. Khoản 2 Điều 44 Luật thi hành án qui định “Việc xác minh phải được lập
thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng dân phố, UBND, công an cấp xã hoặc cơ quan,
tổ chức nơi tiến hành xác minh”. Đáng nói, trong hàng nghìn vụ án tồn, không ít trường
hợp chưa thi hành được do cơ quan thi hành án chưa làm tốt việc xác minh điều kiện thi
hành án hay xác minh không đúng trình tự, thủ tục. Khi giải quyết hồ sơ người phải thi
hành án là doanh nghiệp nhưng đang làm thủ tục phá sản, giải thể, có chấp hành viên lại
chỉ dựa trên hồ sơ photo của doanh nghiệp cung cấp, mà không làm việc với cơ quan có
thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản. Có trường hợp địa phương cung cấp là
người phải thi hành án có nhà đất, nhưng chấp hành viên cho rằng, nhà đất quá lớn so
với nghĩa vụ phải thi hành án nên không xác minh tiếp nhà đất là của ai. Có trường hợp
người phải thi hành án làm nghề tự do, không có căn cứ xác định thu nhập nhưng chấp
hành viên không tiến hành xác minh phương tiện lao động mà người phải thi hành án
đang sở hữu là của ai (như người phải thi hành án là lái xe tự do, mà cơ quan thi hành án
không xác minh ôtô đó là của ai). Thậm chí, còn có trường hợp chấp hành viên không xác
minh trực tiếp tại địa phương, mà chỉ thông qua lời trình bày của người phải , thi hành án.
Qua thanh tra còn phát hiện một số hồ sơ thể hiện chậm xác minh điều kiện thi hành án
như xác minh lần đầu sau ba tháng, thậm chí sau một năm, kể từ ngày ra quyết định thi
5
hành án. Trong việc trả lại đơn yêu cầu thi hành án khi vụ việc chưa có điều kiện thi
hành, có chấp hành viên còn cho rằng đương sự không thúc giục, không có khiếu nại gì
thì… không cần phải theo dõi việc gửi quyết định trả lại đơn yêu cầu!
Có những vụ việc, chấp hành viên chỉ quan tâm tống đạt giấy tờ liên quan cho người
phải thi hành án, mà không gửi cho người được thi hành án và những người liên quan,
dẫn đến khiếu nại. “Cẩu thả” trong thi hành công vụ còn thể hiện ở việc ủy thác thi hành
án. Thanh tra Bộ đã phát hiện một số trường hợp cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận
không nhận được hồ sơ ủy thác, nhưng trong hồ sơ thi hành án vẫn được lưu đầy đủ.
Người phải thi hành án không có tài sản hoặc đang đi tù, không có điều kiện thi hành án
là căn cứ để hoãn thi hành án nhưng không ít cơ quan thi hành án “quên” ra quyết định
hoãn thi hành. Thanh tra Bộ Tư pháp đã kiến nghị qui định cụ thể thời hạn xác minh với
trường hợp án chưa có điều kiện thi hành do người phải thực hiện thi hành án không có
địa chỉ, không còn nhà hoặc tài sản tại địa chỉ cư trú mà Tòa đã tuyên. Ngoài ra, dù Luật
Thi Hành Án Dân Sự đã có qui định trại giam nơi người phải thi hành án chấp hành hình
phạt tù có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án nhưng chưa qui định cơ quan
này phải thông báo nơi người phải thi hành án chấp hành hình phạt tù cho cơ quan thi
hành án biết, cũng cần được qui định cụ thể.
Trong các vụ án hình sự, có ba hình thức xử lý tang, tài vật là tòa tuyên sung công,
tuyên tiêu hủy và tuyên trả lại cho bị cáo, người liên quan.
Nhiều trường hợp việc thi hành quyết định trả tài sản của tòa đã khiến cơ quan thi hành
án phải dở khóc dở cười…ta hãy xét tình huống cụ thể sau để có cái nhìn chi tiết, sâu sắc
hơn.
Trước đây, xử vụ Bùi Thanh Chương phạm tội chứa mại dâm, TAND tỉnh Quảng Ninh
đã nhận định: “… Sau khi bị công an kiểm tra bắt quả tang, thu giữ tại chỗ một bao cao
su OK đã sử dụng. Khám xét nhà Chương, công an thu giữ 40 bao cao su OK chưa sử
dụng và 100.000 đồng là tiền mua dâm của khách”…
Trong phần quyết định của bản án, tòa này đã tuyên tịch thu sung công 100.000 đồng
nhưng trả lại cho vợ của Chương một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và… 40 bao
cao su OK. Theo tòa, sở dĩ phải trả lại số tài sản này là vì 40 bao cao su đó vợ bị cáo
6
được trạm y tế phát để thực hiện việc kế hoạch hóa gia đình, không liên quan đến hành vi
phạm tội của Chương. Theo quy định, tòa không có quyền xử lý nào khác ngoài việc
tuyên trả lại cho chủ sở hữu là vợ của Chương.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Thi hành án tỉnh Quảng Ninh đã tống đạt quyết
định thi hành án. Hơn một năm sau, đương sự đến nhận tài sản. Do nhà cách trung tâm
tỉnh khá xa nên đương sự phải mất một ngày ròng đi xe đò mới đến nơi. Theo đương sự
này, nội tiền mua vé xe từ nhà lên cơ quan thi hành án và ngược lại đã gấp khoảng bốn
lần giá trị của 40 chiếc bao cao su OK trên. Đó là chưa kể hầu hết số lượng bao cao su đó
đã không còn sử dụng được do bị… rách vỏ bao vì không được bảo quản tốt trong một
thời gian cũng tương đối dài.
Một chấp hành viên có thâm niên làm việc hơn 20 năm tại TP.HCM kể rằng những vụ
việc thật như đùa trên không phải là hiếm. Ông từng thi hành một bản án mà tòa tuyên trả
cho đương sự một… đôi dép xốp cũ. Đương sự này lại ở cách trung tâm TP.HCM hơn
100 km nên cuối cùng không đến nhận tài sản, cũng không ủy quyền cho ai đến lấy khiến
vụ việc thi hành án phải ách lại…
Rất nhiều vụ việc người liên quan đang bị giam giữ nên việc thi hành dứt điểm bản án
gây nhiều khó khăn đối với cơ quan thi hành án. Chẳng hạn trước đây, TAND quận
Thanh Xuân (TP Hà Nội) tuyên trả cho một bị cáo một máy điện thoại di động cũ và
chiếc ví trị giá khoảng 10.000 đồng. Khi chi cục thi hành án quận này làm văn bản sang
trại giam hỏi ý kiến thì nhận được bút phê của phạm nhân: “Tôi không ủy quyền cho ai vì
chờ khi nào thụ án xong tôi sẽ trực tiếp đến lấy lại tài sản”. Khổ nỗi phạm nhân phải thụ
án tới… bảy năm tù nên cơ quan thi hành án sẽ phải xếp hồ sơ, dài cổ ngồi chờ.
Theo quy định hiện hành, khi tòa tuyên trả những vật dụng dù giá trị rất nhỏ, không còn
sử dụng nhưng thi hành án vẫn phải làm các bước xác minh nơi bị cáo đang cải tạo để hỏi
ý kiến. Sau ba tháng từ ngày hỏi ý kiến mà đương sự không có ý kiến thì cơ quan thi
hành án sẽ định giá tài sản đó để sung công. Nếu không còn giá trị sử dụng thì tiêu hủy,
còn giá trị thì phải bán đấu giá, lấy số tiền đó gửi vào ngân hàng và năm năm sau mới có
thể mới sung công.
7
Nhiều chấp hành viên đã than thở rằng quy định trên là máy móc, làm khó cho cơ quan
thi hành án. Nếu không sửa lại các quy định cho hợp lý hơn thì lượng vụ việc thi hành án
tồn đọng sẽ ngày càng trầm trọng. Theo các chấp hành viên này, những tài sản giá trị nhỏ
hoặc sắp hết giá trị sử dụng… thì tòa được quyền tuyên tịch thu, tiêu hủy. Những tang, tài
vật tuyên trả cho bị cáo nhưng đến lúc thi hành không còn giá trị sử dụng nữa thì cơ
quant hi hành án có quyền tiêu hủy.
Theo Điều 55 Luật Thi hành án, chỉ được ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án
địa phương nơi người phải thi hành án cư trú. Cho nên trong trường hợp người được nhận
tài sản nhưng không phải là người phải thi hành án thì không thể ủy thác được. Vì giá trị
tài sản quá nhỏ nên người được nhận lại tài sản cũng không muốn mất công đi lấy thì cơ
quan thi hành án phải cử cán bộ trực tiếp đi tìm người này để trả lại. Như vậy sẽ rất mất
công và tốn rất nhiều ngân sách của nhà nước.
Khi thực thi các quyết định sung công tang, tài vật của tòa, cơ quan thi hành án gặp
không ít khó khăn, có khi bế tắc.
Khi quyết định tuyên sung công tài sản, cơ quan thi hành án cũng phải thông báo cho
đương sự biết. Từ chuyện này, cơ quan thi hành án gặp một vướng mắc không nhỏ là rất
khó xác định địa chỉ của đương sự. Đến khi xác định được rồi thì cũng trần ai, chưa chắc
giải quyết xong.
Luật Thi hành án dân sự quy định khi người phải thi hành án chuyển trại giam, được
miễn giảm án, miễn chấp hành hình phạt hoặc đã chết thì giám thị trại giam phải có văn
bản thông báo cho cơ quan thi hành án biết. Trên thực tế quy định này hầu như không
được thực hiện nên khi cơ quan thi hành án cần liên hệ với người được thi hành án thì rất
khó khăn.
Theo nhiều chấp hành viên, còn một thực tế là khi giải quyết án, vì thiếu kho bãi nên cơ
quan chức năng phải thuê người trông coi, bảo quản tang, tài vật. Gặp trường hợp vụ án
bị kéo dài, đến khi chuyển giao sang cơ quan thi hành án sung công thì tài sản đã hư
hỏng, mục nát, mất giá trị sử dụng. Khi phát mãi, số tiền thu được không đủ trả thù lao
cho người trông giữ, lúc đó cơ quan thi hành án lại phải lấy tiền từ ngân sách để chi trả…
8
Dù quy trình thi hành án đã được quy định khá cụ thể và chặt chẽ trong Luật Thi hành
án dân sự , nhưng nhiều khi chấp hành viên đành chịu “bó tay” khi “đương đầu” với
những “thách thức” của thực tiễn và đương sự...
Vẫn tưởng tống đạt giấy tờ là việc “dễ như chơi” vì đã được qui định rõ ràng trong luật
và các nghị định hướng dẫnthi hành. Tuy nhiên, thực tế phức tạp của công tác thi hành án
đã khiến nhiều chấp hành viên rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” khi không thể xác
định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc xác định được địa chỉ thì không tìm
được người phải thi hành án. Thậm chí, nhiều trường hợp chấp hành viên đã trực tiếp
tống đạt giấy tờ nhưng đương sự phủ nhận để khiếu nại, khiếu kiện chấp hành viên
nhằm... không cho thi hành án.
Thực tế hiện nay, nhiều đương sự không chỉ cư trú ở Việt Nam mà còn cư trú tại nhiều
quốc gia khác nhau nên việc tống đạt giấy tờ thi hành án phải tuân thủ các qui định liên
quan đến thủ tục tố tụng dân sự, chứ không có qui định riêng về tống đạt giấy tờ thi hành
án đối với đương sự ở nước ngoài làm mất thời gian, công sức của cơ quant hi hành án.
Đó là chưa kể đến thái độ tiêu cực của người phải thi hành án.
Vốn không mấy khi được đương sự “ưu ái”, các chấp hành viên khi thi hành nhiệm vụ
còn gặp phải không ít cản trở, nhất là khi họ phải giao tài sản quá lớn.
Rất nhiều trường hợp cơ quan thi hành án chuẩn bị cưỡng chế mới nhận được yêu cầu
hoãn hoặc kháng nghị của TANDTC, VKSNDTC hay do người phải thi hành án khiếu
nại, người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu dừng . Việc cưỡng chế đương nhiên phải
dừng, tốn kém về kinh phí không nhỏ, nhưng không bằng việc hình thành nên “thái độ
coi thường pháp luật” từ phía người phải thi hành án.
Vấn dề kê biên tài sản cũng gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn như khi đối tượng kê
biên là một căn nhà mua nhiều lần chưa trả hết tiền hay đất canh tác bị bỏ hoang hóa
nhiều năm hay đối với những trường hợp bảo lãnh thương mại rất khó áp dụng biện pháp
kê biên. Theo cơ chế luôn bảo vệ khách hàng, ngân hàng sẽ cho rằng, tài sản đã được thế
chấp nợ vay, khách hàng không vi phạm hợp đồng nên không tích cực hợp tác với cơ
9
quan thi hành án. Thậm chí, có hiện tượng không ký được hợp đồng định giá xuất phát từ
sự “không thống nhất giá giữa chấp hành viên và đương sự”.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp đương sự do không có đủ tài sản để thi hành án nên
phạm tội . Điều này gây ra những tiêu cực trong xã hội và phải chăng cơ quant hi hành án
của chúng ta phải mang điểu tiếng?. và cũng không hiếm trường hợp không có sự thống
nhất giữa tòa án và cơ quan thi hành án. Sự khác nhau giữa thực tế sự việc và bản án mà
tòa đã tuyên gây nên những tình huống “dở khóc dở cười” mà người hứng chịu không
phải ai khác mà chính là coq quant hi hành án.
Từ thực tiễn thi hành Luật THADS 9 tháng qua, ta mới thấm thía lưu ý của Bộ Tư
pháp Hà Hùng Cường rằng, “Luật THADS chưa phải “cây gậy thần” để giải quyết hết
những vướng mắc trong công tác THADS”. Dù có luật thì từ bản án đến thực tiễn hóa ra
là một chặng đường khá xa.
10
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ
Vậy đâu là nguyên nhân cho những bất cập trên?
Mỗi năm Cơ quan thi hành án trong cả nước đưa ra thi hành hàng chục nghìn bản án,
quyết định dân sự đã có hiệu lực của Tòa án. Trong đó phần lớn việc thi hành án là thuận
lợi, đương sự tự nguyện thi hành. Nhưng cũng còn số lượng không nhỏ các vụ án mà Cơ
quan thi hành án còn gặp nhiều khó khăn khi thi hành án. Những khó khăn đó thể hiện ở
nhiều dạng khác nhau, nhiều lý do khác nhau như:
1. Do bên phải thi hành án không có khả năng để thi hành án, không có tài sản để thi
hành án.
2. Do bên phải thi hành án không chịu thi hành án, mặc dù quyết định của bản án là đúng
pháp luật và đương sự có khả năng thi hành án. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức
pháp luật của đương sự không cao, họ nêu lý do việc xét xử của Tòa án là không đúng
nên còn đang khiếu nại để không chịu thi hành án, có trường hợp Tòa Dân sự Tòa án
nhân dân tối cao đã có công văn trả lời khiếu nại của họ, nhưng họ vẫn tiếp tục khiếu nại
và cố tình tìm mọi cách để không chịu thi hành án, Cơ quan thi hành án báo nhưng không
đến để thi hành án, có trường hợp chống lại việc thi hành án. Có một số cơ quan, đoàn thể
nhận đơn khiếu nại, thậm chí đơn kêu cứu khẩn cấp của đương sự lại hiểu nhầm là việc
xét xử của Tòa án là không đúng, gây oan sai cho đương sự nên đã có ý kiến can thiệp
việc thi hành án. Có những vụ án chính quyền địa phương không ủng hộ việc thi hành án,
hoặc gây khó khăn cho việc thi hành án mặc dù việc xét xử của Tòa án là đúng pháp luật.
3. Có những vụ án cơ quan thi hành án đang tiến hành thi hành án, có trường hợp đang
làm các thủ tục chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì lại có công văn yêu
cầu cơ quan thi hành án ra quyết định tạm hoãn thi hành án trong thời hạn 3 tháng (năm
1998 là 159 vụ; năm 1999 là 122 vụ; năm 2000 là 149 vụ; năm 2001 là 186 vụ và 5 tháng
đầu năm 2002 là 66 vụ. Số liệu này của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng chỉ xấp xỉ số
liệu của Tòa án nhân dân tối cao). Ngoài ra, việc kiểm sát thi hành án và cơ quan quản lý
thi hành án cấp trên rút hồ sơ từ cơ quan thi hành án cấp dưới để xem xét khiếu nại của
đương sự về thi hành án, số lượng những việc này tuy không nhiều so với tổng số hàng
chục nghìn vụ án phải thi hành.
11
4. Có một số bản án, quyết định dân sự mà việc xét xử chưa chính xác, còn sai sót hoặc
tuyên án không rõ ràng nên đương sự còn khiếu nại, cơ quan thi hành án không thi hành
được.
5. Việc tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án cũng có sai sót, không thực hiện đúng
thủ tục do pháp luật quy định về thi hành án (ví dụ việc yêu cầu tổ chức thi hành bản án
dân sự sơ thẩm số 06/DSST ngày 20 tháng 12 năm 1995 của Tòa án nhân dân huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi của bà Trần Thị Xanh), hoặc kê biên tài sản thuộc sở hữu chung
của vợ chồng mà một trong hai bên vợ hoặc chồng không có nghĩa vụ phải thi hành án
dẫn đến phản ứng trong nhân dân nên hiệu lực thi hành án của cơ quan thi hành án cũng
bị ảnh hưởng tạo ra những khó khăn trong công tác thi hành án.
Nguyên nhân án tồn đọng những năm qua có nhiều, đó là những hạn chế bất cập
trong trình tự thủ tục thi hành án , trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các cơ quan, tổ chức
có liên quan trong thi hành án , bản án tuyên không rõ, không khả thi ; người phải thi
hành án không rõ địa chỉ , không có điều kiện thi hành án , không có ý thức