Tiểu luận Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam

KCN, KCX h ình thành và phát triển ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đ ược khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đại hội VII đã kịp thời và sáng suốt đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ v à toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước, được cụ thể hoá bằng Ch iến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000. Hàng loạt các ch ương trình phát triển kinh tế - xã hội đ ược triển kha i để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh (1991) và đến nay đã h ình thành hơn 283 KCN, KCX được phân bổ trên 58 tỉnh , thành phố trên cả nước. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3659 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Thực trạng áp dụng luật đầu tư hiện nay tại Việt Nam 1. Ảnh hưởng của luật đầu tư 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (trong phần này có nêu kinh nghiệm thực hiện luật đầu tư tại một số nước) 1.1 Vài nét về khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. KCN, KCX hình thành và phát triển ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ 20, trong bối cảnh nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đại hội VII đã kịp thời và sáng suốt đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, tiến hành CNH, HĐH đất nước, được cụ thể hoá bằng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000. Hàng loạt các chương t rình phát triển kinh tế - xã hội được triển khai để thực hiện Ngh ị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX với sự ra đời của KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh (1991) và đến nay đã hình thành hơn 283 KCN, KCX được phân bổ trên 58 tỉnh , thành phố trên cả nước. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển cụ thể của mỗi địa phương. Trong 22 năm qua (1991 – 2013), với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng v à thủ tục hành chính g iản đơn, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được tăng lên trong giai đoạn đầu (1991-1995) và đặc biệt tăng trưởng với tốc độ cao trong các kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 và 2001-2005. Nếu trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, khi các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được mới đạt 155 dự án với tổng vốn đăng ký 1,55 tỷ USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, số dự án tăng thêm đạt 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD, tăng gấp 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991-1996. Số dự án tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8,1 tỷ USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. Số dự án và tổng vốn đầu tư tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 1.860 dự án và 36,8 tỷ USD, tăng 1,35 lần số dự án và 4,5 lần vốn đầu tư so với kỳ kế hoạch trước. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, K CX chiếm từ 35-40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp thì các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp cả nước. Để đạt được những thành tựu trên, ngoài các cơ chế chính sách đồng bộ của Nhà nước nói chung, thì sự ra đời của Luật đầu tư 2005 đã tạo cú hích mạnh mẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào KCN, KCX. 1.2 Ảnh hưởng của Luật đầu tư năm 2005 đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại các KCN, KCX. * Chính sách cơ bản về đầu tư: - Mở rộng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. Nhà đầu tư được quyền đầu tư trong các lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định mọi hoạt động đầu tư đúng pháp luật. - Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các lợi ích hợp pháp khác của Nhà đầu tư, thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của hoạt động đầu tư. - Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong n ước và đầu tư nước ngoài, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư. - Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Việt Nam là thành viên. - Nhà nước khuy ến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. * Bảo đảm đầu tư: - Nhà nước bảo đảm vốn, tài sản và cả sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư - Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và đư ợc quyền chuyển ra nước ngoài. - Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát. - Bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư trong các trường hợp có thay đổi về pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi cho quyền lợi của nhà đầu tư. - Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà nước. * Giải quy ết tranh chấp và áp dụng luật pháp nước ngoài: - Thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, độc lập không thiên vị (trước đây ở các luật đầu tư cả trong và ngoài nước đều không có quy định này). - Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. - Tranh chấp liên quan giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc với cơ quản lý nhà nư ớc Việt nam được giải quyết thông qua tòa án hoặc trọng tài Việt Nam. - Tranh chấp giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua tòa án, trọng tài Việt nam hoặc tòa án, trọng tài quốc tế do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập. * Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: - Ưu đãi liên quan đến thuế thu nhập DN, thuế XNK bằng hình thức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế. - Ưu đãi về chuyển lỗ, khấu hao TSCĐ, quyền sử dụng đất, thuê đất. * Thủ tục đầu tư: Đơn giản hơn thủ tục đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, thuận tiện cho nhà đầu tư từ khâu cấp phép đến quản lý. - Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn nhỏ hơn 15 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. - Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện: Nhà đầu tư chỉ cần làm thủ tục đầu tư theo mẫu có sẵn tại cơ quan quản lý đầu tư cấp tỉnh trước khi bắt đầu thực hiện đầu tư. - Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn dưới 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư chỉ cần làm thủ tục đầu tư theo mẫu có sẵn để được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan cấp chứng nhận đầu tư nhận được đầy đủ hồ sơ. - Đối với dự án đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên hoặc dưới 300 tỷ đồng thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra (thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp cần thiết thì cũng không quá 45 ngày) để cấp giấy chứng nhận đầu tư. 1. Ưu và nhược của luật đầu tư 2005: * Ưu điểm: - Quyền tự do đầu tư được mở rộng. Nhà đầu tư được đầu tư trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trừ những lĩnh vực cấm và hạn chế. Lĩnh vực hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm phù hợp với cam kết quốc tế. Và các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty không được quyền ban hành các điều cấm và hạn chế đầu tư. - Bổ sung, mở rộng các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp (sáp nhập và mua lại doanh ngh iệp (M&A), hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), góp vốn, mua cổ phần; - Mở rộng loại hình doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài không chỉ được phép thành lập công ty TNHH mà được thành lập mọi loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp); - Luật đưa ra các quy chế khuyến khích ưu đãi đầu tư áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Luật hủy bỏ các rào cản liên quan đến đầu tư như yêu cầu vì tỷ lệ nội địa hóa, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ, phát triển vùng nguyên liệu, định lượng nhập khẩu, xuất khẩu. - Bãi bỏ quy định “một doanh nghiệp nước ngoài, một dự án”; giảm thủ tục gia nhập thị trường, thành lập doanh ngh iệp đối với các nhà đầu tư nước ngoài; - Về giải quyết tranh chấp, theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có quyền đưa các tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có quyền đưa vụ tranh chấp với cơ quan nhà nước Việt Nam ra giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Luật có cải cách đáng kể về thủ tục hành chính đối với đầu tư; phân cấp mạnh mẽ quản lý nhà nước và đầu tư cho địa phương. Quản lý nhà nước về đầu tư chủ yếu dựa vào các quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khoáng sản và các nguồn tài nguyên. - Ngoài các nội dung trên, đối với các hoạt động đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BOT), Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT); đầu tư ra nước ngoài; đầu tư và sử dụng vốn nhà nước, Luật quy định có tính nguyên tắc chung và giao cho chính phủ ban hành. * Nhược điểm: - Cần xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi đơn giản, minh bạch và áp dụng thống nhất cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Có tình trạng dự án treo, chậm thực hiện do khả năng tài chính của Chủ đầu tư mặc dù dự án đầu tư đã được các cơ quan cấp chứng nhận đầu tư thẩm tra, gây thiệt hại cho Nhà nước và công dân các địa phương nơi triển khai dự án, gây lãng phí về quyền sử dụng đất. - Luật đầu tư phân loại hình thức đầu tư bao gồm: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp để làm cơ sở xác định phạm vi đ iều chỉnh của Luật đầu tư. Điều 3 có quy định: “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”, và “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Nhưng trên thực tế rất nhiều nhà đầu tư thông qua hình thức mua cổ phần của một doanh nghiệp lên đến 100% hoặc chi phối doanh nghiệp nhưng vẫn được xếp vào loại hình đầu tư gián tiếp thay vì đầu tư trực tiếp. - Điều 50.1 Luật đầu tư lại quy định nhà đầu tư lần đầu đầu tư vào Việt Nam thì phải có dự án đầu tư. Một số cơ quan nhà nước liên quan viện dẫn đến quy định này và hướng dẫn thêm là nhà đầu tư lần đầu đầu tư vào Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư. Quy định như vậy khiến cho nhà đầu tư nước ngoài nào lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam (kể cả là đầu tư gián tiếp) cũng phải có dự án đầu tư và phải xin giấy chứng nhận đầu tư khiến cho thủ tục đầu tư gián tiếp trở thành thủ tục đầu tư trực tiếp.