Chính sách ngoại thương là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên
tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với
lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn. Chính sách ngoại thương là một hệ thống
chính sách của Nhà nước nó phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời
kỳ. Nó ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất xã hội và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân
vào quá trình phân công lao động quốc tế.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3900 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng chính sách ngoại thương và cán cân thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Tiểu luận
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 1
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
I. Lý thuyết
1. Chính sách ngoại thương
1.1. Chính sách ngoại thương là gì?
Chính sách ngoại thương là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên
tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với
lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn. Chính sách ngoại thương là một hệ thống
chính sách của Nhà nước nó phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời
kỳ. Nó ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất xã hội và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân
vào quá trình phân công lao động quốc tế.
1.2. Vai trò của chính sách ngoại thương trong nền kinh tế
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị
trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và
vươn lên trong hoạt động kinh doanh.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia.
1.3. Một số công cụ thực thi chính sách ngoại thương
1.3.1. Thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định như tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu...
Thuế quan xuất khẩu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và áp dụng với phạm vi hạn
chế và mức thuế suất không cao. Thường áp dụng đối với các mặt hàng truyền thống với
thuế suất không ảnh hưởng đến cung cầu.
Thuế quan nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và sử dụng tương đối phổ
biến ở các nước trên thế giới với các mức thuế suất rất khác nhau đối với từng nhóm hàng
hoá cụ thể và tuỳ theo điều kiện từng nước.
1.3.2. Các biện pháp phi thuế quan
1.3.2.1. Hạn ngạch
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hàng hoá hay một
nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời gian nhất định thường là
một năm đối với một thị trường cụ thể.
Tác động:
Hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá.
Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế
nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa.
Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng nhập khẩu.
Xét về mặt bảo hộ không có sự khác biệt nào giữa thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên sự tác
động của hạn ngạch nhập khẩu khác với sự tác động của thuế quan ở hai mặt. Mức thuế
quan tối thiểu ít nhất cũng mang lại thu nhập cho Chính phủ, có thể cho phép giảm những
loại thuế khác và do đó nó bù đắp một phần nào cho người tiêu dùng trong nước. Trong khi
đó, hạn ngạch nhập khẩu lại đưa lại lợi nhuận có thể rất lớn cho những người may mắn xin
được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.
Hạn ngạch nhập khẩu thường được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt hay sản
phẩm và thị trường đặc biệt. Ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng đối với
4 loại hàng: ô tô 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy, linh kiện điện tử LKD, SKD, nguyên liệu
phụ liệu sản xuất thuốc lá. Để quản lý nhập khẩu các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất
khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theo thời gian nhất
định.
1.3.2.2. Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ trong
nước ra nước ngoài đặc biệt là đối với hàng hoá mới tham gia xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu
có thể được thực hiện bằng cách Nhà nước cấp vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp thông
qua chính sách đầu tư, thực hiện cho vay ưu đãi thông qua chính sách tín dụng hoặc bằng
cách trợ giá.
1.3.2.3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất
khẩu phải hạn chế bớt hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ
áp dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết.
Áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.
1.3.2.4. Các biện pháp hành chính, kỹ thuật hạn chế xuất khẩu
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt
là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường
sinh thái...
Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận
động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới.
Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp
dụng những quy định này.
1.3.2.5. Tín dụng xuất khẩu
Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất
khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường
tín dụng cho hoạt động xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu thường được áp dụng cho các nước
phát triển và áp dụng chủ yếu cho các nhóm hàng thiết bị, máy móc, dây truyền...
1.3.2.6 . Một số biện pháp khác
Giấy phép xuất khẩu
Bán phá giá
Hệ thống thuế nội địa.
Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.
Độc quyền mua bán.
Quy định về chứng thư khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu.
Thưởng xuất khẩu.
Đặt cọc nhập khẩu.
2. Cán cân thương mại
2.1. Phân biệt Cán cân thanh toán và Cán cân thương mại
2.1.1. Cán cân thanh toán (balance of payment) – BOP
Là bản kết toán tổng hợp giá trị bằng tiền của tất cả giao dịch quốc tế của một quốc
gia, bao gồm: giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, và thu nhập từ dịch vụ và đầu tư.
2.1.2. Cán cân thương mại (balance of trade)
Là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Cán cân thương mại ghi
lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời
gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa
chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 4
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng
bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại (CCTM) là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (XK) hàng
hóa (thường tính theo giá FOB) với tổng giá trị nhập khẩu (NK) hàng hóa (thường tính theo
giá CIF) của một nước với nước ngoài trong một thời kì xác định, thường là một năm.
2.2. Bản chất cán cân thương mại
Cán cân thương mại của một quốc gia phản ánh khối lượng xuất nhập khẩu về hàng
hóa và dịch vụ của một quốc gia với các nước khác. Về mặt kinh tế, cán cân thương mại thể
hiện mối quan hệ tương quan giữa việc tăng hay giảm lượng giá trị của một nền kinh tế
nghĩa là nó phản ánh lượng tiền tăng lên hoặc giảm đi của một quốc gia trong một thời gian
nhất định.
Trạng thái của cán cân thương mại thường rơi vào 3 trạng thái. Trạng thái của cán cân
thương mại được dựa vào sự chênh lệch của giá trị giao dịch xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Khi mức chênh lệch là lớn hơn không, thì cán cân thương mại có thặng dư.
+ Khi mức chênh lệch nhỏ hơn không, thì cán cân thương mại có thâm hụt.
+ Khi mức chênh lệch đúng bằng không, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
2.3. Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại
2.3.1. Nhập khẩu
Có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của
nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (Marginal propensity to
import - MPI). MPI là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví
dụ, MPI bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2
đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối
so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
2.3.2. Xuất khẩu
Chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của
nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và
thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường
coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
2.3.3. Tỷ giá hối đoái
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 5
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa
hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền
của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá
hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội
tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất
khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong
khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
2.3.4. Ảnh hưởng của dòng vốn
CCTM là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. CCTM phụ thuộc vào chênh
lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như: FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng
vốn vay thương mại khác.
2.3.5. Ảnh hưởng của thu nhập
Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăng theo.
Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa
từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng theo. Do vậy, CCTM phụ
thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
2.3.6. Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế
Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến CCTM.
Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện CCTM . Các chính sách
liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác sẽ ảnh hưởng mạnh đến CCTM.
Ngoài ra, CCTM còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công
nghiệp của quốc gia.
2.3.7. Tỷ lệ trao đổi
Tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hóa nhập khẩu
với giá xuất khẩu của nước đó. Nói cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.
Do đó, tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến CCTM.
2.3.8. Phá giá tiền tệ
Phá giá (hay nâng giá) là giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái được chính phủ ủng hộ.
Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc gia. Do đó,
tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của CCTM .
Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng như:
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 6
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
+ Các chính sách của chính phủ đối với thương mại.
+ Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài.
+ Các chu kỳ kinh tế của quốc gia và thế giới.
2.4. Tác động của cán cân thương mại đến nền kinh tế
Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng:
- Xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế.
- Số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ.
2.4.1 Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng
Bảng dưới đây trình bày một nền kinh tế với các bộ phận cấu thành ban đầu như một
nền kinh tế đóng, sau đó bổ sung xuất khẩu, nhập khẩu cho nền kinh tế mở.
- Cột 1 là mức GDP ban đầu trong nền kinh tế đóng.
- Cột 2 là cầu trong nước bao gồm tổng tiêu dùng (C), đầu tư (I) và mua hàng hóa, dịch
vụ của chính phủ (G).
- Cột 3 là xuất khẩu và vì xuất khẩu phụ thuộc tình hình kinh tế của các nước bạn hàng
nên giả định nó không thay đổi.
- Cột 4 là nhập khẩu, nhập khẩu chủ yếu phụ thuộc GDP nên giả định nó luôn bằng 10%
GDP.
- Giá trị xuất khẩu ròng tại cột 5 bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, nó mang giá trị dương
nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại, sẽ mang giá trị âm.
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 7
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
- Sau khi cộng giá trị đóng góp của xuất khẩu ròng vào cầu nội địa để tạo thành tổng chi
tiêu và chính là tổng cầu ta được giá trị ghi tại cột 6.
Hình vẽ sau minh họa cho ví dụ với các thông số trong bảng trên. Trong đó các kí hiệu:
- C (consumption) là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
- I (gross investment) là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được
coi là tiêu dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính
đầu cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
- G (government spending) là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền).
Quan hệ của phần này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả
dụng (có thể đem đi tiêu).
- X (Net Export) là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế.
Nền kinh tế mở đạt mức cân bằng khi tổng chi tiêu bằng GDP nghĩa là đường tổng chi
tiêu cắt đường phân giác OO' (ứng với mức GDP ban đầu là 35 tỷ USD). Đó chính là điểm
E trên đồ thị bên phải. Ở điểm này cầu nội địa chỉ có 31,5 tỷ USD nhưng cầu về xuất khẩu
ròng (khoảng cách giữa đường C+G+I+X và đường C+G+I) là 3,5 nên tổng chi tiêu là 35 tỷ
USD và đúng bằng GDP.
Như vậy nền kinh tế mở có thể đạt mức sản lượng cân bằng ở mức xuất khẩu ròng
khác 0. Tại điểm có mức xuất khẩu ròng bằng 0 (đường C+G+I cắt đường C+G+I+X), tổng
cầu trong nước bằng với tổng cầu và đều bằng 63 tỷ USD. Về phía bên trái điểm này, cầu
xuất khẩu ròng luôn dương, tổng cầu nội địa nhỏ hơn tổng chi tiêu và ở bên phải, cầu xuất
khẩu ròng luôn âm, tổng cầu nội địa lớn hơn tổng chi tiêu.
2.4.2. Số nhân trong nền kinh tế mở
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 8
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Trong đồ thị trên, độ dốc của đường tổng chi tiêu C+I+G+X nhỏ hơn độ dốc của
đường cầu nội địa C+G+I, điều đó là do sự "rò rỉ" qua nhập khẩu. Giả sử nền kinh tế có xu
hướng tiêu dùng cận biên (marginal propensity to consume - M PC) là 0,75 thì khi GDP tăng
100 USD, chi cho tiêu dùng tăng 75 USD. Nhưng cũng theo giả định trong ví dụ này, xu
hướng nhập khẩu biên MPZ là 0,10 (nhập khẩu luôn bằng 10% GDP) nên chi tiêu cho nhập
khẩu cũng tăng 10 USD. Do đó chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước chỉ còn tăng 65
USD mà thôi. Chính vì thế độ dốc của đường chi tiêu giảm từ 0,75 xuống còn có 0,65. Tác
động của "rò rỉ" qua nhập khẩu có tác động mạnh đến số nhân của nền kinh tế. Trong nền
kinh tế đóng, số nhân là 1/(1-M PC) còn trong nền kinh tế mở, do sự rò rỉ qua nhập khẩu, số
nhân chỉ còn 1/(1-(MPC-M PZ)). Khi không có ngoại thương, với MPC bằng 0,75 thì số
nhân là 1/(1-0,75) = 4; khi có ngoại thương số nhân chỉ còn 1/(1-(0,75-0,10)) = 2.857.
Những nền kinh tế nhỏ hầu hết đều rất mở, do vậy tác động của nhập khẩu đến số nhân của
nền kinh tế đặc biệt quan trọng. Từ ví dụ trên có thể dễ dàng suy ra nếu xu hướng nhập khẩu
biên là 0,75 thì số nhân là 1 nghĩa là hiệu ứng số nhân đã bị triệt tiêu hoàn toàn bởi rò rỉ qua
nhập khẩu.
II. Thực trạng và nguyên nhân tại Việt Nam
1. Thực trạng chính sách ngoại thương ở Việt Nam
1.1. Các biện pháp thuế quan
Nhìn chung chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh
hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các
hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan
được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập
kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định
đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên
minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách
thuế quan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thị
trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài. Theo đó, Việt Nam cam
kết ràng buộc trong WTO như sau:
Một số mặt hàng đang có mức thuế cao từ trên 20% sẽ được cắt giảm thuế ngay sau khi
gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: Hàng dệt
may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị - điện tử.
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 9
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế
(chiếm 35,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng
3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao
hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của biểu thuế),
chủ yếu là đối với các nhóm hàng như: Xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương
tiện vận tải…
Việt Nam cũng cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành
mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may
và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là các thiết bị máy bay,
hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian ân hạn để giảm thuế từ 3 – 5 năm.
Trong các hiệp định trên, ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc
diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 – 5 năm. Như vậy, các sản phẩm
điện tử như: Máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số….sẽ đều có
thuế suất 0% sau 3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng: Đường,
trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Riêng muối là mặt hàng WTO không coi là nông sản, do
vậy thường không được áp dụng công cụ hạn ngạch thuế quan nhưng ta kiên quyết giữ để
bảo vệ lợi ích của diêm dân. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương
đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40 – 50%, thuốc
lá 30%, muối ăn 30%). Ta cũng cam kết tham gia đầy đủ 3 thoả thuận tự do hoá theo ngành
gồm: Ngành công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế và tham gia một phần với các thoả
thuận ngành máy bay, hoá chất, thiết bị xây dựng… sau 3 – 5 năm.
1.1.1. Đối với thuế xuất khẩu
WTO không có nội dung nào yêu cầu cam kết về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số
thành viên (chủ yếu là các nước phát triển) yêu cầu cắt giảm tất cả thuế xuất khẩu, đặc biệt
đối với phế liệu kim loại màu và kim loại đen vào thời điểm gia nhập.
1.1.2. Đối với thuế nội địa
Việt Nam cam kết thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia trong vòng 3 năm
kể từ khi gia nhập. Tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ
chịu mức thuế tuyệt đối tính theo lít của rươu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần
trăm. Đối với bia trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập sẽ áp dụng một mức thuế phần trăm
chung, không phân biệt hình thức đóng gói, bao bì.
CHĐ3K22 – NHÓM 5 Trang 10
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
1.1.3. Về thuế nhập khẩu
M ức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn
20,9% thực hiện trong 5 – 7 năm. Cụ thể, có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm,
chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền
kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô – xe máy…vẫn duy trì được
mức bảo hộ nhất định.
Thuận lợi và hạn chế trong chính sách thuế xuất nhập khẩu VN hiện nay
Thuận lợi
Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã có nhiều thay đổi căn bản và
hoàn thiện hơn nhiều so với trước đây. Cụ thể:
B