Tiểu luận Thực trạng cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại ở nước ta

Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hội nhập với nền kinh tế khu v ực và thế giới, một nhiệm vụ đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam là phải nâng cao nội lực để sẵn sàng đương đầu với những th ử thách trước mắt. Một trong những biện pháp hữu hiệu đang được áp dụng rộng rãi đó chính là tiến hàng Cổ phần hóa; trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước đặc biệt được chú trọng vì vai trò chủ đạo của nó. Vấn đề cổ phần hóa trong khu vực kinh tế quốc doanh đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết trong đó cổ phần hóa trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại Nhà nước xem ra là gặp nhiều khó khăn nhất. Mục đích cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước là nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công ngh ệ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn; tăng cường năng lực tài chính bảo đảm an toàn hoạt động và phát triển của ngân hàng; nâng cao sức cạnh tranh của của các ngân hàng thương mại nhà nước trong điều kiện hội nh ập kinh tế quốc tế. Trong phạm vi đề tài này, sẽ đi vào phân tích thực trạng cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại ở nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp đề việc cổ phần hóa trong lĩnh vực này đạt hiệu quả.

pdf21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 1 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 Tiểu luận Thực trạng cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại ở nước ta Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 2 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 A. LỜI MỞ ĐẦU  Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hội nhập với nền kinh tế khu v ực và thế giới, một nhiệm vụ đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam là phải nâng cao nội lực để sẵn sàng đương đầu với những thử thách trước mắt. Một trong những biện pháp hữu hiệu đang được áp dụng rộng rãi đó chính là tiến hàng Cổ phần hóa; trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước đặc biệt được chú trọng vì vai trò chủ đạo của nó. Vấn đề cổ phần hóa trong khu vực kinh tế quốc doanh đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết trong đó cổ phần hóa trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại Nhà nước xem ra là gặp nhiều khó khăn nhất. Mục đích cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước là nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn; tăng cường năng lực tài chính bảo đảm an toàn hoạt động và phát triển của ngân hàng; nâng cao sức cạnh tranh của của các ngân hàng thương mại nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong phạm vi đề tài này, sẽ đi vào phân tích thực trạng cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại ở nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp đề việc cổ phần hóa trong lĩnh vực này đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Cô. Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 3 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 1. Những thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam. Có Sự trưởng thành và lớn mạnh của các ngân hàng thương mại Nhà nước. - Với thị phần tín dụng hơn 70%/tổng số ở trên thị trường trong nước, mỗi năm các NHTMNN đã đóng góp một lượng vốn quan trọng (70-80 ngàn tỷ đồng) cho phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế nước ta. - Đa dạng hóa nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú cho các khách hàng thông qua bảng 1 : Tổng hợp tình hình hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP.HCM 2001 - 2004 dưới đây: (Đơn vị tính : Tỷ VNĐ, triệu USD) Dịch vụ ngân hàng 2001 2002 2003 2004 1. Dịch vụ huy động vốn - Tổng huy động vốn 65.716 85.996 114.572 150.337 - Tốc độ tăng trưởng 16,9% 30,9% 33,2% 31,2% 2. Dịch vụ tín dụng - Dư nợ cho vay 56.189 74.243 101.006 136.624 - Tốc độ tăng trưởng 17,5% 32,1% 36,0% 35,3% 3. Dịch vụ thanh toán - Khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt 870.744 1.112.312 1.118.012 1.750.600 Trong đó : Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 4 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 + Thanh toán thẻ (VNĐ, ngoại tệ quy VNĐ) 204 7.900 9.039 11.430 + Thanh toán Sec 2.948 4.480 5.921 9.450 + UNT 33.269 43.035 35.641 44.064 + UNC 648.244 846.509 807.072 1.170.871 + Khác 156.079 197.689 260.339 514.785 + Số lượng tài khoản cá nhân 114.000 150.000 205.000 447.845 + Số dư tiền gửi tài khoản cá nhân 1.560 2.988 3.867 8.759 4. Dịch vụ ngoại hối - Doanh số mua ngoại tệ 6.834 7.175 9.214 13.924 - Doanh số bán ngoại tệ 6.607 7.008 8.198 13.048 - Thanh toán mậu dịch + Hàng nhập 5.098 5.177 6.944 9.016 + Hàng xuất 4.487 4.335 4.999 6.199 - Thanh toán phi mậu dịch + Thu 5.152 4.533 5.286 6.708 + Chi 3.672 2.937 3.780 5.340 - Kiều hối 829 1.057 1.690 1.891 - Thu đổi ngoại tệ 906 1.283 1.324 1.537 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước TP.Hồ Chí Minh 2001-2004. Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 5 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 a. Dịch vụ huy động vốn: Các NHTM đã có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú, với nhiều tiện ích như: Gửi 1 nơi rút nhiều nơi, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, chuyển khoản dễ dàng, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện,… thu hút ngày càng khách hàng và người dân đến gửi tiền. Năm 2004 huy động vốn của các NHTM trên địa bàn đạt 150.337 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2003 và tăng 129% so với năm 2001. b. Dịch vụ tín dụng: Các NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng phát triển với nhiều hình thức tín dụng như: tín dụng kích cầu, tín dụng tiêu dùng, tín dụng phục vụ phát triển nông thôn; đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư với nhiều hình thức đầu tư như: cho vay trực tiếp, tài trợ dự án, góp vốn, đầu tư các loại giấy tờ có giá,… Kết quả năm 2004 hoạt động tín dụng đạt 136.624 tỷ đồng, tăng 35,3% so với năm 2003 và tăng 143% so với năm 2001 . c. Dịch vụ thanh toán: Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán đã tạo ra khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và bảo mật và thu hút nhiều tổ chức kinh tế, khách hàng quan hệ giao dịch và thanh toán với ngân hàng. Tổng số lượng tài khoản cá nhân năm 2004 đạt 447.845 tài khoản, tăng gần 4 lần so với năm 2001, tốc độ mở rộng và phát triển tài khoản cá nhân trên địa bàn ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng phát triển. d. Dịch vụ ngoại hối: Năm 2004, kết quả hoạt động ngoại hối như sau: - Tổng doanh số mua ngoại tệ đạt 13.924 triệu USD, tăng 47,7% so với năm 2003 và tăng 2 lần so với năm 2001. - Tổng doanh số bán ngoại tệ đạt 13.048 triệu USD, tăng 47% so với năm 2003 và tăng 97% so với năm 2001. - Thanh toán mậu dịch: Thanh toán hàng nhập đạt 9.016 triệu USD, tăng 32,4% so với năm 2003; thanh toán hàng xuất đạt 6.199 triệu USD, tăng 27,4% so với năm 2003. Bội chi thanh toán mậu dịch là : 2.817 triệu USD. - Thanh toán phi mậu dịch: Tổng thu đạt 6.708 triệu USD, tăng 19,1% so với năm 2003; tổng chi đạt 5.340 triệu USD, đạt 42,2% so với năm 2003. Bội thu thanh toán phi mậu dịch là 1.368 triệu USD. e. Dịch vụ ngân quỹ: Hoạt động dịch vụ ngân quỹ của các NHTM trên địa bàn ngày càng phát triển. Các NHTM tổ chức thu, chi hộ trực tiếp tại các công ty, tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho khách hàng tiết kiệm thời gian và an toàn hơn trong việc thu chi. f. Dịch vụ khác. Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 6 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 Dịch vụ ngân hàng điện tử (home banking, internet banking, ebanking,…), thẻ ngân hàng (ATM),… Sự phát triển các loại hình dịch vụ này sẽ tạo nhiều thuận lợi, tiện ích và an toàn cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khác trong nền kinh tế phát triển như: hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch dịch vụ,… - Việt Nam đã thiết lập được các quan hệ về chính trị, kinh tế, ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như :hội nhập ASEAN, tham gia AFTA, ASEM, trở thành thành viên thứ 150 của WTO: tạo điều kiện để ngành ngân hàng học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước trong quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, tiếp thu trình độ quản lý, công nghệ của các quốc gia phát triển, các nước NICS. - Hệ thống ngân hàng trong nước phát triển với đội ngũ nhân viên trẻ năng động có nhiều tiềm năng, công nghệ thanh toán ngân hàngg không ngừng đuợc cải tiến theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật thông tin, hàng loạt các dịch vụ ngân hàng hiện đại như : e- banking, phone banking, internet banking đã nhanh chóng triển khai tại một số ngân hàng. - Thị trường chứng khoán là sàn giao dịch tốt cho hoạt động chào bán cổ phiếu, trái phiếu huy động vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước ra cho công chúng, các nhà đầu tư chiến lược…-.> thúc đẩy hoạt động cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước diễn ra nhanh chóng. 2. Những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam. a. Chính sách nhà nước. Xu hướng tất yếu khách quan ngày nay là hòa nhập kinh tế toàn cầu, gắn liền với quá trình tự do hóa thương mại và dòng vốn lưu chuyển không biên giới. Nếu tách biệt ra khỏi quá trình này, một quốc gia không thể đạt được sự phát triển cao và bền vững. Do đó để thu hút các nguồn lực từ bên trong cũng như bên ngoài vào phát triển nền kinh tế, nhà nước bắt buộc phải thay đổi. Từng bước xóa bỏ dần sự bảo hộ của nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, đối xử ngang nhau cho mọi thành phần kinh tế. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng như sau: Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 7 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 - Các tổ chức tín dụng nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài; công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Kể từ ngày 01/04/2007, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. - Các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được phép cung ứng hầu hết các loại hình dịch vụ ngân hàng theo mô tả trong Phụ lục về dịch vụ tài chính ngân hàng kèm theo Hiệp định GATS như cho vay, nhận tiền gửi, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại tệ, các công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ phái sinh, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, cung cấp dịch vụ thanh toán, tư vấn và thông tin tài chính. - Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi VNĐ không giới hạn từ các pháp nhân. Việc huy động tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt Nam sẽ được nới lỏng trong vòng 5 năm theo lộ trình sau:  Ngày 1 tháng 1 năm 2007: 650% vốn pháp định được cấp.  Ngày 1 tháng 1 năm 2008: 800% vốn pháp định được cấp.  Ngày 1 tháng 1 năm 2009: 900% vốn pháp định được cấp.  Ngày 1 tháng 1 năm 2010: 1000% vốn pháp định được cấp.  Ngày 1 tháng 1 năm 2011: Đối xử quốc gia đủ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh, nhưng được giành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc đầy đủ trong việc thiết lập và vận hành hoạt động các máy rút tiền tự động. Các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép phát hành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Một ngân hàng thương mại nước ngoài có thể đồng thời mở một ngân hàng con và các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam; Các điều kiện cấp phép đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ dựa trên các qui định an toàn và giải quyết các vấn đề như tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán và quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, các tiêu chí đối với chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ chế quản lý đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm yêu cầu về vốn tối thiểu, theo thông lệ quốc tế đã được chấp nhận chung. Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 8 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 Các ngân hàng nước ngoài có thể tham gia góp vốn liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ góp vốn không vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh; Tổng mức góp vốn mua cổ phần của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có qui định khác hoặc được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Để thu hút được các ngân hàng lớn, có uy tín vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, trong cam kết cũng đã đưa ra yêu cầu về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài muốn thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam (cam kết này cũng đã được thể chế hoá trong Nghị định số 22 ban hành ngày 28/02/2006), cụ thể để mở một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm xin mở chi nhánh; mức yêu cầu tổng tài sản có đối với việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng con 100% vốn nước ngoài của ngân hàng nước ngoài là trên 10 tỷ đô la Mỹ; đối với việc xin phép mở công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc công ty cho thuê tài chính liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài phải có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la vào cuối năm trước thời điểm xin phép. b. Bản thân nội tại của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam. Việt Nam đi lên từ các nền kinh tế chuyển đổi, thói quen trong chờ vào ngân sách nhà nước cấp phát cho các ngân hàng nhà nước. Việc cấp những khoản tín dụng có vấn đề tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước mà bản thân các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả gây thất thoát một số lượng lớn của nhà nước. Đó chính là mối quan hệ tam giác Nhà nước – doanh nghiệp nhà nước – ngân hàng thương mại nhà nước cực kỳ khó khăn. Chất lượng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay cũng là một điểm yếu. Ví dụ nhu cầu sử dụng thẻ ATM trong dân chúng ngày càng tăng nhưng dịch vụ này chưa thỏa mãn hết nhu cầu của khách hàng cụ thể ở những điểm như sau: - Máy ATM thỉnh thoảng ngừng cung cấp dịch vụ. Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 9 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 - Trường hợp có sự cố xảy ra đối với hệ thống máy rút tiền tự động khách hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản mà không có khả năng chứng minh việc mất tiền của mình. - Mật khẩu khi sử dụng thẻ ATM chỉ có 6 con số nên rủi ro cao nếu như người sử dụng bị mất thẻ. - Hầu hết hệ thống máy rút tiền tự động chưa được trang bị hiện đại chỉ có thể rút tiền chứ khách hàng không thể nạp tiền trực tiếp vào máy mà phải nộp trực tiếp tại ngân hàng mình có thẻ ngoại trừ ngân hàng Đông Á. - Việc chuyển tiền từ thẻ ATM của các ngân hàng khác nhau đều phải tốn một khoản phí nhất định và phải làm thủ tục tại ngân hàng. - Tốc độ liên kết hoàn hảo giữa các ngân hàng còn quá thấp -> thẻ ATM chưa có thể rút được tiền ở bất kỳ máy nào rút tiền nào cũng được. - Hiện tượng các máy rút tiền tự động nuốt thẻ của khách hàng trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn và tổn thất cho khách hàng. - Hệ thống máy rút tiền tự động chỉ cho rút tiền VND. Ở các nước phát triển máy rút tiền có khả năng đổi tiền nội tệ thành đồng tiền ngoại tệ mạnh phục vụ cho các khách du lịch. Cơ chế lãi suất của Ngân hàng trung ương vẫn chưa có hiệu lực -> cần phải làm sao cho nó theo thông lệ quốc tế, theo quy luật của thị trường tiền tệ. Sắp xếp lại để tạo hiệu ứng lan truyền, truyền tải tới thị trường. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh ROA, ROE, CAR…chưa đạt chuẩn quốc tế, rủi ro trong công tác thẩm định cho vay vốn dẫn đến nợ xấu cao. Một ngân hàng được coi là hoạt động có hiệu quả khi suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tối thiểu phải đạt từ 0,9-1% và được coi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (CAR) phải đạt tối thiểu 8%. Thế nhưng, năm 2003, ROA của bốn ngân hàng thương mại nhà nước (chiếm hơn 70% thị phần huy động vốn và tín dụng) chỉ khoảng 0,3%, hệ số đủ vốn vào cuối năm 2004 chưa vượt con số 5%. Nếu trích dự phòng rủi ro đầy đủ thì hai chỉ số này chắc chắn sẽ âm. Không những hoạt động kém hiệu quả, vấn đề chất lượng tín dụng và nợ xấu cũng là điều đáng báo động. Tuy tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ là 2,85%, nhưng theo đánh giá của IMF và WB tại Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng cũng Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 10 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 như các chuyên gia nghiên cứu độc lập thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam phải chiếm từ 15-30% (con số tuyệt đối từ 45.000-90.000 tỉ đồng), cao hơn vốn điều lệ của các ngân hàng rất nhiều. Quy định về chuyển nợ quá hạn theo Quy chế cho vay 1627 của Ngân hàng Nhà nước, ban hành từ năm 2001, nhưng mãi vẫn chưa thực hiện được. Gần đây, người ta đã kỳ vọng rất nhiều vào Quy chế phân loại nợ, Quy chế phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro được Ngân hàng Nhà nước ban hành vào đầu năm 2005 sẽ cho ra một kết quả phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng. Nhưng, sau khi phân loại nợ theo quy chế này, tỷ lệ nợ xấu lại giảm đi. Rủi ro trong công tác cho vay dẫn đến nợ tồn đọng khó có khả năng thu hồi lớn cũng như uy tín bị giảm sút nghiêm trọng trong các ngân hàng thương mại nhà nước lớn thể hiện ở chỗ. Công tác thẩm định dự án dễ dãi sa sút về đạo đức, thiếu trách nhiệm, tiêu cực của cán bộ tín dụng, buông lỏng quản lý đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu kém, vốn nhỏ bé trong đó nhà, cửa đất đai lại chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền quản lý nhưng để có vốn hoạt động họ đã nâng khống vốn tự có rồi lập nhiều dự án, có cả dự án thuộc lĩnh vực mà họ chưa từng có kinh nghiệm để đi vay. Thực tế, nhiều tổ chức tín dụng không những đã quyết định cho vay mà còn nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Một số trường hợp do tranh chấp dẫn đến không bán được tài sản. Lợi dụng sơ hở của tổ chức tín dụng, họ đã dùng các giấy tờ có liên quan đến tài sản đó làm bảo đảm tiền vay để đi vay. Mục đích của họ là thông qua việc vay vốn của tổ chức tín dụng để chuyển đổi từ tài sản bằng hiện vật sang tài sản bằng tiền mà không phải tốn kém thời gian công sức cho việc tranh chấp do bán tài sản. Do chủ quan, chỉ căn cứ vào các giấy tờ có liên quan rồi quyết định cho vay nên hậu quả là vốn vay bị sử dụng sai mục đích, muốn thu nợ ngân hàng chỉ còn cách phải xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, do không bán được, nên tài sản bị xuống cấp, mất giá gây thiệt hại cho ngân hàng. Do đặc thù của loại hình ngân hàng là tính rủi ro cao, thiệt hại cho vay là không thể tránh khỏi, thậm chí có trường hợp phải chấp nhận như rủi ro, tổn thất do thiên tai, dịch bệnh gây ra ví dụ như dịch cúm gia cầm đã gây chao đảo cho những nhà chăn nuôi vay vốn từ các nguồn vay tín dụng, khủng hoảng tiền tệ của một nước có thể lan sang các nước trong khu vực và thế giới… Tiểu luận tài chính tiền tệ GVHD: GS.Bình Minh Page 11 of 21 Nhóm 3 Cao học K16 Đêm 5 Một số nơi không những chưa quan tâm đến xử lý cá nhân có sai phạm mà còn lạm dụng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro. Phổ biến nhất là: khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp chưa bị giải thể, phá sản nhưng nợ tồn đọng của họ tại ngân hàng lại được xử lý rủi ro đưa ra khỏi nội bảng; vì vậy, không những sai quy định, phản tác dụng mà còn làm phát sinh tâm lý ỷ lại. Chính điều này, đã làm cho một số cán bộ có sai phạm chủ quan, chưa tích cực tìm biện pháp để khắc phục hậu quả do họ đã gây ra mà thường chờ đợi sự cứu giúp từ cấp trên. Vì thế, khoản vay này chưa khắc phục được thì khoản vay khác cũng sai phạm tương tự lại tiếp tục phát sinh làm cho tỷ lệ nợ xấu thực chất chiếm trong tổng dư nợ của một số tổ chức tín dụng luôn ở mức cao hơn rất nhiều so với mức cho phép. Xác định giá trị ngân hàng để xem sở hữu nhà nước còn nắm bao nhiêu trong ngân hàng. Nếu nợ xấu nhiều sẽ phải trừ khỏi giá trị doanh nghiệp và có thể Nhà nước sẽ mất vốn, thiệt đấy nhưng đây là hướng phát triển tất yếu để tăng khả năng huy động vốn trong công chúng, để kinh tế phát triển. Không thể trông chờ vào Nhà nước mãi được, không có Nhà nước nào lo vốn được cho các ngân hàng thương mại. Định giá doanh nghiệp là công việc phức tạp nhất trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại nhà nước thể hiện thông qua những khó khăn dưới đây: - Việc xử lý nợ khó đòi: nợ khó đòi phải loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần. Nếu việc xác định nợ khó đòi theo các chuẩn mực quốc tế của một ngân hàng thương mại nào đó quá cao (chẳng hạn tới 20 - 30%) thì có còn hấp dẫn nhà đầu tư và liệu chủ sở hữu nhà nước có chấp nhận ? - Giá trị ngân hàng thương mại được cổ phần hóa có thể tăng thêm khi đánh giá lại tài sản cố định mà trước hết là nhóm bất động sản. Giá trị còn lại sau khi k
Luận văn liên quan