Tiểu luận Thực trạng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Than Uyên – Lai Châu

Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN) đã khẳng định: Khiếu nại, tố cáo (KNTC) là một trong các quyền cơ bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào. Luật KNTC đã cụ thể hóa các quyền KNTC của công dân thành những chế độ được thực thi trên thực tế (Luật KNTC đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 2/2/1998, sửa đổi bổ sung năm 2004). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân thực hiện quyền KNTC của mình cũng như các cơ quan nhà nước, trong đó các thanh tra các cấp, thanh tra cấp huyện đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tiếp dân, giải quyết KNTC theo thẩm quyền quy định của pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. Giải quyết KNTC đúng quy định của pháp luật thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước ta. Những quyết định hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước hoặc công dân bị xử lý nghiêm minh thì quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố ngày một vững chắc, dân chủ được phát huy, tính tích cực sáng tạo của nhân dân được nâng cao. Trong những năm qua thông qua công tác tiếp dân, nỗ lực giải quyết KNTC của các cấp, các ngành nói chung, huyện Than Uyên nói riêng đã phát huy được tính dân chủ trong đời sống xã hội, phát hiện ra nhiều tiêu cực, những bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, các hoạt động. Các hoạt động này đã góp phần khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát về cho Nhà nước, tập thể và công dân bị chiếm đoạt trái phép, xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm, nghiêm khắc với những kẻ lợi d ụng dân chủ trong KNTC để trục lợi, kiến nghị các giải pháp, bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách cho Nhà nước, địa phương, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước.

pdf22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Than Uyên – Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………………… TIỂU LUẬN Thực trạng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Than Uyên – Lai Châu Lời nói đầu Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CHXHCNVN) đã khẳng định: Khiếu nại, tố cáo (KNTC) là một trong các quyền cơ bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào. Luật KNTC đã cụ thể hóa các quyền KNTC của công dân thành những chế độ được thực thi trên thực tế (Luật KNTC đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 2/2/1998, sửa đổi bổ sung năm 2004). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để công dân thực hiện quyền KNTC của mình cũng như các cơ quan nhà nước, trong đó các thanh tra các cấp, thanh tra cấp huyện đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tiếp dân, giải quyết KNTC theo thẩm quyền quy định của pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. Giải quyết KNTC đúng quy định của pháp luật thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước ta. Những quyết định hành vi trái pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước hoặc công dân bị xử lý nghiêm minh thì quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước được củng cố ngày một vững chắc, dân chủ được phát huy, tính tích cực sáng tạo của nhân dân được nâng cao. Trong những năm qua thông qua công tác tiếp dân, nỗ lực giải quyết KNTC của các cấp, các ngành nói chung, huyện Than Uyên nói riêng đã phát huy được tính dân chủ trong đời sống xã hội, phát hiện ra nhiều tiêu cực, những bất cập, kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, các hoạt động. Các hoạt động này đã góp phần khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thu hồi tiền, tài sản bị thất thoát về cho Nhà nước, tập thể và công dân bị chiếm đoạt trái phép, xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm, nghiêm khắc với những kẻ lợi dụng dân chủ trong KNTC để trục lợi, kiến nghị các giải pháp, bổ sung sửa đổi cơ chế chính sách cho Nhà nước, địa phương, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những việc đã làm được trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC thì trong công tác này ở địa bàn huyện Than Uyên vẫn còn bộc lộ những bất cập, hạn chế đó là: Việc tổ chức tiếp dân ở một số phòng ban chuyên môn, cơ sở xã thị trấn còn chạy theo hình thức chưa tuân thủ các quy trình tiếp công dân, giải quyết KNTC một số nơi chưa đúng pháp luật hoặc giải quyết qua loa đại khái, kéo dài thời hạn giải quyết và né tránh, đùn đẩy giải quyết đơn thư gây ra những điểm “nóng” trong giải quyết KNTC, xử lý tình trạng những kẻ lợi dụng KNTC để vu cáo bôi nhọ chính quyền, những kẻ kích động lôi kéo quần chúng nhân dân nên cá biệt ở một số xã bất ổn do khiếu kiện gây ra. Xuất phát từ tình hình đó, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trường Cán bộ thanh tra, và những kiến thức tiếp thu được, em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu ” Do thời gian nghiên cứu đề tài cũng như hiểu biết và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trường cán bộ thanh tra và sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để em hoàn thành bản tiểu luận này! Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 15 tháng 08 năm 2006 Học viên Nguyễn Xuân Trường I. Đặc điểm chung Than uyên mang nét đặc thù của huyện miền núi vùng cao Tây Bắc, nằm men theo chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, địa hình chia cắt bởi nhiều suối nhỏ và có một con sông chính là sông Nậm Mu. Là nơi sinh sống của 7 dân tộc: Thái, Kinh, H’mông, Dáy, Lào, Khơ mú, Dao. Kinh tế huyện thuần nông với tập quán canh tác lâu đời trên đất dốc của đồng bào dân tộc, hệ thống giao thông quốc lộ 32 chạy dọc theo huyện và quốc lộ 279 cắt ngang nối liền với các tỉnh bạn Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Ngoài ra, còn có hệ thống đường liên xã với 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. nhờ có điều kiện địa lý, đặc biệt nhờ hệ thống suối, sông có lưu vực cao nên trên con sông Nậm Mu đang diễn ra công tác xây dựng 2 đập thủy điện lớn: Bản Chát, Huội Quảng trong hệ thống thuỷ điện quốc gia Tà Pú – Sơn La, những lợi ích tích cực của việc xây dựng hệ thống thủy điện cùng với thế mạnh các sản phẩm từ cây trồng nông nghiệp, công nghiệp hứa hẹn kinh tế huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ, các nguồn thu được đa dạng từ kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển kinh tế và sự quan tâm đầu tư đồng đều của Nhà nước từ các chương trình theo QĐ 186/CP, 135/CP, đầu tư tái định cư thủy điện làm cho diện mạo nông thôn Than Uyên ngày càng được đổi mới, có cơ sợ hạ tầng thủy điện, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá và các công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên mặt trái của quá trình phát triển, ảnh hưởng không tốt như việc xây dựng thủy điện đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, các vấn đề nảy sinh từ việc mở rộng các tuyến quốc lộ, hệ thống đường nội thị đã làm phát sinh những tiêu cực, bất cập của cơ chế, chính sách trong giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân, cấp đất, mua bán đất đai trái phép, không đúng thẩm quyền, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản,…Từ các vấn đề này phát sinh khiếu nại, tố cáo. Nếu giải quyết không tốt dễ trở thành điểm nóng, ảnh hưởng đến các chương trình, công trình quốc gia, huyện, tỉnh. Từ đặc điểm trên Huyện ủy, HĐND, UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là cơ quan Thanh tra huyện trong công tác tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, triệt để trên địa bàn không để phát sinh điểm “nóng” về KNTC làm ảnh hưởng đến tình hình chung của huyện, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế – xã hội không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống cho nhân dân. II. Thực trạng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện. 1. Nhận định chung Những năm gần đây, các ngành, các cấp chính quyền địa phương huyện Than Uyên đã quan tâm chú trọng đến công tác tiếp dân, giải quyết KNTC đồng thời với việc đa dạng hóa hình thức và tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nên tình hình khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Than Uyên đã được giải quyết tương đối triệt để, kịp thời ngăn chặn tình trạng điểm nóng đơn thư. Các nội dung đơn thư tập trung trên địa bàn 2 thị trấn: Thị trấn Nông Trường, thị trấn Huyện, xã Mường Kim, Mường Khoa, Tà Hừa,…. Trong đó, 60% chính sách đền bù và đất đai, còn lại là các nội dung khác. Các cơ quan chức năng đã xem xét giải quyết kịp thời đạt được kết quả cao trong. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn thư có quá trình giải quyết kéo dài, điển hình như : Vụ việc các hộ dân khu chợ thị trấn Nông Trường mượn đất chợ kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất do mở rộng quốc lộ 32, khi giải phóng mặt bằng đòi yêu cầu bồi thường đất thổ cư ; các hộ dân khiếu kiện về cấp nhà thuộc dự án đường nội thị thị trấn Than Uyên; các cán bộ hưu trí khiếu kiện về thông báo dừng cấp lương hưu của BHXH tỉnh Lai Châu. Việc giải quyết kéo dài xuất phát từ một số nguyên nhân như: Nội dung khiếu kiện phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, cơ chế chính sách trong đền bù còn có nhiều bất cập trong việc xác định nguồn gốc đất, cấp nhà xây dựng, bên cạnh đó người đi khiếu kiện chưa thông hiểu chính sách pháp luật, cố chấp, bị kẻ xấu lôi kéo, xúi giục,… dẫn đến đơn thư khiếu kiện vượt cấp, ảnh hưởng đến tình hình chung của địa phương. 2. Kết quả tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo Thấy rõ được vai trò quan trọng trong việc tổ chức tiếp dân và giải quyết đơn thư, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn; vụ việc phát sinh đến đâu tập trung giải quyết dứt điểm đến đó, không để phát sinh thành điểm nóng, hạn chế công dân khiếu kiện vượt cấp. 2.1. Công tác tiếp dân Tổ chức công tốt công tác tiếp dân là một việc làm cụ thể thể hiện quan điểm “Dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta, nơi tiếp dân là nới mà cán bộ, thủ trưởng các cấp nhận được các thông tin phản hồi về công việc, chính sách đã triển khai đến dân hiệu quả và những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của nhân dân thông qua đó để có những chính sách, cơ chế quản lý phù hợp và hiệu quả hơn. Việc tiếp dân là một khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, đóng vai trò không nhỏ vào hiệu quả giải quyết KNTC. Do vậy làm tốt khoản này tức là đã làm tốt một bước quan trọng trong giải quyết đơn thư. Với ý nghĩa quan trọng đó nên HĐND – UBND huyện, UBND các xã thị trấn, các phòng ban chuyên môn của huyện đều có phòng tiếp dân; nơi tiếp dân, các địa điểm tiếp dân được bố trí ở nơi thuận tiện, khang trang, bố trí nơi tiếp dân và phòng tiếp dân riêng biệt. Tại nơi tiếp dân được bố trí đầy đủ các tài liệu pháp luật, văn bản, chính sách của Nhà nước, các chủ trương lớn của địa phương và các trang thiết bị văn phòng đầy đủ để có thể tiếp dân chu đáo, đồng thời có điều kiện lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật. Đối với phòng tiếp dân, HĐND – UBND huyện được trang bị đầy đủ các tiện nghi vật chất, tài liệu pháp luật. Ngoài ra có nội quy tiếp dân và bảng phân công tiếp dân của lãnh đạo HĐND – UBND theo tuần, trong đó thứ 4 tuần thứ 2, 4 trong tháng chủ tịch UBND huyện và người được ủy quyền (các phó chủ tịch khi chủ tịch đi vắng), thứ 6 tuần thứ nhất trong tháng chủ tịch HĐND huyện (các phó chủ tịch, ủy viên HĐND khi chủ tịch đi vắng). Thường trực tiếp dân là tổ tiếp dân theo quyết định của Chủ tịch HĐND huyện, tổ trưởng là phó chánh thanh tra huyện, các tổ viên là những chuyên viên có kinh nghiệm, các phòng ban chuyên môn chính của huyện được thực hiện tiếp dân theo lịch phân công hàng ngày của tổ trưởng. Đối với chủ tịch UBND các xã thị trấn tiếp dân vào thứ 2, thứ 6 hàng tuần, các ngày còn lại bố trí tiếp dân thường xuyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo; phản ánh kiến nghị kịp thời. Các phòng ban huyện thường xuyên bố trí cán bộ trực tiếp dân luân phiên, kiêm nhiệm kịp thời ghi nhận những đơn thư và ghi nhận việc công dân đến cơ quan mình. Kết quả trong 2 năm 2004, 2005 huyện Than Uyên đã tiếp 1080 lượt công dân, trong đó phòng tiếp dân HĐND – UBND huyện tiếp 256 lượt người, xã thị trấn phòng ban chuyên môn tiếp 824 lượt. Nội dung công dân đến kiến nghị, đề nghị, khiếu nại, tố cáo tập trung trong lĩnh vực giải phóng mặt bằng, chính sách xã hội, tranh chấp đất đai. Như vậy các phòng tiếp dân đã làm tốt được vai trò tiếp nhận những ý kiến phản ánh, đơn thư KNTC, tuyên truyền giáo dục pháp luật và quan trọng hơn nữa là lãnh đạo huyện, xã gần dân hơn và lắng nghe những kiến nghị, phản ánh những nội dung có thể trả lời ngay cho dân rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả giải quyết. Những nội dung phức tạp có thể trao trực tiếp cho phòng ban, bộ phận xác minh báo cáo để có thể trả lời thỏa đáng tình hình. Cán bộ tiếp dân vừa thực hiện trách nhiệm tiếp dân vừa thực hiện công việc giải thích cho dân hiểu chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đã hạn chế những bức xúc của công dân tại nơi tiếp dân và hạn chế được đơn thư vượt cấp. 2.2. Công tác tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo Trong những năm qua các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết đơn thư KNTC, qua đó đã khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức. Đồng thời thông qua giải quyết đơn thư các cấp, các ngành đã có những điều chỉnh, sửa chữa, uốn nắn kịp thời những sơ hở trong cơ chế, chính sách, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước. Để từ đó có những định hướng, quyết định đúng đắn nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Trong quá trình xem xét giải quyết đơn thư KNTC theo thẩm quyền các đơn vị, cơ quan Nhà nước đã tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đảm bảo kết quả giải quyết kịp thời, khách quan và đúng pháp luật. Chính vì vậy đã góp phần tạo được niềm tin trong nhân dân, chỉ có một số ít vụ việc giải quyết còn kéo dài và vẫn còn khiếu kiện vượt cấp. Năm 2004 – 2005, UBND huyện, xã và các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện đã tiếp nhận 586 đơn thư kiến nghị, đề nghị, khiếu nại, tố cáo. Đơn thư thuộc thẩm quyền UBND huyện là 47 đơn thư, đơn thư thuộc thẩm quyền cấp xã và các cơ quan chuyên môn cấp huyện là 539 đơn. Nội dung đơn thư tập trung trên các lĩnh vực: - Về đền bù giải phóng mặt bằng: 287 đơn, chiếm 48,9 % - Về đất đai, nhà cửa: 153 đơn, chiếm 26,1 % - Vế chính sách, xã hội: 65 đơn, chiếm 11% - Về tài chính, tín dụng: 36 đơn, chiếm 6,1 % - Nội dung khác: 45 đơn, chiếm 7,9 % Lượng đơn thư đã giải quyết xong đạt 87 % ở tất cả các cấp, các ngành. Những vụ việc đã được giải quyết qua tổng kết, phân loại như sau: Đơn thư KNTC, kiến nghị, đề nghị đúng 57 %; có đúng có sai: 26,5 %; sai hoàn toàn: 16,5 %. Trong số 47 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện, có 10 vụ việc phức tạp phải thành lập đoàn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đoàn thanh tra đã tiến hành xác minh vận động, thuyết phục giải quyết triệt để các vấn đề đơn thư nêu, chỉ rõ những nội dung đúng được giải quyết theo chính sách, pháp luật đồng thời vạch rõ những nội dung sai, thậm chí vu khống của đối tượng lợi dụng đơn thư , từ đó có báo cáo kiến nghị xác đáng để kết luận của UBND huyện được kịp thời và được các bên nhất trí cao, không có hiện tượng tái khiếu, điển hình như vụ việc thanh tra thu chi Ban quản lý chợ huyện; xác định cấp nhà đền bù thuộc dự án tuyến đường nội thị thị trấn huyện; đòi bồi thường đất của các hộ kinh doanh tại chợ thị trấn Nông Trường; cấp phát kinh phí chương trình khai hoang ruộng nước tại xã Tà Hừa, Nậm Sỏ;chương trình giao thông nông thôn xã Ta Gia. Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của UBND xã, thị trấn, phòng ban chuyên môn đã có nhiều chuyển biến tích cực, ở cơ sở và đơn vị đã vận dụng triệt để công tác hòa giải khi vụ việc phát sinh, giải quyết thấu tình đạt lý, triệt để các vụ việc như đơn thư tố cáo ngành giáo dục về xâm tiêu tiền của hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở xã Pác Ta, tranh chấp đất đai xã Mường Kim, giải thích chế độ tiền lương hưu trí của thị trấn Nông Trường,…Nên không có tình trạng đoàn đông người kéo lên phòng tiếp dân UBND huyện và giảm bớt đơn thư vượt cấp. 3. Đánh giá kết quả tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3.1. Những mặt đã làm được. Điểm nổi bật trong công tác tiếp dân đó chính là người dân đã đến phòng tiếp dân, từ đó có thể khẳng định nhân dân tin tưởng vào cấp chính quyền. Qua đó lãnh đạo các cấp, các ngành lắng nghe được bức xúc trong nhân dân. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao. Các cấp, các ngành trong toàn huyện đã tổ chức thực hiện tốt luật KNTC và các văn bản pháp luật có liên quan, giúp cho việc giải quyết đúng luật, khách quan và dân chủ. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các cấp ủy Đảng đã có sự quan tâm chỉ đạo và tăng cường kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC. Từ đó, đã nâng cao được trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giải quyết KNTC góp phần ổn định an ninh trật tự ở đơn vị. Tỷ lệ đơn thư tồn đọng thấp, không có hiện tượng tái khiếu, khiếu kiện vượt cấp đông người, các vụ việc phần lớn đã được thụ lý và giải quyết từ cơ sở, tỷ lệ thành công từ hòa giải đạt cao. 3.2. Những tồn tại, hạn chế. Bên cạnh những việc đã làm được thì công tác tiếp dân, giải quyết KNTC vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được uốn nắn, khắc phục đó là: Thứ nhất: Một số thủ trưởng đơn vị, chủ tịch xã có nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm trong công việc tiếp dân và coi nhẹ việc giải quyết KNTC dẫn đến việc bố trí tiếp dân không thuận tiện cho người dân đến trình bày, thiếu sổ sách theo dõi. Trong công tác giải quyết KNTC thì: Đối thoại với công dân hời hợt, chứng cứ lỏng lẻo, thiếu thuyết phục, căn cứ kết luận còn yếu, thái độ còn né tránh, đùn đẩy lên cấp trên giải quyết, không dám nhận sai và sửa sai; công dân bị xâm hại quyền lợi chính đáng khi đề nghị chính quyền giải quyết thì có thái độ thờ ơ, chần chừ làm giảm lòng tin trong dân , dẫn đến bức xúc trong dân và đơn thư vượt cấp. Thứ hai: Việc xác định phân loại xử lý nội dung nào là KNTC còn yếu của cán bộ tiếp dân, còn có hiện tượng nhầm lẫn giải quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính với giải quyết dân sự, giải quyết khiếu nại với tố cáo dẫn đến quyết định giải quyết chưa đúng với quy định của pháp luật. Thứ ba: Hiệu lực, hiệu quả sau quá trình kết luận vụ việc chưa cao do chưa kết hợp được giưa giải quyết theo pháp luật với vận động, thuyết phục hòa giải các đoàn thể, khu phố, thôn bản và tập quán người dân của địa phương. Thứ tư: Trình độ của cán bộ tiếp dân, giải quyết KNTC chưa đều, chưa sâu và chưa nắm chắc quy trình giải quyết vòng vo kéo dài, hiệu quả thấp. 3.3. Nguyên nhân hạn chế, tồn tại. - Cơ chế, chính sách của Nhà nước khi triển khai xuông cơ sở còn thiếu đồng bộ và chưa sát với thực tế. Ví dụ với 45 triệu đồng cộng với ngày công của người dân có thể làm được 1 Km đường giao thông nông thôn loại B ( mặt đường rộng 4 m gồm cả rãnh dọc) đối với những xã đồng bằng, trung du, nhưng với điều kiện đó thì ở xã Miền núi thì chỉ có thể làm được 1/4 km do ta luy cao, khối lượng đất đá lớn không có khả năng làm thủ công. do vậy chính sách cơ chế cần sát với thực tế. - Trình độ quản lý cấp xã, thị trấn trong một số lĩnh vực như : đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản,…còn yếu và buông lỏng dẫn đến những sai phạm: cấp đất trái thẩm quyền, thất thoát trong xây dựng cơ bản, thu các khỏan thu ngoài quy định. Để ngoài sổ sách để tự chi,…gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. - Việc tuyên truyền pháp luật nói chung và luật khiếu nại, tố cáo nói riêng chưa thực sự sâu rộng dẫn đến một bộ phận người dân hiểu sai và chưa đầy đủ, gửi đơn thư đến nhiều nơi, vượt cấp và phản ánh không đúng sự thật vụ việc. - Còn có một số đối tượng có biểu hiện đầu đơn kích động, lôi kéo lợi dụng quy chế dân chủ để cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tín cán bộ. - Công tác xử lý sai kết quả giải quyết chưa triệt để, hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trong tiếp dân và giải quyết KNTC còn nhẹ và thiếu tính răn đe và chưa thực sự đi vào nề nếp. 4. Bài học kinh nghiệm 4.1. Vai trò của cấp ủy Đảng, người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã, huyện Công tác tiếp dân giải quyết KNTC đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác này có nghĩa là tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, bộ máy chính quyền. Vì vậy cần phải phát huy và nhận thức đầy đủ của hệ thống chính trị, người đứng đầu các cơ quan hành chính. Từ thực tiễn và so sánh kết quả thực hiện ở một số địa bàn, các ngành trong huyện thì ở nơi nào có được sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, nhận thức sâu sắc của người đứng đầu thì công tác tiếp dân, giải quyết KNTC ở đó đạt hiệu quả cao. Nội dung các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì cần phải có sự đồng thuận và biện pháp xử lý cương quyết, triệt để thì hiệu quả cao. Nhưng nếu nương nhẹ, bảo vệ, né tránh thì gây ra điểm nóng, phức tạp về đơn thư và khó giải quyết về sau. 4.2. Vai trò của các đoàn thể KNTC phát sinh ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đối tượng khiếu kiện phần lớn thuộc trong các hội đoàn thể như nông dân, hội phụ nữ, cựu chi
Luận văn liên quan