Tiểu luận Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam hiện nay và những ảnh hưởng đến nền kinh tế

Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, quá trình tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu tự do và xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế mỗi quốc gia, càng chịu sự tác động nhiều hơn của tình hình biến động kinh tế, chính trị diễn ra trong toàn cầu. Một trong những tác động của xu thế toàn cầu này là thực trạng đô la hóa, đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nước ta đã là thành viên của tố chức WTO, đã hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ được vị thế, chủ quyền, có bản sắc riêng của mình. Hiện nay tình hình lạm phát, mất giá đồng tiền Việt Nam, tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và nội tệ luôn biến động, dẫn đến niềm tin của người dân vào đồng Việt Nam giảm dần, người dân chuyển sang tích trữ USD thay vì tiền đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ nói chung và đồng USD nói riêng, đang được sử dụng phổ biến và công khai trên đất nước ta như: tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều niêm yết giá bằng USD; các doanh nghiệp cũng sử dụng nhiều USD hơn trước đây; thậm chí tiền mừng tuổi cũng bằng USD.Tình trạng đô la hóa này, mặc dù cũng có những mặt tích cực của nó nhưng không những đô la hóa không có lợi và gây nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế, mà còn là vấn đề chủ quyền quốc gia, phân phối lợi ích dân tộc. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp mạnh tay, để giảm bớt tình trạng này. Và thực trạng đô la hóa hiện nay ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế như thế nào, cũng là vấn đề mà bài tiểu luận này muốn đề cập tới.

docx14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng Đô la hóa ở Việt Nam hiện nay và những ảnh hưởng đến nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN ------(((----- TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ / GVHD: Ths. Trần Mạnh Kiên SV: Nguyễn Thị Tố Quyên Lớp: EC003_1_102_T05 MSSV: 030525090188 TP. HỒ CHÍ MINH, 12/04/2011 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, quá trình tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu tự do và xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế mỗi quốc gia, càng chịu sự tác động nhiều hơn của tình hình biến động kinh tế, chính trị diễn ra trong toàn cầu. Một trong những tác động của xu thế toàn cầu này là thực trạng đô la hóa, đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nước ta đã là thành viên của tố chức WTO, đã hội nhập với thế giới nhưng vẫn phải giữ được vị thế, chủ quyền, có bản sắc riêng của mình. Hiện nay tình hình lạm phát, mất giá đồng tiền Việt Nam, tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và nội tệ luôn biến động, dẫn đến niềm tin của người dân vào đồng Việt Nam giảm dần, người dân chuyển sang tích trữ USD thay vì tiền đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ nói chung và đồng USD nói riêng, đang được sử dụng phổ biến và công khai trên đất nước ta như: tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều niêm yết giá bằng USD; các doanh nghiệp cũng sử dụng nhiều USD hơn trước đây; thậm chí tiền mừng tuổi cũng bằng USD...Tình trạng đô la hóa này, mặc dù cũng có những mặt tích cực của nó nhưng không những đô la hóa không có lợi và gây nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế, mà còn là vấn đề chủ quyền quốc gia, phân phối lợi ích dân tộc. Vì vậy, Nhà nước cần có những biện pháp mạnh tay, để giảm bớt tình trạng này. Và thực trạng đô la hóa hiện nay ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế như thế nào, cũng là vấn đề mà bài tiểu luận này muốn đề cập tới. Vì sự hạn chế về kiến thức và những yếu tố khách quan về nguồn thông tin nên bài tiểu luận có thể chưa đầy đủ, chính xác, số liệu chưa sát thực tế, nên rất mong được sự góp ý, bổ sung của thầy để vấn đề này được hiểu một cách sâu sắc hơn, để từ đó có hướng giải quyết tốt hơn cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Xin chân thành cám ơn!  MỤC LỤC 1 Tổng quan về hiện tượng đô la hóa 4 1.1 Khái niệm đô la hóa 4 1.2 Nguồn gốc của hiện tượng đô la hóa 4 1.3 Phân loại đô la hóa 5 2 Thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay 5 2.1 Thực trạng đô la hóa 5 2.1.1 Sơ lược về tình hình đô la hóa trong những năm qua 5 2.1.2 Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay 6 2.2 Nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay 8 3 Tác động của đô la hóa đến nền kinh tế và giải pháp khắc phục 9 3.1 Tác động của đô la hóa đến nền kinh tế 9 3.1.1 Tác động tích cực 9 3.1.2 tác động tiêu cực 10 3.2 Giải pháp khắc phục tình trạng đô la hóa nền kinh tế 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 Tổng quan về hiện tượng đô la hóa Khái niệm đô la hóa Khái niệm thông thường “Đô la hóa” có thể hiểu một cách một cách thông thường là trong một nền kinh tế khi ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi, thay thế đồng nội tệ trong toàn bộ hoặc một số chức năng của tiền tệ, thì nền kinh tế đó bị coi là đô la hóa toàn bộ hoặc một phần. Theo tiêu chí của IMF đưa ra Một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền gửi ngoại tệ. IMF đã xếp Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đô la hóa không chính thức. Nguồn gốc của hiện tượng đô la hóa Tình trạng đô la hóa là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển hoặc là các nước đang phát triển. Và nguồn gốc của hiện tượng này có thể là: Thứ nhất, tỷ lệ lạm phát cao ở Việt Nam khiến sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có đồng ngoại tệ có uy tín như USD. Song song với chức năng làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị. Thứ hai, hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh, ổn định, được tự do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đã dần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới. Thứ ba, khi thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, làm cho quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của nước ta nên xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một số chức năng của tiền tệ. Thứ tư, tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới và trên biển khá phát triển và sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các cấp. Tình trạng các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh... bán hàng thu bằng ngoại tệ còn tuỳ tiện và diễn ra phổ biến. Thứ năm, thu nhập bằng đô la Mỹ trong các tầng lớp dân cư ngày càng được mở rộng và tăng lên. Đó là thu nhập của những người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam; tiền cho người nước ngoài thuê nhà và kinh doanh du lịch; khách quốc tế đến và chi tiêu đô la bằng tiền mặt ở Việt Nam; người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam tiêu dùng; tiền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi về; tiền của những người đi xuất khẩu lao động, đi học tập, hội thảo, làm việc ngắn ngày mang về. Thứ tư, mức độ đô la hoá ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia. Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hoá càng cao. Phân loại đô la hóa Đô la hóa được phân ra làm 3 loại: đô la hóa không chính thức (unofficial Dollarization), đô la hóa bán chính thức (semiofficial dollarization) và đô la hóa chính thức (official dollarization). Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Đô la hóa không chính thức có thể bao gồm các loại sau: Các trái phiếu ngoại tệ và các tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài Tiền gửi ngoại tệ ở các ngân hàng trong nước Đô la hóa bán chính thức (hay còn gọi là đô la hóa từng phần) là những nước có hệ thống lưu hành chính thức hai đồng tiền. Ở những nước này, đồng ngoại tệ là đồng tiền lưu hành hợp pháp, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng, nhưng đóng vai trò thứ cấp trong việc trả lương, thuế và những chi tiêu hằng ngày. Các nước này vẫn duy trì một ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ. Đô la hóa chính thức (hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp pháp trong các khoản thanh toán của Chính phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường, các nước chỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại, trong việc thực thi các chương trình ổn định kinh tế. Thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay Thực trạng đô la hóa Sơ lược về tình hình đô la hóa trong những năm qua Trong giai đoạn 1995 - 1996 tỷ lệ tiền gửi khá ổn định ở mức 20%. Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán tăng lên và ở mức khoảng 30% trong giai đoạn 2000-2001; từ năm 2002 đến 2007, đô la hóa có xu hướng giảm trở lại nhờ lợi tức của VND hấp dẫn hơn ngoại tệ, mức biến động của tỷ giá không lớn (tỷ giá chỉ tăng khoảng trên 6% trong vòng 5 năm từ 2002 - 2007 nhờ cung ngoại tệ dồi dào, nhất là cung ngoại tệ từ việc thu hút vốn nước ngoài); từ năm 2008 đến 2010, mức độ đô la hóa ở mức khoảng 20%. / Nguồn đồ thị 1 Nhìn nhận dưới góc độ đô la hóa tiền vay (tín dụng ngoại tệ/M2), mức độ đô la hóa có sự biến động khá mạnh, giảm mạnh từ mức 31% trong năm 1995 xuống 13 - 16% trong giai đoạn 2000 - 2005, tăng lên khoảng 20% trong mấy năm trở lại đây. Thực trạng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay Diễn biến tỷ lệ đô la hóa ở Việt Nam từ quý 1/1995 đến quý 1/2010 từ số liệu thống kê của IMF.  /   So sánh tỷ lệ FCD/M2 giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn Q1 2002-Q1 2010 theo số liệu từ IFS Kết quả cho thấy tỷ lệ đô la hóa ở Việt Nam hiện nay đã giảm đáng kể trong những năm qua, nhưng vẫn ở mức trên dưới 20%. Mặc dù vậy, khi so với Trung Quốc tỷ lệ này luôn ở mức dưới 10% thì tỷ lệ đô la hóa của Việt Nam vẫn ở mức cao hơn rất nhiều. Rất nhiều đồng tiền đã xâm thực vào Việt Nam, đặc biệt là đối với đồng Đôla Mỹ. Hàng chục năm nay, Đôla Mỹ không những được chấp nhận mà nó còn được nhiều người bán hàng chỉ định làm phương tiện thanh toán, và đôi khi thanh toán bằng Đôla Mỹ còn dễ dàng, nhanh gọn, tiện dụng hơn cả dùng tiền Việt Nam, và gần như là phượng tiện thanh toán thứ hai tại Việt Nam. Nhiều người Việt Nam gửi tiền đô la tại ngân hàng, thay vì tiền đồng do lo ngại về tình trạng lạm phát và sự bất ổn của tiền đồng. Ngoài ra, cho vay bằng USD trong dân cư, cũng như tín dụng bằng USD trong hệ thống ngân hàng hiện nay rất phổ biến và thị trường đầu cơ ngoại tệ còn quá lớn. Doanh nghiệp cũng sử dụng USD nhiều hơn so với thời gian trước đây, vì giá của các mặt hàng nhập khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào USD, do vậy, để tránh rủi ro tỷ giá cho mình, buộc phải niêm yết giá bằng USD. Ngoài ra, việc niêm yết giá bằng USD còn để tăng tính "hiện đại", "thương mại điện tử” trong kinh doanh. Các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, một số cũng đã trả lương nhân viên bằng USD. Bất Động Sản, Ôtô, thời trang hàng hiệu… cho đến những đồ uống, đều thanh toán bằng USD. Quản lý một cửa hàng bán xe thương hiệu Piaggio khẳng định dù trên hợp đồng có ghi hai loại tiền là USD và VND nhưng quyết định giá bán vẫn theo USD. Thậm chí sử dụng dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, người ta cũng có thể thanh toán bằng Đôla Mỹ, Trung tâm làm đẹp White Lotus trên đường Phùng Khắc Khoan, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình. Việc niêm yết giá tour du lịch cũng bằng USD. Không ít trường học cũng niêm yết học phí bằng bằng USD. Tất cả những dịch vụ kể cả chương trình khuyến mãi, tặng thẻ thành viên đều được tính bằng USD, ví dụ như: “Chương trình tích lũy điểm 10 USD tương đương với 1 điểm. Khi tích lũy đủ 18 điểm, bạn sẽ được tặng 1 suất massage thư giãn toàn thân trị giá 18 USD...”. Việc dùng đồng Đôla Mỹ để thanh toán diễn ra công khai, giữa ban ngày tại trung tâm thủ đô Hà Nội, người ta có thể dễ dàng mua bán mọi thứ, mọi lúc mọi nơi… từ khách sạn 5 sao cho đến hoa quả ở chợ. Trên những con phố “ Tây balô”,  việc mua bán bằng Đôla Mỹ không có gì là lạ đối với người Việt Nam nhưng lại lạ đối với những khách du lịch nước ngoài vì ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan thì khách du lịch rất khó khăn khi sử dụng USD nên phải đổi ra nội tệ để dùng nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, mọi thứ rất dễ dàng trong việc sử dụng USD và họ không phải đổi ra ngoại tệ. Một lĩnh vực đô la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh các sản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Ta có thể thấy việc niêm yết giá bằng cả VND lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính, các thiết bị gia dụng nhập ngoại v.v... Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việc thanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằng VND thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VND và USD ngày hôm thực hiện giao dịch. Cuộc xâm thực của đồng Đôla Mỹ không chịu dừng lại trong lĩnh vực thanh toán. Nó đã xuất hiện trong cả những hoạt động văn hóa mang đậm nét truyền thống của người Việt. Giá mỗi tờ 2 USD trước Tết Nguyên đán đắt hơn 30% so với bình thường và luôn trong tình trạng khan hiếm. Tết Tân Mão vừa qua mừng tuổi bằng tờ 2 Đôla Mỹ dường như trở thành một cái mốt. Ngoài những quan niệm về sự “ may mắn’ do tờ 2 USD mang lại thì nó còn làm cho cả người mừng tuổi, lẫn người được mừng tuổi, đều cảm thấy thích. Vì người lớn thì thấy sang và thời thượng, còn trẻ con, dù trong tâm thức chưa hiểu rõ giá trị, nhưng cho rằng: Đôla vẫn là nhiều hơn Hiện nay, hoạt động thu đổi ngoại tệ đã tạm ngưng, phần lớn các tiệm vàng không còn cất trữ ngoại tệ và cũng không nhận mua ngoại tệ từ khách hàng do sợ bị phát hiện. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn diễn ra ngầm, chủ yếu qua hình thức điện thoại, email và trao tiền tận nhà. Nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa thật bền vững, hiệu quả đầu tư thấp, đặc biệt nhập siêu còn cao, cán cân thanh toán tổng thể vẫn thâm hụt lớn, cân đối vĩ mô chưa thật ổn định… Thứ hai, đến nay vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể và có tính răn đe mạnh những hành vi vi phạm, để các cơ quan chức năng như công an, kiểm soát, tòa án thực thi, nên giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt vẫn tồn tại trên thị trường tự do. Với sự tồn tại của thị trường này, mỗi khi kinh tế có rủi ro bất ổn, thị trường ngoại hối sẽ bị xáo trộn, tồn tại hai tỷ giá chênh lệch nhau giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen, xuất hiện tâm lý đầu cơ ngoại tệ. Thứ ba là do tâm lí tích trữ USD của người dân. Người dân không yên tâm về tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD, sự mất lòng tin vào đồng nội tệ vì sự mất giá của đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ nói chung và đồng USD nói riêng ngày càng tăng, do lãi suất thực tế và kì vọng, nhất là khi đồng Việt Nam chưa phải là đồng chuyển đổi, cùng với tình trạng lạm phát ngày càng cao hiện nay, giá cả trên thị trường thế giới biến động, một số hàng hóa như xăng dầu, sắt thép,…tăng cao tác động đến giá cả trong nước, làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nên việc nắm giữ USD là biện pháp bảo vệ tài sản cho họ. Ngoài ra người dân có xu hướng găm giữ đồng ngoại tệ trong nhà, không gửi tiền vào ngân hàng bởi vì các giao dịch diễn ra khá tự do và phổ biến trên thị trường nên với đồng ngoại tệ trong tay, họ vẫn có thể thực hiện các chức năng tiền tệ như đồng nội tệ. Một mặt khác, tâm lí tích trữ của người dân là do thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp, đa số người dân có tâm lí tiết kiệm để dành, lo xa cho cuộc sống, mà đồng USD khá ổn định nên người dân có xu hướng tích trữ bằng USD. Thứ tư, nguồn ngoại tệ tăng nhanh do chính việc cho phép các khoản tiền gửi bằng USD cũng như việc sử dụng gần như hợp pháp hóa đồng USD tại VN đã làm gia tăng quá trình đôla hóa rất nhiều, mặt khác có rất nhiều kênh để huy động ngoại tệ như: lượng ngoại tệ chi tiêu của khách du lịch nước ngoài ở Việt Nam; hoạt động đầu tư của nước ngoài; tiền lương, thu nhập của người Việt Nam trong các công ty có vốn nước ngoài, trong các dự án liên doanh; số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập ngày càng gia tăng dẫn đến chi tiêu ngoại tệ rất lớn; …Một lượng lớn ngoại tệ như vậy đổ vào thị trường, làm cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Thứ năm, do nhu cầu thanh toán quốc tế gia tăng và do ảnh hưởng của các dòng vốn quốc tế. Kể từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế, kim ngạch  xuất, nhập khẩu làm các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, bởi vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn để phục vụ nhu cầu mở rộng thương mại và đầu tư quốc tế.  Thứ sáu, do kiều hối gia tăng với mức tăng bình quân 10%/năm, cùng với các quy định cho phép các cá nhân nắm giữ ngoại tệ dưới hình thức tiết kiệm và tài khoản ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng, cất giữ dưới dạng ngoại tệ tiền mặt. Thứ bảy là tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới và trên biển khá phát triển, và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt động kinh tế ngầm khác mà chính phủ chưa thể quản lí được, cùng với sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các cấp. Thêm vào đó là tình trạng các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh... bán hàng thu bằng ngoại tệ còn tuỳ tiện và diễn ra phổ biến đã làm cho một số lượng lớn ngoại tệ chui vào túi tư nhân. Tác động của đô la hóa đến nền kinh tế và giải pháp khắc phục Tác động của đô la hóa đến nền kinh tế Tác động tích cực Đô la hóa gắn chặt hơn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế, mở ra cơ hội cạnh tranh với thị trường này; giảm chi phí in tiền cho Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) Với nền kinh tế đô la hóa sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài do chi phí giao dịch được hạ thấp và các nhà đầu tư biết rõ giá trị tài sản quy ra tiền của họ sẽ gặp ít rủi ro. Đô la hóa có thể là yếu tố thu hút khách du lịch bởi việc mua bán và trao đổi ngoại tệ dễ dàng. Các nền kinh tế đô la hóa có thể được chênh lệch lãi suất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư. Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức. Tỷ giá chính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo động cơ để chuyển các hoạt động từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị trường hợp pháp) Nguồn cung USD đầy đủ trong nền kinh tế cũng đã góp phần ổn định tỷ giá đồng bạc Việt Nam. Những năm 2006, 2007 khi đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài tăng vọt cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn kiều hối, tỷ giá đồng bạc Việt Nam đã ổn định ở mức cao, dự trữ ngoại tệ quốc gia tăng nhanh mặc dù nhập siêu lớn chưa từng có. Hơn nữa, hiện tượng Dollar hóa dẫn đến tỉ giá gần như cố định và do đó giá cả sẽ ổn định hơn”. Mặc dù, đô la hóa có những tác động tích cực nói trên, nhưng tình trạng đô la hóa vẫn không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam vì việc sử dụng đồng ngoại tệ nói chung và đồng USD nói riêng như thế nào cho hiệu quả là điều vô cùng phức tạp. tác động tiêu cực Đô la hóa không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chủ quyền quốc gia, phân phối lợi ích dân tộc, nhất là khi có xung đột lợi ích quốc gia, đồng ngoại tệ mạnh hoàn toàn có thể được sử dụng như một vũ khí kinh tế để gây nhiều tác động và ảnh hưởng cho quốc gia. Theo nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho rằng khi đô la hóa ở mức cao, “chính phủ sẽ không thể dễ dàng tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua việc in tiền mà chỉ bằng biện pháp tăng thuế”. Hiện tượng đô la hóa làm giảm khả năng chuyển đổi của đồng tiền, tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất trong nước. Mặt khác, không những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thị trường ngoại hối, mà các doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do không có công cụ phòng ngừa rủi ro khi đồng đô la Mỹ biến động bất thường. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát cao, thì nó sẽ góp phần phá vỡ lòng tin đối với đồng bản tệ, là nhân tố tiềm ẩn gây ra sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, có thể gây ra những biến động mạnh trên bảng cân đối tiền tệ của các ngân hàng thương mại, nó làm cho điều hành chính sách tiền tệ trong nước phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ của nước ngoài, dẫn đến việc điều hành chính sách tiền tệ trở nên khó khăn. Và nếu tình trạng đô la hóa trở nên trầm trọng thì các công cụ để quản lí chính sách tiền tệ sẽ trở nên vô hiệu. Các nhà đầu tư nước ngoài e ngại đầu tư vào Việt Nam vì lo ngại rủi ro tỷ giá, tình trạng đô la hoá không chính thức sẽ khiến cho tỉ giá càng bấp bênh.  Khi người dân có thể dễ dàng đổi ngoại tệ, thì những thay đổi về lãi suất ở Việt Nam hay Hoa Kỳ có thể nhanh chóng tạo áp lực lên tỉ giá hối đoái. Ngoại tệ “chạy ngầm từ thị trường chính thức sang thị trường chợ đen vì giá cao hơn, ngoại tệ trở nên khan hiếm. Trong khi dự trữ ngoại hối của nư
Luận văn liên quan