Nền kinh tế thế giới nói chung và nến kinh tế Việt Nam nói riêng luôn phải đối mặt
với nguy cơ xảy ra lạm phát. Ngày nay hầu hết các quốc gia đếu áp dụng chế độ lưu
thông tiền giấy và đều này đã dẫn đến việc lạm phát thường xuyên xảy ra ở các quốc gia.
Trong quá khứ chúng ta đã từng chứng kiến nhiều quốc gia phải đối mặt với lạm phát
một cách kinh khủng mà đển hình là ở nước Đức từ 1921 đến 1923 mức lạm phát là 34 tỷ
lần. Việt Nam cũng đã từng xảy ra lạm phát lên đến hơn 700%.
Lạm phát xảy ra ở mức cao (>10%) sẽ gây tác động hết sức tồi tệ đến nền kinh tế,
ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Do đó việc kiềm chế lạm phát ở mức độ
vừ phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm của các quốc gia
và vì vậy chính phủ các nước luôn áp dụng biện pháp thích hợp để lập lại trật tự trong lưu
thông tiền tệ.
Nền kinh tế Việt Nam đã có được mức tăng trưởng cao và khá ổn định trong hơn 10
năm trở lại đây. Để tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển này thì việc kìm giữ lạm phát ở
mức vừa phải là hết sức quan trọng. Chính vì thế mà những biến động của chỉ số giá tiêu
dùng theo chiều hướng được gọi là “bão giá” trong năm qua trở thành vấn đề kinh tế vĩ
mô nổi bật nhất cần được quan tâm giải quyết.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng lạm phát của Việt Nam trong những năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài:
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Học viên thực hiện: (Nhóm 09)
1. Lê Thị Vân Anh
2. Lê Thị Hồng Minh
3. Ngô Thị Thùy Trang
4. Đinh Thị Trang
5. Phạm Thị Cẩm Tú
Lớp: Cao học Ngân Hàng Đêm 2 – Khóa: 16
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 02/2008
Lời mở đầu ................................................................................................................................. 1
Chương 1: Tổng quan về lạm phát.................................................................................... 2
1. Khái niệm .................................................................................................................................2
2. Phân loại ...................................................................................................................................3
3. Cách tính lạm phát .................................................................................................................4
4. Nguyên nhân và tác động .....................................................................................................5
Chương 2: Thực trạng và giải pháp................................................................................ 10
1. Thực trạng và nguyên nhân ...............................................................................................10
2. Giải pháp ................................................................................................................................15
Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 19
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Nền kinh tế thế giới nói chung và nến kinh tế Việt Nam nói riêng luôn phải đối mặt
với nguy cơ xảy ra lạm phát. Ngày nay hầu hết các quốc gia đếu áp dụng chế độ lưu
thông tiền giấy và đều này đã dẫn đến việc lạm phát thường xuyên xảy ra ở các quốc gia.
Trong quá khứ chúng ta đã từng chứng kiến nhiều quốc gia phải đối mặt với lạm phát
một cách kinh khủng mà đển hình là ở nước Đức từ 1921 đến 1923 mức lạm phát là 34 tỷ
lần. Việt Nam cũng đã từng xảy ra lạm phát lên đến hơn 700%.
Lạm phát xảy ra ở mức cao (>10%) sẽ gây tác động hết sức tồi tệ đến nền kinh tế,
ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Do đó việc kiềm chế lạm phát ở mức độ
vừ phải phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm của các quốc gia
và vì vậy chính phủ các nước luôn áp dụng biện pháp thích hợp để lập lại trật tự trong lưu
thông tiền tệ.
Nền kinh tế Việt Nam đã có được mức tăng trưởng cao và khá ổn định trong hơn 10
năm trở lại đây. Để tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển này thì việc kìm giữ lạm phát ở
mức vừa phải là hết sức quan trọng. Chính vì thế mà những biến động của chỉ số giá tiêu
dùng theo chiều hướng được gọi là “bão giá” trong năm qua trở thành vấn đề kinh tế vĩ
mô nổi bật nhất cần được quan tâm giải quyết.
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 1
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm lạm phát
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần
thiết của lưu thông hàng hóa làm cho tiền giấy bị mất giá và giá cả của hàng hóa được
biểu hiện bằng đồng tiền mất giá không ngừng tăng lên.
Có thể nói lạm phát thường xuyên xảy ra trong chế độ lưu thông tiền giấy. Điều
này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ là một loại dấu hiệu giá trị được phát hành vào lưu
thông để thay thế cho tiền đủ giá nhằm thực hiện vai trò trung gian trao đổi. Như vậy,
thực chất tiền giấy không có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa, nghĩa là, tiền
giấy không phải do có giá trị mới lưu thông mà nhờ lưu thông chấp nhận nên tiền giấy có
giá trị. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông thì người ta không có xu
hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khi nghiên cứu về vấn đề lạm phát, các nhà kinh tế thường nhìn nó dưới nhiều góc
độ :
- Như K.Marx cho rằng hiện tượng lạm phát thường dẫn đến việc phân phối lại thu
nhập quốc dân và của cải xã hội có lợi cho giai cấp bóc lột và làm thiệt hại đến quyền lợi
của nhân dân lao động. Lạm phát mang bản chất giai cấp rõ rệt, là một phương pháp để
các nhà nước tư sản chiếm đoạt một bộ phận thu nhập của nhân dân lao động.
- Theo V.I.Lênin cho rằng lạm phát là một hình thức công trái cưỡng bách sâu xa
nhất, vì lạm phát làm cho giá cả hàng hóa tăng, thu nhập của nhân dân bị đánh giá lại và
làm cho đời sống của nhân dân trở nên khó khăn.
- Trong những năm 1960, đại bộ phận các nhà kinh tế học M ỹ đều thống nhất lạm
phát và giá cả hàng hóa gia tăng là cùng một ý nghĩa.
- Song đến thập niên 80 các nhà kinh tế Châu Âuu lại thỏa hiệp với quan điểm:
lạm phát là sự phát hành tiền tệ nằm trong chính sách tài chính của nhà nước chịu áp lực
của sự thâm thủng ngân sách nhằm tài trợ cho các khoản chi của nhà nước.
Tuy nhiên, định nghĩa được nhiều người chấp nhận nhất thì lạm phát là sự gia tăng
liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế.
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 2
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Và dù nhìn lạm phát ở khía cạnh nào thì những quốc gia có xảy ra lạm phát luôn
có những đặc trưng đó là:
- Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền giấy dẫn đến hệ quả là tiền giấy mất
giá.
- Do tiền giấy mất giá nên điều tất yếu là giá cả hàng hóa sẽ tăng đồng bộ và liên
tục, nghĩa là sức mua của đồng tiền bị giảm và đồng tiền bị giảm giá trên thị trường hối
đoái.
- Sự bất ổn định trong đời sống kinh tế xã hội.
2 . Phân loại lạm phát
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hóa tăng liên tục nên người ta
thường căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hóa tăng để làm căn cứ phân làm 3 mức độ lạm
phát:
- Lạm phát vừa phải ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số: biểu hiện ở
giá cả hàng hóa tăng chậm trong khoảng 10% / năm trở lại. Do đó, đồng tiền mất giá
không lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh. Loại lạm phát này thường
được các nước có nền kinh tế phát triển duy trì như một chất xúc tác cho nền kinh tế phát
triển.
- Lạm phát phi mã: loại này xãy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba
con số như 20%, 100%, 200% ….Lạm phát này đã bắt đầu gây tác hại trong nền kinh tế.
Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0, dân chúng
tránh giữ tiền mặt. Ví dụ như : ở Việt nam giai đoạn 1986 – 1987 đã xảy ra lạm phát phi
mã 774%/ năm. Lúc đó người ta ví đồng tiền Việt Nam như hòn than đang cháy nổ. Nó
rơi vào túi người nào thì ngay lập tức họ sẽ mua hàng để tung đồng tiền đó vào túi người
khác.
- Siêu lạm phát: trường hợp xảy ra lạm phát này tiền giấy phát hành ào ạt, giá cả
tăng lên với tốc độ chóng mặt từ 1000%/ năm trở lên, vì thế trong giai đoạn này người ta
ví nó như căn bệnh ung thư gây chết người và có tác động rất lớn đến nền kinh tế mà lịch
sử lạm phát của thế giới phải ghi nhận như lạm phát ở Đức 1920 – 1923, cụ thể trong giai
đoạn từ 1/1922 – 11/1923 chỉ số giá cả tăng từ 1 đến 10.000.000, 1921 – 1923 kho tiền
của Đức tăng 7 tỉ lần. Giá của một quả trứng tại thị trường Berlin là 1 triệu D.M; hoặc
siêu lạm phát hoành hành ở Bolivia trong những năm giữa thập niên 1980, với tỷ lệ lạm
phát bằng 50.000% / năm…..
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 3
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
Tỷ lệ lạm phát cao là một triệu chứng không an toàn về “sức khỏe” của một nền
kinh tế, và do đó là một trong những vấn đề mà dân chúng cũng như nhà chức trách về
chính sách kinh tế quan tâm.
3. Cách tính lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát mà nó là suất tăng của mức giá tổng
quát theo thời gian. Vấn đề đặt ra trước tiên là mức giá tổng quát được tính toán như thế
nào? Hai thước đo thông dụng phản ánh mức giá tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator).
Chỉ số giá tiêu dùng là một tỷ số phản ánh của hàng hóa trong nhiều năm khác
nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong năm gốc.
i i
q 0 p t
Chỉ số giá tiêu dùng CPI = i i
q 0p 0
Trong đó: qi là rổ hàng hóa và pi là giá của các mặt hàng, t là năm hiện hành, 0 là
năm gốc.
Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc, và sự lựa chọn rổ hàng hóa
tiêu dùng. Nhược điểm chính của chỉ số này là mức độ bao phủ cũng như sử dụng trọng
số cố định trong tính toán. Mức độ bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối với một số
hàng hóa tiêu dùng và trọng số cố định và tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hóa cơ
bản của người dân thành thị mua vào năm gốc. Những nhược điểm mà chỉ số này gặp
phải khi phản ánh giá cả sinh hoạt là CPI không phản ánh sự biến động của giá hàng hóa.
Trong khi đó, chỉ số điều chỉnh GDP không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu
hàng hóa tiêu dùng cũng như sự thay đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng cho
những hàng hóa khác nhau theo thời gian.
i i
q t p t
Chỉ số điều chỉnh GDP = i i
q tp 0
Chỉ số điều chỉnh GDP là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất nó bao gồm tất cả
các hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều
chỉnh vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia
tăng. Về mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát
trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến động trong
giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nhược điểm chỉnh của chỉ
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 4
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa khi tính toán tỷ lệ
lạm phát và chỉ số không phản ánh được sự biến động giá cả trong từng tháng.
Việt Nam trong những năm qua cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính tỷ
lệ lạm phát và sử dụng nó cho mục đích điều hành chính sách tiền tệ. Ngoài những nhược
điểm như phân tích ở trên, chỉ số này không phản ánh được tình hình lạm phát khi mà nó
thường xuyên dao động. Sự dao động trong ngắn hạn không có liên quan gì đến áp lực
lạm phát căn bản trong nền kinh tế và việc sử dụng chỉ số này làm mục tiêu điều hành
chính sách tiền tệ có thể làm chệch hướng chính sách. Với mục tiêu là ổn định tiền tệ
trung hạn, chính sách tiền tệ nên tập trung vào xu hướng tăng giá thay vì sự dao động của
giá.
4. Nguyên nhân và tác động của lạm phát
a) Nguyên nhân của lạm phát
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học có nhiều nguyên nhân khác nhau để dẫn
đến lạm phát.
- Trong giai đoạn các nước còn đang áp dụng chế độ lưu thông tiền kim khí và đặc
biệt là vẫn thực hiện cơ chế tiền giấy khả hoán (loại tiền giấy có thể đổi trực tiếp ra vàng)
Thì theo quan điểm của K.Marx, ông cho rằng: “Việc phát hành tiền giấy phải
được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy tượng trưng mà lẽ ra phải lưu
thông thực sự”. Từ đó, cho thấy nếu phát hành tiền vượt quá lượng tiền vàng (bạc) cần
thiết thì tiền giấy sẽ bị mất giá, và lạm phát sẽ xảy ra khi trong lưu thông bị dư thừa quá
mức các dấu hiệu giá trị vượt quá lượng kim loại mà chúng đại diện trên danh nghĩa.
- Sau thế chiến thứ II, các nước chuyển sang giai đoạn lưu thông tiền giấy pháp
định. Việc phát hành tiền gần như tách rời cơ sở đảm bảo bằng vàng mà thường phát
hành để thõa mãn nhu cầu chi của nhà nước. Trước nạn lạm phát lan tràn đã xuất hiện
nhiều lý thuyết về lạm phát trong đó có thể kể đến:
+ Lý thuyết lạm phát giá cả: theo lý thuyết này lạm phát là sự tăng cao toàn bộ
giá cả hàng hóa, các nhà kinh tế M ỹ như G.F Luthringer, L.V Chandler, D.C Cline đã
tuyên bố: “ bất kỳ thời kỳ nào có mức giá tăng lên, và sự phát sinh điều thay đổi lâu dài
đó có tính chất chu kỳ hay không đều là thời kỳ lạm phát”
Thuyết lạm phát giá cả đã xoá nhòa sự khác biệt giữa lạm phát và giá cả tăng
lên, giá cả hàng hóa tăng lên do nhiều nguyên nhân không phải tất cả các trường hợp giá
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 5
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
cả tăng đều là lạm phát mà cần khẳng định rằng giá cả hàng hóa đồng loạt tăng lên chỉ là
một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát.
Từ quan điểm của lạm phát giá cả đã nảy sinh 2 quan điểm :
+ Lý thuyết chi phí và lý thuyết cầu thừa:
Lý thuyết chi phí cho rằng lạm phát xảy ra do việc gia tăng chi phí sản
xuất kinh doanh lớn hơn năng suất lao động, đặc biệt sự tăng chi phí do tăng tiền lương
khi phải đáp ứng những yêu sách của phong trào công nhân với những cuộc đình công,
biểu tình. Quan điểm này còn mang màu sắc chính trị.
Thuyết đồng hóa lạm phát với nhu cầu thừa: với đại diện là B. Hasen
người Mỹ sau khi định nghĩa lạm phát là tăng giá cả đã cho rằng nguyên nhân của sự
tăng giá là do nhu cầu vượt qua nguồn cung ứng về hàng hóa.
+ Lý thuyết ca tụng lạm phát do J.M.Keynes đề xướng, xem nguyên nhân cơ
bản của lạm phát do sự mất cân đối cung cầu. Khi nền kinh tế phát triển mức cung tăng
vượt quá cầu dẫn đến sản xuất bị trì trệ và thất nghiệp xảy ra. Do đó, nhà nước cần tăng
cầu lên bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông, vừa chống được khủng hoảng kinh
tế vừa chống thất nghiệp. Quan điểm này phù hợp trong điều kiện nền kinh tế phát triển
có hiệu quả, những thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống
kinh tế thì lạm phát là một công cụ kích thích tăng trưởng kinh tế.
+ Lý thuyết cơ cấu: cho rằng lạm phát phát sinh do sự mất cân đối trong cơ cấu
kinh tế làm cho nền kinh tế phát triển không hiệu quả.
Ngoài những quan điểm nêu trên còn tồn tại những quan điểm khác lý giải về
nguyên nhân của lạm phát như qua điểm của lạm phát tín dụng, lạm phát tài chính, lạm
phát nhập khẩu.
- Tuy nhiên, có thể nói trên thực tế hiện tượng lạm phát xảy ra được đưa đến từ
những nguyên nhân khác nhau, điều này bị chi phối bởi bối cảnh của mỗi quốc gia nhưng
nhìn một cách tổng quát qua lịch sử lạm phát thế giới thì có những nguyên nhân cơ bản
và chủ yếu sau:
+ Những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tế
không phù hợp của nhà nước như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất, chính
sách thuế ….làm cho nền kinh tế bị mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị sút kém ảnh hưởng
đến nền tài chính quốc gia. M ột khi ngân sách bị thâm thủng thì điều tất yếu thường xảy
ra là nhà nước phải tăng chỉ số phát hành. Đặc biệt đối với một số quốc gia trong những
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 6
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
điều kiện nhất định nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi
chính sách phát triển kinh tế.
+ Những nguyên nhân khách quan đưa đến như: thiên tai, động đất hoặc nền
kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nhiên liệu trên thế
giới….
+ Ngoài ra, do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan gây nên khủng
hoảng hệ thống chính trị, từ đó người dân bị mất lòng tin vào nhà nước họ không tiêu xài
hoặc đánh giá thấp giấy bạc mà nhà nước phát hành.
b) Tác động của lạm phát.
- Sự mất giá của các loại chứng khoán:
Cùng với sự tăng giá của các loại hàng hóa khác thì giá cả của các loại chứng
khoán khác bị sụt giảm nghiêm trọng. Việc mua công trái, mua tín phiếu là nhằm thu các
khoản lợi khi đáo hạn, nhưng vì giá trị của đồng tiền bị sụt giảm nghiêm trọng nên mọi
người không thích tích lũy theo hình thức mua công trái và tín phiều nữa mà chuyển sang
trữ vàng và ngoại tệ mạnh.
- Sự giảm giá của đồng bản tệ so với ngoại tệ và vàng:
Trong điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế. Đồng ngoại tệ và vàng coi như thứ tiêu
chuẩn để đo lường sự mất giá của đồng bản tệ. Đồng bản tệ càng giảm giá so với vàng và
ngoại tệ bấy nhiêu thì nó càng tác động nâng giá hàng hóa lên bấy nhiêu. Lúc này công
chúng bán hàng hóa dựa trên cơ sở quy đổi ra vàng hoặc ngoại tệ để bán mà không căn
cứ vào tiền quốc gia nữa.
- Kích thích sản xuất, chống thất nghiệp trong điều kiện mức độ lạm phát thấp:
lạm phát trong điều kiện hiện đại còn là chính sách của các nước nhằm kích thích sản
xuất, chống thất nghiệp, bù đắp các chi phí thiếu hụt của ngân sách. Đôi khi lạm phát bị
những kẻ bóc lột lợi dụng để bóc lột nhiều hơn nữa những người làm công ăn lương. Bởi
khi lạm phát gia tăng, giá cả hàng hóa tăng nhanh hơn sự gia tăng của tiền lương. Vì vậy
mà các nhà tư bản dễ dàng kiếm được lợi lộc do bán hàng. Thế nhưng đôi khi lạm phát lại
kích thích sự phát triển kinh tế, vì nó có tác dụng làm tăng khối lượng tiền trong lưu
thông, cung cấp thêm vốn cho các doanh nghiệp, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ
và công chúng. Vì vậy nó kích thích sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thế nhưng, sử
dụng chính sách lạm phát làm tăng trưởng kinh tế phải thận trọng vì nó dễ dẫn đến sự quá
đà đưa lạm phát tiến lên tốc độ cao.
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 7
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
- Làm phân phối lại thu nhập: khi lạm phát xảy ra thì giá cả các loại hàng hóa, tài
sản tăng lên, còn giá trị của đồng tiền giảm xuống cho nên những người làm công ăn
lương, những người gửi tiền bị thiệt. Nhưng những người vay nợ, những người tích lũy
tài sản thì có lợi. Để tránh thiệt hại cho những người gửi tiền thì lãi suất cần phải được
điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát, nhưng việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với
tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được ở mức tỷ lệ lạm phát thấp, lạm phát một con số
một năm.
- Các tác động khác:
+ Khi lạm phát cân bằng có tính trước: là lạm phát không có ảnh hưởng gì đến
thu nhập cả. Giá cả tăng lên tăng lên bao nhiêu phần trăm thì thu nhập cũng tăng lên bấy
nhiêu phần trăm. Đây là trường hợp lý tưởng, nó không phân chia lại thu nhập. Ở đây nhà
nước đã dự đoán trước được lạm phát và điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, công
chúng cũng vậy, họ đã biết trước được tỷ lệ lạm phát và điều chỉnh các hành vi của mình
cho phù hợp. M ột cuộc lạm phát cân bằng được dự đoán trước thì không có ảnh hưởng gì
đến sản lượng thực tế, hiệu quả kinh tế hoặc phân phối thu nhập.
+ Khi xảy ra lạm phát không cân bằng (lạm phát cao) trường hợp này thường
đẩy các chi phí tăng lên, đẩy thuế tăng lên tức nó ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập.
Chẳng hạn ấn định mức thu nhập trên 5 triệu đồng thì phải đóng thuế, nhưng khi có lạm
pháp chính sách thuế sẽ không thay đổi kịp nên người có thu nhập tăng lên nhanh chóng
phải đóng thuế nhiều hơn. Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế hơn còn công chúng thì bị
thiệt hại do phải đóng thuế cho nhà nước.
Lạm phát xảy ra thì vòng quay của tiền tăng rất nhanh làm cho lượng tiền trong
lưu thông bị dư thừa lớn, tốc độ lạm phát sẽ bị đẩy lên nhanh.
Khi tình hình lạm phát phát triển nhanh, giá cả tăng lên thường không giống nhau
giữa các nơi, các địa phương. Thông tin về giá không chính xác, quá trình mua bán trở
nên hỗn loạn vì mọi người luôn tìm nơi có giá thấp.
Nói chung khi xảy ra lạm phát không cân bằng và không dự đoán trước được thì sẽ
có tác hại về cả mặt hiệu quả và cả mặt phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Như vậy, tác hại của lạm phát có thể tóm lại như sau:
+ Nếu lạm phát là cân bằng và dự đoán được thì không gây tác hại gì cả.
+ Nếu lạm phát là cân bằng nhưng không dự đoán trước được thì gây ra sự
phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.
Nhóm 09 – Cao học Ngân hàng Đêm 2 K16 8
Lạm phát của Việt Nam GVHD: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa
+ Nếu lạm phát không cân bằng nhưng có dự đoán trước được thì không gây ra
tác hại đối với thu nhập quốc dân nhưng gây thiệt hại về hiệu quả kinh tế.
+ Nếu lạm phát không cân bằng mà cũng không dự