Việt nam đang trên tiến trình hội nhập kinh tế để phát triển, chúng ta cũng giống như phần lớn các quốc gia trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế chỉ huy sang mô hình kinh tế thị trường đều trải qua lạm phát cao. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng lớn đến các mặt của đời sống hiện đại. James Tobin là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ theo trường phái kinh tế học Keynes đã từng được trao giải nobel kinh tế năm 1981, ông đưa ra quan điểm: khi tỷ lệ lạm phát mang giá trị dương vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế và thuật ngữ “dầu bôi trơn” được ông dùng để miêu tả những tác động tích cực của lạm phát. Theo James Tobin mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào sản xuất giảm đi, điều này sẽ khuyến khích họ đầu tư mở rộng sản xuất, việc làm cũng được tạo thêm góp phần vào tăng trưởng của đất nước đồng thời hạn chế được thất nghiệp. theo kinh tế học hiện đại khi tỷ lệ lạm phát xảy ra ở mức cao ( trên 9%) sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở cả hai thị trường trong và ngoài nước (mức độ tùy thuộc vào độ mở của nền kinh tế, càng nghiêm trọng khi độ mở càng lớn và ngược lại) dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi ngay từ hiện tại. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là vào các hoạt động sản xuất khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng, phúc lợi xã hội vì thế sẽ giảm.
Chúng ta biết rằng mức lạm phát cao sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, tăng trưởng và lạm phát là hai chỉ số vĩ mô cơ bản của mỗi nền kinh tế nhưng chúng lại biến thiên theo xu hướng ngược chiều nhau khiến các chính phủ thường phải đánh đổi một trong hai hoặc cân bằng hài hòa giữa chúng mỗi khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế. Lạm phát có nhiều nguyên nhân, để kiểm soát tình trạng lạm phát trước hết chúng ta phải hiểu rõ về nguyên nhân của lạm phát. Từ đó phân tích nguyên nhân nào là nguyên nhân chính yếu để giúp chính phủ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế phù hập và đây cũng là mục đích bài tiểu luận của nhóm chúng tôi.
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11026 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng lạm phát từ năm 2008 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
LỚP 111_T08
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
NHÓM 9
Trần Thị Ngọc Bích
Nguyễn Thành Đạt
Nguyễn Văn Đô
Nguyễn Thị Mỹ Hường
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Lê Thị Thu Thảo
GVHD: Trần Mạnh Kiên
TP. Hồ Chí Minh, 11/2011
MỞ ĐẦU
Việt nam đang trên tiến trình hội nhập kinh tế để phát triển, chúng ta cũng giống như phần lớn các quốc gia trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế chỉ huy sang mô hình kinh tế thị trường đều trải qua lạm phát cao. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng lớn đến các mặt của đời sống hiện đại. James Tobin là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ theo trường phái kinh tế học Keynes đã từng được trao giải nobel kinh tế năm 1981, ông đưa ra quan điểm: khi tỷ lệ lạm phát mang giá trị dương vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế và thuật ngữ “dầu bôi trơn” được ông dùng để miêu tả những tác động tích cực của lạm phát. Theo James Tobin mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào sản xuất giảm đi, điều này sẽ khuyến khích họ đầu tư mở rộng sản xuất, việc làm cũng được tạo thêm góp phần vào tăng trưởng của đất nước đồng thời hạn chế được thất nghiệp. theo kinh tế học hiện đại khi tỷ lệ lạm phát xảy ra ở mức cao ( trên 9%) sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn nền kinh tế. Những tác động chủ yếu bao gồm: giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở cả hai thị trường trong và ngoài nước (mức độ tùy thuộc vào độ mở của nền kinh tế, càng nghiêm trọng khi độ mở càng lớn và ngược lại) dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Khi các mức giá cả trong tương lai khó dự đoán hơn thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Người dân ngày càng lo ngại về việc sức mua trong tương lai của họ giảm xuống và mức sống của họ cũng vì vậy mà kém đi ngay từ hiện tại. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là vào các hoạt động sản xuất khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng, phúc lợi xã hội vì thế sẽ giảm.
Chúng ta biết rằng mức lạm phát cao sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, tăng trưởng và lạm phát là hai chỉ số vĩ mô cơ bản của mỗi nền kinh tế nhưng chúng lại biến thiên theo xu hướng ngược chiều nhau khiến các chính phủ thường phải đánh đổi một trong hai hoặc cân bằng hài hòa giữa chúng mỗi khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế. Lạm phát có nhiều nguyên nhân, để kiểm soát tình trạng lạm phát trước hết chúng ta phải hiểu rõ về nguyên nhân của lạm phát. Từ đó phân tích nguyên nhân nào là nguyên nhân chính yếu để giúp chính phủ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế phù hập và đây cũng là mục đích bài tiểu luận của nhóm chúng tôi.
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
Khái niệm lạm phát
Lạm phát dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hóa, dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó trong một thời gian nhất định. Tức là khi giá trị của hàng hóa dịch vụ tăng lên đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi cùng với một số tiền nhất định. Có thể nói lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá.
Nói một cách cụ thể hơn,lạm phát là hiện tượng giảm mãi lực của đồng tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.
Các chỉ số đo lường lạm phát:
Mức giá chung của nền kinh tế được nhìn nhận theo 2 cách. Chúng ta coi mức giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá tăng mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa dịch vụ mà họ mua. Chúng ta có thể coi mức giá cũng như là giá trị của tiền. Sự gia tăng mức giá có nghĩa là giá trị của tiền giảm bởi vì mỗi đồng tiền bỏ ra lúc này mua được ít hàng hóa hơn trước.
Mức giá chung được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số điều chỉnh (GDP). Chỉ số giá bao gồm một số loại như sau:
Chỉ số giá bán lẻ - CPI – Consumer Price Index
Chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator)
Chỉ số giá bán buôn – WPI - Wholesale Price Index
Chỉ số giá sản xuất – PPI – Producer Price Index,...
Phân loại lạm phát:
Dựa vào định lượng:
Lạm phát vừa phải: lạm phát dưới 2 chữ số
Lạm phát phi mã: lạm phát từ 2-3 con số
Siêu lạm phát: trên 3 chữ số
Thực tế, lạm phát nước ta là lạm phát phi mã.
Dựa vào định tính
Lạm phát thuần tuý: giá hàng hoá sản xuất và hàng tiêu dùng tăng cùng tỉ lệ trong một đơn vị thời gian.
Lạm phát cân bằng và không cân bằng: lạm phát tưng cùng tỉ lệ với thu nhập.
Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường.
Nguyên nhân của lạm phát:
Có ba nguyên nhân chính gây ra lạm phát:
Lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do quán tính.
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn:
Lạm phát qua các giai đoạn:
Giai đoạn 2007-2008:
Năm 2007: Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng tới 2,91%, không những cao nhất so với các tháng trong năm (kể cả tháng 2 là tháng có Tết Nguyên đán cũng chỉ tăng 2,17%).
Lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức hai con số 12,63, giá tiêu dùng tăng 12,63%, cao nhất trong 11 năm qua; tốc độ tăng trưởng 8,5% nhờ có nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn đã chảy vào nước ta. Theo các số liệu đưa ra trong báo cáo, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ... Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cú sốc” lạm phát. Một số ví dụ khác bao gồm Trung Quốc hồi mùa xuân năm 2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu 2008, Indonesia mùa hè 2005… Đi đôi với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng như thế khiến nước ta khó tránh khỏi lạm phát cũng leo thang. Cán cân thương mại năm 2007 thâm hụt lớn, nhập khẩu 62,7 tỷ USD tăng +39.6% so với năm 2006, xuất khẩu 48.6 tỷ USD tăng 21,9%, nhập siêu 14,1 tỷ USD (năm 2006 nhập siêu 5 tỷ USD), nhập siêu chiếm tỷ lệ rất đáng lo ngại 19,8%GDP (lưu ý việc nhập siêu tăng nhanh có yếu tố giá cả thế giới: xăng dầu, sắt thép, sợi bông, chất dẻo.. tăng cao do đồng USD yếu), cán cân vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ cao trên 6% GDP ở mức đáng lo ngại…
Năm 2008: Khép lại với mức lạm phát những 2 con số 19,89% với mức lạm phát gia tăng không ngừng trong 8 tháng đầu năm (đỉnh điểm là vào tháng 2, tháng 5 và tháng 8) do hệ quả của năm 2007 và chủ yếu còn do tác động trực tiếp từ giá LTTP, giá VLXD, giá dầu tăng và kết thúc với sự giảm phát trong những tháng cuối năm vì các kinh tế không còn chịu tác động của giá các mặt hàng trên cùng với tâm lý chờ giá xuống đã thắng tâm lý cầm cự của các nhà DN. Chỉ số giá tháng 9 tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%; chỉ số giá tháng 10 so với tháng 12/2007 tăng 21,69%, tháng 11 này âm, tháng 12 đề phòng giáp tết nhu cầu tiêu thụ tăng làm giá hàng hoá có thể lên chút ít thì con số chắc vào khoảng 22%. Ba tháng cuối năm là thời gian khủng hoảng kinh tế bộc lộ rõ ràng và lan rộng.
Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP năm 2008 rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007.
Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...
HÌNH 1: Tốc độ tăng lạm phát ở Việt Nam vào năm 2007 và 2008 (từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008)
Nhận xét: Nhìn đồ thị ta thấy giai đoạn 2007-2008, chỉ số giỏ thực phẩm tăng cao và tăng mạnh vào những thỏng 1-2/07 và 1-2/08 và cao nhất khoảng 5-6/08. Qua đây cho ta thấy giỏ thực phẩm tăng mạnh vào những thỏng gần tết khi nhu cầu về hàng hoá gia tăng. Mặt hàng phi thực phẩm cú chỉ số giỏ thấp hơn thực phẩm và chỉ tăng vào 8-9/08.
Nguyên nhân cơ bản:
Sự biến động thị giá cả trên thị trường thế giới tác động đến giá cả của thị trường trong nước, đặc biệt là các mặt hàng: dàu mỏ, lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. Sự tăng giá các mặt hàng trong nước đã góp phần làm lạm phát bùng phát.
Cung tiền quá mức: 11/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng.Cụ thể: năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp FDI giải ngân lên 8 tỉ USD, năm 2008 lên tới 11,7 tỉ USD chiếm 1/3 lượng vốn đầu tư trong nền kinh tế. Dòng vốn đàu tư gián tiếp FPI cũng tăng mạnh, năm 2007 ước tính có trên 7 tỉ USD từ dòng vốn FPI đổ vào Việt Nam. Vốn viện trợ phát triển ODA hằng năm Việt Nam nhận được 2 tỉ USD ( nhưng năm 2007:2 tỉ USD, năm 2008: 2,2 tỉ USD. Kiều hối chuyển về Việt Nam hằng năm từ 5-7 tỉ USD. Mặc dù Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại cao nhưng khoản thâm hụt này ít hơn so với dòng tiền chuyển vào Việt Nam dẫn đến cán cân tài khoản vãng lai vẫn thặng dư.Dự trữ ngoại tệ ngân hàng thương mại liên tục tăng cao ( năm 2006: tăng 4,6 tỉ USD, năm 2007: tăng 10 tỉ USD, năm 2008: tăng 2,4 tỉ USD).Gây những biến động về lãi suất (lãi suất huy động liên tục tăng cao trong cuộc chạy đua về lãi suất) và tỉ giá (diễn biến phức tạp). Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng nhà nước tăng đồng nghĩa với một lượng tiền tương ứng VND được bơm vào nền kinh tế. Mặt khác, ngân hàng nhà nước không thực hiện các biện pháp kiểm soát lượng tiền bơm vào nền kinh tế dẫn đến tiền trong nền kinh tế cứ tăng lên. Ngoài ra, năm 2006 và năm 2007, hệ thống các ngân hàng phát triển mạnh mẽ tăng trưởng tín dụng đạt 49.1% năm 2007 và 50.18% năm 2008. Như vậy, tăng trưởng tín dụng cao và dùng tiền mua ngoại tệ của ngân hàng nhà nước đã làm cho cung tiền tăng mạnh à Lạm phát.
Sự thiếu hiệu quả đầu tư (Nước ta chỉ số ICOR cao, lớn hơn 40%, gấp 5 lần các nước Đông Á và các quốc gia có cùng trình độ phát triển) à Thâm hụt ngân sách cao thường xuyên.
Sử dụng không hiệu quả chính sách tiền tệ: đầu năm 2008, nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua tăng lãi suất gây ra tình trạng kinh tế bị suy thoái.
Thị trường chứng khoán, bất động sản bất ổn, tỉ giá diễn biến phức tạp gây ra tâm lí bất ổn các nhà đầu tư và người dân: dẫn đến các hiện tượng như đầu cơ tích trữ hay rút vốn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn 2009-2010:
Năm 2009: Kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6%. Sản xuất nông nghiệp được mùa với sản lượng lúa cả năm đạt 38,9 triệu tấn, tăng 165.700 tấn so với năm 2008. Cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm sút, nhưng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 7042000 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008. Thu ngân sách đạt dự toán cả năm và bội chi ngân sách bảo đảm được mức Quốc hội đề ra là không vượt quá 7% GDP. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây.
Với CPI bình quân cả năm đứng ở mức 1 con số (6,88%), năm 2009, kiểm soát lạm phát được coi là thành công lớn của Việt Nam. Thành công đó càng ấn tượng hơn khi đồng hành với tốc độ tăng trưởng GDP 5,3% và thất nghiệp không ở mức nguy hiểm như dự đoán.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của nước ta. Nhìn một cách khách quan có thể thấy, lạm phát cao năm 2008, cùng với sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại đã tác đông đến tâm lí các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, gây những biến động khó lường đến tỷ giá. Do thực hiện tôt các chính sách tiền tệ bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất đã tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, làm khởi sắc thị trường chứng khoán, bất động sản và thị trường tín dụng. Thị trường tiền tệ từng bước được ổn định tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009 thị trường ngoại hối có những diễn biến không thuận lợi. Các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối được tăng cường. Cuối năm, thâm hụt cán cân thương mại gia tăng thêm vào đó thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 thâm hụt ngân sách ở mức 6,5%.Tỷ giá biến đổi bất lợi.
Năm 2010: chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009, vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% trong khi mục tiêu Chính phủ điều chỉnh là không quá 8%.
Theo tài liệu họp báo của Chính phủ ngày 02/7/2010, trong 6 tháng đầu năm 2010, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã đạt được kết quả khá toàn diện, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế tiếp tục phục hồi khá nhanh. Các ngành, lĩnh vực đều đạt tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước: GDP 6 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 6,16%; Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7%; thu ngân sách đạt khá đảm bảo các nhiệm vụ chi từ NSNN. Trong 6 tháng đầu năm 2010, vốn FDI thực hiện đạt 5,4 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2009. Đặc biệt lạm phát được kiềm chế. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 so với tháng 5/2010 tăng 0,22%, là mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước. So với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2010 tăng 4,87%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,18%, với quyền số 39,93%, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số CPI khoảng 6,46%, hơn một nửa mức tăng CPI của cả năm. Tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, VLXD, tăng 15,74%, với quyền số 10,01%, nhóm này góp phần làm tăng chỉ số chung khoảng 1,57%. Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất 19,38%, với quyền số không lớn là 5,72%, nhưng nhóm này đã đóng góp mức tăng khoảng 1,1% vào mức tăng chung của chỉ số CPI. Trong tháng 12, giá vàng và đôla Mỹ không leo thang mạnh như những tháng trước (lần lượt tăng 5,43% và 2,86%). Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giá vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%.
Mặc dù năm 2010, bội chi ngân sách đã được kéo xuống còn dưới 6%, nhưng nếu tính cả huy động trái phiếu, thì tỷ lệ vẫn còn ở mức 7%. Đó là mức rất cao, không những là một trong những nguyên nhân của lạm phát cao, mà còn làm gia tăng nợ nần.Nhập siêu năm 2010, so với năm trước và so với kế hoạch trong năm, đã giảm và thấp hơn cả về kim ngạch tuyệt đối cũng như tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, nhưng nhập siêu liên tục, kéo dài và hiện ở mức khá cao (năm 2007 là 14,2 tỷ USD, năm 2008 là 18,0 tỷ USD, năm 2009 gần 12,9 tỷ USD, năm 2010 khoảng 12 tỷ USD). Điều này đã tác động tiêu cực tới cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tạo sức ép lên tỷ giá. Giá USD trên thế giới giảm, nhưng ở trong nước vẫn tăng (năm 2008 tăng 6,31%, năm 2009 tăng 10,7%, 11 tháng năm 2010 tăng 6,63%), làm tăng mạnh gánh nặng lạm phát…
Báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra ngày 7/12/2010 tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG-2010), WB nhận định lạm phát cả năm 2010 ở mức 10,5% - cao hơn nhiều so với mục tiêu 8% mà Quốc hội đề ra trước đó. Ngân hàng Thế giới khuyên Việt Nam cần có những chính sách thân thiện với thị trường hơn để đạt mục tiêu bình ổn giá, trong đó bao gồm việc sử dụng nhiều hơn chính sách cạnh tranh và chính sách tiền tệ. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đột ngột dâng cao hơn dự kiến trong tháng 10 và 11. Cụ thể, đến cuối tháng 11, tỷ lệ lạm phát 11 tháng đứng ở mức gần 9,6%. Lạm phát giá lương thực hàng năm lên đến 14,8%, cao nhất kể từ tháng 4/2009.
Hình 2: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2009 và 11 tháng của năm 2010 (đơn vị: %).
Từ biểu đồ chúng ta có thể nhận thấy lạm phát của giai đoạn 2009 –2010 có nhiều nét tương đồng. Cả hai năm này đều có hình dạng của một chiếc cốc, chỉ số CPI vào các tháng đầu năm và cuối năm đều ở mức cao, cụ thể là: CPI ở mức cao nhất vào tháng 2 với CPI của 2 năm lần lượt là 1,17 và 1,96; CPI vào tháng 9 lần lượt là: 0,62 và 1,31, tới cuối năm thì lên tiếp tục lên cao vào tháng 11 với chỉ số CPI lần lượt là: 1,38 và 1,86 chủ yếu do sức ép cầu lớn. Trái lại ở các tháng còn lại chỉ số CPI lại giảm sụt liên tục và sự tăng trở lại là không đáng kể. Cụ thể vào tháng 3 (năm 2009) chỉ số CPI chỉ ở mức -0,17 cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế đã tới mức nghiêm trọng, hay ở tháng 4, tháng 7 trong năm 2010 cũng có dấu hiệu của sự tăng trưởng kinh tế yếu. Nhưng một điểm đáng chú ý là năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế và giảm phát của cuối năm 2008 nên tốc độ lạm phát có phần dịu hơn so với năm 2010 - khi mà nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi trở lại. Nhìn chung vấn đề lạm phát của giai đoạn này có thể gói gọn trong cụm từ “diễn biến phức tạp, khó dự báo trước”.
Nguyên nhân cơ bản:
Khủng hoảng tài chính của một số nước lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Lạm phát cao năm 2008, cùng với sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài và thâm hụt cán cân thương mại đã tác động mạnh mẽ tâm lí các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối gây những biến động khó lường đến tỉ giá.
Thêm vào đó, giải pháp hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nhiều doanh nghiệp vay VND để mua ngoại tệ àcầu mua ngoại tệ tăng mạnh,tâm lí găm giữ ngoại tệ,và gói hỗ trợ lãi suất này còn làm khởi sắc thị trường chứng khoán, bất động sản và tín dụng , gây sức ép tăng lượng tiền trong nền kinh tế, tín dụng tăng cao và giảm gía VND.
Thâm hụt ngân sách tăng cao năm 2009 là 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều gây áp lực giảm giá VND.
Đến năm 2010 kinh tế thế giới phục hồi, kì vọng sự phục hồi kinh tế khiến giá hàng hoá tăng lên , chi phí đầu vào sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên (vì nhập nhiều nguyên, vật liệu, phụ liệu cho sản xuất) đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Các công cụ chính sách được nhà nước ban hành và không đạt được hiệu quả như ý muốn, quản lí giá cả vẫn chưa thực hiện tốt như vàng, USD tăng chủ yếu do tâm lí, đầu cơ, găm giữ.
Hiệu quả đầu tư chưa tốt nguồn vốn đầu tư lớn.
Ngoài ra do chính sách tự do lãi suất nên các ngân hàng thương mại muốn thu hút vốn nên đẩy lãi suất huy động lên cao lại chay đua lãi suất àlãi suất cho vay cao gây cản trợ hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp, để cho vay được thì các ngân hàng này cấp tín dụng cho các khoản vay đầu tư bất động sản, chứng khoán nguồn vốn không vào hoạt động sản xuát kinh doanh mà chuyển vào đầu tư không tạo giá trị gia tăng.
Giai đoạn 2011-2012:
Năm 2011: Các chuyên gia nghiên cứu kinh tế nhận định lạm phát năm 2011 là rất phức tạp, khó dự báo trước được. Biểu hiện cụ thể qua việc: Ba lần liên tiếp trong năm nay Chính phủ nới chỉ tiêu về lạm phát. Trong lần điều chỉnh đầu tiên cuối quý 1, chỉ tiêu về lạm phát được