Tiểu luận Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam hiện nay

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kì cho sự phát triển của thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá,cạnh tranh và hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Giáo dục đào tạo đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện. Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế có nhiều khởi sắc,đòi hỏi các công ty không ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh và nâng cao vị thế cạnh tranh.Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ,nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng tăng cao. Và trong môi trường đó,đội ngũ lao động phải không ngừng được đào tạo và đào tạo lại một cách sâu rộng.Vì vậy,nhu cầu về đội ngũ lao động có chất lượng cao ngày càng đặt ra bức thiết và cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động đó. Khi hoạt động của các doanh nghiệp trở nên toàn cầu hóa hơn thì các doanh nghiệp phải có một lực lượng lao động có trình đọ tay nghề và tiến hành cuộc chiến tranh mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi người tôt nghiệp đại học phải có những phẩm chất nhất định,có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động đang ngày một gay gắt. Việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay là việc cần làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chất lượng cao nước ta. Trước thực trạng quản lý đào tạo của nước ta hiện nay cón nhiều khuyết điểm và bộc lộ nhiều yếu kém,xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo.

pdf28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5221 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay LỜI MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kì cho sự phát triển của thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá,cạnh tranh và hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Giáo dục đào tạo đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện. Sau nhiều năm đổi mới, nền kinh tế có nhiều khởi sắc,đòi hỏi các công ty không ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh và nâng cao vị thế cạnh tranh.Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ,nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng tăng cao. Và trong môi trường đó,đội ngũ lao động phải không ngừng được đào tạo và đào tạo lại một cách sâu rộng.Vì vậy,nhu cầu về đội ngũ lao động có chất lượng cao ngày càng đặt ra bức thiết và cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động đó. Khi hoạt động của các doanh nghiệp trở nên toàn cầu hóa hơn thì các doanh nghiệp phải có một lực lượng lao động có trình đọ tay nghề và tiến hành cuộc chiến tranh mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi người tôt nghiệp đại học phải có những phẩm chất nhất định,có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động đang ngày một gay gắt. Việc nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay là việc cần làm nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chất lượng cao nước ta. Trước thực trạng quản lý đào tạo của nước ta hiện nay cón nhiều khuyết điểm và bộc lộ nhiều yếu kém,xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. 2. Mục tiêu của bài nghiên cứu. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới, cơ hội việc làm và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, những vấn đề cấp thiết đã và đang được đặt ra với đội ngũ lao động nước ta. Trước tình hình đó,việc nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường đại học hiện nay được đặt ra với cả người học và người quản lý. Việc quản lý chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay còn nhiều thiếu sót và khuyết điểm,đặt ra không chỉ với người quản lý chất lượng đào tạo mà cả những doanh nghiệp,người học và tất cả mọi người quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Việc quản lý đào tạo đại học hiện nay đặt ra câu hỏi : việc quản lý của nhà nước với đào tạo đại học đã phát huy tác dụng chưa? Đã có cơ chế chặt chẽ và đồng bộ trong việc quản lý chưa? Chất lượng đào tạo đại học có đáp ứng những mục tiêu đặt ra không? Sinh viên tốt nghiệp ra trường có tay nghề, kiến thức và đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng không?..v.v.. Do đó cần thiết phải có cơ chế quản lý góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam hiện nay. Do tính cấp thiết của đề tài,là một sinh viên trường ĐH KTQD, đứng trước thực trạng quản lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay,em xin chọn đề tài : Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay CHƯƠNG I: BẢN CHẤT VÀ YÊU CẦU VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM. I Những yêu cầu đối với chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam. 1.Chức năng của đào tạo đại học trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đào tạo là một loại hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị cho người lao động nhận thức kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc. Quản lý chất lượng đào tạo đại học thực hiện bằng việc quản lý các quá trình trong nhà trường. Có thể quản lý cơ cấu và vận hành theo quá trình nơi lưu thông sản phẩm và thông tin, chất lượng sản phẩm hay thông tin trong cơ cấu đó. Nhà trường thực hiện nhiều hoạt động như thiết kế chương trình, giảng dạy, đảm bảo chất lượng. Nhà trường cần tổ chức, duy trì mạng lưới quá trình và những chỗ tương giao, cải tiến và cung cấp chất lượng cho người học. Phát triển giáo dục đào tạo đại học là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài của nhà nước. Phát triển chất lượng giáo dục đào tạo đại học giúp đào tạo sinh viên có những kỹ năng, kiến thức, tư duy có khả năng làm việc, đáp ứng nhu cầu củn người sử dụng lao động. Phát triển giáo dục đào tạo đại học gắn với việc phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề,mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Đào tạo đại học có ý nghĩa về mặt giá trị và giá trị sử dụng. Về mặt giá trị, dịch vụ đào tạo đại học có ích đối với xã hội trong việc tạo ra và duy trì đội ngũ lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu việc làm đang ngày càng tăng. Giá trị sử dụng của dịch vụ đào tạo đại học là lợi ích, sự thiết thực của nó và điều này được quyết định một cách khách quan,đem lại cho những người liên quan sự thụ hưởng lợi ích, những người có nhu cầu cần đáp ứng từ việc đào tạo đại học, nó thỏa mãn nhu cầu cần được đào tạo của học sinh, sinh viên và những vị phụ huynh, và thêm nữa là thỏa mãn nhu cầu của xã hội trong việc cung cấp đội ngũ lao động đã qua đào tạo cũng như nhu cầu mong muốn của người sử dụng. Đào tạo đại học hiện nay là hình thức dịch vụ có tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội như: Người học như sinh viên là người trực tiếp đóng học phí và tiếp nhận những kiến thức,kỹ năng mà nhà trường cung cấp. Người hỗ trợ sinh viên trong việc đi học và đóng học phí, chi trả các khoản trong cuộc sống hàng ngày chịu ảnh hưởng bởi việc tăng hay giảm học phí. Đối tượng thứ ba là người sử dụng lao động, là người có nhu cầu về lao động có chất lượng cao từ các trường đại học. Vì vậy, chất lượng của các trường đại học có ảnh hưởng lớn tới các đối tượng trên. Đào tạo đại học hiện nay được coi là hình thức dịch vụ thương mại, dịch vụ quần chúng. Thật vậy, trước đây do quản lý nhà nước theo chế độ tập trung, bao cấp nên đào tạo đại học được coi là việc của nhà nước, do nhà nước đặt chỉ tiêu và quản lý ở tất cả mọi khâu các cơ sở đào tạo đại học thuộc loại hình cơ quan hành chính sự nghiệp. Sản phẩm cơ sở đào tạo đại học là các chuyên gia được đào tạo ra theo kế hoạch từ trên đưa xuống và được phân công làm việc. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đào tạo đại học có những bước chuyển đáng kể từ loại hành chính sự nhiệp sang loại sự nghiệp có thu. Như ta đã biết hàng hóa không nhất thiết gắn với việc mua bán hay thương mại và dịch vụ GD do vậy vẫn được gọi là một hàng hóa. Khi nền giáo dục còn là “tinh hoa”, sản phẩm của nó là những con người khoa học, chủ yếu đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Nhưng ngày nay, giáo dục đại học đã là giáo dục cho số đông, phần lớn đại học lại là giáo dục nghề nghiệp,tấm bằng đại học của từng cá nhân sẽ là “tấm hộ chiếu vào đời” và nó chủ yếu mang lại lợi ích cá nhân.Mục tiêu xuất phát của thi trường giáo dục đại học là là làm cho đại học được tổ chức và vận hành một một cách hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu của phá triển kinh tế xã hội. Đặc biệt với chủ trương xã hội hóa nói chung và giáo dục đào tạo đại học nói riêng, với sự ra đời của đại học dân lập nói chung, đại học bán công hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế tự cân đói thu chi, đào tạo đại học đã trở thành một dịch vụ cao cấp, dịch vụ đào tạo nhân lực. Và sản phẩm của loại hình dịch vụ này chịu ảnh hưởn của cơ chế thị trường, thị trường lao động. Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình doanh nghiệp ngày càng phát triển và nhu cầu về sử dụng lao động chất lượng cao ngày càng tăng. Do đó, sinh viên ra trường muốn có việc làm, có cơ hội phát triển thì yêu cầu phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng lao động. Các trường đại học cần có những chương trình đào tạo đáp ứng những nhu cầu đó,chính là nhu cầu của sinh viên và là nhu cầu mà xã hội, nền kinh tế đang cần. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà hiện nay nhà nước đã không còn trực tiếp điều chỉnh, quản lý các trường đại học mà để cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự hoạch định sự phát triển, quy mô đào tạo và các ngành nghề mà khách hàng cần. Đào tạo đại học là dịch vụ và người học cần phải đóng học phí để có được những kiến thức cần thiết do nhà trường cung cấp, và những kiến thức đó được giảng dạy là do nhu cầu của người học. Vì vậy, đào tạo đại học đã và đang trở thành ngành dịch vụ thương mại. Các trường đại học cần có nâng cao chất lượng đào tạo đại học để đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn khách hàng là 3 đối tượng đã nêu trên. Và với chất lượng đào tạo tốt, tạo được uy tín, thương hiệu, trường đại học đó có thể thu hút nhiều khách hàng, và ngày càng phát triển cùng với thương hiệu của mình. 2. Tiêu chí của dịch vụ đào tạo đại học. -Độ tin cậy: Là khả năng thực hiện chất lượng đào tạo đã hứa hẹn một cách tin cậy và chính xác, nâng cao uy tín, chất lượng cam kết với khách hàng. - Sự đảm bảo: Thể hiện qua kiến thức và tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm của độ ngũ giáo viên, khả năng gây lòng tin cậy và sự tín nhiệm của họ, luôn có trách nhiệm trong việc giảng dạy và nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc và nhu cầu của xã hội. - Tính hữu hình: Dịch vụ đào tạo đại học các trường phải đảm bảo điều kiện vật chất, có đầy đủ giảng đường, phòng học cho việc học tập,trang thiết bị và đồ dùng, hình thức bề ngoài của nhân viên phục vụ, nhân viên trực giảng đường. - Sự thấu cảm: Đó là sự quan tâm, lưu ý đối với từng khách hàng của nhà trườn, hiểu được tâm lý, nhu cầu từng đối tượng để có cách thức phục vụ tốt hơn. - Trách nhiệm: Là sự sẵn lòng giúp đỡ từng đối tượng khách hàng như sinh viên, bậc phụ huynh , các doanh nghiệp,… và cung cấp dịch vụ mau lẹ, đúng thời điểm. II. Quản lý chất lượng đào tạo đại học . 1. Thực chất của quản lý chất lượng đào tạo đại học * Là hệ thống các hoạt động phối hợp để định hướng, tổ chức, đảm bảo, cải tiến và kiểm soát cơ sở đào tạo về chất lượng. * Là sự tác động có mục tiêu, có hệ thống, có hiệu lực và hiệu quả của chỉnh thể quản lý đến quá trình dạy và học. - Quản lý chất lượng đào tạo đại học là một quá trình được xây dựng thực hiện theo các bước sau: 12 Quản lý đào tạo (xét theo quá trình) Quản lý chất lượng đào tạo Đảm bảo chất lượng Các nhân tố và điều kiện đảm bảo chất lượng Cải tiến liên lục: Giáo trình, chương trình, phương tiện, phương pháp Kiểm soát chất lượng: Kiểm định, thanh tra, kiểm tra Hoạch định chất lượng - Xác định mục tiêu - Xây dựng tiêu chuẩn - Chương trình, giáo trình, kế hoạch. Tổ chức - Tổ chức hệ thống - Tổ chức bộ máy - Tổ chức thực hiện Quá trình dạy và học (Tuyển sinh, tổ chức dạy và học) Đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục:  Chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục.  Tiêu chuẩn (Nhà giáo, thành lập trường, trường…)  Quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ.  Phân công phân cấp đào tạo theo hướng tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Đổi mới quản lý đào tạo đại học của các trường  Thực hiện tốt chức năng, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn. Đối với đào tạo: tổ chức quản lý tốt quá trình dạy và học để đảm bảo và nâng cao chất lượng đi đôi với tăng quy mô và đảm bảo hiệu quả.  Nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường. 2. Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng đào tạo đại học. * Xây dựng chiến lược, mục tiêu đào tạo đại học: Chiến lược, mục tiêu đào tạo đại học cần được xây dựng thống nhất, rõ ràng và phù hợp, giúp cho các trường có phương hướng trong công tác giảng và dạy hoc, mỗi người hiểu rõ họ được và phải làm gì để thực hiện được chiến lược và mục tiêu do trường đề ra. * Hoàn thiện chương trình, giáo trình, học liệu: là phần quan trọng trong việc giảng dạy ở các trường đại học hiện nay. Nhờ có chương trình, giáo trình thống nhất mà có dễ dàng trong việc quản lý chất lượng đào tạo. Nó cũng góp phần trong việc giúp sinh viên có sự say mê trong học tập và nghiên cứu, sinh viên và giáo viên có thể có những cách dạy khoa học, tìm ra những cách giảng dạy có hiệu quả và dễ tiếp thu nhất, nâng cao chất lượng đào tạo. * Hoàn thiện cơ cấu đào tạo và hình thức đào tạo. * Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý đào tạo đại học: đó là việc quan trọng không thể thiếu trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và quản lý chất lượng đào tạo đại học,. * Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất: trường lớp khang trang, các trang thiết bị đầy đủ được trang bị hiện đại, nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên. * Đổi mới phương tiện và phương pháp đào tạo đại học. 3. Công tác tổ chức quản lý chất lượng đào tạo đại học.  Việc xây dựng tiêu chuẩn: Bộ GD-ĐT đã xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng đào tạo đại học. Các tiêu chuẩn được xây dựng đưa ra các tiêu chí rõ ràng và cụ thể hơn. Các tiêu chuẩn về tổ chức quản lý, chương trình giáo dục, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán bộ và nhân viên, người học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và triển khai công nghệ, hoạt động về hợp tác quốc tế và các tiêu chuẩn và tài chính và quản lý tài chính.  Một số biện pháp thực hiện quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay: Để nâng cao chất lượng quản lý đào tạ đại học hiện nay nhà nước cần xây dựng các tiêu chuẩn cho các trường để thực hiện nhất quán chủ trương đề ra và có phương hướng cho các trường phát triển. Một số biện pháp như: * Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học. Nhà nước nên để các trường tự hoạch định về tài chính, tự chủ về các mặt và có thể nâng cao tính hiệu quả, chất lượng trong giáo dục đào tạo đại học ở các trường. * Đào tạo theo nhu cầu: Các trường đại học cần xác định nhu cầu đào tạo, và công bố đầu ra, đưa ra những tiêu chuẩn của một sinh viên sau khi ra trường có được kỹ năng, kiến thức cần thiết cho nhu cầu tuyển dụng như thế nào. * Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận vói những kiến thức khoa học mới,phù hợp với sự phát triển toàn cầu hóa hiện nay. * Kiểm định chất lượng đào tạo đại học là việc không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng trong quản lý chất lượng đào tạo đại học hiện nay. Nhờ kiểm định chất lượn mà nhà nước có thể đánh giá chất lượng các trườn và có biện pháp với các thiếu sót. * Đào tạo theo tín chỉ thay cho đào tạo theo niên chế nhờ đó mà sinh viên có thể chủ động về thời gian và phưỡng pháp học, lấy người học là trung tâm, nâng cao tinh thần tự học tự rèn luyện cho sinh viên, từ đó khác sâu thêm hiểu biết và khả năng tự tu duy. * Sắp xếp lại mạng lưới các trường. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM I.Thực trạng chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. 1.1. Chất lượng đào tạo đại học. Theo Bộ GD- ĐT thì “Chất lượng đào tạo đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường Đại học” Chất lượng giáo dục đại học là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng nhu cầu xã hội. Các đặc tính vốn có đó là: Phẩm chất đạo đức, sức khỏe, kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên ra trường Để đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường căn cứ vào nhiều chỉ tiêu như kết quả học tập,khả năng của sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng nhu cầu công việc, có kiến thức kỹ năng, phẩm chất, kiến thức sức khỏe đảm bảo các kỹ năng nghề nghiệp....đáp ứng nhu cầu của đội ngũ lao động chất lượng cao của đất nước. Chất lượng trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của trường đại học, nhưng mục tiêu này phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế-xã hội đất nước. Người hưởng lợi chất lượng đại học ở đây chính là người học (học sinh, sinh viên), phụ huynh và người tài trợ học phí cho việc học của sinh viên, và người sử dụng lao động. Tuy nhiên chất lượng đó còn tùy thuộc vào chất lượng của người hưởng lợi như đã nêu. Trong giáo dục đại học (GD ĐH), đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng. Nói cách khác, đảm bảo chất lượng GD ĐH là toàn bộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơ chế quản lí, các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng những biện pháp khác để duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. 1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam như: + Nhân tố bên ngoài: - Kinh tế thế giới :sự phát triển của kinh tế thế giới có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp và cơ hội cũng như nhu cầu việc làm. Do đó cũng tác động mạnh mẽ tới chương trình giảng dạy hay nâng cao chất lượng học tập của người học, giảng dạy những chương trình đáp ứng nhu cầu khách hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu. - Sự phát triển của khoa học công nghệ : sự phát triển của kinh tế toàn cầu kéo theo khoa học công nghệ ngày một phát triển và yêu cầu các trường cần nhanh chóng ứng dụng khoa học công nghệ, giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ khoa học nhanh chóng, xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ cao. - Toàn cầu hóa : do sự toàn cầu hóa, sự hòa nhập của nền kinh tế thế giới, chất lượng của các trường đại học trên thế giới ngày càng được nâng cao, do đó các trường đại học ở Việt Nam cần được quản lý và nâng cao, phấn đấu đạt chuẩn quốc tế và không bị lạc hậu so với các trường trên thế giới. - Văn hóa xã hội : Ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản lý của Bộ GD và việc thực hiện các quy định đó tại các trường. Nó còn ảnh hưởng tới cách làm việc của các cán bộ quản lý đào tạo đại học, cách học và dạy trong các trường đại học hiện nay. Ví như truyền thống hiếu học và coi việc học là con đường duy nhất để thoát khỏi đói nghèo, để làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Với tư tưởng đó, cả sinh viên và giáo viên sẽ dạy và học say mê, nhiệt tình, chất lượng đào tạo đại học cũng được nâng cao. - Cơ chế chính sách : buộc các trường phải tuân theo và tác động mạnh mẽ tới phương hướng phát triển của các trường, các trường đại học cần theo dõi cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra để có hướng phát triển phù hợp. + Nhân tố bên trong: - Chiến lược đào tạo: Mục tiêu, mô hình đào tạo: các trường đại học cần đề ra cho mìnhchiến lược mục tiêu đào tạo cụ thể để từ đó có thể có con đường phát triển cho riêng mình, không bị đi vào những mục tiêu chung chung, khó xác định. - Nội dung, chương trình giáo trình: chương trình, giáo trình của trường có ảnh hưởng tới chất lượng học của sinh viên. Nội dung, chương trình, giáo trình cần phải được bố trí, giảng dạy phù hợp với việc dạy và học, phù hợp với nhu cầu mà sinh viên đang cần được giảng dạy. Đặc biệt, chương trình, giáo trình của nhà trường cần phải thống nhất, có chương trình phù hợp tạo thuận tiện cho sinh viên theo học các trường khác nhau trong cùng một khối ngành. - Tổ chức đào tạo: Mạng lưới các trường, sắp xếp các trường theo một trình tự phù hợp, đảm bảo cho việc học va quản lý dễ dàng, việc ra quyết định và thực hiện quyết định có hiệu quả hơn. - Phương pháp đào tạo: các trường có những phương pháp đào tại tiên tiến, tạo được sự thu hút, hứng thú trong học tập với sinh viên sẽ tạo động lực cho sinh viên trong việc hăng say học tập, ham học hỏi và nghiên cứu khoa học, khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ,kỹ năng và tư duy. Từ đó mà góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học. - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: cơ sở vật chất góp phần quan trọng trong việc giảng dạy hiện nay ở các trường, đ
Luận văn liên quan