Trong xu thế toàn cầu hoá vừa tạo cơ hội vừa đem lại những thách thức cho
doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Nền kinh
tế phát trển cùng với sự đổi mới cơ bản của cơ chế quản lý, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng đang tự hoàn thiện lại mình và phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt kinh tế.
Để tồn tại và đi lên các doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ chế quản lý chặt chẽ
và hệ thống thông tin có hiệu quả. Với mục đích đó, các doanh nghiệp đã sử dụng
một trong những công cụ quan trọng nhất và hiệu quả nhất là hạch toán kế toán.
Với chức năng chính của hạch toán kế toán là phản ánh, giám đốc một cách
liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả mọi hoạt động kinh tế, thông tin kế toán đóng
vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh chiến
lược kịp thời cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác hạch toán kế toán của đơn vị,
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mắc phải những nhược điểm, thiếu sót cần hoàn
thiện. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng khắc phục để
nâng cao hơn nữa công tác kế toán của mình, để hạch toán kế toán thực sự là “công
cụ quản lý kinh tế” một cách hữu hiệu nhất.
Với khoá thực tập tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà đã tạo cơ hội cho em
tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại đơn vị, thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết tại
chiếc ghế nhà trường và thực tế bổ ích – là hành trang cho chúng em bước vào nghề.
Qua thời gian thực tập này, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp với nội
dung gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập
đoàn Thái Hoà
Chương III: Nhận xét khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ
phần tập đoàn Thái Hoà
71 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9414 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng tổ chức công tác kế toán ở công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Thực trạng tổ chức công tác kế
toán tại công ty cổ phần tập đoàn
Thái Hoà
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá vừa tạo cơ hội vừa đem lại những thách thức cho
doanh nghiệp trên thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Nền kinh
tế phát trển cùng với sự đổi mới cơ bản của cơ chế quản lý, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng đang tự hoàn thiện lại mình và phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt kinh tế.
Để tồn tại và đi lên các doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ chế quản lý chặt chẽ
và hệ thống thông tin có hiệu quả. Với mục đích đó, các doanh nghiệp đã sử dụng
một trong những công cụ quan trọng nhất và hiệu quả nhất là hạch toán kế toán.
Với chức năng chính của hạch toán kế toán là phản ánh, giám đốc một cách
liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả mọi hoạt động kinh tế, thông tin kế toán đóng
vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh chiến
lược kịp thời cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác hạch toán kế toán của đơn vị,
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mắc phải những nhược điểm, thiếu sót cần hoàn
thiện. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng khắc phục để
nâng cao hơn nữa công tác kế toán của mình, để hạch toán kế toán thực sự là “công
cụ quản lý kinh tế” một cách hữu hiệu nhất.
Với khoá thực tập tại công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà đã tạo cơ hội cho em
tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại đơn vị, thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết tại
chiếc ghế nhà trường và thực tế bổ ích – là hành trang cho chúng em bước vào nghề.
Qua thời gian thực tập này, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp với nội
dung gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tập
đoàn Thái Hoà
Chương III: Nhận xét khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ
phần tập đoàn Thái Hoà
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
1.1.1. Quá trình hình thành công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
* Giới thiệu công ty
Đã từ rất lâu, niềm khao khát cháy bỏng:“ tạo dựng thương hiệu cà phê
Arabica của vùng đất Phủ Quỳ danh tiếng ” luôn chảy trong con người đầy nhiệt
huyết Nguyễn Văn An. Cho đến tháng 03/ 1996 mơ ước này mới trở thành hiện thực
khi ông quyết định thành lập công ty riêng: Công ty Thái Hoà. Thái Hoà là công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chuyên sản xuất và chế biến cà phê – một
nông sản điển hình. Công ty được chính thức thành lập vào ngày 04/03/1996 theo
giấy phép kinh doanh số 2335/GP – UB, đăng ký kinh doanh số 048176 do sở kế
hoạch và đầu tư cấp ngày 12/3/1996, với vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ, nhà máy đầu
tiên được xây dựng là Thái Hoà Nghệ An sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu.
-Tên công ty: Công ty SX & TM Thái Hoà
-Tên tiếng Anh: Thai Hoa production and Trading company Limited
-Tên viết tắt: T.H Co., Ltd
-Đơn vị quản lý: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Giám đốc công ty: Nguyễn Văn An
-Trụ sở chính: D21 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
-Tel: (84-4).5761332 – Fax: (84-4).8520507
-Mã số thuế: 0100367361
-Số tài khoản: 1001232257
- Tổng vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng
-Tổng số nhân viên khi mới hình thành là: 67 người
- Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến và xuất khẩu cà phê
Cách đây 13 năm, cà phê Việt Nam bị coi là kẻ xa lạ, thậm chí cà phê Arabica
còn bị người ta kì thị đến mức nếu người mua phát hiện cà phê Robusta có trộn cà
phê Arabica thì sẽ bị từ chối. Trong bối cảnh đó, với lòng tin sắt đá vào sự thành
công của một nước có khí hậu nhiệt đới, đất đai thuận lợi cùng với tầm nhìn chiến
lược, ông Nguyễn Văn An đã xây dựng thương hiệu cà phê ngày càng lớn mạnh, các
nhà máy sản xuất và chế biến cà phê dần được xây dựng khắp các tỉnh miền Bắc,
Trung, Nam. Ra đời vào giữa năm 1996, từ mô hình công ty TNHH nằm giữa thị trấn
Thái Hòa, sau hơn 13 năm, ông Nguyễn Văn An - chủ tịch tập đoàn hiện nay đã đưa
Thái Hòa thành một tập đoàn lớn mạnh, gồm 15 công ty thành viên và là doanh
nghiệp duy nhất Việt Nam hoạt động khép kín từ canh tác, sản xuất, chế biến, xuất
khẩu cà phê nhân và cà phê tiêu dùng, hệ thống chế biến lớn và hiện đại phủ khắp các
vùng cà phê Việt Nam và Lào.
Cà phê Thái Hòa đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương
hiệu cà phê quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
** Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Chế biến cà phê: đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản phẩm và dịch vụ
của Thái Hòa, với tỷ trọng 90% điểm nổi bật về sản phẩm của Thái Hòa là chế biến
chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn vào bất kỳ thị trường và nhà rang xay nào trên thế
giới.
Trồng cà phê: bên cạnh thế mạnh là chế biến cà phê, Thái Hòa đang khẳng
định uy tín trong lĩnh vực trồng cà phê với một loạt dự án lớn ở Việt Nam và Lào có
tổng diện tích 10.000 ha.
Cao su: Trong thời gian tới, cao su sẽ trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực
của Thái Hòa. Hiện tại, Thái Hòa đang triển khai dự án trồng 12.000 ha cao su tại
tỉnh Savavakhet. Với tổng vốn đầu tư trên 60 triệu USD, và đến năm 2005 Thái Hòa
sẽ kết thúc giai đoạn trồng để chuyển sang giai đoạn đầu tư phát triển và chuẩn bị cho
khai thác.
Xây dựng và bất động sản: Nằm trong chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh
doanh, xây dựng và đầu tư bất động sản sẽ là một trụ cột kinh doanh của Thái Hòa
Mở đầu cho lĩnh vực kinh doanh là khách sạn Thái Ninh với tổng vốn đầu tư 30 tỷ
đồng.
Thương mại và dịch vụ: Thời gian qua lĩnh vực này dù chiếm tỷ trọng nhỏ
nhưng có tốc độ tăng trưởng rất cao, hứa hẹn sự đóng vai trò lớn trong cơ cấu kinh
doanh của Thái Hòa trong tương lai. Dịch vụ Thái Hòa chủ yếu tập trung cho hoạt
động xuất khẩu cà phê, trong đó nổi bật là dịch vụ kho vận. Sắp tới, Thái Hòa sẽ
cung cấp thêm các dịch vụ kỹ thuật cà phê.
1.1.2. Sự phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
* Giai đoạn 1996-2006: Khai sáng tương lai Arabica Việt Nam
Thái Hoà đã được ghi nhận có công lớn trong việc đưa cà phê Arabica trở
thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao ra thị trường thế giới. Cách đây 10 năm cà
phê này được trồng còn rất hạn chế ở nước ta, chỉ chiếm 10% trong tổng diện tích cà
phê. Nhưng bằng sự quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của mình, với phương châm: “
Nghĩ khác biệt bước ra thế giới” Thái Hòa đã đưa Arabica trở thành mặt hàng xuất
khẩu có giá trị lớn trên thị trường thế giới, xây dựng các nhà máy với công suất lớn
và chất lượng cao. Thái Hoà đã chinh phục được khách hàng khó tính Nhật Bản và
tiến hành xuất khẩu cà phê sang Mĩ, EU, Trung Đông… Thái Hoà đã xây dựng và
mở rộng được nhiều nhà máy và chi nhánh cụ thể như sau:
- Tháng 6/1997: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu đầu tiên tại Hà
Nội
- Tháng 12/1998: Nhà máy Nghệ An sử dựng công nghệ chế biến ướt đi vào
hoạt động, nay là Công ty Thái Hoà Nghệ An
- Tháng 9/2000: Nhờ sự kiện xây dựng nhà máy chế biến cà phê Liên Ninh.
Thái Hòa trở thành nhà xuất khẩu số 1 Việt Nam về cà phê Arabica
- Tháng 8/2001: Xây dựng nhà máy chế biến ướt tại Khe Xanh (Quảng Trị)
- Tháng 3/2002: Mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
- Tháng 2/2003: Nhận chứng chỉ ISO 9001-2000, mở cửa chi nhánh tại Sơn
La
- Tháng 2/2004: Xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo (Quảng Trị),
hiện nay là công ty Thái Hòa Quảng Trị
- Tháng 6/2005: Thành lập chi nhánh tại Điện Biên và xây dựng nhà máy chế
biến cà phê An Giang tại Đồng Nai
- Đến năm 2006: Nhà máy này được đưa vào hoạt động với công suất trên
60.000 tấn/năm nhưng chỉ sau một năm, Nhà máy An Giang đã vươn lên vị trí hàng
đầu về chế biến và xuất khẩu cà phê với kim ngạch hơn 80 triệu USD, khách hàng là
các nhà rang xay lớn ở trên 20 nước. Yếu tố chất lượng là một lý do khiến một số tập
đoàn cà phê nước ngoài muốn đặt hợp đồng mua sản phẩm dài hạn với Nhà máy cà
phê An Giang
- Cũng trong năm 2006 (6/2006): Thái Hòa cho thành lập công ty Thái Hòa
Lào - Việt và công ty Thái Hòa Thừa Thiên - Huế
- Tháng 5/2007 : Lễ động thổ xây dựng nhà máy cà phê Lâm Đồng được tổ
chức
** Giai đoạn 2007 đến nay – Thái Hoà bước ngoặt vươn lên
Năm 2008, khởi đầu giai đoạn phát triển thứ hai của Thái Hòa, đánh dấu bước
ngoặt quan trọng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của mình trên mọi phương diện. Từ
chỗ là một Công ty có các thành viên theo tính chất hành chính, Thái Hoà đã trở
thành loại hình doanh nghiệp cổ phần và có các Công ty thành viên hoạt động theo
mô hình Tập đoàn, theo mối quan hệ kinh tế. Mô hình mới đã tạo động lực mạnh mẽ
cho Thái Hoà phát triển với tốc độ cao.
- Tháng 8/2008 nhà máy cà phê chế biến ướt Lâm Đồng bắt đầu đi vào hoạt
động
- Tháng 1/2008 thành lập công ty cổ phần An Giang
Ngày 19/05/2008 công ty TNHH SX và TM Thái Hoà chuyển đổi thành công
ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà với giấy phép kinh doanh số 0103024767 ngày
19/5/2008 (được chuyển đổi từ Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thái Hoà) do
Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp
- Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa
- Tên tiếng anh: Thai hoa group joint stock company
- Tên viết tắt: thaihoa group.,Jsc
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp tính đến thời điểm tháng 6/2008 là 350 tỷ
VNĐ
- Tháng 9 năm 2009 các chi nhánh Hồ Chí Minh, Điện Biên và Sơn La được
chuyển đổi thành các công ty con
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà
Chức năng
Sản xuất cà phê hòa tan và cà phê nhân đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước
Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng cà phê mang tên Thái Hòa, đáp ứng nhu cầu
mọi khách hàng trên thế giới
Nhiệm vụ
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch
vụ
Doanh nghiệp tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng chúng một
cách hiệu quả
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và giao
dịch đối ngoại
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan
Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường
nước ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty
Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần tập
đoàn Thái Hoà
Thái Hoà là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín
trên thị trường quốc tế, cũng là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép
kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê.
+Bộ phận sản xuất chính của Thái Hòa gồm 7 nhà máy chế biến cà phê ở Việt
Nam đó là:
- Nhà máy chế biến Nghệ An
- Nhà máy chế biến cà phê Khe Sanh
- Liên hợp chế biến cà phê và phân vi sinh Lâm Đồng
- Nhà máy chế biến cà phê Lao Bảo
- Nhà máy chế biến cà phê An Giang Đồng Nai
- Nhà máy chế biến cà phê Liên Linh
- Nhà máy chế biến cà phê giáp bát
Trong đó có 5 nhà máy sản xuất tiến hành hoạch toán độc lập, có nhiệm vụ
xay, rang, sấy, đóng gói cà phê nhân Arabica, cà phê nhân Robusta tạo thành sản
phẩm cà phê xuất khẩu Thái Hòa. Các bộ phận sản xuất này sẽ căn cứ vào đơn đặt
hàng, vào tình hình tiêu thụ của thị trường và nhu cầu dự trữ của công ty để tiến hành
sản xuất. Còn 2 phân xưởng Liên Ninh và Giáp Bát giữ vai trò sản xuất phụ thuộc.
Chuyên sản xuất ra cà phê cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Các bộ phận sản xuất phụ gồm các phòng ban, tuy không trực tiếp sản xuất
ra sản phẩm nhưng có nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ cho các bộ phận sản xuất chính.
Các phòng ban này bao gồm: Phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tài chính kế
toán, ban kinh doanh xuất nhập khẩu, ban bảo vệ.
Nhiệm vụ và chức năng của một số bộ phận tiêu biểu:
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất, lập
kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào,soạn thảo hợp đồng kinh tế. Quản lý vật tư, kho
hàng, quản lý thiết bị công nghệ ,nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản
phẩm...
Ban bảo vệ: Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị xã hội
trong doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ kinh tế, bí mật công nghệ.
Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thị trường đầu vào
Do một số khó khăn ban đầu nên vấn đề tích tụ dất và quy hoạch phát triển
trồng trọt và chế biến cà phê chưa đi vào quỹ đạo. Quá trình trồng trọt và chế biến cà
phê theo lề thói cũ( tự phát, công nghệ chế biến thô sơ) đã tạo ra những hố sâu biến
động về cung cầu, chất lượng kém, ngay cả trong nước chưa nói đến thị trường thế
giới. Vì vậy, diện tích cà phê cả nước hàng năm vẫn tăng nhiều nhưng hiệu quả
không cao: do chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dẫn đến giá cả thấp, thị
phần xuất khẩu nhỏ. Nhiều nông trường, hộ trồng cà phê đã phải chuyển đổi sang cây
trồng khác. Trước tình hình đó, Công ty Thái hòa thu mua nguyên liệu trên các vùng
miền trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các kênh Công ty thành viên, Chi nhánh, Xí
nghiệp, Văn phòng đại diện, các trạm thu mua và các đại lý.Tổ chức mua hàng theo
phương pháp này tạo được sự ổn định và tính chủ động cao trong kế hoạch sản xuất
kinh doanh. Phương pháp này giúp công ty giảm được chi phí vận chuyển gom hàng,
lượng hàng mua vào lớn, kiểm soát được chất lượng nguyên liệu ổn định.
-Thị trường tiêu thụ
Do công tác nghiên cứu thị trường luôn được diễn ra thường xuyên, nguồn
thông tin luôn được cập nhật và sử lý kịp thời. Khi có sự thay đổi của doanh nghiệp
đã nhanh chóng nắm bắt và đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý . Đưa ra được
các định hướng cụ thể để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng.
Hiện tại, sản phẩm cà phê Thái Hòa được tiêu thụ trên 40 nước và vùng lãnh thổ
thuộc 4 châu lục. Trong đó các thị trường chính là Mỹ, Nhật và EU, chiếm 70% sản
lượng và đóng góp 83% kim ngạch xuất khẩu của Thái Hòa. Các thị trường khác như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Phi… Ngày càng đóng góp quan trọng
với sự tăng mạnh đơn đặt hàng. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng của nhóm thị trường
này đạt trên 30%
Hai kênh tiêu thụ sản phẩm khá phổ biến của doanh nghiệp là: bán trực tiếp
đến tay người tiêu dùng và thông qua các nhà bán buôn, đại lý.
Để nâng cao hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm, Thái Hoà luôn áp dụng các biện
pháp kích thích người tiêu dùng như quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng…Doanh
nghiệp luôn có sự theo dõi sự phản ứng của khách hàng qua:
+ Tiếp nhận phản hồi khách hàng thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp
+ Định kỳ gửi phiếu đánh giá cho khách hàng
Qua đó có những biện pháp thích hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng,
tạo thương hiệu trong lòng công chúng.
- Về nhân sự
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố rất quan trọng và quyết định đến sự thành thành
bại của doanh nghiệp. Cùng với khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực luôn được
Thái Hòa coi trọng từ tuyển dụng đến đào tạo và phát triển. Nguồn nhân lực được sử
dụng là toàn bộ đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề cao từ trong và nước ngoài.
Nguồn nhân lực chủ yếu được sử dụng để trực tiếp sản xuất ra cà phê. Tuy nhiên
cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng dần thay đổi qua các
năm.
Bảng 1: cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Phân loại
theo tính
chất lao
động
Trực tiếp 21.056 95,2 21.418 94,5 22.142 94,2 22.954 93,1
Gián tiếp 1.045 4,8 1.235 5,5 1.372 5,8 1.694 6,9
Phân loại
theo
ngành
nghề
Ngành sản
xuất NN
9.784 44,2 9.811 43,7 9.601 40,8 9.743 39,5
Ngành sản
xuất CN
7.025 31,8 7.323 32,3 7.901 33,6 8.408 34,1
Kinh
doanh TM
5.301 24 5.519 24,3 6.012 25,6 6.497 26,4
Phân loại
theo trình
độ lao
động
Đại học 1.908 8,6 2.100 9,3 2.415 10,3 2.826 11,5
Cao đẳng,
trung cấp
7.989 36 8.060 35,6 8.409 35,8 8.976 36,4
Chưa đào
tạo
12.203 55,4 12.493 55,1 12.690 53,93 12.846 52,1
Tổng lao động 22.110 100 22.653 100 23.514 100 24.648 100
Nguồn: Phòng Hành chính
Nhận xét:
Nhìn vào thực trạng chung ta thấy: Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt
và theo chiều hướng tích cực. Số lượng lao động ngày càng gia tăng, hoạt động của
công ty được mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều hơn. Cụ thể là năm
2006 tổng lao động mới chỉ là 22.110 nhưng đến năm 2009 tổng lao động đã tăng
lên 11,47% với 24.648 người. Về chất lượng lao động cũng được nâng cao hơn. Số
lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tổng số lao động của
doanh nghiệp
Xét theo tính chất lao động: Do trình độ công nghệ máy móc ngày càng hiện
đại, số công nhân có trình độ và được đào tạo ngày một tăng, lao động trực tiếp của
doanh nghiệp đã được chuyển dần sang gián tiếp. phần trăm lao động gián tiếp chiếm
tỉ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu lao động. Như năm 2007, 2008, 2009 các tỷ lệ phần
trăm này lần lượt là: 5,5%, 5,8%, 6,9%
Xét theo ngành: Do thị trường xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp ngày càng
mở rộng, người dân cũng đã được phổ biến phương pháp hiện đại tiến dần đến công
nghệ. Điều này đã dẫn đến tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần qua các
năm từ 2006-2009 là: 44,2%; 43,7%; 40,8%; 39,5%. Và thay vào đó là sự phát triển
của công nghiệp và thương mại.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn được
tiến hành tại phân xưởng. Nguyên vật liệu được bỏ một lần, toàn bộ ngay từ đầu quy
trình công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ phân xưởng, đối tượng tính giá
thành là sản phẩm hoàn thành và việc tính giá thành được tiến hành theo phương
pháp giản đơn.
Công ty Thái Hoà được biết đến với dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê
hiện đại nhất Việt Nam. Điểm nổi bật về sản phẩm cà phê của Tập Đoàn Thái Hoà là
chế biến chất lượng cao, với công nghệ tiên tiến hiện đại và quy trình ISO đáp ứng đủ
tiêu chuẩn của bất kỳ thị trường nào và của các nhà rang xay nào trên thế giới. Sản
lượng cà phê Robusta xuất khẩu đạt trên 200.000tấn/năm. Tập đoàn Thái Hoà đặt
mục tiêu đến năm 2010 cà phê Robusta sẽ đạt 40% sản lượng xuất khẩu. Riêng cà
phê Arabica chiếm tới 70% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Dưới đây là quy trình chế
biến cà phê khô tại công ty Thái Hoà:
Sơ đồ 1: Đặc điểm quy trình chế biến cà phê khô.
Nguyên liệu cà phê
thóc Arabica
Xát khô (tách vỏ và
vỏ lụa)
Sau khi thu mua nguyên vật liệu về sẽ được chuyển vào hệ thống sấy bằng hệ
thống trống quay, sau đó cà phê được làm sạch qua dây chuyền sản xuất tự động.
Cho cà phê vào máy xát khô để làm sạch vỏ lụa cà phê. Máy tự động sẽ phân loại cà
phê bằng máy bắn màu tự động. Sau khi hoàn thành phân loại máy tự động đánh
bóng cà phê và cho ra thành phẩm cuối cùng. Trước khi đưa sản phẩm đã qua các
quy trình chế biến trên, kỹ thuật sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối và đóng
gói bao bì bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI HOÀ
- Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu trong bộ máy quản lý công ty là Tổng giám đốc, giúp việc cho tổng
giám đốc là phó tổng giám đốc điều hành, tiếp đến là giám đốc tài chính và các
trưởng phòng ban chức năng.
Chức năng, nhiệm vụ vụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của công
ty được thể hiện như sau:
Tổng giám đốc: Là người được giao trách nhiệm quản trị doanh
nghiệp. Có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản
xuất kỹ thuật kinh