Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong thời gian gần đây nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn. Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này.
Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỉ luật lao động Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên.
Chính vì lý do trên em xin chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam”.
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
Tiểu luận
Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I . THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về lực lượng lao động ở Việt Nam.
2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời kì từ năm 2001 đến năm 2010
3. Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam
4. Nguyên nhân
II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1. Những thành công và khó khăn ở thị trường truyền thống
2. Những khó khăn và bước đầu xâm nhập thị trường lao động mới
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1 Các giải pháp với cơ quan quản lý Nhà nước
1.1 Sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý
1.2 Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong xuất khẩu lao động
1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra
1.4 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động trên nhiều lĩnh vực
2 Các giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
3 Các giải pháp đối với công tác đào tạo xuất khẩu lao động
4 Các giải pháp hậu xuất khẩu lao động
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong thời gian gần đây nền kinh tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn còn diễn ra với số lượng lớn. Và cần có một hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này.
Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động. Nắm bắt được thời cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy việc xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỉ luật lao động… Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên.
Chính vì lý do trên em xin chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam”.
Hoàn thành bài tiểu luận này , em xin chân thành cảm ơn cô giáo GV. Phan Thị Vinh đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình xây dựng đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên:
Vũ Thị Vân
I - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về lực lượng lao động ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người, là một nước đông dân thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong những nước đông dân nhất thế giới. Theo báo cáo thì dân số của nước ta đã đạt đến “cơ cấu dân số vàng” với tỉ trọng dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 25%, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động là 66% và dân số trên độ tuổi lao động là 9%. Điều đó cho thấy nước ta đang sở hữu một lực lượng lao động tương đối dồi dào và đây cũng chính là tiềm năng lớn để phát triển đất nước. Tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trình độ học vấn của lao động của Việt Nam đang được nâng lên từng ngày. Theo số liệu thống kê ngày 01/4/2009 cho thấy tỉ lệ người từ 5 tuổi trở lên đã đi học là 94,9%: Trong đó có 16,4 triệu người chưa tốt nghiệp tiểu học (chiếm 20,8%), 20,2 triệu người tốt nghiệp tiểu học (chiếm 25,7%) 17,2 triệu người tốt nghiệp trung học cơ sở (chiếm 21,2%), 12,2 triệu người tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 15,5%), 1,7 triệu người tốt nghiệp sơ cấp (chiếm 2,1%), 3 triệu người tốt nghiệp trung cấp (chiếm 3,9%), 1,1 triệu tốt nghiệp cao đẳng (chiểm 1,3%), 2,7 triệu tốt nghiệp đại học (chiếm 3,4%), 141 nghìn người có học vị trên đại học (chiếm 0,2%). Chỉ có 4 triệu người chưa đi học (chiếm 5,1%) so với dân số từ 5 tuổi trở lên. Tỉ lệ này so với năm 1999 đều tăng lên với tỉ lệ đáng kể nhất là tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Đó là một điều khả quan cho lực lượng lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Có thể khái quát cơ bản về đặc điểm của lực lượng lao động của nước ta như sau:
Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn cần cù và có khả năng nắm bắt công việc nhanh, có thể nói thương hiệu “lao động Việt Nam” đã và đang được đánh giá cao trên thị trường lao động quốc tế.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên rõ rệt, hiện nay nước ta tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta chiếm khoảng hơn 25,3% trong đó tỉ lệ qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật chiếm khoảng 16,8% lực lượng lao động. Điều này chứng tỏ rằng lực lượng lao động Việt Nam ngày càng được củng cố về chất lượng.
Lực lượng lao động nước ta chưa có tác phong công nghiệp còn thấp, tính kỉ luật trong quá trình làm việc chưa cao.
Nhìn chung, nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển tương đối cao tuy nhiên lao động nước ta còn yếu về kĩ năng và trình độ lao động, một cơ cấu lao động bất hợp lý nên đã tạo ra một khó khăn lớn trong quá trình giải quyết việc làm.
2. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời kì từ năm 2001 đến năm 2010
Tổng kết kinh nghiệm của 20 năm xuất khẩu lao động nước ta đã rút ra nhiều bài học mới về công tác đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động và mở rộng thị trường xuất khẩu nên ở giai đoạn 2001 -2010 này đã thu được nhiều thành tựu đáng kể và cao gấp nhiều lần so với các thời kì trước. Số liệu được tổng hợp dưới đây sẽ cho ta thấy điều đó.
BẢNG 7: SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
THỜI KÌ 2001 - 2010
NĂM
SỐ LAO ĐỘNG
TIỀN GỬI VÊ(Triệu VND)
2001
36168
689660400
2002
46122
1400000000
2003
75000
1578025000
2004
68600
1485140200
2005
70594
1498000000
2006
85000
1625600000
2007
80000
1687422300
2008
87000
1752891010
2009
75000
1548201000
2010
85000*
1700000000*
TỔNG
708484**
14964939910**
(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
(* số liệu dự kiến cho năm 2010)
(** gồm cả số liệu ước tính cho năm 2010)
Vào thời kì này chính sách xuất khẩu lao động của nước ta đã có phần thông thoáng và mở rộng được nhiều hơn chính và vậy mà số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên, nhất là 4 năm trở lại đây, tình hình xuất khẩu lao động nước ta đã có nhiều khởi sắc. Riêng năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nên tình hình xuất khẩu lao động bị giảm nhưng không đáng kể. Theo dự báo thì năm 2010 tình hình xuất khẩu lao động của nước ta sẽ phục hồi trở lại và hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Thời kỳ này cũng cho thấy sự biến chuyển rõ rệt về cơ cấu lao động có nghề xuất khẩu. Cơ cấu lao động có nghề cung đã tăng lên đáng kể so với 2 thời kỳ trước:
BẢNG 8: THỐNG KÊ VỀ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÓ NGHỀ VÀ KHÔNG CÓ NGHỀ THỜI KÌ 2001 – 2010
NĂM
LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CÓ NGHỀ
LAO ĐÔNG KHÔNG NGHỀ
2001
36168
18426
17742
2002
46122
26875
19247
2003
75000
33128
41872
2004
68600
42085
26515
2005
70594
43582
27012
2006
85000
56230
28770
2007
80000
52580
27420
2008
87000
59032
27968
2009
75000
58658
16342
2010
85000
65000*
20000*
TỔNG
708484
460596
247888
(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
(* số liệu dự kiến cho năm 2010)
Qua bảng số liệu trên cho thấy giai đoạn này nước ta đã chú ý đến xuất khẩu lao động có nghề ra nước ngoài, tỉ lệ không hoàn toàn là 100% nhưng đang từng bước được nâng lên, theo Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam thì đến năm 2010 số lao động xuất khẩu có tay nghề đạt trên 75%. Có thể thấy được công tác xuất khẩu lao động ở nước ta thời kỳ này chú trọng về chất lượng nhiều hơn là số lượng, điều đó cũng dễ hiểu muốn khai thác hết tiềm năng của các thị trường cao cấp và củng cố chất lượng tại các thị trường truyền thống thì không còn cách nào khác ngoài đào tạo nghề cho người lao động
Do được đào tạo nên cơ cấu lao động cho xuất khẩu của nước ta cũng có nhiểu thay đổi rõ rệt, nó thể hiện qua bảng số liệu sau:
BẢNG 9: SỐ LIỆU VỀ CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỜI KÌ 2001 – 2010*
NGÀNH NGHỀ
SỐ LAO ĐỘNG
Công nghiệp
512520
công nghiệp nặng
128920
công nghiệp nhẹ
383600
Xây dựng và vật liệu xây dựng
45896
Dịch vụ
25869
Nông ngiệp
21583
Lâm nghiệp
13589
Các ngành khác
89027
TỔNG
708484
(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
(* số liệu bao gồm cả số liệu dự kiến cho năm 2010)
Cơ cấu lao động xuất khẩu của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nghề, lĩnh vực là khá rõ, ở thời kỳ này lao động nước ta tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng. Đặc biệt các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp đã được các doanh nghiệp nước ta tập trung khai thác. Sở dĩ các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp có số lao động nước ta tham gia nhiều là vì những lĩnh vực này không đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật và phù hợp với trình độ lao động của lao động Việt Nam.
3. Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Về chất lượng lao động là một điều rất được quan tâm của lao động Việt Nam, lao động nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề, không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp. Điều này trở thành một bất lợi lớn cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài.
Như ta đã biết trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài là rất thấp, chúng ta chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác.
Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, lao động của nước ta chỉ đủ sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, làm việc trong các nhà máy còn các công việc như đi biển, xây dựng thì chưa đạt yêu cầu. Đây cũng là một trong những trở ngại cho lao động Việt Nam.
Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém. Những mâu thuẫn trong lao động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động Việt Nam. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.
Kỉ luật lao động là một điều mà đã gây ra tai tiếng cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài. Lao động nước ta khi làm việc ở các nước sở tại đều thiếu kỉ luật và thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động. Bằng chứng là rất nhiều lao động nước ta làm việc tại Malaysia thường xuyên bị tai nạn lao động kể từ năm 2004 trở lại đây.
4. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của những vấn đề nêu ở trên là do: người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn là chưa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề. Cuộc sống làm nghề nông ở một nước còn kém phát triển như Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề trong công tác quản lý xuất khẩu lao động. lao động Việt Nam tại nước ngoài không có “người quản lý” dẫn tới việc sống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nước cũng chẳng có cơ quan nào đứng ra giải quyết.Ở một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao ( khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi xuất khẩu lao động vẫn còn.
Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 của Chính phủ đang được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng, thì siết chặt quản lý, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được đặt ra cấp thiết.
Ngoài ra vẫn còn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của nước ta còn hạn chế. Hiện nay nước ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào việc xuất khẩu lao động ở các thị trường truyền thống và chưa có sự phát triển những thị trường mới trong bối cảnh mà thị trường truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp.
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn có thái độ trông chờ, ỷ lại vào đối tác. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về quản lý lao động, chưa chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển chọn, đào tạo, định hướng nhằm bảo vệ người lao động làm việc tại nước ngoài.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế và thường đi sau thực tế.
Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thường rườm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của của người lao động.
Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1. Những thành công và khó khăn ở thị trường truyền thống
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì hiện nay có khoảng 1,5 triệu lao động của nước ta đang làm việc tại các thị trường lao động ở nước ngoài như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, … Những người đi xuất khẩu lao động đã phần nào cải thiện được cuộc sống của gia đình họ và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của đất nước
Thị trường lao động Đài Loan - một thị trường được xem là hấp dẫn với lao động Việt Nam, nhưng chủ yếu họ chỉ tiếp nhận những lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở và kèm theo đó là những quy định ngặt nghèo về sức khỏe. Theo đánh giá của Ủy ban lao động Đài Loan thì hiện nay lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở những ngành nghề như: điện tử, may mặc, dệt, chế tạo máy, giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá…(thống kê sơ bộ thì có khoảng 28 ngành nghề khác nhau). Mức lương hiện tại của lao động nước ta làm việc tại thị trường này khoảng từ 400 USD/người/tháng đến 1300 USD/người/tháng.
Thị trường lao động Hàn Quốc là một thị trường khá dễ tính với lao động nước ngoài, nhưng họ chỉ tiếp nhận các tu nghiệp sinh đến Hàn Quốc làm việc, với tiêu chuẩn khá “thông thoáng” là có đủ sức khỏe, chăm chỉ làm việc, đủ trình độ tiếng Hàn và không cần phải có nghề vì họ muốn tự mình đào tạo công nhân theo tiêu chuẩn kĩ thuật của riêng mình. Cho đến nay tại Hàn Quốc có hơn 55000 tu nghiệp sinh và người lao động Việt Nam làm việc tại đây với mức lương từ khoảng 600 USD/người/tháng đến 1600 USD/người/tháng.
Thị trường Malaysia đã từng được xem là “thị trường vàng” của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam, bởi những điều kiện tiếp nhận lao động khá dễ dàng, chi phí lao động phải bỏ ra ban đầu thấp. Hiện tại lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia có mức lương bình quân khoảng 500000 RM/người/tháng tương đương khoảng 2,5 triệu VNĐ.
Thị trường lao động Nhật Bản từ trước đến nay được xem là một điểm dừng chân lý tưởng cho lao động Việt Nam. Với mức thu nhập từ 700 USD/người/tháng đến 1500 USD/người/tháng đã thu hút nhiều lao động Việt Nam tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên tại thị trường này có yêu cầu khắt khe với các lao động nhập cư: Người lao động phải biết tiếng Nhật, có tay nghề và đảm bảo sức khỏe để làm việc với cường độ cao.
Tuy nhiên tại những thị trường truyền thống này chúng ta gặp không ít khó khăn do những nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ người lao động như là tay nghề còn yếu kém, ý thức kỉ luật không cao. Theo ước tính của Cục quản lý lao động ngoài nước hàng năm có hàng nghìn lao động Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng lao động đi làm việc ngoài do vậy nhiều thị trường lao động đã hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam. Bên cạnh đó những yêu cầu về trình độ tay nghề của lao động xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn nên đây là một trở ngại lớn cho việc xuất khẩu lao động của Việt Nam tại những thị trường lao động truyền thống này.
2. Những khó khăn và bước đầu xâm nhập thị trường lao động mới
Ngoài việc phải duy trì và phát triển thị trường lao động truyền thống đang ngày càng trở nên eo hẹp thì nước ta phải đẩy mạnh phát triển những thị trường lao động mới để đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động nước ta.
Hiện nay tại thị trường lao động Libi có khoảng hơn 1000 lao động làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng và đánh bắt hải sản với mức thu nhập bình quân khoảng từ 300 USD/người/tháng đến 400 USD/người/tháng.
Macao là một thị trường mới và khá hấp dẫn và “khá thoáng” cho xuất khẩu lao động của Việt Nam. Nhiều lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, thợ xây dựng, trang trí nội thất và giúp việc gia đình với mức lương từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ. Tuy nhiên tại thị trường này lao động Việt Nam chưa biết được chủ lao động của mình là ai sau khi đã nhập cảnh vào Macao.
Tại Anh và Hy Lạp bước đầu lao động nước ta đã có việc làm ổn định và thu nhập khá cao, tuy nhiên số lượng lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này chưa nhiều. Đặc biệt lao động nước ta được làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, các công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngoài và có điều kiện ăn ở sinh hoạt khá tốt.
Australia là một thị trường lao động “mới toanh” cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Với mức lương khoảng 1500 – 2000 USD/người/tháng (VN Media ngày 12/4/2005). Thị trường này cũng thu hút nhiều lao động Việt Nam tham gia, hiện nay có khoảng hơn 2000 lao động Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực như xây dựng, thu hoạch nông sản trong các trang trại… có điều kiện làm việc và ăn ở khá tốt.
Bên cạnh đó còn nhiều thị trường tiềm năng như: thị trường lao động vận tải biển, Ixaren, Băng-la-đét…có mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt đang được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ta khai thác.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Từ các định hướng nêu trên, để thực hiện có hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động đòi hỏi phải có các giải pháp thiết thực.
1 Các giải pháp với cơ quan quản lý Nhà nước
1.1 Sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý
Thiết lập quan hệ với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Do Nhà nước đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển xuất khẩu lao động Nên ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướng và chiến lược thì còn có vai trò hết sức to lớn trong việc mở rộng thị trường lao động ngoài nước.
Cần hình thành hệ thống tùy viên lao động để tham mưu tư vấn cho Nhà nước các hiệp định khung hoặc các thỏa thuận nguyên tắc để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp ký kết thực các hợp đồng cụ thể như ở các nước xuất khẩu lao động truyền thống, có thể thấy vai trò của tùy viên lao động rất quan trọng, có tính quyết định cho việc thâm nhập, cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
1.2 Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong xuất khẩu lao động
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chính phủ, thống nhất quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động có trách nhiệm:
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khai thác thị trường lao động quốc tế nhằm hình thành một hệ thống thị trường sử dụng lao động Việt Nam ổn định và phát triển. Nghiên cứu và tổ chức triển khai các chính sách, chế độ về xuất khẩu lao động.
Tổ chức quản lý, kiểm tra đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp triển khai công tác xuất khẩu lao động theo đúng Luật lao động.
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thiết lập thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước có khả năng thu hút lao động và chuyên gia Việt Nam.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư p