Tiểu luận Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam

Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực đến kinh tế thế giới đang chứng tỏ dần những tiến bộ của văn minh nhân loại. Đối với Việt Nam trong thời gian sắp tới đây, cùng với thực hiện Hiệp định về thuế quan AFTA và việc đã chính thức gia nhập WTO từ năm 2007, thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó nước ta đã và đang tiến hành công cuộc hoàn thiện những thiếu sót trong hệ thống thuế để bắt kịp với những tiến bộ trong thời kì đổi mới. Trên thế giới, thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng được coi là một trong các nguồn thu ngân sách quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn chi chủ yếu cho các hoạt động hành chính sự nghiệp như: văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế và người bán hàng là người nộp thuế. Thuế là được coi là công cụ điều tiết công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điều tiết từ khu vực có thu nhập cao để giải quyết các vấn đề của người nghèo, hạn chế sự chênh lệch quá mức trong các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế. Trong Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 luật thuế Giá trị gia tăng đã được thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Sau hơn 12 năm thực hiện luật thuế này, nước ta cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện: điều chỉnh về phạm vi áp dụng về thuế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế Luật thuế được áp dụng đã góp phần thúc đấy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh những điểm tích cực thì ta cũng kể đến những tiêu cực như tạo hai “sân chơi” không bình đẳng, lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước để làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, lợi dụng những kẻ hở để trốn lậu thuế Vấn đề đặt ra là phải nhận biết được những tồn tại thiếu xót đó, tìm ra những giải pháp tích cực nhất để nhanh chóng hoàn thiện và dần đi đến ổn định để thuế GTGT phát huy tác dụng của nó cũng như tính ưu việt một cách có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế nước ta.

pdf45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4793 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam [Type text] Page 1 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực đến kinh tế thế giới đang chứng tỏ dần những tiến bộ của văn minh nhân loại. Đối với Việt Nam trong thời gian sắp tới đây, cùng với thực hiện Hiệp định về thuế quan AFTA và việc đã chính thức gia nhập WTO từ năm 2007, thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó nước ta đã và đang tiến hành công cuộc hoàn thiện những thiếu sót trong hệ thống thuế để bắt kịp với những tiến bộ trong thời kì đổi mới. Trên thế giới, thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng được coi là một trong các nguồn thu ngân sách quan trọng của mỗi quốc gia, là nguồn chi chủ yếu cho các hoạt động hành chính sự nghiệp như: văn hoá, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng… Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế và người bán hàng là người nộp thuế. Thuế là được coi là công cụ điều tiết công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điều tiết từ khu vực có thu nhập cao để giải quyết các vấn đề của người nghèo, hạn chế sự chênh lệch quá mức trong các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế. Trong Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 luật thuế Giá trị gia tăng đã được thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Sau hơn 12 năm thực hiện luật thuế này, nước ta cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện: điều chỉnh về phạm vi áp dụng về thuế suất, về khấu trừ thuế, hoàn thuế…Luật thuế được áp dụng đã góp phần thúc đấy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh những điểm tích cực thì ta cũng kể đến những tiêu cực như tạo hai “sân chơi” không bình đẳng, lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước để làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, lợi dụng những kẻ hở để trốn lậu thuế… Vấn đề đặt ra là phải nhận biết được những tồn tại thiếu xót đó, tìm ra những giải pháp tích cực nhất để nhanh chóng hoàn thiện và dần đi đến ổn định để thuế GTGT phát huy tác dụng của nó cũng như tính ưu việt một cách có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế nước ta. Vậy làm thế nào để thuế GTGT trở thành một sắc thuế tiến bộ, góp phần thúc đẩy thúc đẩy sản xuất tạo nguồn thu nhập ổn định, dồi dào cho ngân sách, phù hợp với sự phát [Type text] Page 2 triển của nền kinh tế Việt Nam? Đang là một câu hỏi lớn đối với các nhà quản lí cũng như nhà lập pháp. Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, là sinh viên ngành quản trị kinh doanh có điều kiện nghiên cứu về môn thuế, chúng em xin trình bày một đề tài về thuế GTGT với nội dung: “Thực trạng và giải pháp của việc thực hiện luật thuế GTGT tại Việt Nam”. Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng, song trong quá trình làm bài tiểu luận không thể tránh được những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn đọc để nhóm hoàn thiện hơn bài tiểu luận này. Xin chân thành cảm ơn ! DANH SÁCH NHÓM STT HỌ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ (%) 1 NGUYỄN HOÀNG ÂN 10248531 2 NGUYỄN THỊ HƢỜNG 10077201 3 PHẠM ANH MINH 10225021 4 PHẠM HOÀNG MINH 10270511 5 VŨ THỊ HOÀNG MAI 10271581 6 NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT 10265971 7 ĐÀO THANH NHÀN 10293661 8 ĐOÀN THỊ THANH TÂM 10237561 9 NGUYỄN HỮU VŨ (NT) 10229671 [Type text] Page 3 MỤC LỤC PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG............................................................................... 4 1.1 KHÁI NIỆM: .................................................................................................................................................. 4 1.2 CHẶNG ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM: ................................................................. 4 1.3 ĐÔI NÉT VỀ THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM. ........................................................................................................ 5 1.3.1 Đối tượng chịu thuế GTGT ................................................................................................................ 5 1.3.2 Người nộp thuế GTGT ....................................................................................................................... 5 1.3.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT ..................................................................................................... 6 1.3.4 Căn cứ tính thuế GTGT ..................................................................................................................... 8 a/ Giá tính thuế ...................................................................................................................................................... 8 b/ Thuế suất ......................................................................................................................................................... 10 1.3.5 Phương pháp tính thuế .................................................................................................................... 11 a/ Phƣơng pháp khấu trừ thuế ............................................................................................................................ 11 b/ Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT ........................................................................................................... 11 1.3.6 Hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa dịch vụ ................................................................................ 12 1.3.7 Đăng kí, kê khai, nộp thuế ............................................................................................................... 12 a/ Đăng kí thuế .................................................................................................................................................... 12 b/ Kê khai thuế và nộp thuế GTGT ...................................................................................................................... 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM. ............................................................................. 16 2.1 VỀ DIỆN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ KHÔNG CHỊU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG : .............................................................. 16 2.2 VỀ THUẾ SUẤT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG: ...................................................................................................... 21 2.3 VỀ ĐIỀU KIỆN ĐƢỢC KHẤU TRỪ, ĐƢỢC HOÀN THUẾ ...................................................................................... 23 2.4 VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN ............................................................................................................................. 25 PHẦN 3: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM ....... 27 3.1 VỀ CHÍNH SÁCH ......................................................................................................................................... 27 3.1.1 về đối tượng chịu thuế ..................................................................................................................... 27 3.1.2 Về thuế suất ..................................................................................................................................... 29 3.1.3 về phương pháp tính thuế ............................................................................................................... 30 3.1.4 Về chế độ hóa đơn chứng từ ........................................................................................................... 31 3.1.5 khấu trừ kê khai thuế, hoàn thuế ..................................................................................................... 32 3.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN THUẾ ............................................... 33 3.3 NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN ....................................................................................................... 34 PHẦN 4: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM. ... 35 4.1. VỀ CHÍNH SÁCH ........................................................................................................................................ 35 4.1.1. Đối tượng chịu thuế ........................................................................................................................ 35 4.1.2. Thuế suất ........................................................................................................................................ 36 4.1.3. Phương pháp tính thuế ................................................................................................................... 37 4.1.4. Hóa đơn, chứng từ .......................................................................................................................... 37 4.1.5. Khấu trừ, kê khai, hoàn thuế GTGT ............................................................................................... 38 4.1.6. Vấn đề ưu đãi thuế ......................................................................................................................... 39 4.1.7. Chuẩn hóa các quy định pháp luật về thuế GTGT ......................................................................... 40 4.2. VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ ................................................................................................................................. 40 4.2.1. Cơ chế tự khai – tự nộp .................................................................................................................. 40 4.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện công tác quản lý thuế ........................................................ 41 4.2.3. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp trên .......................................................................................... 42 PHẦN 5: KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 44 [Type text] Page 4 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1 Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước; 1.2 Chặng đường phát triển của luật thuế GTGT tại Việt Nam: Luật 02/1997/QH9 10/05/1997 Quốc hội Về thuế giá trị gia tăng Luật 07/2003/QH11 17/06/2003 Quốc hội Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng Luật 57/2005/QH11 2 /11/2005 Quốc hội Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT Nghị định 123/2008/NĐ-CP 08/12/2008 Chính phủ Về việc quy định chi tiết và hướng ẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng Thông tƣ 129/2008/TT-BTC 26/12/2008 Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng Thông tƣ 134/2008/TT-BTC 31/12/2008 Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam [Type text] Page 5 Thông tƣ 45/2009/TT-BTC 11/03/2009 Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở sản xuất thủy điện Thông tƣ 112/2009/TT-BTC 02/06/2009 Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn điều kiện áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với vận tải quốc tế và dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải Thông tƣ 55/2010/TT-BTC 16/04/2010 Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, thành phố Thông tƣ 15 /2010/TT-BTC 27/09/2010 Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các c quan báo chí Thông tƣ 09/2011/TT-BTC 21 01/2011 Bộ Tài chính Về việc hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm 1.3 Đôi nét về thuế GTGT tại Việt Nam. 1.3.1 Đối tƣợng chịu thuế GTGT Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế bên dưới đây. 1.3.2 Ngƣời nộp thuế GTGT Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh (CSKD)) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu). [Type text] Page 6 1.3.3 Đối tƣợng không chịu thuế GTGT 1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. 2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. 3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. 4. Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt. 5. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. 6. Chuyển quyền sử dụng đất. 7.1. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn con người trong gói bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm người học; bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên; bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện); bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm khách du lịch; bảo hiểm tai nạn lái – phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm người đình sản; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật; bảo hiểm sinh mạng cá nhân; bảo hiểm người sử dụng điện; bảo hiểm bồi thường người lao động, bảo hiểm sức khỏe và các bảo hiểm khác liên quan đến con người, chăm sóc sức khỏe con người; 7.2. Bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; 7.3. Tái bảo hiểm; 7.4. Đào tạo đại lý bảo hiểm; 7.5. Bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí, tàu chứa dầu mang quốc tịch nước ngoài do nhà thầu dầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thuê để hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện đã thỏa thuận đặt dưới chế độ khai thác chung. 8. Dịch vụ cấp tín dụng; kinh doanh chứng khoán; chuyển nhượng vốn; dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính phái sinh khác theo quy định của pháp luật. 9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi. [Type text] Page 7 10. Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ. 11. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. 12. Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. 13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. 14. Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền. 16. Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện. 17. Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê. 18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. 19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. [Type text] Page 8 20. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. 21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính. 22. Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác. 23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ. 24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. 25. Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này. 1.3.4 Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất a/ Giá tính thuế - Giá tính thuế được quy định như sau: + Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT; + Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu; [Type text] Page 9 + Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này; + Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT; Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá t
Luận văn liên quan