Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM và cả nước nói chung, đang đặt ra cho đất nước ta nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính vì những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, các thương nhân và đặc biệt trong đó có cả các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM, phải có trách nhiệm để góp phần vào giải quyết vấn đề đó, nếu không sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.
Trên thực tế, không phải đến bây giờ, mới nhắc đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà trái lại, ngay trong thời kỳ nước ta chưa đổi mới cũng đã nói nhiều về vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý.
42 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6343 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM và cả nước nói chung, đang đặt ra cho đất nước ta nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính vì những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, các thương nhân và đặc biệt trong đó có cả các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM, phải có trách nhiệm để góp phần vào giải quyết vấn đề đó, nếu không sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.
Trên thực tế, không phải đến bây giờ, mới nhắc đến vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà trái lại, ngay trong thời kỳ nước ta chưa đổi mới cũng đã nói nhiều về vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Do đó nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM ” để nghiên cứu. Để giúp hiểu rõ hơn những thực trạng mà các doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh và nhằm góp phần đưa ra giải pháp để các doanh nghiệp phát triển bền vững, ngày càng có trách nhiệm với xã hội hơn.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian vừa qua, mặc dù công luận và các thông tin đại chúng đã thường xuyên đưa tin về những vi phạm gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất hay chế biến trong cả nước nói chung. Nhưng dường như là đa số các cơ quan chức năng ở tp.HCM chưa có các biện pháp đủ mạnh để xử lý các trường hợp đó, trong khi phần lớn các doanh nghiệp thì tìm mọi cách để tránh né những nhiệm vụ đó. Trong khi đó, nhiều người cho rằng : nói về ý thức tự giác của các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện nay dường như là một câu chuyện xa vời và không thực tế. Nhưng rõ ràng việc ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay đã lên tới mức báo động cho xã hội. Những thể hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp hiện nay là còn rất hạn chế.
Tình trạng thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức, và văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đã xảy ra hàng loạt các sự kiện liên quan đến các mặt hàng gia vị là không đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm. Ví dụ: trong những năm vừa qua, những chai nước tương có chứa một chất gây ung thư là 3-MCPD(2007-2008). Thực phẩm bảo quản bằng chất Foocmon,..v.v..
Với những nguyên nhân như vậy, thì trách nhiệm xã là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Cho nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cả nước nói chung và các doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị tại tp.HCM nói riêng, cần phải giải quyết vấn đề trách nhiệm xã hội một cách đúng đắn để năng cao uy tín cho doanh nghiệp mình, cho xã hội ngày một phát triển hơn và góp phần thêm cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn đề tài
Mục đích: tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị tại tp.HCM hiện nay. Trong đó có các doanh nghiệp thực hiện được những trách nhiệm của mình đối với xã hội. Và cũng có các doanh nghiệp chưa thực hiện được chương trình trách nhiệm xã hội của mình. Đề tài cũng nhằm đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị tại tp.HCM.
Nhiệm vụ: để hoàn thành mục đích trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: nêu rõ nhưng cơ sở lý luận về “ Đạo đức kinh doanh ” và “ Trách nhiệm xã hội ”, và các khía cạnh của trách nhiệm xã hội. Đưa ra những kiến nghị và giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến sản xuất gia vị tại tp.HCM thực hiện tốt hơn, để năng cao uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng người tiêu dùng và xã hội.
Phạm vi: về nội dung, thì đề tài không tham vọng giải quyết tất cả các phương án về vấn đề trách nhiệm xã hội, mà đề tài chỉ góp thêm một số ý kiến nhỏ về trách nhiệm xã hội, để các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và nhằm năng cao trách nhiệm xã hội của mình đối với trong hoạt động chế biến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại tp.HCM.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên những cơ sở lý luận của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Đề tài cũng dựa vào những thực trạng thực tế của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở nước ta và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chế biến gia vị tại tp.HCM. Từ những đặc điểm đó, nhóm chúng em đã tập trung nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM”. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng và phối hợp theo các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu theo các hệ thống cấu trúc,…
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu giúp chúng ta thấy được những thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gia vị tại tp.HCM. Kết hợp giữa 2 mặt cơ sở lý luận và thực trạng thực tế của các doanh nghiệp chế biến gia vị tại tp.HCM. Nhằm đưa ra một số kiến nghị và một số giải pháp để năng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.
Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần mở đầu có 6 tiết
Phần nội dung có 3 chương
Phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
KHÁI NIỆM
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Coporate Social Responsibility hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “ Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp, bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Nhà Nước và xã hội là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng, bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định trong bộ luật kinh tế của nhà nước quy định nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững”.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử ( Code of Conduct – COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
CÁC KHÍA CẠNH CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Nhiều nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai… Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong trách nhiệm của một công ty. Mà quan trọng hơn các doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực. Đồng thời trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó…
Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh : kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái.
Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hóa và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội.
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tốn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao đọng an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm, định giá. Thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp mà đại diện là một quản lý điều hành, với những điều kiện ràng buộc chính thức. Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được thực hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư….
Khía cạnh trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý.
Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được canh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) điều tiết cạnh tranh; (2) bảo vệ người tiêu dùng; (3) an toàn và bình đẳng và (5) khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trác nhiệm pháp lý của mình.
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của một tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía doanh nghiệp cho dù chúng không được viết thành luật. Các công ty phải đối xử với các cổ đông và những người có quan tâm trong xã hội bằng một cách thức có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức là vô cùng quan trọng. Vì đạo đức là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn về giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ đông và hiểu biết về bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược. “Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty ”. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
Khía cạnh nhân văn ( Lòng bác ái )
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình thức của lòng bác ai và tinh thần tự nguyện của công ty đó. Những đóng góp có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.
Khía cạnh này liên quan đến những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của trách nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp cho cộng đồng và phúc lợi xã hội. Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể cho giáo dục nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các công ty không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước mà họ tham gia gánh vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội.
Đây là trách nhiệm được điều chỉnh lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây dựng nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể ràng buộc cacsdoanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bi tước bỏ.
Dưới đây chúng ta kiểm định bốn thành tố của trách nhiệm xã hội: thông qua trách nhiệm pháp lý – cơ sở khởi đầu của mọi hoạt động kinh doanh, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Bước tiếp theo mà các tổ chức cần lưu tâm là trách nhiệm đạo đức. Các công ty phải quyết định những gì họ cho là đúng, chính xác và công bằng theo yêu cầu nghiêm khắc của xã hội. Nhiều người xem pháp luật là những đạo đức được hệ thống hóa. Một sự quyết định tại thời điểm này có thể trở thành một luật lệ trong tương lai nhằm cải thiện tư cách công dân của tổ chức. Trong việc thực thi trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội của mình, các tổ chức cũng phải lưu tâm tới những mối quan tâm về kinh tế của các cổ đông. Thông qua hôành vi pháp lý và đạo đức thì tư cách công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Bước cuối cùng của trách nhiệm xã hội là trách nhiệm về lòng bác ái. Bằng việc thực thi trách nhiệm về lòng bác ái, các công ty đóng góp các nguồn lực về tài chính và nhân lực cho cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Khía cạnh lòng bác ái và kinh tế của trách nhiệm xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì tổ chức ngày càng làm được nhiều lợi nhuận bao nhiêu thì cơ hội họ đầu tư vào các hoạt động nhân đức càng lớn bấy nhiêu.
PHÂN BIỆT GIỮA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃHỘI
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.
Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện qua những mong muốn , kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng chô thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Ví dụ như một cuộc khảo sát cho thấy ba trong bốn khách hàng từ chối mua sản phẩm mua sản phẩm của một số doanh nghiệp vì đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi là lí do quan trọng giải thích tại sao trách không mua sản phẩm của doanh nghiệp. Một nghiên cứu nhận thấy rằng trách nhiệm xã hội góp phần vào sự tận tụy của nhân viên và sự trung thành của khách hàng – những mối quan tâm chủ yếu của bất cứ một doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận. Chỉ khi các công ty có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì khi đó trách nhiệm xã hội như một quan niệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định hằng ngày được.
Mặt khác, các vụ tranh cải về vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Ví dụ như tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau khi các nhà quản lý “ đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức ”. Một ví dụ khác là công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 $ để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng, công ty này đã quy kế là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội được thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng. Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hòa lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lí không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hòa và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng vào kinh doanh, cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn trách nhiệm xã hội.
CHƯƠNG 2
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
Ý NGHĨA CỦA VIỆC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Ý nghĩa đối với doanh nghiệp
Việc triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ có tác dụng tích cực về nhiều mặt đối với doanh nghiệp.
Một là, trách nhiệm xã hội sẽ góp phần quảng bá và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Hai là, việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp luôn gắn với việc đảm bảo chế độ lương bổng, đảm bảo an toàn lao động, tăng cường sự tự do hiệp hội, …, qua đó có tác dụng kích thích tính sáng tạo của người lao động, cải tiến liên tục trong quản lý và trong việc nâng cao năng suất, chất lượng lao động, cải tiến mẫu mã hàng hoá, qua nâng cao hiệu quả công việc trong toàn doanh nghiệp, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ba là, tăng khả năng cạnh t