Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5308 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cung cầu gạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………...……….2
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………….…………..…….3
NỘI DUNG…………………………………………………………...……..4
CHƯƠNG I: CUNG CẦU HÀNG HÓA……………………….………..4
Cầu hàng hóa (Demand-D)…………………………………....….4
Cung hàng hóa (Supply-S)…………………………….…………..4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG CẦU GẠO Ở VIỆT NAM……...5
Khái quát chung………………………………………………...…5
Xuất khẩu gạo Việt Nam: xưa và nay……………………………..6
Ngày xưa................................................................................7
Ngày nay..............................................................................10
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG – CẦU...23
Áp dụng “ 3 giảm, 3 tăng”............................................................23
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất........................................................24
KẾT LUẬN..................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................28
LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, khoa quản trị kinh doanh.
Giảng viên Hồ Nhật Hưng đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn.
Thư viện trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tài liệu tham khảo.
Giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Thay mặt nhóm 7
Nhóm trưởng
Ngô Thị Thanh Thư
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt, đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CUNG CẦU HÀNG HÓA
Quy luật cung cầu là một trong những quy luật quan trọng của nền kinh tế. Phân tích cung cầu là một trong những phương pháp phân tích kinh tế vi mô cơ bản. Những khái niệm về cung cầu là một trong những phương tiện quan trọng để hiểu biết nền kinh tế và cần thiết đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng để đưa ra quyết định đúng đắn.
1. Cầu hàng hóa (Demand-D)
Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Lượng cầu là tổng số lượng hàng hóa hay dịh vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định.
2. Cung hàng hóa (Supply-S)
Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Lượng cung là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời điểm nhất định.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG CẦU GẠO Ở VIỆT NAM
Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản xuất và tiêu dùng chủ yếu ở Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực khác, Chính phủ các nước luôn có chính sách và khuyến khích tăng cung trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy, khối lượng gạo trao đổi chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới. Trong thương mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương đương với lúa mì và chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng hóa.
1. Khái quát chung
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng lúa gạo đã gia tăng nhanh chóng. Trong 10 năm (1991 – 2001), bình quân diện tích tăng 1,73%/năm, năng suất tăng 3,2%/năm và sản lượng tăng 5%/năm. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 17% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Hiện nay, theo mức kim ngạch xuất khẩu, gạo được xem là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 726 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1991 và chiếm 4,4% tổng giá trị xuất khẩu (kể cả xuất khẩu dầu thô).
Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn là một lựa chọn hướng về xuất khẩu. Dư cung gạo không phải bắt nguồn từ yêu cầu tăng cường xuất khẩu mà chủ yếu từ chính sách an ninh lương thực. Do vậy trong sản xuất lúa gạo từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chủ yếu chú trọng đến năng suất mà ít quan tâm đến các giống gạo ngon có giá trị xuất khẩu cao (những giống gạo thường cho năng suất thấp).
Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng gạo có hiệu qủa tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết.
2. Xuất khẩu gạo Việt Nam: xưa và nay
Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam. Từ chỗ đảm bảo lương thực còn là mối lo, Việt Nam vươn lên xếp thứ hai trong dự đoán 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2003. Giá trị xuất khẩu khẩu gạo vượt qua con số 1 tỷ USD năm 2005...
* 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2003:
1. Thái Lan: 7.750.000 tấn
2. Việt Nam: 4.250.000 tấn
3. Ấn Độ: 4.000.000 tấn
4. Mỹ: 3.400.000 tấn
5. Trung Quốc: 2.250.000 tấn
6. Pakistan: 1.100.000 tấn
7. Miến Điện: 1.000.000 tấn
8. Uruguay: 650.000 tấn
9. Ai Cập: 400.000 tấn
10. Argerntina: 350.000 tấn
(Theo VietNamNet, 4/4/2003 Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)
2.1. Ngày xưa...
Hơn một thế kỷ trước, các thương gia Việt Nam đã tổ chức xuất khẩu lúa gạo. Tác giả Trần Văn Đạo, trên báo Công nghiệp tiếp thị số ngày 12/2/2007 có bài viết >
Theo sử triều Nguyễn, từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã chọn Đà Nẵng làm cảng biển ngoại giao duy nhất của triều đình. Nhưng từ năm 1802 đến khi Pháp xâm lược nước ta (năm 1858), có tới 20 lần, tàu Pháp, Anh, Mỹ… đến Đà Nẵng dâng quốc thư, gửi lên các vua Nguyễn xin thông thương, lập quan hệ buôn bán, nhưng đều bị khước từ. Với chính sách “trọng nông khinh thương”, “bế quan tỏa cảng” ấy, mặc dù Tường Tộ, Đặng Huy Tứ, Phạm Phú Thứ đã dâng sớ lên Vua đề nghị chính sách canh tân đất nước, nhưng cũng không được chấp nhận.
Tuy nhiên, ở Sài Gòn và các địa phương thuộc khu vực Nam bộ vẫn tìm cách giao thương với các thương nhân nước ngoài. Thời kỳ này, lúa gạo, hàng tiểu thủ công nghiệp vùng Sài Gòn - Gia Định vẫn phát triển. Sách “Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam” có đoạn: Ở Sài Gòn - Chợ Lớn, các nghề chế biến nông sản như xay xát lúa gạo, sản xuất đường, sản xuất các loại bột từ khoai, gạo… các nghề rèn, mộc, đóng thuyền, dệt nhuộm hoạt động mạnh mẽ. Ở làng Bình Tây, vào đầu thế kỷ XIX đã có 240 nhóm xay gạo, làm hàng xáo, mỗi nhóm có 5-6 giàn cối xay. Gạo đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nam kỳ thời đó…
Đặc biệt từ đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, các thương nhân người Hoa đã có vai trò quan trọng trong việc thu mua và xuất khẩu gạo ở miền Nam. Nam kỳ là thuộc địa Pháp, nên các nhà buôn Pháp phải cạnh tranh với thương nhân người Hoa trong việc xuất khẩu gạo. Sách dẫn trên đã công bố một tài liệu lịch sử quan trọng, bàn đến các biện pháp bảo đảm gạo và tăng cường chất lượng gạo Nam kỳ xuất khẩu. Trong đó có “biên bản” cuộc họp giữa các nhà xuất nhập khẩu người Âu và người Hoa vào ngày 12/9/1874 tại Sài Gòn - Chợ Lớn nhằm chấn chỉnh tình hình mất giá và chất lượng gạo xuất khẩu kém.
Về cách ứng xử trong quan hệ buôn bán với nông dân và các thương gia nước ngoài, sách có đoạn:
“Hôm nay, 12/9/1874, vào lúc 3 giờ chiều, tại Nhà hàng Denis Fréses, đường Catinat, tất cả thương nhân người Âu và người Hoa ở Sài Gòn và Chợ Lớn có ký tên dưới đây đã thực sự lo lắng về tình trạng lúa gạo của chúng ta bị mất giá trên mọi thị trường tiêu thụ do chất lượng kém, mà nguyên nhân là do người bản xứ cũng như chính những tiểu thương người Hoa ở Chợ Lớn đã không làm sạch hột gạo và pha trộn gạo.
Tất cả đã họp lại để có những biện pháp nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho việc kinh doanh của chúng ta; và sẽ rất phương hại nếu gạo của chúng ta từ nay về sau không được chuyển giao tốt hơn.
Có thể nói toàn bộ nền thương mại Sài Gòn dựa vào sản xuất lúa gạo. Vì vậy, mọi người đều quan tâm muốn cho sản phẩm này được nước ngoài tìm đến và ưa thích. Cho nên, mọi người đều nhất trí quyết định chấp nhận các biện pháp sau:
Tất cả thương nhân người Hoa ký tên dưới đây hứa danh dự với người Âu và với chính bản thân họ rằng: Họ sẽ chăm sóc nghiêm chỉnh chất lượng gạo chuyển đến thị trường Chợ Lớn, kể từ đợt thu mua lúa gạo sắp bắt đầu vào tháng 12 tới.
Hai loại gạo ngon sẽ được bán cho thương nhân người Âu là gạo Gò Công hay gạo tròn và gạo Vĩnh Long hay gạo dài đúng theo hạt gạo làm mẫu. Các loại gạo này không có bất cứ sự pha trộn nào và không được vượt quá 3% đến 5% lúa (thóc).
Chỉ chấp nhận 10% tấm đối với các loại gạo tròn và 15% tấm đối với các loại gạo dài: Loại gạo Pye-Chow (có lẽ loại “gạo hoa liên” hạt trong và dài - chú thích của HT-HA, sách đã dẫn) cũng cùng những điều kiện như gạo Vĩnh Long.
Gạo bán ra không phù hợp với các hợp đồng đã ký sẽ phải bồi thường theo ấn định của các trọng tài. Gạo làm mẫu sẽ đặt tại Phòng Thương mại, được sử dụng để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp” (Sách đã dẫn, trang 68 - 69).
2.2. Ngày nay
Theo tổng kết của Xuân Bách, báo Nhân dân số ngày 2/8/2007, trong sáu tháng đầu năm 2007, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,3 triệu tấn, kim ngạch 731 triệu USD, giảm hơn 18% về lượng và gần 6% về trị giá so cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập trung ở khu vực châu Á (chiếm 76,58%), phần còn lại là châu Phi (14,32%) và châu Mỹ (5,9%).
Tuy nhiên, giá cước vận tải tăng nhanh đang là khó khăn rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cước luồng châu Á tăng từ 18-19 USD/tấn lên 26-30 USD/tấn; luồng vận tải đi châu Phi còn tăng cao hơn, từ 80-90 USD/tấn lên tới 120-130 USD/tấn, chiếm trên 30% trị giá FOB của loại gạo cao cấp khi xuất khẩu.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay, tổng lượng gạo xuất khẩu đã ký hợp đồng đạt 4,5 triệu tấn (trong đó các hợp đồng thương mại chiếm khoảng 30%). Cụ thể số lượng đã ký có thời gian giao hàng từ ngày 1-7 còn khoảng 2,2 triệu tấn, trong đó có khoảng 100 nghìn tấn giao vào đầu năm 2008.
Theo chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo trong năm thì các doanh nghiệp chỉ còn có thể ký xuất khẩu được khoảng 100 nghìn tấn gạo nữa. Trong khi đó, dự báo sản lượng lương thực hàng hóa của Việt Nam năm 2007 chỉ đạt khoảng 8,7 triệu tấn, điều này cũng có nghĩa là lượng gạo để xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2007 đã hết.
Trong những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục vững ở mức cao trong bối cảnh nhu cầu xuất khẩu mạnh và nguồn cung tăng dần. Tại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo 5% tấm là 303 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm là 285 USD/tấn. Tuy nhiên, trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên, giá xuất khẩu ngày 17-7 loại 5% tấm là 308 USD/tấn và gạo 25% tấm là 290 USD, tăng 5 USD/tấn so với hồi đầu tháng 7.
Trong thời gian qua các doanh nghiệp đã tích cực thu mua lượng gạo tồn trong dân
Theo tìm hiểu của Đức Kế (báo Tiền phong), dù giá gạo tăng cao nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chính là do giá cước vận chuyển đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 30 USD/tấn). Thêm nữa, giá cước tăng nhưng vẫn khó thuê tàu. Về thông tin ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu gạo mới có ảnh hưởng đến người trồng lúa, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, không có ảnh hưởng lớn. Lý do, trong tổng số hơn 1,7 triệu tấn gạo mà các DN phải giao từ nay đến cuối năm thì các DN mới thu mua được 0,6 triệu tấn. Số còn lại khá “khít” với lượng gạo còn tồn đọng trong dân.
Thống kê xuất khẩu gạo
Gạo
Đơn vị
Tăng trưởng
Nghìn tấn
1995
1988.0
-
1996
3003.0
51%
1997
3575.0
19%
1998
3730.0
4%
1999
4508.3
21%
2000
3476.7
-23%
2001
3720.7
7%
2002
3236.2
-13%
2003
3810
18%
2004
4063.1
7%
Sơ bộ 2005
5250.3
29%
Tổng cục thống kê, 2007
* Những thách thức...
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Báo Hải quan, số ngày 22/2/2005 điểm ra ba thách thức trong xuất khẩu gạo Việt Nam.
* Thứ nhất: Liệu có duy trì được nguồn cung? Có một thực tế đối với các nước xuất khẩu gạo là hầu như họ không phải lo đầu ra cho sản phẩm vì nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới ngày càng cao, trong khi lượng cung luôn thấp hơn nhiều so với cầu. Theo dự đoán của FAO trong vài thập kỷ tới, thế giới có hàng tỷ người thiếu đói lương thực, nhu cầu gạo tiêu dùng thế giới năm 2002 là 410,9 triệu tấn, năm 2003 là 414,2 triệu tấn, năm 2004 là 418 triệu tấn. Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng quan trọng trong thị trường thế giới (từ 12-18% thị trường gạo thế giới). Năm 2005, để duy trì được 3,9 triệu tấn xuất khẩu và tăng hơn nữa thì bản thân nông nghiệp Việt Nam phải duy trì và tăng diện tích năng suất trồng lúa. Tuy nhiên đây lại là vấn đề hết sức nan giải vì dự báo thách thức đối với tương lai cây lúa ở Việt Nam sẽ không nhỏ. Đó là vấn đề sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt, phèn mặn... Bên cạnh nỗi lo lũ lụt, mất mùa là nguy cơ cạnh tranh giữa các loại cây trồng có giá trị hơn trong cơ chế thị trường đang dần lấn chỗ đứng cây lúa. Có lẽ vấn đề bảo đảm an toàn lương thực quốc gia và đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường gạo thế giới không chỉ là vấn đề của năm 2005 mà có lẽ còn là vấn đề lâu dài đối với chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nhiều năm tới.
* Thứ hai: Thách thức về chất lượng và giá thành. Để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài việc tăng khối lượng hàng xuất, việc cải tiến chất lượng để tăng giá thành là vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện một bước đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ từ 22,4% (năm 1996) tăng lên 85% (năm 2003). Loại gạo chất lượng thấp chiếm tỷ lệ 23% giảm xuống còn 8%. Nhưng so với gạo của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có chất lượng trung bình. Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%.
Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bán bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan. Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 2000 là 40-50USD/tấn, nay tuy có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn.
* Thứ ba: Thách thức về thị trường và thương hiệu. Gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau, bao gồm. Châu Á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13,5%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế. Nhìn chung việc xuất khẩu gạo của ta vào thị trường có chất lượng tiêu dùng cao đang bị cạnh tranh quyết liệt.
Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm trong xây dựng thương hiệu. Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
Năm 2009, diện tích trồng lúa của Việt Nam hiện là 7,5 triệu ha, sản lượng khoảng 39 triệu tấn. Do vậy mục tiêu xuất khẩu 5 triệu tấn trong năm 2009 là hoàn toàn có thể đạt được. Tại thời điểm này, giá phân bón và các vật tư nông nghiệp đã giảm tới 50%, trong khi giá xuất khẩu không giảm nhiều, là tín hiệu tích cực đối với nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam và là cơ hội để bù đắp phần nào thiệt hại mà nhà nông và doanh nghiệp đã gặp phải trong năm 2008. Thêm nữa trong những tháng đầu năm 2009 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng trở lại theo xu hướng tăng giá dự kiến của thị trường thế giới. Vừa qua trước động thái Tổng công ty Lương thực Miền Nam ký được hợp đồng xuất 100.000 tấn gạo chất lượng cao (loại 5% tấm) sang Malaysia, với mức giá 460 USD/tấn (CIF), tăng 80 USD/tấn so với hợp đồng đã ký trong năm 2008. Thời gian giao hàng của hợp đồng này là trong quý I/2009; Và các doanh nghiệp khác cũng ký thêm được hợp đồng bán 60.000 tấn gạo (loại 5% tấm) sang Irắc. Như vậy việc ký hai hợp đồng xuất khẩu gạo lớn này đã khai thông thị trường cho gạo Việt Nam tiến vào các khu vực Đông Nam Á và Trung Đông ngày thêm vững chắc.
Theo dự đoán của Trung tâm thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thị trường lớn truyền thống của Việt Nam có khả năng sẽ mua khoảng 50% khối lượng gạo xuất khẩu trong năm 2009 của Việt Nam. Tuy nhiên khối lượng gạo xuất khẩu chỉ có khả năng tăng vào nửa cuối năm 2009 vì thời điểm đó, việc đàm phán hợp đồng với các thị trường mới đặc biệt là các nước châu Phi mới hoàn thành.
Theo các chuyên gia dự báo, thị trường gạo năm 2010 sẽ sôi động hơn 2009 và giá xuất cũng tăng cao hơn, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới. Trước mắt, theo dự báo của Phó Chủ tịch kênh thông tin Rice Trader, Tổng biên tập tạp chí Rice Today (thuộc Viện Lúa quốc tế - IRRI), trong tháng 2 và tháng 3/2010, nhu cầu nhập khẩu gạo của Ấn Độ có thể đạt mức 1,5-2 triệu tấn. Ngay trong tháng 12/2009, Philippines sẽ mở thầu 600.000 tấn gạo các loại. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt để đàm phán hợp đồng. Nhận định của ông V. Subramanian, Tổng biên tập Tạp chí Rice Today cho thấy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh gây hại nên năm 2009, 2010 sản lượng lúa của các nước Philippines, Brazil, Ấn Độ bị sụt giảm đáng kể. Ông Subramanian cũng xác nhận năm 2009 sản lượng lúa của Ấn Độ sụt giảm khoảng 4 triệu tấn và có nguy cơ chuyển từ quốc gia xuất khẩu thứ ba thế giới suốt 21 năm thành nước nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn gạo trong năm tới. Ông Subramanian cũng đồng ý giá gạo sẽ tăng vì không chỉ nguồn cung giảm mà còn do ảnh hưởng giá dầu tăng, đồng USD giảm giá,