Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ
tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư p hát triển.
Trong những thập niên gần đây, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao so với các nước
trên thế giới, trong đó sự phát triển của Thị trường chứng khoán, là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của thị trường vốn nói chung và hoạt động
của các công ty cổ phần tại Việt Nam nói riêng.Thị trường chứng khoán phát triển góp phần thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian qua thông qua việc thu hút
và huy động vốn gián tiếp.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế của đất nước ta đang chịu sự tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để vượt qua cuộc khủng hoảng và khôi phục nền kinh tế
trong nước, cần phải củng cố và phát triển hệ thống tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm học viên cao học lớp đêm 1 – khóa 19 nghiên cứu
đề tài “Phân tích thực trạng Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam và các giải pháp ổn định
và phát triển Thị Trường Chứng Khoán trong thời gian tới.”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây.
- Đưa ra mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu
thập từ Internet, tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành ngân
hàng.
Cấu trúc bài viết: bài viết gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
Phần này nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Phần 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Phần này tập trung đánh giá
những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam những năm gần đây nhất.
Phần 3: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới:
Phần này đưa ra các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam cần hoàn thiện đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015.
42 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8026 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN TTCK VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG: GỒM 3 PHẦN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. THỰC TRẠNG TTCK VIỆT NAM
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ TTCK VIỆT
NAM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. TỔNG QUAN VỀ TTCK VIỆT NAM
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Các chức năng cơ bản
4. Vai trò
5. Các chủ thể tham gia
6. Các nguyên tắc hoạt động
7. Các hành vi tiêu cực
III. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Trái phiếu – chứng khoán nợ
4. Cổ phiếu – chứng khoán vốn
5. Các công cụ phái sinh
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TTCK VIỆT NAM
I. MÔ HÌNH TTCK VIỆT NAM
1. Về cơ quan quản lý
2. Về Sở giao dịch
3. Về lưu ký và thanh toán, bù trừ
4. Về các tổ chức trung gian
5. Về sự tham gia của người nước ngoài
II. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
1. Giai đoạn 2000 – 2005
2. Giai đoạn 2006
3. Giai đoạn 2007
4. Giai đoạn 2008
5. Giai đoạn 2009
6. HOSE
7. HNX
III. 10 SỰ KIỆN NỔI BẬC TRÊN TTCK VIỆT NAM NĂM 2009
1. HOSE thực hiện giao dịch trực tuyến
2. Hỗ trợ lãi suất 4%/năm
3. Miễn thuế TNCN từ ĐTCK
4. Sàn UPCoM chính thức mở cửa hoạt động
5. VN-Index tăng 60%, giá trị giao dịch đạt kỷ lục 9.000 tỷ đồng
6. CTCK “xé rào”cho nhà đầu tư bán sớm CK
7. Vốn hóa thị trường đạt 48% GDP
8. Hiện tượng INDOCHINA CAPITAL VIỆT NAM thoái vốn làm rúng động thị
trường
9. Khai trương hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt
10. Năm đầu tiên DNNY phải soát xét BCTC quý
PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
1. Hoàn thiện khung pháp lý
2. Phát triển hàng hóa, đẩy mạnh CPH đặc biệt là các DNNN, nhằm tạo ra
hàng hóa chất lượng tốt cho TTCK
3. Triển khai các nghiệp vụ mới: Repo, giao dịch ký quỹ, T+n
4. Phát triển các thị trường: UPCoM , phái sinh, TP
5. UPCoM
6. Tăng cường giám sát thị trường, thanh kiểm tra
7. Nâng cấp công nghệ thông tin
8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo
9. Công bố thông tin minh bạch, kịp thời, ngăn chặn các tin đồn làm “méo
mó” thị trường
10. Khơi thông dòng vốn tích lũy rất lớn trong dân cư
11. Cởi trói quyền tự chủ nhiều hơn cho DN, nhằm tạo ra nguồn dồi dào
12. DNNY nên tập trung đầu tư vào các ngành nghề cốt lõi
13. Trang bị kiến thức cho nhà đầu tư
14. Cần có sự liên thông đồng bộ giữa các ngành tài chính – ngân hàng
15. Có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài: vốn, chất xám, công
nghệ,…; Thúc đẩy việc niêm yết trên TTCK nước ngoài; Phát triển hợp
tác trong lĩnh vực CK với các nước bạn
PHÂN TÍCH CƠ BẢN – PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM, KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI. DỰ BÁO
TRIỂN VỌNG TTCK 2010
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỂ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ
tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển.
Trong những thập niên gần đây, nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao so với các nước
trên thế giới, trong đó sự phát triển của Thị trường chứng khoán, là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của thị trường vốn nói chung và hoạt động
của các công ty cổ phần tại Việt Nam nói riêng.Thị trường chứng khoán phát triển góp phần thúc
đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian qua thông qua việc thu hút
và huy động vốn gián tiếp.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế của đất nước ta đang chịu sự tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để vượt qua cuộc khủng hoảng và khôi phục nền kinh tế
trong nước, cần phải củng cố và phát triển hệ thống tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm học viên cao học lớp đêm 1 – khóa 19 nghiên cứu
đề tài “Phân tích thực trạng Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam và các giải pháp ổn định
và phát triển Thị Trường Chứng Khoán trong thời gian tới.”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây.
- Đưa ra mục tiêu, định hướng và giải pháp thực hiện phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu:
Sử dụng phương pháp phân tích định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu
thập từ Internet, tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành ngân
hàng.
Cấu trúc bài viết: bài viết gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
Phần này nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Phần 2: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Phần này tập trung đánh giá
những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam những năm gần đây nhất.
Phần 3: Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới:
Phần này đưa ra các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam cần hoàn thiện đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015.
II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm thị trường chứng khoán (TTCK)
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ
chế luân chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức
năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.
2. Phân loại thị trường chứng khoán
a. Căn cứ theo tính chất pháp lý:
Thị trường chứng khoán tập trung: là địa điểm hoạt động chính thức của các giao dịch
chứng khoán gọi là SGDCK. Đó là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ
để đấu giá, thương lượng mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình theo
những nguyên tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật chứng
khoán.
TTCK không tập trung (thị trường OTC): là hoạt động giao dịch của CK không thông
qua SGDCK, mà thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên rải rác khắp nơi trên
đất nước. Phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại và mạng vi tính.
b. Căn cứ vào quá trình luân chuyển:
Thị trường sơ cấp (Thị trường phát hành): là nơi mua bán các chứng khoán
được phát hành lần đầu. Trên thị trường này vốn từ các nhà đầu tư sẽ được
chuyển sang nhà phát hành thông qua việc các nhà đầu tư mua các chứng khoán
mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường sơ cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán. Thị
trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành
c. Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá trên thị trường chứng khoán:
Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu.
Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu.
Thị trường phát sinh là nơi mua bán các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.
3. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
4. Vai trò của TTCK:
a. Đối với chính phủ.
Thị trường chứng khoán cung cấp các phương tiện để huy động vốn và sử
dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Chính phủ
huy động vốn bằng việc bán trái phiếu và dùng số tiền đó để đầu tư vào các dự án
cần thiết của mình.
Thị trường chứng khoán còn góp phần thực hiện quá trình cổ phần hoá,
khuyến khích việc cổ phần hoá nhanh các doanh nghiệp quốc doanh.
Thị trường chứng khoán là nơi để thực hiện các chính sách tiền tệ. Lãi suất thị
trường có thể tăng lên hoặc giảm xuống do việc chính phủ mua hoặc bán trái phiếu.
Vai trò chống lạm phát của TTCK.
Ngoài ra thị trường chứng khoán là nơi thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp
từ nước ngoài qua việc nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán.
b. Đối với các doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán giúp các công ty thoát khỏi các khoản vay khi có chi phí
tiền vay cao ở các ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái
phiếu. Hoặc chính thị tường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản để cho công ty có
thể bán chứng khoán bất kỳ lúc nào để có tiền. Như vậy, thị trường chứng khoán
giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của cả
nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình)
thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường.
Thị trường chứng khoán còn là nơi giúp DN quảng bá thương hiệu, các tập
đoàn ra mắt công chúng. Thị trường chứng khoán chính là nơi quảng cáo ít chi phí
về bản thân doanh nghiệp.
Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển.
c. Đối với nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ
hội đầu tư để đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.
Công cụ đảm bảo thanh khoản cho số tiền tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn.
5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
- Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng
khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng
khoán; bao gồm Chính phủ và chính quyền địa phương (phát hành các trái phiếu Chính phủ
và trái phiếu địa phương), Doanh nghiệp (phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp),
Các tổ chức tài chính (phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ
hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ).
- Nhà đầu tư: là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ
chức.
- Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán, Quỹ
đầu tư chứng khoán, Các trung gian tài chính.
- Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán gồm:
+ Ủy ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam.
+ Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban
hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp
với các quy định của luật pháp và UBCKNN.
+ Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
+ Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
+ Các tổ chức tài trợ chứng khoán
6. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
Nguyên tắc trung gian
Nguyên tắc đấu giá
Nguyên tắc công khai
7. Các hành vi tiêu cực trên TTCK
Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường
Mua bán nội gián
Thông tin sai sự thật
Làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư
III. TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm.
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, bao
gồm: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh.
2. Phân loại.
a. Căn cứ theo tiêu thức pháp lý:
Chứng khoán vô danh: là loại chứng khoán không ghi rõ họ tên chủ sở hữu. Việc
chuyển nhượng loại này rất dễ dàng, không cần thủ tục đăng ký rườm rà.
Chứng khoán ký danh: là loại chứng khoán ghi rõ họ tên chủ sở hữu. Việc chuyển
nhượng loại này được thực hiện bằng thủ tục đăng ký tại cơ quan phát hành.
b.Căn cứ vào nội dung:
Chứng khoán nợ - trái phiếu
Chứng khoán vốn - cổ phiếu
c. Căn cứ theo tính chất:
Chứng khoán có thu nhập ổn định: là các trái phiếu thu nhập của nó không phụ
thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chứng khoán có thu nhập không ổn định: là các cổ phiếu thường, thu nhập của
nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và chính sách trả cổ tức.
Chứng khoán hỗn hợp: là cổ phiếu ưu đãi, có một phần thu nhập là không phụ
thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
d. Căn cứ theo chủ thể phát hành
Chứng khoán Chính phủ: là các chứng khoán do các cơ quan của Chính phủ
trung ương hay chính quyền địa phương phát hành như trái phiếu kho bạc, trái
phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ, công trái Nhà nước.
Chứng khoán công ty: là chứng khoán do các doanh nghiệp, công ty cổ phần phát
hành như trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.
3. Trái phiếu – chứng khoán nợ
a .Khái niệm
Trái phiếu là giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và xác nhận quyền đòi nợ
bao gồm những điều kiện và thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và
có khả năng chuyển nhượng..
b. Đặc điểm
Có thu nhập ổn định,
Có khả năng chuyển nhượng,
Có thời gian đáo hạn.
Đồng thời trái chủ không có quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng
quản trị.
Nhưng trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền được ưu tiên trong phân chia lợi
nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản.
c.Một vài loại trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất cố định: là trái phiếu cho lãi suất cố định ngay tại thời điểm
phát hành.
Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là trái phiếu cho lãi suất được điều chỉnh theo từng
thời kỳ.
Trái phiếu chiết khấu: là trái phiếu không cho lãi suất thường kỳ, nó được mua
với giá thấp so với mệnh giá. Toàn bộ tiền lời và giá trị tăng thêm sẽ bằng đúng
mệnh giá vào ngày đáo hạn.
Trái phiếu thu nhập: là trái phiếu được phát hành bởi các công ty đang trong thời
kỳ tổ chức lại. Công ty phát hành hứa sẽ trả số gốc khi trái phiếu hết hạn nhưng chỉ
hứa trả lãi nếu công ty có đủ thu nhập.
Trái phiếu có thể thu hồi: là trái phiếu cho phép công ty có thể mua lại trái phiếu
vào một thời gian nào đó. Tuy nhiên trái phiếu không thể thu hồi một vài năm sau
khi chúng được phát hành.
Trái phiếu có thể chuyển đổi: là trái phiếu cho phép người giữ nó được chuyển
đổi sang một số lượng cổ phiếu nhất định với giá xác định.
Trái phiếu phiếu kèm giấy bảo đảm: là trái phiếu cho phép người giữ nó có
quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu nhất định của đơn vị phát hành ở một giá
xác định (một giấy bảo đảm ở góc trái phiếu bằng một cổ phiếu).
4. Cổ phiếu – chứng khoán vốn
a. Khái niệm
Cổ phiếu là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền sở hữu
về tài sản và những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả
năng chuyển nhượng. Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
b. Cổ phiếu thường.
Cổ phiếu thường: là cổ phiếu không có thời gian đáo hạn, không có thu nhập
ổn định mà thu nhập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hay
chính sách chi trả cổ tức của công ty.
Cổ phiếu thường có khả năng chuyển nhượng dễ dàng. Người nắm giữ cổ
phiếu thường có quyền tham gia bầu cử vào Hội đồng quản trị nhưng không
được ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty
phá sản. Ngoài ra cổ phiếu thường còn đem lại quyền đặt mua cổ phiếu mới cho
các cổ đông.
c. Cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có sự ưu tiên hơn cổ phiếu thường trong việc
phân chia lợi nhuận cũng như chi trả cổ tức và thanh lý tài sản khi công ty phá
sản.
Cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ phiếu thường là nó không có thời gian đáo hạn.
Nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty. Nó cũng có khả năng chuyển nhượng
nhưng phải thêm một số điều kiện nhất định. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lẫn cổ
phiếu thường đều không phải là nợ của công ty do đó không có thu nhập ổn định
trong điều kiện bình thường và nó có thể được mua lại bởi nhà phát hành.
Cổ phiếu ưu đãi còn có một số điều khoản kèm theo.
Thứ nhất, cổ phiếu ưu đãi có tính chất tham dự trong phân chia lợi nhuận khi
công ty làm ăn có lãi, vượt một mức nào đó.
Thứ hai, cổ phiếu ưu đãi có tính chất bỏ phiếu. Trong điều kiện bình thường, cổ
phiếu ưu đãi không có tính chất bỏ phiếu. Nhưng khi công ty làm ăn thua lỗ, cổ
phiếu ưu đãi sẽ có tính chất bỏ phiếu.
Thứ ba, cổ phiếu ưu đãi có tính chất tích luỹ hay không tích luỹ tức là do công
ty làm ăn không hiệu quả, công ty sẽ không trả cổ tức. Nhưng khi công ty làm ăn có
lãi công ty có thể trả cổ tức cho những năm bị thua lỗ trước đó hoặc không trả cổ
tức của những năm chưa trả được.
5. Các công cụ phát sinh.
a. Khái niệm.
Công cụ phát sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có
như cổ phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc
tạo lợi nhuận.
b. Một số công cụ phát sinh là quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai.
Quyền chọn: là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là
quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định
hàng hoá với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Các hàng
hoá này có thể là cổ phiếu, trái phiếu hay hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận trong đó một người mua và một người
bán chấp thuận thực hiện một giao dịch tại một thời điểm xác định trong
tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai
được niêm yết trên sở giao dịch, nó xoá bỏ rủi ro tín dụng vì nó được công ty thanh
toán bù trừ phục vụ như là một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán và
người mua đều bán mua qua công ty thanh toán bù trừ. Hợp đồng tương lai đều
được tiêu chuẩn hóa về việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ
thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định
trước. Hợp đồng tương lai còn được chuyển giao theo giá thị trường tức là bất kỳ
món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở
biến động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại
do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Việc
thanh toán như thế được tiến hành hàng ngày.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
I. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
1. Về cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã được thành lập để quản lý và giám sát thúc đẩy
cho thị trường phát triển theo định hướng XHCN và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đâu tư.
Đây là bước đi đúng phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng quốc tế.
2. Về sở giao dịch chứng khoán.
a. Hình thức sở hữu.
Là một tổ chức vận hành theo nguyên tắc thành viên
Tổ chức theo dạng công ty cổ phần
Là một tổ chức do chính phủ sở hữu
Đối với Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán sẽ do Nhà nước sử hữu, để đảm bảo an
toàn, công bằng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là cty TNHH 1 thành viên
Việc thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở giao dịch chứng khoán do Thủ tướng
chính phủ quyết định theo đề nghị của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam là một tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận đặt dưới sự quản lý trực tiếp của
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
b. Số lượng Sở giao dịch chứng khoán.
Việt Nam hiện có hai Sở giao dịch chứng khoán S ở giao dich chứng khoán:
Sở giao dịch chứng TP.HCM - HOS E
Sở giao dịch chứng Hà Nội - HNX
Để công khai hoá tất cả các hoạt động giao dịch, Nhà nước đang xem xét thành lập Sở
giao dịch chứng khoán tập trung cho tất cả các chứng khoán (kể cả công ty và và nhỏ) có
đủ điều kiện niêm yết, hay không đủ điều kiện niêm yết được mua bán tại Sở giao dịch
chứng khoán. Tuy nhiên, việc