Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

Công tác tiếp dân có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng vững chắc. Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đồng thời thông qua công tác tiếp công dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan; tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thật vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Do vậy làm tốt công tác tiếp dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo điều kiện công dân giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, thúc đẩy từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp . Qua một thời gian tham gia lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản của Trường cán bộ Thanh tra, với những kiến thức đã tiếp thu, và kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm làm rõ một số vấn đề về công tác tiếp công dân và đưa ra một số giải pháp trong tình hình hiện nay góp phần nhỏ bé của mình để thực hiện công tác tiếp dân ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá trình soạn thảo tiểu luận chắc không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo Trường Thanh tra Chính phủ để từng bước sửa chữa, bổ sung cho tiểu luận được đầy đủ, có chất lượng hơn.

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3638 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Công tác tiếp dân có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng vững chắc. Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đồng thời thông qua công tác tiếp công dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan; tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thật vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, mối quan hệ giữa công dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát hiện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân, thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Do vậy làm tốt công tác tiếp dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo điều kiện công dân giám sát hoạt động cơ quan Nhà nước, thúc đẩy từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp…. Qua một thời gian tham gia lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản của Trường cán bộ Thanh tra, với những kiến thức đã tiếp thu, và kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp tiếp công dân tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm làm rõ một số vấn đề về công tác tiếp công dân và đưa ra một số giải pháp trong tình hình hiện nay góp phần nhỏ bé của mình để thực hiện công tác tiếp dân ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian học tập, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá trình soạn thảo tiểu luận chắc không tránh khỏi những tồn tại, khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo Trường Thanh tra Chính phủ để từng bước sửa chữa, bổ sung cho tiểu luận được đầy đủ, có chất lượng hơn. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, VAI TRÒ TIẾP CÔNG DÂN. Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó là một trong những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo hữu hiệu. Tiếp công dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan. Tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện cho công dân giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thúc đẩy, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp,… Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề này. Hiến pháp năm 1992 khẳng định khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất kỳ lĩnh vực nào. Luật Khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế định được thực thi thực tế. Việc giải quyết khiếu nại theo quy định pháp luật có nội dung chính sau: - Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; - Giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; - Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo. II. QUAN NIỆM VỀ TIẾP CÔNG DÂN. Trong lịch sử loài người; ở mỗi chế độ đều có mỗi quan niệm về việc tiếp công dân khác nhau. Riêng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Đảng và Nhà nước luôn luôn có quan niệm đúng đắn về việc tiếp công dân. Xem việc tiếp công dân là bước đầu giải quyết khiếu nại; tố cáo của công dân trong hoạt động quản lý Nhà nước và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, của nhân dân. Quan niệm này của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau: 1. Quan niệm tiếp công dân là thể hiện quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại cho chúng ta một bài học vô cùng quý giá “dân là gốc”. Thực vậy, trải qua mấy ngàn năm lịch sử, mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc đều do dân quyết định. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định: “Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”. Cũng như Đảng ta đã tổng kết và nâng vai trò của nhân dân ngang tầm với sự nghiệp cách mạng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quan điểm đó của Đảng đã thể hiện đầy đủ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân và tính dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã được toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng thực hiện đã đạt được những thành tựu to lớn, đất nước phát triển ổn định, các dân tộc đoàn kết hướng tới một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với vai trò “dân là gốc” Đảng và Nhà nước ta vô cùng coi trọng và quan tâm đến việc tiếp công dân. Qua đó nắm bắt kịp thời các thông tin để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành Nhà nước ngày một tốt hơn, nhằm đưa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực. 2. Quan niệm tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Tổ chức tốt công tác tiếp dân là biểu hiện cụ thể quan điểm “dân là gốc” của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua công tác tiếp dân, mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng, Nhà nước càng gắn bó hơn, để Đảng và Nhà nước hiểu dân hơn và để cho nhân dân hiểu rõ hơn về Đảng, Nhà nước, về phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Thông qua việc tiếp dân, các cơ quan Nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để kịp thời chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ các nội dung không còn phù hợp. Đồng thời Đảng và Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương, nắm được phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức. Qua đó để nâng cao, hoàn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý trong tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. 3. Quan niệm tiếp công dân là bước đầu giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân . Tiếp công dân là một khâu rất quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp, các ngành luôn luôn dựa vào dân để nhân dân cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc giải quyết phù hợp với thực tiễn hoạt động của địa phương, đơn vị. Thực tiễn cho thấy, nếu tổ chức tốt công tác tiếp dân; tiếp dân có hiệu quả thì hạn chế rất nhiều đến việc công dân khiếu nại tố cáo tiếp theo. Nếu trong tiếp dân các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền không quan tâm giải quyết thoả đáng các khiếu nại tố cáo, thỉnh cầu của dân, thì dân vẫn khiếu kiện tiếp và khiếu kiện vượt cấp. Tóm lại, công tác tiếp dân của các ngành, các cấp là một việc làm vô cùng quan trọng, có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó vừa thể hiện rõ quan điểm “Lấy dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta, vừa giúp cho cơ quan Nhà nước giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân, đồng thời giúp cho Nhà nước nắm được tình hình thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các địa phương từ đó hoạch định một cách chính xác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Tạo dựng cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ thực sự, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Với mục đích, ý nghĩa sâu sắc như vậy, nên Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng và quan tâm đến công tác tiếp dân. Quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp công dân tại các Điều: 74, 75, 76, 77 Luật khiếu nại, tố cáo. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp dân tại các Điều 78, 79 Luật khiếu nại, tố cáo. III. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TIẾP CÔNG DÂN. Để bảo đảm cho việc tiếp công dân có hiệu quả, căn cứ vào mục đích, nội dung, yêu cầu, tính chất, các cơ quan Nhà nước tổ chức tiếp dân bằng nhiều hình thức. Thực tế cho thấy có các hình thức sau: 1. Tiếp công dân theo chủ đề. Các cơ quan, tổ chức là những chủ thể được giao trách nhiệm tiếp công dân. Gồm các cơ quan sau: Tiếp công dân của cơ quan quyền lực. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có thẩm quyền ban hành các Nghị quyết và các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, Pháp luật và các Nghị quyết của cơ quan cấp trên ở địa phương. Các cơ quan quyền lực tiếp công dân nhằm mục đích củng cố và phát huy hiệu lực quản lý Nhà nước. Vì vậy tiếp công dân là lắng nghe đầy đủ ý kiến của công dân, qua đó hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện chính sách, Pháp luật của Đảng, Nhà nước. Thu thập ý kiến đóng góp chân thành của nhân dân đối với chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tổng hợp thông tin để Đảng, Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định tạo ra sự thích hợp cho đường lối, chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo cho đời sống xã hội lành mạnh b. Tiếp công dân của cơ quan Tư pháp. Cơ quan Tư pháp bao gồm: Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, thi hành án. Các cơ quan tư pháp tiếp công dân để giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực xét xử, điều tra, khởi tố, giam giữ, thi hành án và điều chỉnh các mối quan hệ về pháp luật trong hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình giúp cho công dân thực hiện nghiêm chỉnh Pháp luật hiện hành. Đồng thời giúp cho các cơ quan tư pháp nắm bắt kịp thời những thông tin để phục vụ cho công tác hoạt động tư pháp của mình. c. Tiếp công dân của cơ quan hành pháp. Cơ quan hành pháp là cơ quan chấp hành, làm nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động của Nhà nước và xã hội. Bao gồm Chính phủ, các Bộ, UBND các cấp làm nhiệm vụ điều hành công việc của Nhà nước. Các cơ quan này tiếp dân nhằm tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân diễn ra hàng ngày thuộc lĩnh vực hành chính Nhà nước. Thông qua tiếp dân để kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thu thập những thông tin cần thiết, giúp cho việc tháo gỡ các vướng mắc trong quản lý, giải quyết kịp thời những yêu cầu trong hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp, các ngành. Đồng thời giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền quản lý. d. Tiếp công dân của các đoàn thể tổ chức xã hội. Các cơ quan này bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động Việt Nam. Các cơ quan đoàn thể tổ chức xã hội tiếp công dân nhằm mục đích giải quyết mối quan hệ giữa các thành viên trong đoàn thể, tổ chức đó, hoặc tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. 2. Tiếp công dân theo tính chất, nội dung vụ việc. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân, dù có tổ chức bằng hình thức nào đi nữa cũng phải căn cứ vào tính chất, nội dung của sự việc để tiếp. Cụ thể: - Tiếp công dân đến thỉnh cầu: Tức là công dân đến để đề đạt tâm tư, nguyện vọng của cá nhân mình với cơ quan Nhà nước. - Tiếp công dân đến khiếu nại: Là công dân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức trong cơ quan đó xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. - Tiếp công dân đến tố cáo: Là việc công dân đến báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về một hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân công dân. Khi công dân đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo thì cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ nội dung để xem xét, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn, trả lời, xử lý theo quy định của pháp luật. IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TẠI NƠI TIẾP CÔNG DÂN. Trong tiếp công dân luôn luôn có mối quan hệ giữa chủ thể (cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm tiếp công dân) và người đến thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo (là công dân). Các văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, về công tác tiếp công dân đã quy định rất rõ ràng, chi tiết về trách nhiệm của người tiếp công dân và quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân. Ở tiểu luận này chỉ đề cập đến một số nội dung cơ bản về vấn đề trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ các bên như sau: 1. Trách nhiệm của người tiếp công dân. * Người tiếp công dân có trách nhiệm sau: - Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. - Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi họ yêu cầu. - Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi họ yêu cầu. - Phải trực tiếp tiếp công dân. * Nội dung công tác tổ chức tiếp công dân của cơ quan tổ chức bao gồm: - Bố trí nơi tiếp công dân ở địa điểm thuận tiện bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết và đảm bảo an toàn khi tiếp công dân. - Bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức am hiểu chính sách pháp luật, có ý thức trách nhiệm trong công tác tiếp dân. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời việc tiếp công dân ở cơ quan, tổ chức. Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân định kỳ theo quy định và ngoài những trách nhiệm trên phải trả lời ngay những vụ việc đã có cơ sở giải quyết thuộc thẩm quyền và nói rõ thời hạn giải quyết, cơ quan giải quyết, người cần liên hệ để biết kết quả đối với những vụ việc chưa có cơ sở trả lời mà cần phải xem xét, thẩm tra, xác minh. Đồng thời tổ chức, quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức mình. 2. Quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân. Khi đến thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp dân của cơ quan Nhà nước, công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: - Xuất trình giấy tờ tuỳ thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp dân, thực hiện sự hướng dẫn của người tiếp công dân. - Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, ký xác nhận nội dung đã trình bày. - Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. - Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung, một yêu cầu. - Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân. V. TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO. Nguyên tắc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo. Để làm tốt công tác tiếp dân các cơ quan, tổ chức và người tiếp dân phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau đây: * Nguyên tắc tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân: Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo nói rõ: “Công dân, cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình”. “Công dân có quyền tố cáo với cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”. Vì vậy nơi tiếp công dân phải tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Sự tôn trọng đó thể hiện trước hết ở việc tiếp xúc với công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Tại nơi tiếp công dân bố trí cán bộ thường trực để thường xuyên tiếp công dân và được thay mặt cơ quan quản lý nhà nước tiếp công dân phải có thái độ, cử chỉ lịch sự, có năng lực, trình độ, nghiêm túc và giải quyết kịp thời những yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng chính đáng của công dân. * Nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ. Khách quan: Là đảm bảo việc xem xét, xử lý đúng bản chất sự việc, phù hợp với các diễn biến thực tế của sự việc. Trong quá trình xem xét, xử lý phải tôn trọng yếu tố khách quan, tránh áp đặt ý kiến chủ quan của mình làm cho sự việc phức tạp, kết quả sẽ sai lệch so với thực tế đã xảy ra. Công khai: Là thể hiện việc tiếp công dân phải được tổ chức đàng hoàng tại nơi tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật. Dân chủ: Là thể hiện công dân đến khiếu nại, tố cáo và cán bộ tiếp công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi ý kiến đều được tôn trọng, được giải quyết thấu tình, đạt lý. Trong quá trình tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phải kết hợp linh hoạt và chặt chẽ các yếu tố khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời. * Nguyên tắc thận trọng. Trong mọi tình huống người cán bộ tiếp công dân phải sáng suốt, bình tĩnh, cân nhắc xem xét sự việc một cách có căn cứ, cán bộ tiếp công dân không được hứa hẹn hoặc khẳng định một vấn đề gì khi không đủ căn cứ, chỉ được bày tỏ thái độ khi đã có đủ căn cứ và trong phạm vi thẩm quyền của mình. Hết sức thận trọng khi phát ngôn hay đưa ra chính kiến. 2. Tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo. 1. Một số yếu cầu cụ thể. Ngoài việc thực hiện tốt các nguyên tắc đề ra, việc tiếp công dân cần phải chú ý tới những yêu cầu cụ thể trong khâu chuẩn bị thì việc tiếp công dân mới đạt hiệu quả cao. * Về địa điểm: Tuỳ theo điều kiện và khả năng của từng cơ quan, địa phương mà lựa chọn địa điểm của nơi tiếp công dân phải thuận lợi về mọi mặt cho công dân. Nơi tiếp công dân cần khang trang, thoáng mát nhằm gây ấn tượng tốt đẹp, thoải mái cho công dân khi đến cơ quan nhà nước. Việc lựa chọn địa điểm nơi tiếp công dân cần tránh hai khuynh hướng: Quá đơn giản, tuỳ tiện, gây ấn tượng không tốt đối với công dân khi đến nơi tiếp công dân hoặc quá cầu kỳ, hình thức, gây tâm lý khó chịu. Nơi tiếp công dân cần bố trí phòng chờ đợi, phòng tiếp công dân riêng biệt. *Về phương tiện: Cần có những trang bị cần thiết phục vụ cho công tác tiếp công dân và cán bộ tiếp công dân thực hiện nhiệm vụ như bàn, ghế, sổ sách, ấm chén, đèn, quạt... Nếu có điều kiện nên trang bị máy ghi âm, máy chụp ảnh, để cán bộ tiếp công dân ghi lại những ý kiến quan trọng hoặc những hình ảnh, hiện vật, tài liệu cần thiết. Cần bố trí sắp xếp các thiết bị trong phòng tiếp công dân gọn gàng khoa học, đảm bảo thuận lợi khi tiến hành công việc, song cũng đảm bảo tính mỹ quan. Trong phòng tiếp công dân nhất thiết phải có: Nội quy - Lịch tiếp công dân quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công dân và trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân; có lịch tiếp công dân, trong lịch ghi rõ thời gian, chức vụ người tiếp công dân, một số văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo. *Đối với cán bộ tiếp công dân: Thủ trưởng cơ quan các cấp, ngành có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh liên quan đến khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý các cấp, ngành công chức tiếp công dân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình; và công dân đến tố cáo với cơ quan quản lý các cấp, ngành về hành vi vi phạm pháp luật của công chức, cơ quan, đơn vị, ngành, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan các cấp là phải bố trí cán bộ có phẩm c
Luận văn liên quan