Tiểu luận Thực trạng và một số biện pháp hạn chế lạm phát ở nước ta hiện nay

Thời gian gần đây, chúng ta thường nghe trên đài báo một vấn đề được nhắc tới nhiều nhất và nổi cộm nhất đó là vấn đề “Lạm phát”. Lạm phát đang xảy ra không chỉ ở trong nước ta, mà là vấn đề của cả thế giới hiện nay. Trước tình trạng gi nhiên liệu, đặc biệt là giá dầu thô và giá lương thực không ngừng leo thang, cùng với đó là sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ đã đẩy nền kinh tế thế giới đi vào một cuộc khủng hoảng. Rất nhiều nước nghèo mà đồng tiền của họ bị trượt giá quá nhanh, người dân ở đó đang phải sống rất khó khăn và nghèo đói luôn bao trùm lấy họ. Giá lương thực tăng cao làm cho người dân phải hứng chịu rất nhiều khó khăn. Theo một số chuyên gia kinh tế thì “kỷ nguyên của giá rẻ đã kết thúc, chúng ta phải đối mặt với tình trạng giá cả leo thang”. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được ở nhiều quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng lúc với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điếu tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển của đất nước.

docx33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và một số biện pháp hạn chế lạm phát ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: Lý do chọn đề tài: 1 Mục đích: 1 Chương I: Lịch sử của đề tài. 2 Chương II: Khái niệm, nguyên nhân và tác động của lạm phát. 5 I. Khái niệm về lạm phát: 5 1. Lạm phát là gì? 5 2. Phân loại lạm phát. 6 3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: 8 II. Nguyên nhân gây ra lạm phát: 14 1. Nguyên nhân của lạm phát: 14 2. Ai là người chịu tác động của lạm phát? 15 III.Tác động của lạm phát.: 16 1. Tái phân phối lại thu nhập: 17 2. Tác động đến tăng trưởng kinh tế: 18 3. Các tác động khác đối với lạm phát. 18 Chương III:Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay 20 I. Thực trạng của lạm phát: 20 II. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay: 23 III.Một số biểu đồ thể hiện tình hình lạm phát ở nước ta hiện nay. 24 Chương IV: Một số biện pháp hạn chế lạm phát. 27 1. Chính sách siết chặt cung tiền tệ. 27 2. Kiềm chế giá cả. 28 3. Ấn định mức lãi suất cao. 28 4. Giảm chi tiêu của ngân sách. 28 5. Biện pháp hạn chế tăng tiền lương. 29 6. Biện pháp lạm phát chống lạm phát. 30 7. Thực hiện một chiến lược thị trường cạnh tranh toàn cầu. 30 8. Chính sách thu nhập dựa trên thuế. 30 9. Mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. 30 (Lý do chọn đề tài: Thời gian gần đây, chúng ta thường nghe trên đài báo một vấn đề được nhắc tới nhiều nhất và nổi cộm nhất đó là vấn đề “Lạm phát”. Lạm phát đang xảy ra không chỉ ở trong nước ta, mà là vấn đề của cả thế giới hiện nay. Trước tình trạng gi nhiên liệu, đặc biệt là giá dầu thô và giá lương thực không ngừng leo thang, cùng với đó là sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ đã đẩy nền kinh tế thế giới đi vào một cuộc khủng hoảng. Rất nhiều nước nghèo mà đồng tiền của họ bị trượt giá quá nhanh, người dân ở đó đang phải sống rất khó khăn và nghèo đói luôn bao trùm lấy họ. Giá lương thực tăng cao làm cho người dân phải hứng chịu rất nhiều khó khăn. Theo một số chuyên gia kinh tế thì “kỷ nguyên của giá rẻ đã kết thúc, chúng ta phải đối mặt với tình trạng giá cả leo thang”. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được ở nhiều quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng lúc với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điếu tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển của đất nước. (Mục đích: Nêu được thực trạng của lạm phát ở nước ta hiện nay đồng thời đưa ra được một số biện pháp hạn chế để đẩy lùi lạm phát. Chương I: Lịch sử của đề tài. Đổi tiền và lạm phát năm 1986 Gọi là lạm phát năm 1986 vì đó là năm có tỉ lệ tăng cao nhất, nhưng lạm phát thực sự đã xuất hiện từ nhiều năm trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ 1981-1985 lần lượt tăng là: 70%, 95%, 50%, 65% và 92%. Chỉ có điều lúc đó không ai thừa nhận có lạm phát trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, không ai dám đưa vấn đề ra để phân tích, bàn luận công khai. Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đến khi xảy ra cuộc đổi tiền vào năm 1985. Có lẽ có quan niệm cho rằng đổi tiền sẽ khôi phục lại giá trị đồng bạc Việt Nam và lạm phát sẽ chấm dứt nên mới có qui định “Sức mua của đồng tiền mới bằng 10 lần sức mua của đồng tiền cũ” (Quyết định 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985). Nhưng sau đổi tiền, CPI năm 1985 tăng đến 92%, năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bước vào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài trong 2 năm tiếp theo. Phải đến cuối năm 1988 và qua năm 1989, nhiều biện pháp về tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát mới được đưa ra. Một trong những quyết định quan trọng ghi nhận được lúc đó là việc lần đầu tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VND vào cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991, trước khi bước vào giai đoạn đóng băng tỷ giá từ năm 1992. Trước tháng 12/1988, tỷ giá do ngân hàng Vietcombank công bố thường thấp hơn thị trường tự do hàng chục lần. Các công ty xuất khẩu lẩn tránh việc đưa ngoại tệ vào ngân hàng bằng cách nhập khẩu hàng hóa quay vòng. Vào tháng 12/1987, Vietcombank công bố tỷ giá ngoại tệ là 3.000 đồng/USD. Đây là bước tăng vọt so với tỷ giá 368,2 đồng công bố từ đầu năm, tuy vẫn còn thấp hơn mức giá 4.300 đồng ở thị trường tự do. Trong các tháng tiếp theo, tỷ giá được điều chỉnh với biên độ chênh lệch khoảng 10% so với giá thị trường. Sự thay đổi tỉ giá đã có tác động rất mạnh đến cán cân thương mại. Nếu chỉ xét trong khu vực giao dịch bằng USD, xuất khẩu trong giai đoạn từ 1989 đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm. Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lập tức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như cân bằng vào năm 1989 và thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990. Năm  Nhập siêu   1986  47,6%   1988  30%   1989  0,8%   1990  2,5%   1991  3,2%   Đến cơn sốt tín dụng đầu thập kỷ 1990 Năm 1989, với cơ chế rất thoáng trong việc thành lập quỹ tín dụng, hàng loạt quỹ tín dụng ra đời để huy động vốn, cho vay lòng vòng, sau một thời gian thì đổ bể. Lãi suất tiết kiệm năm 1989 cực kỳ cao, có lúc lên đến hơn 12%/tháng cùng với cơ chế rất thoáng. Lãi suất cho vay đầu năm 1989 là 10,5%/tháng, cuối năm giảm xuống còn xấp xỉ 4%/tháng và duy trì ở mức trên dưới 3%/tháng trong các năm từ 90 đến 92. Tình hình kinh tế xã hội vào lúc đó cũng còn hết sức gay gắt, mặc dù lạm phát đã giảm mạnh so các năm 86-88. Tỷ giá VND/USD tăng vọt lên trên 13.000 VND/USD trong tháng cuối năm 1991, giảm đột ngột còn 11.000 VND/USD đến năm 1992, sau đó và được neo giữ ở mức thấp trong suốt nhiều năm từ 1992 đến 1996 trong khoảng từ 10.500 đến 11.000 VND/USD. Tình trạng lỗ lãi, nợ nần mà không có cơ chế phá sản làm cho hàng loạt công ty đang hoạt động hết sức khốn đốn. Chính phủ đã ra quyết định lập Ban thanh toán công nợ quốc gia để thanh toán chéo nhưng kết quả không đáng kể. Nội lực của nền kinh tế bị thương tổn nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế của VN từ 1992 đến 1996 đạt đến 9% năm, nhưng từ 1997 thì giảm dần. Một số báo cáo cho rằng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á. Đó là cách lý giải mà ngay từ lúc đó cũng không có sức thuyết phục. Dấu ấn của chính sách tỷ giá, tiền tệ các năm đó lớn hơn là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Chính là cơ chế cứng nhắc cùng với tỷ giá đồng nội tệ cao đã làm mất đi cơ hội của đất nước khi mà dòng FDI thế giới đang hướng mạnh vào. Thâm hụt thương mại do tỷ giá và cũng được giải quyết bởi tỷ giá (Số liệu do tác giả tính toán). Kết quả kỳ diệu của cơ chế tỷ giá năm 1997 Đồng nội tệ đã bị đánh giá cao cùng với tỷ giá bị cố định cứng trong khoảng thời gian dài từ 1992 đến 1996 đã thúc đẩy nhập khẩu ồ ạt. Do vậy, thâm hụt thương mại liên tục tăng để lên đến đỉnh cao hơn 45% vào năm 1995. Năm 1997, lần đầu tiên cơ chế xơ cứng của tỷ giá được điều chỉnh và kết quả thật kỳ diệu. Liên tục trong 4 năm thâm hụt thương mại giảm mạnh để chỉ còn -1% vào năm 2000. Các năm 1999-2000 chỉ số giá chỉ tăng 0,1% và -0,6%. Tăng trưởng của GDP cũng thấp: 4,8% năm 1999 và 6,7% năm 2000. Giải pháp được đưa ra lúc này là kích cầu tăng trưởng thông qua gia tăng chi tiêu công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Chi tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau năm 2005. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến 40% từ năm 2004 đến nay (2007). Từ đây các nhân tố lạm phát được nuôi dưỡng. Tốc độ tăng trưởng GDP thống kê qua các năm và ước tính cho 2008 (Số liệu do tác giả cung cấp). Đến hôm nay lạm phát quay trở lại Năm 2004 đã xuất hiện những dấu hiệu của cuộc lạm phát mới và được xác nhận lại vào năm 2005 nhưng đã không có những giải pháp thoả đáng. Thậm chí đến giữa năm 2007 dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn thì một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyên bố mạnh mẽ “lạm phát không thể đến mức hai con số”. Nếu nhìn lại trong vòng 3 thập kỷ qua, tính chu kỳ của nền kinh tế bộc lộ rõ hơn: cứ 10 năm lặp lại một lần. Suy thoái diễn ra vào các năm x7, x8 sau khi đạt được đỉnh tăng trưởng trong các năm x4, x5, x6. Tuy nhiên, đến nay liệu chúng ta đã có đủ kinh nghiệm để không bị cuốn theo chu kỳ? Kiểm chứng về chính sách từ lạm phát và hậu lạm phát năm 86 đến nay, cho thấy những lúc khó khăn nhất thì có nhiều tiếng nói và có sự lắng nghe hơn, xuất hiện những cải cách mạnh mẽ. Nhưng vào những lúc nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao dần thì nhiều quyết định được đưa ra rất bất ngờ, ít được tham vấn, tiếng nói đóng góp cũng ít xuất hiện. Phải chăng đây là căn bệnh cố hữu không thể vượt qua? Chương II: Khái niệm, nguyên nhân và tác động của lạm phát. Khái niệm về lạm phát: Lạm phát là gì? Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về lạm phát thuộc các nhà kinh tế khác nhau. Karl Marx cho rằng: “lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết”. V.L.Lenine cũng đưa ra một ý niệm tương tự “lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy trong lưu thông”. Vào thập niên 1960, Milton Friedman (thuộc trường phái trọng tiền) khẳng định rằng: “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Theo thuyết trọng tiền (monetarism) – một trường phái lớn về kinh tế vĩ mô cho rằng, cần phải chú ý đến tổng mức chi tiêu của xã hội và việc cung ứng tiền cho chi tiêu đó. Thuyết trọng tiền cho rằng tiền tệ là trung tâm của nền kinh tế, và việc cung ứng tiền là nhân tố quyết định những sự vận động của tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa trong ngắn hạn và nó là nhân tố quyết định đến giá cả trong dài hạn. Thực ra không nhất thiết bắt nguồn từ nguyên nhân là tiền tệ, tức là tăng lượng tiền cung ứng quá mức đối với nền kinh tế. Nhiều cuộc lạm phát xảy ra lại càng bắt nguồn từ giá hoặc xuất phát từ sự suy giảm trong tổng cung của chính nền kinh tế đó. R.Dornbusch và Fisher cho rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Nếu căn cứ vào biểu hiển của nó, ta có thể đưa ra một khái miệm chung về lạm phát như sau: lạm phát diễn ra khi mà giá cả của tư liệu sản xuất tăng lên, cùng với việc tăng giá hàng tiêu dùng một cách liên tục và vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa biểu hiện như là giá cả sức lao động cũng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, thu nhập thực tế của người lao động nói chung có lúc tăng tương ứng với lạm phát nhưng nhìn chung là suy giảm một cách nghiêm trọng. Điều cần lưu ý là chúng ta sử dụng khái niệm mức giá chung (theo từng “rỗ” hàng hóa) chứ không phải căn cứ theo mức giá đơn lẻ, bởi vì rất có thể trong khi giá cả chung tăng lên lại có một số mặt hàng có mức giá không tăng hoặc có khi lại giảm so với trước, đồng thời giá cả các loại hàng hóa tăng lên không phải theo cùng một loại tỷ lệ như nhau. Đề cập đến lạm phát, người ta thường có hai khái niệm kèm theo đó là giảm phát hay còn gọi là thiếu phát và giảm lạm phát. (Giảm phát (deflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống đi liền với việc giảm bớt thu nhập quốc dân và sản lượng. (Giảm lạm phát (disinflation) là sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát_nghĩa là mức giá chung vẫn tăng lên, tức vẫn còn lạm phát, nhưng với mức độ thấp hơn trước, tức tốc độ tăng giá trở nên chậm lại. Cố định lạm phát ở mức thấp là môi trường kinh tế vĩ mô để khuyến khích tiết kiệm ,mở rộng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cả lạm phát quá cao và lạm phát quá thấp đều ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Phân loại lạm phát. Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát một con số biểu hiện mức tăng giá ở tỷ lệ thấp, dưới 10% trong một năm. Với loại lạm phát này mức giá cả tăng chậm, dược giới hạn ở mức một con số hàng trăm. Với lạm phát vừa phải giá cả tăng chậm, đến nổi người ta không cảm nhận là đang có lạm phát, và do đó dược coi như là giá cả tương đối ổn định. Trong tình hình này, dân chúng vẫn còn tin vào giá trị của đồng tiền, và do vậy, người ta sẽ không lãng phí thời gian và sức lực để cố gắn bảo tồn của cải dưới các dạng tài sản phi tiền tệ. Lạm phát phi mã: là loại lạm phát hai hay ba con số, tức khoảng 10%, 50%, 200%, 300%, v.v…trong một năm.Với mức lạm phát này, mức độ tăng giá đã gây mức nghiêm trọng đối với nền kinh tế, biểu diễn bằng đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực giảm xuống dưới số 0 và có nơi lãi suất thực giảm xuống đến 50% - 100% (-50% đến 100%/năm) và do vậy, nhân dân tránh giữ tiền mặt mà muốn bảo tồn của cải dưới dạng tài sản phi tiền tệ. Chính điều đó làm cho lạm phát càng trầm trọng thêm, đoi khi dẫn đến hiện tượng “xoáy trôn ốc” rất nguy hiểm. Trong tình hình đó thị trường tài chính có nguy cơ suy sụp. Trong thập niên năm 1980, có nhiều nước đã lâm vào tình trạng lạm phát phi mã đến 700% như Việt Nam, Argentina, Brazil. Mặt dù vậy, có những nước đang trong thời kì lạm phát phi mã nhưng vẫn có khả năng phát triển nền kinh tế,điển hình như Brazil và Ixraen vào thập niên 1970. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó đã bị biến dạng bởi phần lớn vốn đầu tư được đưa ra nước ngoài, làm giảm đầu tư trong nước. Siêu lạm phát: là loại lạm phát với tốc độ tăng giá trên 1000 lần/năm. Các cuộc siêu lạm phát điển hình như ở Đức xảy ra vào tháng 11-1923 với tỷ lệ 10.000.000 lần so với 1-1922. Một tờ séc có giá trị 30.000.000 USD, sau 2 năm không mua nổi một chiếc kẹo cao su (từ 1921-1923 kho tiền của Đức tăng 7 tỷ lần). Sau này, ở các nước khác, siêu lạm phát diễn ra như Bolivia vào năm 1985 với tỷ lệ 50.000%. Thực tình, không thể nói bất kì điều tốt lành nào cho các cuộc siêu lạm phát cả. Dân chúng bị chìm ngập trong khối tiền tệ, lặng ngụp trong khối tiền tệ ấy để tìm kiếm một chút ít hàng hóa, vì hàng hóa đều hết sức khan hiếm. Chức năng quan trọng đầu tiên của tiền là làm phương tiện trao đổi, thì qua lạm phát, bị triệt tiêu. Có sẵn tiền không dễ dàng gì mau được hàng vì không ai muốn bán hàng hóa để rồi nhận lấy những đồng tiền luôn bị mất giá đến mức chống mặt. Trong bối cảnh đó, nền tài chính hoàn toàn bị suy sụp, nhiều giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng, và chức năng tồn trữ giá trị bằng tiền thay bằng việc tồn trữ bằng hàng hóa. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Không lúc nào như thời gian từ đầu năm 2008 đến nay, vấn đề lạm phát và tăng trưởng thu hút sự quan tâm của nhiều giới khác nhau: từ người dân thường mỗi ngày khi ra chợ có cảm nhận như mình bị móc túi; các chủ doanh nghiệp phải vật lộn với những toan tính từ chi phí vật tư, hàng hoá, dịch vụ, lương công nhân đến giá thành, giá bán, thị trường cung cấp vật tư, hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm; các chủ nhà băng tính toán lãi suất huy động và cho vay như thế nào vừa để thu hút tiền gửi của người gửi tiền và người vay vốn có thể chấp nhận với lãi suất cao hơn; các nhà lập pháp, hành pháp và hoạch định chính sách đau đầu về những đơn thuốc chữa trị cho nền kinh tế khi lâm vào bão bệnh “lạm phát cường độ cao”, hậu quả là tăng trưởng bị suy giảm, đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp gặp khó khăn; trong dài hạn, Chính phủ lại lo ngại khi tăng trưởng kinh tế bị suy giảm gây hậu quả giảm phát, làm cho đời sống của các tầng lớp dân cư càng gặp khó khăn hơn, sức mua giảm dẫn đến kinh tế bị suy thoái, những ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính từ nước Mỹ và toàn cầu đang tác động xấu đến nền kinh tế nước ta, thị trường xuất khẩu hàng hoá bị giảm sút, vốn đầu tư gián tiếp có nguy cơ bị rút khỏi thị trường chứng khoán, vốn đầu tư trực tiếp không thực hiện được như cam kết. Để kích thích nền kinh tế, trong lúc tích luỹ của nền kinh tế, dự trữ ngân sách, dự trữ ngoại hối của nước ta còn rất hạn hẹp, Nhà nước ta không đủ nguồn lực để cung cấp các gói kích thích nền kinh tế như các nước phát triển hoặc như Trung Quốc, Ấn Độ với hàng trăm tỷ đô la; Nhà nước chỉ có những khoản kích thích bằng tăng vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, trợ cấp bằng tăng các khoản cho vay, giảm thuế, giảm lãi suất cho vay, tăng lương hoặc giảm giờ làm việc, giảm giá hàng hoá, dịch vụ hoặc tăng trợ cấp cho các đối tượng chính sách. Để làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế trong nước và thế giới, về lý thuyết và thực nghiệm có thể tóm tắt như sau: Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng. Về lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ đều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp. - Stagflation nghĩa là suy thoái và lạm phát, tình trạng nền kinh tế vừa có những dấu hiệu của lạm phát, mà cơ bản nhất là giá cả leo thang, tiền mất giá nhưng lại vừa có những biểu hiện của suy thoái như sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, lạm phát cao, tăng trưởng thấp. - Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế. Các nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. - Nghiên cứu ban đầu (những năm 60) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào. - Giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-1974, tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng (Fischer, 1993; Bruno và Easterly, 1995; Barro, 1998). Lạm phát và tăng trưởng trên thế giới. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là phi tuyến tính. Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold). Ở mức dưới ngưỡng, lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết Keynes đề cập. ( Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng ngưỡng của lạm phát - Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): 140 nước, giai đoạn 1960-1998. Các nước đang phát triển, ngưỡng lạm phát từ 11-12%/năm. - Nghiên cứu của Li (2006): Số liệu cho 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1961-2004, ngưỡng là 14%/năm. - Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi. ( Kết luận: ngưỡng tiêu cực của lạm phát là từ 11%-14% trở lên. Tương đồng với nghiên cứu trên, tác giả Tú Anh - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng: giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, mức độ gắn kết như thế nào là vấn đề còn tranh cãi. Một số nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Fischer (1993) là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này đã kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp, mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến. Một số các nhà nghiên cứu sau này như Sarel (1996), Gosh và Phillips (1998), Shan và Senhadji (2001), và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác nhau, họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Theo Sarel, ngưỡng lạm phát là 8%, theo Shan và Senhadji, ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước công nghiệp khoảng 1-3%. Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan (2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu. Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3,2%. Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng. Thực tế 2005-2006, lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh t
Luận văn liên quan