Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - Trung tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay

• Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí, các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: - Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; • Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: - Diện tích từ 1.000m2 trở lên; - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên + Siêu thị hạng II • Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: - Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; • Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: - Diện tích từ 500m2 trở lên; - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên + Siêu thị hạng III • Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: - Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; • Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: - Diện tích từ 250m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp); - Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên

docx35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3887 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - Trung tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay Lời mở đầu Trong điều kiện xã hội của Việt Nam hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng được phát triển; đời sống của người dân thì ngày càng được cải thiện tốt hơn.Cùng với đó là sự phát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân cả về mặt số lượng và chất lượng. Khi quan niệm tiêu dùng hàng hóa của người dân có sự thay đổi thì kéo theo đó là sự thay đổi của các loại hình kinh doanh trên thị trường bán lẻ. Như chúng ta đã biết, các loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống luôn có tỷ trọng rất lớn trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi của quan niệm tiêu dùng hàng hóa của người dân mà một loại hình kinh doanh bán lẻ khác đang rất được phổ biến và phát triển đó chính là loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại. Trong những năm gần đây, loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại dần chiếm lĩnh tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng cao trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Để làm rõ điều này, nhóm chúng em xin được tìm hiểu và trình bày đề tài “ thực trạng và xu hướng phát triển của loại hình kinh doanh siêu thị - trung tâm thương mại tại Việt Nam hiện nay”, với ba phần: Lý luận chung, thực trạng tình hình kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại và xu hướng phát triển trong tương lai. 1.LÝ LUẬN CHUNG .1 Khái niệm Siêu thị. "Siêu thị" là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài - "supermarket" (tiếng Anh) hay “supermarché” (tiếng Pháp) trong đó "super" nghĩa là "siêu" và "market" là "chợ". Siêu thị ra đời đầu tiên năm 1930 ở Mỹ đã làm nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực bán lẻ của cuộc sống hiện đại với những ưu thế vượt trội của mình.Ngày nay, siêu thị có nhiều định nghĩa khác nhau tùy từng quốc gia. - Tại Mỹ, “ siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tieu dùng phổ biến của người dân như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác”. -Tại Anh, siêu thị được định nghĩa là cửa hàng bách hóa bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác, có diện tích từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông. -Tại Pháp, siêu thị là “cửa hàng bán lẻ tự phục vụ có diện tích từ 400 đến 2500 m2 chủ yếu là hàng thực phẩm và vận dụng gia đình…”. Tóm lại, với nhiều định nghĩa khác nhau nhưng vẫn có thể nhìn ra siêu thị với những dấu hiệu như: dạng cửa hàng bán lẻ; áp dụng phương thức tự phục vụ; hàng hóa tiêu dùng phổ biến. Và ở Việt Nam, siêu thị đã được định nghĩa một cách cụ thể hóa trong “quy chế siêu thị, trung tâm thương mại” được ban hành ngày 24/09/2004 như sau: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”. Trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại, siêu thị là một dạng cửa hàng bán lẻ thuộc mắt xích trung gian gần người tiêu dùng nhất. Tuy nhiên, khi nói về siêu thị, người ta thường hiểu theo góc độcách thức tổ chức của hệ thống cửa hàng theo phương thức hiện đại để phân biệt với các cửa hàng truyền thống. Theo đó thì hệ thống siêu thị bao hàm tất cả các dạng cửa hàng bán lẻ hiện đại, từ cửa hàng tự chọn nhỏ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đại hạ giá, trung tâm thương mại… Ngoài ra ta còn có một số thuật ngữ khác như: - Chuỗi siêu thị: là một tập hợp các siêu thị của một nhà phân phối được đặt ở các địa điểm khác nhau nhưng áp dụng phương thức kinh doanh thống nhất. - Hệ thống siêu thị: hệ thống siêu thị ngày nay để chỉ mạng lưới cửa hàng bán lẻ hợp nhất( integrated) áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ( Self- services) các hàng hóa tiêu dùng phổ biến của người dân. 1.1.2 Trung tâm thương mại. Theo quy chế nêu trên: “Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố chí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân vầ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng”. (Trung tâm thương mại thường được xây dựng trên diện tích lớn, tại vị trí trung tâm đô thị để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.) Tiêu chuẩn phân loại 1.2.1 Siêu thị + Siêu thị hạng I Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí, các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: Diện tích từ 1.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên + Siêu thị hạng II Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: Diện tích từ 500m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên + Siêu thị hạng III Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là: Diện tích từ 250m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp); Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên Trung tâm thương mại + Trung tâm thương mại hạng I -Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí, các Trung tâm thương mại hạng I phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: -Có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên; - Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hoá; nhà hàng khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch. + Trung tâm thương mại hạng II -Phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: -Có diện tích kinh doanh từ 30.000m2 trở lên; -Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, tương tự như Trung tâm thương mại hạng I, trừ yêu cầu về khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm + Trung tâm thương mại hạng III -Phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau: -Có diện tích kinh doanh từ 10.000m2 trở lên; -Hoạt động đa chức năng về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ, tương tự như Trung tâm thương mại hạng II, trừ yêu cầu về khu vực phục vụ các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học; không yêu cầu các dịch vụ nhà hàng khách sạn, thay vào đó là khu vực dành cho hoạt động ăn uống quy mô nhỏ hơn. 1.3.Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại 1.3.1 Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây: 1.3.1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hoá, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hoá, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hoá theo quy quy định của pháp luật. 1.3.1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hoá có thể đăng ký má số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng. 1.3.1.3. Đối với hàng hoá và thực phẩm phải được đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng ghi rõ trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dưới dạng sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng. 1.3.1.4. Tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được niêm yết tại giá hàng, giá hàng, điểm kinh doanh dịch vụ. 1.3.1.5. Hàng hoá có bảo hành phải gi rõ địa điểm và thời hạn bảo hành. 1.3.1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng được hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh. 1.3.2 Không được kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hoá, dịch vụ sau đây: 1.3.2.1. Hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, hàng lậu, hàng giá, hàng không xuất xứ, hàng qua hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng thưo quy định của pháp luật (như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch hại…) 1.3.2.2. Hàng hoá không đúng quy cách về nhãn hàng hoá, về tem thuế hàng hoá nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt. 1.3.2.3. Hàng hoá có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hoá mức độ cho phép quy định. 1.3.2.4. Các loại vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén…) 1.3.2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật. 1.3.2.6. Hàng hoá có có chứa hoá chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật. 1.4. Đặc trưng cơ bản của siêu thị, trung tâm thương mại. 1.4.1 Siêu thị Cùng với việc đóng vai trò là cửa hàng bán lẻ, siêu thị có một số đặc trưng nổi bật như: + Kiểu công nghệ bán lẻ: ở trong siêu thị chủ yếu sử dụng phương thức tự phục vụ, khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán không có mặt trong quá trình mua hàng.Tuy nhiên đối với một số mặt hàng mang tính kỹ thuật cao như hàng điện tử gia dụng, công nghệ bán lẻ tự chọn lại là lựa chọn thích hợp hơn vì khách hàng đối tượng ở đây có nhu cầu cần tư vấn cao hơn. + nghệ thuật trưng bày hàng hóa: Nghiên cứu của Ogilvy Action trên 6.000 người tiêu dùng tại Mỹ được công bố vào tháng 11/2008 cho thấy, việc trưng bày bên trong cửa hàng có hiệu quả hơn cả giảm giá. Trong 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, có đến 18% cho biết họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày bên ngoài các dãy kệ trưng bày hàng hóa thông thường và chỉ 17% là bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi, giảm giá. Trong 39% người mua hàng có ý định từ trước nhưng quyết định chọn thương hiệu tại cửa hiệu, có 31% bị ảnh hưởng bởi việc trưng bày trong cửa hàng, chỉ 28% bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi và giảm giá và 27% bởi những hình thức khuyến mãi khác.Đối với một nhà phân phối bán lẻ, gian trưng bày hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là cách thức cạnh tranh đơn giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay. Ở các nước phát triển, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại được trưng bày hết sức nghệ thuật, it chi tiết trang trí nhưng hoàn toàn có thể có nhiều tác dụng hơn khi tạo được ấn tượng đối với khách hàng. -Tập trung vào sản phẩm: Cũng giống như quảng cáo truyền hình, trưng bày tại cửa hàng cũng dễ khiến khách hàng nhớ đến hình ảnh trưng bày nhiều hơn những ấn tượng về sản phẩm, sản phẩm được làm nổi bật nhất để thu hút được sự chú ý của khách hàng. -Làm nổi sản phẩm nhờ ánh sáng: ngay cả khi gian trưng bày chỉ ở trong một góc nhỏ của cửa hàng, sản phẩm có khi được rọi nhiều ánh sáng nhất. Gian trưng bày chú trọng vào hình ảnh/ nhãn hiệu hơn sản phẩm có ánh sáng được bố trí hài hoà. -Xếp các sản phẩm thành các dãy hoặc khối: Gây sự chú ý của người mua hàng bằng cách sắp xếp hài hoà các sản phẩm trong gian trưng bày theo độ cao hoặc chiều sâu khác nhau để tạo được một tổng thể bắt mắt. -Mô hình chung cho chuỗi hệ thống các cửa hàng: Điều quan trọng của sự khác biệt đó là khi bạn ở một cửa hàng của hệ thống cũng giống như bạn đang đứng ở một trong số các cửa hàng còn lại. Một tập đoàn bán lẻ cần tìm kiếm một mô hình riêng biệt để nguời mua tự cảm nhận sự riêng biệt đó, mà không thể đánh đồng vào bất cứ một hệ thống nào đang có mặt trên thị trường. Siêu thị đã và đang là thói quen tiêu dùng văn minh của người Việt, và đang dần biến thói quen trở thành một nét văn hoá mới, ví dụ như Big C, Co.op Mart... Trưng bày tại cửa hàng có ba dạng cơ bản: bên cạnh quầy thu tiền, trong các quầy kệ và trưng bày trên sàn. Dạng nào cũng phải đảm bảo hai yếu tố vừa lôi cuốn người mua vừa cung cấp đủ thông tin để đảm bảo việc mua hàng. -Thu hút:Ở bên trong siêu thị, một sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của người mua. Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày là sản phẩm phải được nhìn thấy dễ dàng. Muốn vậy thì trước tiên phải chọn đúng vị trí.Cho dù bao bì có bắt mắt đi chăng nữa nhưng nếu để sai vị trí, sản phẩm cũng không có khả năng được nhìn thấy. Vị trí lý tưởng là ngang tầm mắt của người tiêu dùng, trong khoảng 0.8m – 1.2mtheo hướng nhìn xuống hoặc kệ thứ ba tính từ dưới lên. Ngoại trừ sản phẩm của một thương hiệu thuộc dạng best selling, người mua hàng sẽ không tự nhiên tìm kiếm những sản phẩm ở tận trên đỉnh hoặc dưới đáy của một quầy hàng. Để tạo được hiệu quả trong việc tác động tới hành vi mua hàng, việc trưng bày còn phải phù hợp với hành vi mua sắm, tạo ra sự tượng tác cao độ giữa người mua với sản phẩm. Ví dụ như người tiêu dùng có khuynh hướng tìm kiếm thông tin trên bao bì sản phẩm nên phải làm nổi bật thông tin khi trưng bày để lôi cuốn người mua hàng. Hay người ta thường chú ý đến những hàng hóa chủ yếu nên có thể sử dụng bao bì như một tấm biển chỉ đường... Chọn vị trí cho phù hợp với ngành hàng cũng là một yếu tố.Ví dụ, sản phẩm ngành thực phẩm nên để cạnh ngành hàng nước giải khát, sản phẩm chăm sóc tóc để gần hàng mỹ phẩm hoặc chăm sóc cá nhân... vì người ta thường có khuynh hướng mua kèm những sản phẩm có liên quan dù không có ý định trước. + Diện tích mặt bằng: theo quy chế, siêu thị là hình thức kinh doanh lớn có diện tích tối thiểu là 500m2 đối với tổng hợp và 250m2 đối với chuyên doanh. Điều này giúp hạn chế việc đặt tên cho một cửa hàng là siêu thị một cách tùy tiện, đồng thời người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng thấy được siêu thị là một dạng cửa hàng bán lẻ quy mô lớn. + Hàng hóa: siêu thị mở ra có mục đích chủ yếu là đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng trong một lần đi mua sắm. Vì vây, hàng hóa trong siêu thị thường là những mặt hàng phổ thông và thiết yếu từ lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép tới hàng điện tử gia dụng… Đặc điểm của các mặt hàng này đều là hàng tiêu chuẩn hóa, giá cả phải chăng, chất lượng trung bình, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ,thời hạn sử dung…. Ngoài ra, tập hợp hàng hóa tối thiểu trong một siêu thị cần đạt số lượng khoảng 4000, giúp cho việc phân loại và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ trở nên dễ dàng hơn. 1.4.2 Trung tâm thương mại. + Công nghệ bán lẻ: đi theo hình thức kinh doanh tổng hợp, trung tâm thương mại phục vụ khách hàng bằng nhiều kiểu công nghệ bán lẻ khác nhau như tự phục vụ, tự chọn hay theo mẫu. + Nghệ thuật trưng bày: ngoài việc trưng bày hàng hóa bày bán như ở siêu thị, trung tâm thương mại còn phải quan tâm tới việc sắp xếp sao cho phù hợp nhiều khu vực khác như nhà hàng, khách sạn, khu vực vui chơi giải trí, khu vực cho các hoạt động tài chính, ngân hàng và nhiều khu vực cung cấp dịch vụ khác. + Diện tích mặt bằng: trong khi diện tích tối thiểu của một siêu thị tổng hợp hạng III là 500m2 thì diện tích tối thiểu mà một trung tâm thương mại hạng III cần có là 10.000m2. Điều đó cho thấy quy mô của trug tâm thương mại lớn hơn rất nhiều so với cửa hàng tạp phẩm, chợ hay cả siêu thị. + Hàng hóa, dịch vụ: trong khi siêu thị chỉ bao gồm các cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh,nhưngmột trung tâm thương mại không chỉ có thể bao gồm một siêu thị mà còn bao gồm các cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê, nhà hàng khách sạn, hội chợ triển lãm...Vì vậy, hàng hóa ở các trung tâm thương mại, cũng như các siêu thị, rất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp phẩm.Tuy nhiên, khác với siêu thị, trung tâm thương mại thường kinh doanh tổng hợp các mặt hàng, không có các trung tâm thương mại chuyên doanh vì quy mô lớn hơn nhiều so với siêu thị. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Thực trạng kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại Số lượng, quy mô, hình thức tổ chức 2.1.1 số lượng. + Siêu thị: Thời kỳ 1993 - 1994: Những siêu thị bắt đầu ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh, đầu tiên là khi công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu khai trương Minimart vào tháng 3/1993. Thời kỳ 1995 - 1997: Trong thời kỳ này bắt đầu có sự xuất hiện của các siêu thị ở Hà Nội( siêu thị thuộc trung tâm thương mại số 7-9 Đinh Tiên Hoàng vào tháng 01/1995 và Minimart Hà Nội tầng 2- chợ Hôm vào 03/1995) và mở rộng ra các thành phố lớn trên cả nước. Tính đến 1995, cả nước có tất cả 10 siêu thị nằm rải rác trên 6 tỉnh thành. Đến 2005, số lượng siêu thị đạt chuẩn trên cả nước đã đạt tới con số là 178, gấp 17.8 lần so với cách đây 10 năm, trải dài trên 32 tỉnh thành. Năm 2011, theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại, cả nước có 638 siêu thị, gần bằng 3.6 lần năm 2005, hơn nữa còn trải dài trên khoảng 59 tỉnh thành. + trung tâm thương mại: Từ lúc chỉ có một vài trung tâm thương mại (TTTM) sang trọng và đẳng cấp trên cả nước, đến nay người dân đã có vô số địa chỉ để lựa chọn.Sự gia tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại đã khiến loại hình kinh doanh TTTM thực sự bước vào một cuộc chạy đua đầy kịch tính. Chưa bao giờ chúng ta thấy sự phát triển chóng mặt của các trung tâm thương mại như thờ gian vừa qua. Chỉ trong vòng vài năm đã có gần 100 trung tâm thương mại được mọc lên với quy mô về mặt bằng lớn,vị trí thuận tiện, sự đẳng cấp về không gian- kiến trúc, hàng hóa dồi dào, dịch vụ đa dạng, giá cả hợp lý, ưu đãi hấp dẫn, phục vụ tận tình, hậu mãi chu đáo, tao phong cách mua sắm sang trọng, thanh lịch và đẳng cấp. Không chỉ là nơi hội tụ của những nhãn hàng cao cấp trong nước và quốc tế, khối siêu thị rộng lớn, chuỗi nhà hàng ẩm thực, cafe sang trọng , mà còn có sự xuất hiện của những quần thể vui chơi giải trí quy mô và hiện đại như: Công viên nước, Sân trượt băng trong nhà, Thủy cung, Rạp chiếu phim, World Games... - nơi tạo ra sân chơi và thư giãn cho giới trẻ. Mới đây, Parkson đã tuyên bố kế hoạch tiếp tục mở thêm 3-4 trung tâm mới tại Hà Nội, Lotte cũng đang gấp rút để mở trung tâm 65 tầng với tổng vốn dự án lên tới 400 triệu USD, Vincom cũng đã tạo thêm sức ép bằng Times City và mới đây nhất là Vincom Mega Mall Royal City với diện tích khủng trên 230.000m2 và đến thời điểm này, tỷ lệ lấp đầy đã lên tới hơn 80%. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, sức mua của người dân yếu, ngoại trừ các TTTM ở khu vực trung tâm và đã có thâm niên như Vincom, Parkson, không ít TTTM ở ngoại vi thành phố lâm vào tình cảnh ế ẩm, không có khách mua, nhiều gian hàng cho thuê bị bỏ trống. Một trong những TTTM được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” Grand Plaza cũng phải tạm thời đóng của. Điều đó cho thấy một điều rằng, TTTM dù vần là một mô hình kinh doanh thương mại đang phát triển và rất tiềm năng ơ Việt Nam nhưng nó cung tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, và cạnh tranh cao. Năm Địa phương Siêu thị Trung tâm thương mại 2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 CẢ NƯỚC 386 451 571 638 72 85 101 116 Hà Nội 59 78 74 88 11 13 18 20 Quảng Ninh 8 8 11 14 2 2 3 4 Nghệ An 10 10 22 28 4 4 4 4 Quảng Bình 2 3 4 16 3 3 2 1 Đà Nẵng 21 24 23