Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phươn g tiện thanh toán là những thứ sẵn có để chi trả, thanh toá n lẫ n nhau. Theo Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam s ố 28/2005PL-UBTVQH11, ban hàn h ngày 13/12/2005 đã quy định tại Điều 4, khoản 1 như s au: Ngoại hối bao gồm: a) Đồng tiền củ a q uốc gia khác hoặc đ ồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chu ng khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); b) Phương tiện thanh toán bằn g ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện th anh toán khác; c) Các loại giấy tờ có giá bằn g ngoại tệ, gồm trái ph iếu Chính phủ, trái phiếu côn g ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàn g dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; đ) Đồng tiền củ a nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chu yển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được s ử dụng trong than h toán quốc tế. Ngoại hối là hàn g hóa mua b án trên thị trường ngoại hố i, nhưng trên thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm: + Mua bán ngoại tệ. + Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.

pdf35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3801 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Đề tài: Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam Các thành viên tham gia 1. Nguyễn Thị Hiền : CH210400 2. Nguyễn Thị Minh Hiếu : CH210405 3. Nguyễn Thu Hương : CH210425 4. Nguyễn Thành Luân : CH210449 5. Phạm Thị Ngoan : CH210463 6. Nguyễn Xuân Tuấn : CH210534 7. Nguyễn Thị Vân : CH210542 Hà Nội – 01/2013 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ..............................1 1.1 Khái niệm – đặc điểm thị trường ngoại hối .......................................................1 1.1.1 Ngoại hối ........................................................................................................ 1 1.1.2 Thị trường ngoại hối...................................................................................... 2 1.1.3 Đặc điểm của thị trường ngoại hối .............................................................. 2 1.2 Chức năng của thị trường ngoại hối...................................................................3 1.2.1 Phục vụ thương mại quốc tế ......................................................................... 3 1.2.2 Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế ................................................................ 3 1.2.3 Là nơi hình thành tỷ giá ................................................................................ 3 1.2.4 Là nơi ngân hàng trung ương can thiệp lên tỷ giá ..................................... 3 1.2.5 Là nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.......................................... 4 1.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối...................................................4 1.3.1 Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients) .......................................... 4 1.3.2 Các ngân hàng Thương mại (Commercial Bank) ...................................... 5 1.3.3 Những nhà môi giới ngoại hối (foreign exchange brokers) ..................... 5 1.3.4 Các Ngân hàng Trung ương (Central Bank) .............................................. 6 1.4 Phân loại thị trường ngoại hối ............................................................................6 1.4.1 Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ: .................................................................. 6 1.4.2 Căn cứ vào tính chất kinh doanh: ................................................................ 6 1.4.3 Căn cứ vào địa điểm giao dịch:.................................................................... 6 1.4.4 Căn cứ vào tính chất pháp lý:....................................................................... 6 1.4.5 Căn cứ vào quy mô thị trường: .................................................................... 7 1.4.6 Căn cứ vào phương thức giao dịch:............................................................. 7 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM..........8 2.1 Những dấu mốc đáng chú ý..................................................................................8 2.2 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Việt Nam...........................................8 2.2.1 Nghiệp vụ giao ngay (The sport operations) .............................................. 8 2.2.2 Nghiệp vụ kỳ hạn (The forward operations) .............................................. 9 2.2.3 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (The swap operations)................................. 9 2.2.4 Nghiệp vụ tương lai (The currency futures)............................................. 10 2.2.5 Nghiệp vụ quyền chọn (The currency options)........................................ 10 Nhóm 6 – Cao học K21E Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 2.3 Thực trạng trị trường ngoại hối Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay ........... 11 2.3.1 Giai đoạn 2008 – 2009 ................................................................................ 11 2.3.2 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2010................................................. 16 2.3.3 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2011................................................. 18 2.3.4 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2012................................................. 20 CHƯƠNG III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN............................................................. 28 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM ....................................................... 28 3.1 Thị trường ngoại tệ ............................................................................................ 28 3.1.1 Bối cảnh thế giới.......................................................................................... 28 3.1.2 Xu hướng phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam thời gian tới ........... 28 3.2 Thị trường vàng .................................................................................................. 29 3.2.1 Bối cảnh thế giới.......................................................................................... 29 3.2.2 Xu hướng phát triển thị trường vàng tại Việt Nam thời gian tới ........... 30 Nhóm 6 – Cao học K21E Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Ngoại hối............................................................................................................... 2 Sơ đồ 2: Chức năng thị trường ngoại hối ......................................................................... 4 Biểu đồ 1: Giao động giá vàng trong nước và thế giới năm 2010............................... 17 Biểu đồ 2: Sự biến động tỷ giá qua các tháng trong năm 2012 ................................... 21 Biểu đồ 3: Mức tăng/giảm bình quân của tỷ giá USD/VND so với năm liền trước . 22 Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2005 - 2012............................. 23 Biểu đồ 5: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (Quý I/2010 – Quý I/2012) .................... 24 Biểu đồ 6: Diễn biến thị trường vàng nửa đầu năm 2012............................................. 25 Nhóm 6 – Cao học K21E Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1.1 Khái niệm – đặc điểm thị trường ngoại hối 1.1.1 Ngoại hối Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ sẵn có để chi trả, thanh toán lẫn nhau. Theo Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 28/2005PL-UBTVQH11, ban hành ngày 13/12/2005 đã quy định tại Điều 4, khoản 1 như sau: Ngoại hối bao gồm: a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trên thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm: + Mua bán ngoại tệ. + Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế. Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói đến thị trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 1 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam nghĩa thực tế là thị trường mua bán ngoại tệ. Dưới đây trong chương I, tổng quan về thị trường ngoại hối, nhóm cũng sử dụng khái niệm “ngoại hối” và “thị trường ngoại hối” theo nghĩa thực tế nêu trên. Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ Nghĩa rộng Vàng tiêu chuẩn quốc tế Ngoại hối Nội tệ do người không cư trú nắm Nghĩa thực tế Ngoại tệ Sơ đồ 1: Ngoại hối 1.1.2 Thị trường ngoại hối Bằng tiếng Anh, thị trường ngoại hối là: The Foreign Exchange Market, được viết tắt là FOREX hoặc FX. Hiểu một cách tổng quát thì thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Như vậy, nếu trên thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền chung duy nhất, thì hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau sẽ bị triệt tiêu và theo đó, thị trường ngoại hối sẽ không còn tồn tại. 1.1.3 Đặc điểm của thị trường ngoại hối 1. Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữa hình nhất định, mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, do đó, nó còn được gọi là thị trường không gian (space market). 2. Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. 3. Trung tâm của Forex là thị trường liên ngân hàng (Interbank) và các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng trung ương. Doanh số trên Interbank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. 4. Các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tục thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex, fax, nhờ vậy mà thông tin được truyền rất nhanh và hiệu quả. Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 2 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 5. Thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch lớn, hàng hóa (ngoại tệ) đồng chất dẫn đến chi phí giao dịch cực thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả. 6. Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm 41.5% tổng số tiền tham gia. (điều này cũng có nghĩa là có tới 83% các giao dịch trên thị trường ngoại hối là có mặt của USD). 7. Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý...nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển 8. Thị trường ngoại hối toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong các thập niên qua, đặc biệt là từ cuối những năm 80. 1.2 Chức năng của thị trường ngoại hối 1.2.1 Phục vụ thương mại quốc tế Đây là chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối, là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là nhằm cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Nếu không có thị trường ngoại hối, các nhà xuất nhập khẩu không thể giao dịch hàng hóa với nhau do không có loại tiền cần thiết cũng như cơ chế trao đổi giữa các đồng tiền. 1.2.2 Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia Nhờ có thị trường ngoại hối, nguồn vốn quốc tế được luân chuyển dễ dàng, trơn tru thông qua cơ chế tỷ giá và dịch vụ của các tổ chức tài chính, ngân hàng. 1.2.3 Là nơi hình thành tỷ giá Thông qua thị trường ngoại hối mà người mua và người bán ngoại tệ s ẽ gặp nhau. Dựa trên quy luật cung cầu của thị trường, sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan, tiến tới việc hình thành tỷ giá, tạo ra cơ chế trao đổi giữa các đồng tiền, góp phần bôi trơn các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ. 1.2.4 Là nơi ngân hàng trung ương can thiệp lên tỷ giá Với quy luật cung cầu, tỷ giá luôn biến động cùng với sự biến động trong sức cung của người bán và lực cầu của người mua. Do vậy để tỷ giá chuyển động theo ý muốn của mình thì ngân hàng trung ương sẽ sử dụng nhiều biện pháp để can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm tác động lên tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững. Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 3 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 1.2.5 Là nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá Khi thị trường ngoại hối càng phát triển, những nhu cầu giao dịch trên thị trường này cũng ngày càng nhiều và đa dạng trong cách thức như thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh chênh lệch giá … và với những nhu cầu như vậy thị trường ngoại hối đã đáp ứng ngày càng tốt hơn, tạo ra môi trường cho hoạt động kinh doanh tiền tệ, tạo ra nhiều công cụ cho đối tượng tham gia thị trường tránh rủi ro có thể gặp phải như: Hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lại. Chức năng của thị trường ngoại hối được tóm tắt theo sơ đồ sau: Chức năng của Forex 1. Phục vụ thương mại quốc tế 2. Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế 3. Nơi hình thành tỷ giá 4. Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá 5. Nơi kinh doanh, phòng ngừa rủi ro tỷ giá Spot Forward Swap Future Option Sơ đồ 2: Chức năng thị trường ngoại hối 1.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối 1.3.1 Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients) Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao gồm các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm 2 mục đích: Thứ nhất, chuyển đổi ngoại tệ. Thứ hai, phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 4 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam Nhóm khách hàng này có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối (kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi). Thông thường nhóm khách hàng này không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường mua bán thông qua các ngân hàng thương mại. 1.3.2 Các ngân hàng Thương mại (Commercial Bank) Các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm 2 mục đích: Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm thu một khoản phí, bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Thứ hai, kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Hai mục đích trên của các ngân hàng thương mại được so sánh như sau: Cung cấp dịch vụ cho khách Tiêu chí Kinh doanh ngoại hối hàng Vốn Không cần bỏ vốn Cần bỏ vốn Rủi ro tỷ giá Không chịu rủi ro tỷ giá Chịu rủi ro tỷ giá Kết cấu tài Không làm thay đổi kết cấu Làm thay đổi bảng cân đối nội sản bảng cân đối tài sản nội bảng bảng của ngân hàng Thông qua thu phí của khách Kiếm lợi nhuận khi tỷ giá thay Lợi nhuận hàng đổi Trên Interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo hai phương thức: - Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau (Direct Bank) - Giao dịch gián tiếp với nhau qua môi giới (Indirect Bank) 1.3.3 Những nhà môi giới ngoại hối (foreign exchange brokers) Ngày nay, ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau, hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại hối cũng phát triển. Ưu điểm, nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong (inside rate). Nhược điểm, các ngân hàng phải trả giá cao cho những nhà môi giới một khoản phí (brokerage fee), làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại. Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 5 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam Một người muốn hành nghề môi giới ngoại hối phải có giấy phép. Các nhà môi giới này chỉ cần cung cấp dịch vụ môi giới chứ không được mua bán cho chính mình. 1.3.4 Các Ngân hàng Trung ương (Central Bank) Ngân hàng trung ương tham gia thị trường ngoại hối nhằm 3 mục đích: Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá. Các ngân hàng trung ương không thờ ơ trước sự biến động tỷ giá đối với đồng tiền mình đang phát hành. Trong chế độ tỷ giá thả đổi, các ngân hàng trung ương thường xuyên can thiệp bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà ngân hàng trung ương thấy có lợi. Trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của ngân hàng trung ương lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá trong một biên độ nhất định. Ngân hàng trung ương mua nội tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn cầu và ngược lại, tiến hành bán nội tệ khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nhờ đó mà tỷ giá được duy trì. Thứ hai, mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo tàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia. Thứ ba, ngân hàng trung ương còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ. 1.4 Phân loại thị trường ngoại hối 1.4.1 Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ: 1. Thị trường giao ngay 2. Thị trường kỳ hạn 3. Thị trường hoán đổi 4. Thị trường tương lai 5. Thị trường quyền chọn 1.4.2 Căn cứ vào tính chất kinh doanh: 1. Thị trường bán buôn 2. Thị trường bán lẻ 1.4.3 Căn cứ vào địa điểm giao dịch: 1. Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (Exchange) 2. Giao dịch phi tập trung (OTC) 1.4.4 Căn cứ vào tính chất pháp lý: Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 6 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 1. Thị trường chính thức (thị trường hợp pháp) 2. Thị trường phi chính thức (chợ đen, thị trường ngầm) 1.4.5 Căn cứ vào quy mô thị trường: 1. Thị trường ngoại hối quốc tế 2. Thị trường ngoại hối nội địa 1.4.6 Căn cứ vào phương thức giao dịch: 1. Thị trường giao dịch trực tiếp 2. Thị trường giao dịch qua môi giới. Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 7 Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 2.1 Những dấu mốc đáng chú ý Tại Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các giao dịch kinh tế với nước ngoài mở rộng sang khắp các châu lục trên thế giới, nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu có nhiều triển vọng. Trước tình hình này, đòi hỏi phải có một thị trường ngoại hối ra đời để kịp đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển kịp thời với các nước khác trên thế giới. Việc hình thành thị trường ngoại hối tại Việt Nam được tiến hành từng bước: Năm 1991, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ được thành lập và hoạt động với mục tiêu: Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch giữa ngân hàng và các đơn vị kinh tế; Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường; Quyết định tỉ giá chính thức hợp lý giữa USD và VND; Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường tài chính trong tương lai. Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao ngay. Kể từ năm 1998, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi mới chính thức được đưa vào giao dịch. Cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. ngân hàng thư
Luận văn liên quan