Thị trấn Chờ là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Những năm gần đây, thị trấn đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao( 8,6%/năm), đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Như vậy, khi nền kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng, kéo theo đó sẽ là những vấn đề xung quanh nó như an ninh, chính trị, môi trường Một vấn đề đang nổi cộm lên ở huyện Yên Phong hiện nay chính là vấn đề rác thải sinh hoạt. Rác thải không những chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường, đến mĩ quan của thị trấn, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây.
12 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7342 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng vấn đề rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Mở đầu.
Thị trấn Chờ là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh. Những năm gần đây, thị trấn đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao( 8,6%/năm), đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Như vậy, khi nền kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng, kéo theo đó sẽ là những vấn đề xung quanh nó như an ninh, chính trị, môi trường… Một vấn đề đang nổi cộm lên ở huyện Yên Phong hiện nay chính là vấn đề rác thải sinh hoạt. Rác thải không những chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường, đến mĩ quan của thị trấn, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây.
Từ những thực trạng về rác thải trên địa bàn huyện và từ những yêu cầu thực tế, tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề: “ Thực trạng vấn đề rác thải sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ”
Phần II Nội dung
2.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt của huyện thị trấn Chờ.
2.1.1 Khái niệm về rác thải sinh hoạt.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề rác thải sinh hoạt, sau đây tôi xin đưa ra trích dẫn về một khái niệm rác thải sinh hoạt.
“ Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…”
2.1.2 Nguồn phát sinh rác thải của thị trấn Chờ.
Huyện Yên Phong là một huyện có sự phát triển mạnh về kinh tế đặc biệt là thị trấn Chờ-trung tâm của huyện. Chính vì vậy mà mức độ tiêu dùng hàng hóa ở đây cũng khá mạnh. Hơn nữa trên địa bàn huyện có sự hoạt động của hai khu công nghiệp lớn nên người lao động đổ về thị trấn sinh sống là khá đông. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chờ chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn thị trấn được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.1 Nguồn phát sinh rác thải của thị trấn Chờ
Nguồn
Khối lượng
(tấn/ngày)
Tỷ lệ (%)
RTSH hộ gia đình
3,92
62,32
Rác thải từ các chợ
0,83
13,24
Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công cộng...
0,95
15,07
Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty
0,59
8.98
Tổng
6,29
100
(nguồn: UBND thị trấn Chờ huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh)
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy được rằng: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất (62,32%). Rác thải từ chợ: thị trấn Chờ có ba thôn( Phú Mẫn, Ngân Cầu và Nghiêm Xá) và một khu phố mới, mỗi thôn có một chợ để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân. Ngoài ra tại khu phố mới còn có thêm một chợ chính phục vụ toàn huyện. Chính vì thế nên lượng rác thải từ chợ cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (13,24%); nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.
Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các quán ăn. Do khu phố mới thuộc thị trấn có tuyến quốc lộ liên huyện( Huyện Yên Phong-Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa-Bắc Giang) chạy qua, mặt khác ở đây tập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh buôn bán rất phát triển đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn.... Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể (15,07%).
Ngoài ra còn có rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở…những chiếm một tỉ lệ ít( 8,98% ), chủ yếu là giấy, bao bì plastic, linon…
2.1.3 Khối lượng rác thải phát sinh
Theo kết quả điều tra hộ gia đình, bình quân mỗi người dân của thị trấn Chờ thải ra lượng rác là 0,63 kg/người/ngày. Như vậy với tổng số dân là 6223 người thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các thôn trên địa bàn thị trấn khoảng 3,92 tấn/ngày. Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ quan, công ty, trường học trên địa bàn thị trấn. Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn này khoảng 2,37 tấn/ngày. Như vậy rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phát sinh khoảng 6,29 tấn/ngày. Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng rác thải phát sinh lại tăng lên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Bảng 2.2 Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Chờ
STT
Thôn
Số khẩu
Khối lượng RTSH
( tấn/ngày)
Tỷ lệ (%)
1
Nghiêm Xá
1805
1,79
28,4
2
Phú Mẫn
1409
1,30
20,8
3
Ngân Cầu
1586
1,52
24,2
4
Khu Phố Mới
1463
1,68
26,6
5
Tổng
6223
6,29
100
( Nguồn : UBND thị trấn Chờ)
Từ hình trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cao ở nơi có số dân cư đông (thôn Nghiêm Xá) và nơi có mức thu nhập của người dân cao (khu Phố). Còn các thôn khác dân số ít thì lượng rác thải sinh hoạt cũng ít hơn.
2.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chờ
2.2.1 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom
2.2.1.1 Thiết bị thu gom
+ Thôn Nghiêm Xá:
Thiết bị và phương tiện thu gom của thôn Nghiêm Xá rất đơn giản gồm: 2 xe đẩy, chổi, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, đôi ủng, găng tay lao động. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho những người thu gom rác hàng năm.
+ Thôn Phú Mẫn:
Do là một thôn có diện tích nhỏ hơn thôn Nghiêm Xá nên ban lãnh đạo thôn Phú Mẫn đã đầu tư có sự đơn giản hơn thôn Nghiêm Xá. Thôn vẫn trang bị những đồ dùng thiết yếu như chổi, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, đôi ủng, găng tay lao động. Nhưng thôn chỉ có 1 chiếc xe đẩy chuyên dụng. Những trang thiết bị này cũng do thôn đầu tư cho 1 người thu gom hàng năm.
+ Thôn Ngân Cầu:
1 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xẻng, 1 chổi, 1 đôi ủng, 1 mũ , 1 xe bò kéo dùng chung cho cả 2 người thu gom của thôn. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho người thu gom/năm.
+ Khu Phố Mới:
Do khu phố mới là khu rất phát triển nên hàng ngày thải ra rất nhiều rác thải sinh hoạt. Chính vì vậy mà ban quản lý khu phố đã đầu tư rất cẩn thận cho việc thu gom rác. Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 2 xe chuyên dụng, 4 bộ quần áo bảo hộ lao động/năm, 4 đôi găng tay/tháng, 4 đôi ủng/năm, 2 chổi, 2 xẻng.
2.2.1.2 Thành phần và tiền công thu gom.
Hầu hết các thôn đều có một nhóm người chuyên làm nhiệm vụ đi thu gom rác. Thường thì những thôn có địa bàn rộng như thôn Nghiêm Xá thì tổ thu gom cần phải có nhiều người hơn những thôn khác, mỗi người phụ trách một xóm hoặc một khu vực tùy theo cách chia. Ví dụ như thôn Nghiêm Xá có 4 xóm( xóm Trại, xóm Đông, xóm Vườn Gốc và xóm Giữa) như vậy tổ thu gom sẽ gồm 4 người và mỗi người phụ trách một xóm. Riêng thôn Phú Mẫn với diện tích nhỏ lên tổ thu gom rác chỉ gồm 2 người. Thôn Ngân Cầu gồm 3 người. Đối với khu phố mới, tuy đây là khu vực thải ra nhiều rác sinh hoạt nhưng do đặc điểm địa hình thuận lợi ( chỉ có một trục đường) nên tổ thu gom rác của tổ dân phố chỉ gồm 2 người.
Tiền công thu gom của mỗi thôn là khác nhau do đặc điểm dân số của từng thôn. Hình thức trả công cho các tổ thu gom thường do thôn chi trả, mỗi người thu gom có thể được trả 1 triệu đến 1 triệu 200 nghìn đồng một tháng. Riêng tổ dân phố mới có hình thức trả công khác với các thôn. Đó là đến ngày nhất định trong tháng thì tổ thu gom sẽ cho người đến từng hộ thu tiền.
2.2.1.3 Tần suất thu gom rác
Trong các thôn, do đặc điểm sinh hoạt là sử dụng và thải ra không nhiều rác thải trong một ngày, và mỗi hộ có dự bị chỗ để tích trữ rác nên tần xuất thu gom của tổ thu gom rác là 2 ngày/lần/tuần. Riêng đối với khu phố mới thì có sự khác biệt, đó là hàng ngày đều có người đến thu gom rác theo giờ, thường là vào buổi chiều.
Sau khi thu gom xong, tùy từng thôn mà có nơi tập kết rác khác nhau. Hai thôn Phú Mẫn và Ngân Cầu sau khi thu gom sẽ chở rác ra hố tập kết rác được người dân đào ở ngoài cánh đồng. Bãi rác của thôn Nghiêm Xá là một căn nhà được xây dựng ngoài cánh đông cách xa khu dân cư. Căn nhà này không có mái để thuận lợi cho việc tiêu hủy khi rác nhiều, được chính quyền thôn cho xây dựng để chuyên phục vụ cho tập kết rác thải. Còn riêng khu phố thi sẽ đổ trực tiếp ra bãi tập kết rác mà chưa qua bất kì một động tác sử lí nào.
2.2.2 Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của từng thôn
+ Thôn Nghiêm Xá:
Tự tiêu hủy:
Hình thức này diễn ra tại đây ít, chủ yếu được tiến hành với các hộ có vườn riêng. Tuy nhiên hiện tượng vứt rác bừa bãi ra ven ao, bờ mương còn khá phổ biến. Một phần của tình trạng này là do thói quen sinh hoạt từ xưa nên bây giờ (khi đã có người thu gom rác) thì nó cũng chưa thể thay đổi ngay được. Tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 16.8 %.
Tái sử dụng:
Các hộ gia đình thường có thói quen giữ lại những loại rác thải có thể tái chế được như hộp giấy, vỏ lon, chai lọ, đồ nhựa, kim loại để bán cho người đi thu mua đồng nát.
Hình thức tái sử dụng thứ hai là người dân tận dụng thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày vào chăn nuôi.Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 42,2%.
Thu gom:
Đây là hình thức xử lý cuối cùng đối với nguồn rác thải trên địa bàn thôn Nghiêm Xá. Rác thải không được tận dụng từ các hộ gia đình, các chợ, trường học… được người thu gom rác thu gom và vận chuyển đến bãi rác chung của thôn. Bãi rác là một căn nhà không có mái che nằm cách xa khu dân cư. Đây chỉ là vùng đất được thôn chọn để đổ rác chứ chưa hề có nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn vị trí xây dựng bãi rác hợp vệ sinh. Biện pháp xử lý duy nhất được áp dụng tại bãi rác là khi mà rác thải nhiều họ sẽ tiến hành đốt rác. Khói khi đốt rác theo chiều gió sẽ đưa vào trong thôn gây ô nhiễm không khí. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 41%.
+ Thôn Phú Mẫn:
Tự tiêu hủy:
Đây vẫn còn là hình thức khá phổ biến của người dân trong thôn, việc tự tiêu hủy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đổ tại góc vườn, đổ tại các khu đất trống, đổ ra vên bờ mương… Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 22%.
Tái sử dụng:
Đây cũng là một hình thức mà người dân có xu hướng sử dụng nhiều. Họ giữ lại những vật liệu có thể bán được và bán cho người thu mua phế liệu.
Bên cạnh việc tận dụng phế liệu để bán là hình thức tận dụng nguồn thực phẩm dư thừa của nhiều hộ gia đình vào chăn nuôi. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 41%.
Thu gom:
Sau khi thu gom, rác sẽ được vận chuyển đến một xe ô tô tải để ở cuối thôn. Khi nào rác đầy thì thôn sẽ cho vận chuyển ra bãi tập kết rác. Tại bãi tập kết, hình thức sử lý chủ yếu vẫn là đốt. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 37%.
+ Thôn Ngân Cầu
Tự tiêu hủy:
Là hình thức phổ biến đang diễn ra trong thôn. Do ở thôn Ngân Cầu mới bắt đầu áp dụng thu gom rác thải vảo tháng 9/2009 nên người dân chưa quen hẳn với việc tập trung rác thải chờ người thu gom đến đem đi mà thường tự tiêu hủy tại nhà như đốt rác trong vườn, đổ ra bờ ao, mương trong thôn… gây ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 26,5%.
Tái sử dụng:
Ngay trong thôn có hộ chuyên thu mua sắt vụn nên những phế liệu có thể tận dụng như: vỏ lon, đồ nhựa hỏng, đồ kim loại… họ đều tận dụng để đem bán.
Trong thôn các hộ chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình là phổ biến nên thực phẩm dư thừa hầu như được giữ lại cho chăn nuôi. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 39 %.
Thu gom:
Là hình thức sử lý cuối cùng đối với nguồn rác thải trên địa bàn thôn. Rác thải không tận dụng được người thu gom vận chuyển ra bãi rác của thôn. Bãi tập kết rác của thôn được chọn là một hố ngoài cách đồng của thôn. Hình thức xử lý duy nhất tại đây là đốt rác và chỉ một phần rác thải cháy được. Bãi rác của thôn là một bãi rác lộ thiên nằm ngay cạch đường đi ra đồng nên khi người dân đi làm đồng sẽ phải ngửi mùi ở bãi rác bốc lên rất khó chịu. Mặt khác thùng cũng nằm cạch mương tưới tiêu nước nên nước chảy sang bên thùng chứa rác rất nhiều làm cho rác một phần bị dìm trong nước phân hủy và bốc mùi gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường nước, môi trường không khí tại đây. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 34,5%
+ Khu Phố Mới:
Tự tiêu hủy:
Hình thức xử lý này diễn ra rất ít tại đây do ý thức người dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường là khá cao. Theo khảo sát thực địa thì rất ít hộ vứt rác ra đường, phần rác tồn tại trên đường giao thông chủ yếu là do việc vứt rác bừa bãi của người qua đường. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 5,5%.
Tái sử dụng:
Hình thức này diễn ra cũng không đáng kể. Việc tái sử dụng chủ yếu là việc giữ lại các phế thải có thể bán được để bán đồng nát nhưng hình thức này cũng không nhiều.
Hình thức tái sử dụng thứ hai là tận dụng thực phẩm thừa làm thức ăn chăn nuôi là hầu như không có do các hộ gia đình tại Khu Phố hầu hết không chăn nuôi. Vì thế tại đây rác thải có thể tận dụng được hầu hết không được tận dụng mà đều bị thải bỏ. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 10%.
Thu gom:
Đây là hình thức xử lý chính tại khu Phố. Rác thải được người đi thu gom rác thu gom hàng ngày vận chuyển đến vị trí đặt xe rác và đổ ở đó. Sau đó xe rác sẽ vận chuyển đến bãi tập kết rác của khu phố. Tuy nhiên do vị trí đặt xe rác nằm ngay cạch đường liên huyện mà tuyến đường này xe cộ hàng ngày lưu thông qua lại rất đông nên gây ô nhiễm không khí và làm mất mỹ quan đô thị. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 84,5%.
2.3 Đề xuất và kiến nghị một số biện pháp sử lý rác thải:
2.3.1 Đề xuất biện pháp sử lý rác thải.
Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.
+ Đối với rác thải hữu cơ như: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp…
Sử dụng biện pháp làm phân ủ:
Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể kết hợp phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Tuy nhiên loại phân ủ này vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật có hại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con người nếu không được xử lý cẩn thận.
Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình vào những vụ thu hoạch, tận dụng phế thải đồng ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt.
Xây dụng nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh chung cho cả huyện sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân trong huyện như vậy sẽ tận dụng được triệt để nguồn rác thải hữu cơ.
+ Đối với rác thải không tái chế được như: gạch ngói, đất đá, thủy tinh…biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp. Hiện nay, biện pháp mà thị trấn áp dụng là thuê công ty môi trường đô thị Hà Nội về vận chuyển đi, do phí vận chuyển đi như vậy rất cao (1 triệu 500 nghìn đồng/chuyến ) nên khó có thể áp dụng biện pháp này lâu dài. Mặt khác do nguồn kinh phí cho việc xử lý có hạn nên không thể áp dụng cho toàn thị trấn (chỉ áp dụng cho khu Phố). Trước tình hình đó thì việc xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh chung cho toàn huyện là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp xóa bỏ những bãi rác lộ thiên đang tồn tại ở các thôn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.3.2 Kiến nghị
Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chờ, tôi xin đưa ra một số đề nghị như sau:
+ Tăng cường hiệu quả của công tác phân loại , thu gom và đổ thải rác có hiệu quả.
+ Cần có cán bộ chuyên trách về vệ sinh môi trường ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý rác thải từ cấp huyện đến cấp xã.
+ Thành lập các tổ hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy vai trog của các tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hôi người cao tuổi, đoàn thanh niên…
+ Tổ chức phổ biến kiến thức về môi trường cho người dân đồng thời cần có chế tài xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định nhằm nâng cao ý thức của người dân.
+ Xây dựng kế hoạch xử lý tổng hợp rác thải cho toàn khu vực như xây dựng khu xử lý rác làm phân vi sinh, xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh vận hành đúng quy trình kỹ thuật
Phần III. Kết luận
Thị trấn Chờ là nơi có kinh tế và mức sống cao nhất trong huyện Yên Phong nên lượng rác thải phát sinh tại đây là rất lớn, trung bình một ngày phát sinh 6,29 tấn rác. Lượng rác thải bình quân theo đầu người năm 2009 là 0,63kg/người/ngày. Vào các ngày cuối tuần, các ngày lễ tết lượng rác thải phát sinh lại tăng mạnh. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình chiếm 62,32% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn.
Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đã được thực hiện trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức trung bình. Mặt khác công tác xử lý rác thải trên địa bàn chưa được quan tâm về nhân lực, đầu tư công nghệ và quản lý. Các bãi đổ rác chỉ mang tính chất tình thế nên làm nảy sinh nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới mỹ quan, các thành phần môi trường và sức khỏe của người dân.
Tại khu vực nghiên cứu, công tác quản lý rác thải hầu như chưa được quan tâm đúng mức, chưa triển khai đến các đơn vị, các cơ quan hành chính cũng như cộng đồng dân cư.
Rác thải chưa được phân loại tại nguồn, chưa áp dụng phương pháp phân loại và thu gom hợp vệ sinh. Theo kết quả điều tra thì người dân sẵn sàng phân loại rác thải nếu được hướng dẫn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thị trấn.