Tiểu luận Thực trạng việc tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay

Thực tiễn 25 năm đổi mới cho thấy, vai trò của Nhà nước mà biểu hiệu cụ thể là vai trò của bộ máy nhà nước trong việc thủ tiêu cơ chế kinh tế cũ, tạo lập các nền tảng cho một nền kinh tế mới đã cơ bản hoàn thành. Bộ máy nhà nước được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp 1992 đã có nhiều đổi mới cả trên phương diện cấu trúc tổ chức bộ máy và phương diện hoạt động thực tiễn. Những đổi mới, dù được thực hiện qua những giải pháp mang tính tình thế và chưa thật đồng bộ, nhưng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước, làm cho tổ chức và hoạt động của từng cấu trúc bộ máy từ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp đến chính quyền địa phương từng bước đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế.

pdf8 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng việc tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Thực trạng việc tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay PHẦN MỞ ĐẦU Thực tiễn 25 năm đổi mới cho thấy, vai trò của Nhà nước mà biểu hiệu cụ thể là vai trò của bộ máy nhà nước trong việc thủ tiêu cơ chế kinh tế cũ, tạo lập các nền tảng cho một nền kinh tế mới đã cơ bản hoàn thành. Bộ máy nhà nước được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp 1992 đã có nhiều đổi mới cả trên phương diện cấu trúc tổ chức bộ máy và phương diện hoạt động thực tiễn. Những đổi mới, dù được thực hiện qua những giải pháp mang tính tình thế và chưa thật đồng bộ, nhưng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước, làm cho tổ chức và hoạt động của từng cấu trúc bộ máy từ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp đến chính quyền địa phương từng bước đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước của nhà nước ta vẫn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém, chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, chưa theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Hệ thống thể chế, nhất là thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, vướng mắc; chức năng, nhiệm vụ của không ít cơ quan hành chính chưa đủ rõ, còn trùng lặp, chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chưa phù hợp với quản lý đa ngành đa lĩnh vực; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu; tình trạng quan liêu tham nhũng lãng phí còn nghiêm trọng; quản lý tài chính còn nhiều bất cập. Những hạn chế, yếu kém hiện nay, thực sự là nhân tố kìm hãm sự phát triển nhanh và bền vững của nước ta. Đất nước đã và đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với các cơ hội mới, thời cơ mới, thách thức mới. Nhà nước đang đứng trước nhiều nhiệm vụ mới, cần được giải quyết bởi vai trò mới, hình thức và phương thức hoạt động mới. Trong bối cảnh phát triển đất nước hiện nay và cả trong tương lai, sự đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lại đang được đặt ra như một tất yếu khách quan PHẦN NỘI DUNG 1/. Thực trạng việc tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay: Việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay, đã chú trọng sự phù hợp với tình hình thực tế, bao quát các lĩnh vực cần quản lý nhà nước, khắc phục sự trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Trong những năm chuyển đổi sang cơ chế mới, nước ta đã thiết kế được những cơ quan hành chính lần đầu tiên xuất hiện như: kiểm toán nhà nước, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán. Một thành tựu to lớn tốn nhiều công sức, thời gian với quyết tâm cao là thiết kế hợp nhất và sát nhập tổ chức. Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng đã có bước điều chỉnh mạnh, giảm đầu mối tổ chức, khắc phục tình trạng phân tán và nhiều tầng nấc trung gian. Kết quả quan trọng nhất của việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước là xác định rõ và ngày càng phù hợp hơn về vai trò và chức năng của Nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương từng bước được tăng cường và đã hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả và thông suốt hơn. Năm 1986, số đầu mối các cơ quan của Chính phủ là 70, sau Đại hội IX của Đảng sắp xếp lại còn 48 và hiện nay là 30 (22 bộ, cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ); ở cấp tỉnh, số cơ quan chuyên môn từ 35 đến 40 đầu mối nay giảm còn từ 20 - 25; cấp huyện từ 20 - 25 nay giảm còn 10 - 15 các phòng, ban chức năng. Mặc dù đã qua một số lần điều chỉnh, nhưng nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, của các cấp chính quyền vẫn chưa đủ rõ và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và cơ chế quản lý mới. Tư tưởng bao cấp và giành quyền làm mọi việc vẫn còn khá phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi đó vẫn còn một số lĩnh vực công việc không rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan nào, dẫn đến những lúng túng, chậm trễ trong quản lý, điều hành. Vẫn còn nhiều trùng lắp, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành trong Chính phủ và giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phương trên một số lĩnh vực chậm được khắc phục. Việc thực hiện phân cấp theo ngành và lĩnh vực giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương vẫn còn chậm, chưa đạt mục tiêu và yêu cầu đề ra; mặt khác, việc phân cấp cũng chưa đi liền với việc tăng cường quản lý thống nhất và nâng cao năng lực cho cơ quan được phân cấp và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện. Số lượng các cơ quan của Chính phủ mặc dù đã giảm, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều đầu mối, tạo ra sự trùng lắp và chia cắt trong quản lý, gây khó khăn, chậm trễ trong phối hợp hành động, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Tổ chức bên trong của các Bộ, ngành Trung ương có chiều hướng chia nhỏ các lĩnh vực công tác để lập thêm tổ chức và có xu hướng tìm mọi lý do để nâng cấp tổ chức không hợp lý. Chưa làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp nên tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương vẫn chưa ổn định, thiếu sự phân biệt rành mạch giữa tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa các địa phương có quy mô và tính chất khác nhau. Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở vẫn chưa thật hợp lý, chưa thật gắn bó sâu sát với cộng đồng dân cư. 2/. Nâng cao hiệu quả tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước: Trong mỗi lĩnh vực hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước các biện pháp và giải pháp hoạt động theo một quá trình không giống nhau; song, đều thể hiện việc tuyển chọn, sắp xếp, bố trí nhân lực nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động. Bất kỳ lao động nào cũng đều đòi hỏi phải được tổ chức theo một cách thức nhất định để đảm bảo cho mỗi cá nhân đảm nhận một nhiệm vụ cụ thể, tương ứng với khối lượng công việc nhất định để có được những phương pháp tổ chức hoạt động cho thích hợp. Phương pháp phân tích tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cần chú trọng đến việc xác định rõ hơn, điều chỉnh một bước chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, khắc phục được hàng trăm các công việc có sự chồng chéo, trùng lắp giữa các bộ, ngành ở trung ương, quyết định rõ hơn, cụ thể hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp. Sắp xếp lại cho gọn hơn tổ chức bộ máy hành chính các cấp; cơ cấu Chính phủ đã được sắp xếp lại theo hướng hình thành các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Sau một số lần điều chỉnh, hiện cơ cấu bộ máy Chính phủ có 22 bộ và cơ quan ngang bộ, không còn các cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chỉ còn một số tổ chức sự nghiệp quy mô lớn trực thuộc Chính phủ. Các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cũng được điều chỉnh lại cho gọn hơn và có sự phân biệt các cơ quan chuyên môn thuộc cơ cấu "cứng" theo quy định chung của Chính phủ và các cơ quan chuyên môn thuộc cơ cấu "mềm" do chính quyền cấp tỉnh quyết định, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước cần phải thực hiện tốt những công tác sau: Một là, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan hành chính nhà nước; trong đó, cần xây dựng quy chế làm việc của từng bộ phận chức năng trong cơ quan hành chính nhà nước một cách rõ ràng về quyền hạn và mối quan hệ, tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các cơ quan hành chính nhà nước, giữa các bộ phận. Đây là một nhiệm vụ, một công việc chúng ta phải tiến hành không chỉ trước mắt mà còn cả trong một thời gian dài trong những năm tới. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước vốn được thiết kế, xây dựng và vận hành phù hợp với cơ chế kinh tế cũ sẽ phải có những thay đổi tương thích với cơ chế kinh tế mới, trong đó thay đổi quan trọng nhất là về chức năng của từng cơ quan. Hai là, thực hiện mạnh việc phân cấp trung ương - địa phương, thông qua đó giảm đáng kể những loại công việc không nhất thiết phải do Chính phủ, các bộ trực tiếp quản lý, quyết định, đồng thời tăng cường được hơn nữa tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên các nhiệm vụ được phân cấp. Ba là, tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Bốn là,Xây dựng hệ thống chuẩn về quy chế làm việc của mỗi nhân viên, CBCC trong cơ quan hành chính nhà nước. Với mỗi chức danh cần quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ của CBCC đảm nhiệm từng công việc cụ thể phải được đảm bảo. Mọi việc đều phải công khai, minh bạch. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho CBCC nhằm đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu ngày càng cao của sự vận động và phát triển xã hội hiện đại. Mục tiêu của định mức lao động trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định được tổng khối lượng công việc của CBCC trong từng cơ quan hành chính nói riêng và trong toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước nói chung, xác định tổng thời gian để hoàn thành khối lượng công việc của CBCC, từ đó xác định được tổng biên chế của từng cơ quan hành chính và cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, đổi mới, hoàn thiện tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước là một việc làm hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và của toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung. Việc thiết kế tổ chức, phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính quy luật. Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện tổ chức cần phân tích thật khách quan các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, địa lý, tâm lý... Đồng thời, việc thiết kế tổ chức phải phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, tìm ra lời giải các bài toán về hình thức, phương pháp, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức sao cho thích hợp nhất, tránh phiến diện, giản đơn hoặc chủ quan, duy ý chí, áp dụng máy móc hình thức tổ chức nơi này sang nơi khác./.
Luận văn liên quan