Tiểu luận Thuế đánh vào hoạt động đầu tư

Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của con người ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội dần dần có của ăn của mặc, có sự đầu tư và tích lũy tài sản. Việc gia tăng trong tài sản và thu nhập cũng đặt ra vấn đề cho công tác quản lý của Nhà nước. Trong đó, thuế là một trong những công cụ quan trọng thực hiện nhiệm vụ tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên mục tiêu này không phải là duy nhất mà Nhà nước còn phải cân nhắc điều chỉnh thuế sao cho không làm giảm động lực đầu tư hay tiết kiệm để tích lũy tài sản của người dân. Có như vậy xã hội mới có thể phát triển bền vững được. Công tác nghiên cứu để đưa ra chính sách thuế tốt nhất đòi hỏi nhiều nỗ lực từ nhiều phía. Bài viết này xin đưa ra một số khía cạnh tóm lược cần quan tâm về hai vấn đề là thuế đánh vào hoạt động đầu tư và thuế đánh vào tài sản. Thuế đánh vào đầu tư sẽ có tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro? Mô hình nghiên cứu về thuế đầu tư như thế nào? Các loại thu ế đánh vào đầu tư phổ biến hiện nay và Việt Nam hiện nay đang áp dụng các loại thu ế nào? Khái niệm, đối tượng, ưu và nhược điểm của thuế tài sản? Các loại thuế tài sản hiện nay và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam?. là những vấn đề được trình bày trong bài tiểu lu ận này. Qua đó, ta có thể biết được cơ sở lý thuy ết cũng như có thể suy ra mối quan hệ giữa thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản để hình thành nên cái nhìn tổng quan về hai loại thuế này cho những nghiên cứu tiếp theo nếu có.

pdf22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế đánh vào hoạt động đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ Đề tài: THUẾ ĐÁNH VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Học viên: Nhóm 05, NH-Đêm 4, K20 DANH SÁCH NHÓM 05 TP.Hồ Chí Minh, Tháng 06/2012 2 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 . Thuế đánh vào đầu tư ........................................................................................... 1 1.1 Tác động của Thuế đến hành vi đầu tư và chấp nhận rủi ro ............................... 1 1.1.1 Ảnh hưởng đến quyết định của công ty ......................................................... 1 1.1.2 Mô hình đầu tư tài chính ............................................................................... 2 1.2 Các loại thuế ................................................................................................... 3 1.2.1 Thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng ........................................................... 3 1.2.2 Thuế đánh vào cổ tức ................................................................................... 4 1.2.3 Thuế chuyển nhượng vốn ............................................................................. 4 1.2.4 Những tranh luận ủng hộ trợ cấp thông qua đánh thuế thu nhập chuyển nhượng vốn ................................................................................................................ 6 1.3 Ở Việt Nam ..................................................................................................... 8 KẾT LUẬN 3 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của con người ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội dần dần có của ăn của mặc, có sự đầu tư và tích lũy tài sản. Việc gia tăng trong tài sản và thu nhập cũng đặt ra vấn đề cho công tác quản lý của Nhà nước. Trong đó, thuế là một trong những công cụ quan trọng thực hiện nhiệm vụ tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên mục tiêu này không phải là duy nhất mà Nhà nước còn phải cân nhắc điều chỉnh thuế sao cho không làm giảm động lực đầu tư hay tiết kiệm để tích lũy tài sản của người dân. Có như vậy xã hội mới có thể phát triển bền vững được. Công tác nghiên cứu để đưa ra chính sách thuế tốt nhất đòi hỏi nhiều nỗ lực từ nhiều phía. Bài viết này xin đưa ra một số khía cạnh tóm lược cần quan tâm về hai vấn đề là thuế đánh vào hoạt động đầu tư và thuế đánh vào tài sản. Thuế đánh vào đầu tư sẽ có tác động như thế nào đến hành vi chấp nhận rủi ro? Mô hình nghiên cứu về thuế đầu tư như thế nào? Các loại thuế đánh vào đầu tư phổ biến hiện nay và Việt Nam hiện nay đang áp dụng các loại thuế nào? Khái niệm, đối tượng, ưu và nhược điểm của thuế tài sản? Các loại thuế tài sản hiện nay và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam?... là những vấn đề được trình bày trong bài tiểu luận này. Qua đó, ta có thể biết được cơ sở lý thuyết cũng như có thể suy ra mối quan hệ giữa thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản để hình thành nên cái nhìn tổng quan về hai loại thuế này cho những nghiên cứu tiếp theo nếu có. Nếu như thuế đánh vào đầu tư (chủ yếu là vốn) liên quan đến việc đánh thuế vào yếu tố sản xuất – yếu tố đầu vào thì thuế tài sản với cơ sở thuế là lượng tiết kiệm được tích lũy, tức là chênh lệch giữa tiêu dùng thực sự và tiêu dùng tiềm năng, một phần liên quan đến việc đánh thuế đầu ra. Lao động + Vốn Hàng hóa Thuế thu nhập Thuế đánh vào đầu tư Thuế tiêu thụ Thuế thu nhập + Thuế tài sản Thuế tiêu thụ 4 1. Cơ sở lý thuyết Thuế đánh vào đầu tư 1.1. Tác động của Thuế đến hành vi đầu tư và chấp nhận rủi ro. 1.1.1. Ảnh hưởng đến quyết định của công ty: - Quyết định tổng lượng đầu tư vật chất Lượng đầu tư ròng của doanh nghiệp trong một giai đoạn là khoản gia tăng tài sản vật chất trong thời kỳ đó. Câu hỏi chính về chính sách là liệu các đặc trưng như là khấu hao và giảm thuế do đầu tư có kích thích nhu cầu đầu tư hay không. Câu hỏi này rất quan trọng. Ví dụ, khi Tổng thống Clinton đề nghị phục hồi giảm thuế do đầu tư năm 1993, ông ta cho rằng điều này sẽ làm gia tăng đầu tư một cách đáng kể. Những người có ý kiến đối lập với ông ta lại quả quyết rằng điều này không có tác động gì lớn. Ai đúng? Có 3 mô hình: + Mô hình gia tốc: yếu tố quyết định khối lượng đầu tư là sự thay đổi sản lượng đầu ra, do đó các khoản giảm thuế cho đầu tư phần lớn không có tác động gì đến đầu tư vật chất. Hay nói cách khác, các khoản trợ cấp thuế đối với vốn có thể làm cho vốn rẻ hơn, nhưng mô hình này thì điều đó không quan trọng bởi vì nhu cầu vốn không phụ thuộc vào giá cả của nó. + Mô hình tân cổ điển: khi chi phí vốn tăng, các doanh nghiệp lựa chọn kỹ thuật cần ít vốn và ngược lại. Khi chính sách thuế làm giảm chi phí vốn thì doanh nghiệp có thể tăng vốn và như vậy sẽ tăng đầu tư. Hệ thống thuế công ty làm tăng chi phí sử dụng vốn; lượng đầu tư thật sự là khá nhạy cảm với những thay đổi do thuế gây ra đối với chi phí sử dụng vốn. + Mô hình lưu lượng tiền mặt: trong giới kinh doanh thì lưu lượng tiền mặt quyết định lượng đầu tư của họ. Chi phí cho việc sử dụng các quỹ nội bộ thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn vay khi đó lượng đầu tư sẽ phụ thuộc vào lưu lượng của các quỹ nội bộ này, tức lưu lượng tiền mặt. - Quyết định loại tài sản nên mua Hệ thống thuế rất có khả năng gây ảnh hưởng đến chủng loại tài sản mà doanh nghiệp mua sắm. Ví dụ, có khuynh hướng khuyến khích mua các tài sản có khoản khấu hao tương đối lớn, với những yếu tố khác không đổi. 5 - Quyết định cách thức tài trợ vốn Bên cạnh các quyết định thực tế liên quan đến đầu tư vật chất, các chủ doanh nghiệp còn phải quyết định tài trợ vốn cho các hoạt động của DN như thế nào và nên phân phối lợi nhuận hay giữ lại. Thu nhập công ty là đối tượng của nhiều thứ thuế khác nhau, vì vậy khi cổ tức được chi trả, cổ đông sẽ có một nghĩa vụ thuế, trong khi lợi tức giữ lại không bị đánh thuế. Sự thật là việc giữ lại lợi tức tạo nên một khoản lời trên vốn cho cổ đông nhưng họ không có nghĩa vụ thuế nào cho đến khi khoản lời được thực hiện. + Tác động thuế đến chính sách cổ tức: Thuế làm gia tăng số lợi tức giữ lại của các công ty thay vì chia cổ tức, đây là điều cần thiết bởi vì gia tăng lợi tức giữ lại thì doanh nghiệp sẽ có nhiều tiền hơn dành cho đầu tư. + Tài trợ bằng nợ vay với tài trợ bằng vốn tự có: một quyết định tài chính quan trọng của DN là làm cách nào để có thêm tiền. DN có hai lựa chọn: đi vay, DN phải trả lãi vay hoặc DN có thể phát hành cổ phiếu và cổ đông có thể nhận cổ tức trên cổ phần của minh. Theo Hệ thống thuế Hoa kỳ, DN được phép khấu trừ các khoản lãi vay ra khỏi thu nhập chịu thuế nhưng không được khấu trừ cổ tức. Như vậy, luật thuế xây dựng nhằm vào tài trợ vốn bằng cách vay mượn. Khó có thể ước tính chính xác tác động của hệ thống thuế này đối với sự lựa chọn giữa nợ và vốn tự có. Hệ thống thuế gây tác động đến việc tài trợ bằng nợ vay, việc gia tăng tỉ lệ nợ dẫn đến khả năng phá sản cao hơn. 1.1.2 Mô hình đầu tư tài chính Mô hình cơ bản về thuế và việc chấp nhận rủi ro của Domar và Musgrave (phát triển 1944 trong khuôn khổ rủi ro đầu tư tài chính) nói rằng cá nhân sẽ lựa chọn đầu tư vào tài sản an toàn với lợi nhuận thực bằng không và đầu tư vào tài sản rủi ro với tỷ suất lợi nhuận dương trong một số trường hợp. Chính phủ sẽ đánh thuế khi lợi nhuận từ tài sản rủi ro dương và cho phép chuyển vào thu nhập chịu thuế tất cả các khoản lỗ khi đầu tư. Trong trường hợp này, Domar và Musgrave chỉ ra rằng việc đánh thuế vào thu nhập nhận được từ tài sản rủi ro sẽ làm tăng việc chấp nhận rủi ro do bởi bất cứ thuế nào đánh vào lợi nhuận hoàn toàn có thể tránh được bằng cách chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Để chứng minh cho điều này xét ví dụ qua bảng 1 Bảng 1.Đánh thuế và mức chấp nhận rủi ro của Ông X 6 Đầu tư Nhận được nếu lãi Nhận được nếu lỗ Thuế suất nếu lãi Thuế giảm trừ nếu lỗ Lãi sau thuế Lỗ sau thuế 100 20 -20 0 0 20 -20 100 20 -20 50% 50% 10 -10 200 40 -40 50% 50% 20 -20 200 40 -40 50% 0 20 -40 200 40 -40 75% 50% 15 -20 Giả sử nhà nước chưa đánh thuế: Ông X đầu tư 100$ vào thương vụ mạo hiểm với cơ hội 50% tăng gía trị lên 120$(tức được lợi 20$) và 50% giảm giá trị xuống còn 80$(tức lỗ 20$). Việc đầu tư này mang lại lợi nhuận kỳ vọng là bằng 0(20$x0.5+(-20$x0.5)=0$)(xem dòng 1 bảng 1) Nhà nước lúc này tính thuế 50% và cho phép chuyển toàn bộ lỗ vào thu nhập chịu thuế.Do vậy Ông X chỉ giữ lại được 50% lợi nhuận thu được vì bị đánh thuế 50% và nếu lỗ thì Ông X chỉ lỗ 50% vì lỗ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế nên cơ sở đánh thuế giảm và bù đắp 50% số lỗ còn lại (điều này có nghĩa là chính phủ sẽ chịu 50% trên mỗi đôla lỗ). Với chính sách này thì ông X chỉ kiếm được 10$ khi đầu tư thành công vì 10$ còn lại phải chịu thuế (xem dòng 2 bảng 1). Khi bị lỗ thì ông X chỉ lỗ 10$ vì ô ta được chuyển toàn bộ số lỗ 20$ này vào thu nhập chiụ thuế,nên thuế phải trả cũng giảm đi 10% (xem dòng 2 bảng 1). Lợi nhuận kỳ vọng trường hợp này cũng là bằng 0 nhưng ông X lúc này chịu ít rủi ro hơn trường hợp nhà nước không đánh thuế. Nếu ông X tăng đầu tư lên 200$ (giống dòng 3 bảng 1) thì kết quả giống dòng 1 do vậy thuế làm tăng mức chấp nhận rủi.Điều này cũng cho thấy rằng ông X cũng có thể tránh được tác động của chính phủ. 7 Nếu như không được chuyển lỗ (như dòng 4 bảng 1) hoặc bị đánh thuế lũy tiến (như dòng 5 bảng 1) thì ông X không thể tránh được tác động của chính phủ, do vậy việc chấp nhận rủi ro không nhất thiết tăng lên trong điều kiện đánh thuế. Từ những vấn đề trên ta kết luận rằng: Nếu một chủ thể kinh tế có thể tránh được sự tác động của chính phủ để quay lại điểm cân bằng ban đầu khi chính phủ chưa đánh thuế thì họ sẽ làm như vậy (hay nói cách khác họ sẽ gia tăng đầu tư). Và từ đó cũng cho thấy hàm ý quan trọng đối với chính sách thuế: nếu đánh thuế vào thu nhập trên vốn, chính phủ có thể tăng được nguồn thu mà không giảm đi sự thịnh vượng của cá nhân. 1.2. Các loại thuế: 1.2.1 Thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng: Là loại thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp. Đánh thuế trên số tiền dồn tích: là thuế phải nộp tính theo thời gian số tiền lời kiếm được của tài sản đó. Nước Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Tây Ban Nha Vương Quốc Anh Thuế suất 46.80% 48.60% 25% 53,8% 27% 20% 48% 40% Bảng 1: Thuế đánh vào lãi tiền gửi ngân hàng (2000). 1.2.2 Thuế đánh vào cổ tức Là loại thuế đánh vào cổ tức nhận được của cổ đông. Đánh thuế trên số tiền dồn tích: là thuế phải nộp tính theo thời gian số tiền lời kiếm được của tài sản đó. Nước Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Tây Ban Nha Vương Quốc Anh Thuế suất 46.80% 48.60% 61.20% 53,8% 12,5% 50% 48% 40% 8 Bảng 2: Thuế đánh vào cổ tức nhận được (2000). Tại Mỹ thuế đánh vào thu nhập cổ tức được áp dụng từ năm 1895. Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng không nên áp dụng thuế cổ tức tại Mỹ. Năm 2003 chính phủ Mỹ mà đứng đầu là tổng thống George W.Bush cam kết sẽ loại bỏ thuế đánh vào thu nhập các nhà đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên việc bãi bỏ này không được thực hiện mà Quốc Hội Mỹ chỉ thông qua sắc lệnh làm giảm nhẹ thuế (Jobs and Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 – JGTRRA) sau nhiều tháng tranh luận. Mức thuế suất khởi điểm là 10% được áp dụng cho hầu hết các nhà đầu tư với cổ tức thông thường, một số nhà đầu tư đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn sẽ được áp dụng mức ưu đãi thấp hơn. Quy định về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn được áp dụng đến 31/12/2008 nhưng sau đó được gia hạn hai lần đến 31/12/2012 (lần gia hạn đầu tiên áp dụng đến 31/12/2010) 1.2.3 Thuế chuyển nhượng vốn: Là loại thuế đánh vào lợi nhuận do điều chuyển vốn – nghĩa là sự chênh lệch giữa giá mua và bán tài sản. Ví dụ như, lợi nhuận khi đầu tư vào nhà cửa hay tác phẩm nghệ thuật cũng như nguồn lợi nhuận chủ yếu khi đầu tư vào kinh doanh hay cổ phiếu. Nước Mỹ Canada Pháp Đức Italy Nhật Tây Ban Nha Vương Quốc Anh Thuế suất 20% 48,6% 26% 0 12,5% 26% 20% 40% Bảng 3: Thuế đánh vào chuyển nhượng vốn (2000) Chính sách thuế đối với thu nhập chuyển nhượng vốn: Thuế xử lý tiền lời vốn khác nhau từ thu nhập tiền lãi, tùy thuộc vào thời gian phát sinh tiền lời vốn. Phương pháp tính thuế: 9 - Đánh thuế trên số tiền dồn tích: là thuế phải nộp tính theo thời gian số tiền lời kiếm được của tài sản đó. - Đánh thuế trên cơ sở phát sinh: là số thuế phải nộp trên tiền lời khi tài sản bán được. Thuế đánh trên cơ sở phát sinh hơn là cơ sở dồn tích nói chung, dẫn đến việc giảm nghĩa vụ nộp thuế đối với người nắm giữ tài sản. Bằng việc nộp thuế khi bán tài sản thay vì nộp thuế trên giá trị dồn tích, bạn có thể kiếm được tiền lãi trên cái mà bạn phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Đây là trợ cấp thuế ngầm định đối với tiết kiệm dưới dạng các loại tài sản có khả năng tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Nhưng việc trợ cấp này rất khó để loại trừ đối với rất nhiều lợi tài sản có tính chất vốn vì: Không thể đo lường được gía trị phát sinh dồn tích đối với rất nhiều tài sản: đối với cổ phiếu thì có thể đánh thuế theo giá trị dồn tích hàng năm, bằng sự thay đổi giá trị cổ phiếu từ năm này qua năm khác. Nhưng đối với nhà thi không đánh giá được giá trị phát sinh hàng năm hay một tác phẩm nghệ thuật Nếu như chính phủ đo lường được giá trị dồn tích một cách hợp lý thì cá nhân có thể không có khả năng để tài trợ cho các yêu cầu trả thuế.Giả sử giá trị của cổ phiếu tăng rất nhanh và gấp đôi thì làm cho tài sản của cá nhân đó tăng rất lớn và không có cách nào trả thuế hàng năm ngoại trừ bán khối lượng lơn cổ phiếu.Mà việc buộc cá nhân từ bỏ một tài sản đang sinh lợi cao chỉ vì để nộp thuế là không hiệu quả. Vấn đề nâng giá trị tại thời điểm người sở hữu tài sản qua đời: Đối với những tài sản được chuyển sang cho người thừa kế, điểm cơ bản này được tiến gần đến giá thị trường cho đến khi qua đời. Ví dụ, nếu như Ô A mua một bức tranh $100, nắm giữ 55 năm, và bán nó trước khi ông A qua đời $10,000, thì Ô A nộp thuế trên tiền lời là $9,900. 10 Nếu như ông A để bức tranh cho con ông A, và chúng bán bức tranh này thì không có nộp thuế trên tiền lời vốn. Luật thuế truyền thống đề cao loại trừ thuế đánh vào tiền lời vốn đối với nhà. Nhiều năm, sự loại trừ này cho phép các cá nhân không phải nộp thuế nếu như họ đưa tiền lời đó vào mua một nhà mới. Thêm vào đó, có sự giảm trừ đối với khoản tiền lời $125,000 đối với những người có độ tuổi trên 55. Từ 1997 trở đi, tiền lời vốn lên đến $500,000 từ bán nhà ở ban đầu (principal residence) là được miễn trừ thuế. Thuế suất thuế thu nhập chuyển nhượng vốn theo thời gian: ngay cả tồn tại các hình thức trợ cấp đối với chuyển nhượng vốn, dạng thu nhập này theo thông lệ phải chịu thuế suất thấp hơn so với dạng thu nhập khác: -Từ năm 1978 đến 1986 cá nhân phải chịu thuế chỉ 40% đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn trên các tài sản được nắm giữ trên 6 tháng. - Luật cải cách thuế năm 1986 kết thúc việc trợ cấp này và coi thu nhập từ chuyển nhượng vốn giống như các hình thức thu nhập khác với mục đích đánh thuế,thuế suất tối đa 28%. - Luật thuế năm 1993 tăng thuế suất tăng thuế suất tối đa lên 39% cho các dạng thu nhập khác nhưng vẫn duy trì thuế suất thuế thu nhập chuyến nhượng vốn tại mức 28%. - Luật thuế năm 1997 giảm thuế suất trần đánh vào tiền lời vốn dài hạn xuống còn ở mức 20%. - Luật năm 2003 giảm thuế suất trần xuống còn 15% cho thu nhập phát sinh thực tế sau ngày 5.5.2003 (các tài sản mang tính sưu tập vẫn chịu thuế suất 28%). 1.2.4. Những tranh luận ủng hộ trợ cấp thông qua đánh thuế thu nhập chuyển nhượng vốn 11 Việc trợ cấp thông qua thuế thu nhập chuyển nhượng vốn bằng việc đánh thuế với thuế suất thấp hơn so với thu nhập ở những dạng khác, nhưng các tranh luận tập trung chủ yếu vào ba vấn đề: a. Chống lại lạm phát Do lạm phát nên chính sách thuế hiện hành đã phóng đại qui mô thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Thuế phải nộp tính trên tiền lời danh nghĩa, chứ không phải tiền lời vốn thực. Ví dụ: Mức sinh lợi danh nghĩa 10%, lạm pháp 10% thì sinh lời thực là 0%. Nếu như một cá nhân nợ thuế tính trên tiền lời vốn 10%, nghĩa là thực tế anh ta trở nên bị thiệt đi. Về vấn đề lạm phát, nó ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư khác. b. Cải thiện hiệu quả các giao dịch vốn Lập luân này cho rằng việc hạ thấp thuế suất thuế thu nhập chuyển nhượng vốn cho rằng cá nhân sẽ trì hoãn việc bán tài sản vốn để hạ thấp hiện giá chiết khấu của gánh nặng thuế hiện tại. Thời gian trì hoãn càng lâu thì hiện gía chiết khấu của giá trị trả thuế càng thấp. Chính sách này dẫn đến hiệu ứng ngưng giao dịch (lock-in effect): trong đó cá nhân sẽ trì hoãn việc bán tài sản vốn nhằm tối thiểu hóa hiện giá chiết khấu của số tiền thuế thu nhập chuyển nhượng vốn phải nộp. Hiệu ứng (lock-in effect) gây thiệt hại vì làm giảm tính thanh khoản của thị trường vốn. c. Khuyến khích sự khởi nghiệp Nhiều chủ doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh có được sự giàu có không phải bắt nguồn từ thu nhập được tích trước khi tiến hành kinh doanh, mà là từ gia tăng giá trị công ty cơ bản. Thuế suất đánh trên tiền lời vốn càng cao hơn thì làm nãn lòng chủ doanh nghiệp. Thuế thu nhập chuyển nhượng vốn có nền tảng là thuế đối với chấp nhận rủi 12 ro,nhưng chấp nhận rủi ro là động cơ tăng trưởng cho nền kinh tế.Vì thế, khuyến khích các chủ doanh nghiệp chính là lý do để hạ thấp thuế suất thuế thu nhập chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên cũng có ba ý kiến phản đối lại quan điển trên: - Thứ nhất, đánh thuế váo các hoạt động chấp nhận rủi ro khuyến khích hay ngăn cản các hoạt động này là điều không rõ ràng. Không có bằng chứng tốt cho thấy thuế thu nhập chuyển nhượng vốn làm tăng hay giảm các hoạt động chấp nhận rủi ro. - Thứ hai, chỉ một phần rất nho thu nhập chuyển nhượng vào tay chủ doanh nghiệp. - Thứ ba, thuế thấp trong hiện tại có thế làm tăng các hoạt động khởi nghiệp hiện tại và tương lai, mà nó cũng mang lại lợi ích lớn cho những chủ doanh nghiệp đã đầu tư vốn trong quá khứ. Thuế thấp không chỉ là sự khuyến khích đối với nhà đầu tư khởi nghiệp với nhiều rủi ro, mà còn là phần thưởng cho những người đã chấp nhận rủi ro trong quá khứ. Dựa vào những vấn đề trên cho thấy rằng việc hạ thấp thuế suất dẫn đến: - Khuyến khích các chủ doanh nghiệp. - Khoản tiền lời quá khứ được giải phóng. Và nếu như hiệu ứng “giải phóng” là lớn, nghĩa là nó khuyến khích người ta bán tài sản ngay thay vì chờ bán hay không bán, thì nhiều khả năng việc giảm thuế suất thuế thu nhập chuyển nhượng vốn thực sự làm tăng nguồn thu. 1.3. Ở Việt Nam: 1.3.1 Các loại thuế: Thuế từ lãi tiền gửi lãi cho vay vốn; Thuế cổ tức; Chuyển nhượng vốn; Thuế chuyển giao tài sản. a) Thuế từ lãi tiền gửi lãi cho vay vốn: ►Đối với doanh nghiệp: 13 Trước đây trường hợp doanh nghiệp có khoản thu nhập khác như lãi tiền gửi ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ bù trừ giữa các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn và chi phí trả lãi tiền vay. Nếu khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn cao hơn khoản chi phí trả lãi tiền vay thì phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế và chịu thuế suất 25% khi tính thuế TNDN. Tuy nhiên ngày 27/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bao gồm lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong trường hợp đồng cho vay vốn đều phải chịu thuế thu nhập. ►Đối với cá nhân: Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế THU N
Luận văn liên quan