Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ
phải thực hiện đối với Nhà nước, phát s inh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước
ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế
không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người
định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thuế tiêu thụ đặc biệt tác động tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Thuế tiêu thụ đặc biệt tác động
tại Việt Nam
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1.1 Khái niệm:
1.1.1 Thuế: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ
phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước
ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế
không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người
định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
1.1.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt: là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành
trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới với những tên gọi
khác nhau: chẳng hạn ở Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt,ở Thụy Ðiển gọi là thuế đặc biệt;
ở nước ta, tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban hành
năm 1951. Ðến năm 1990 Bộ tài chính soạn thảo dự án luật thuế mới, đổi thuật ngữ thuế
hàng hóa thành thuế tiêu thụ đặc biệt và được Quốc hội thông qua ngày 30- 6- 1990.
1.2 Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Về bản chất, thuế TTĐB là một loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu. Thuế suất của
nó mang tính đặc thù cao giúp ta phân biệt với các loại thuế gián thu khác.
+ Thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp.
+ Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp luật thuế quy định rất cao vì thuế đánh
vào một số hàng hóa dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu thiết yếu
hàng ngày của con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trong xã hội.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh
doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
1.3 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Thông qua chế độ thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước động viên một phần thu nhập đáng
kể của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước.
- Công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng hướng dẫn sản xuất và điều tiết
tiêu dùng xã hội.
- Công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước một
cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các
hàng hóa, dịch vụ đó.
2
- Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu
thông và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho
nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách tập trung,
chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này.
1.4 Người nộp thuế TTĐB, đối tượng chịu thuế TTĐB và đối tượng không chịu thuế
TTĐB:
a. Người nộp thuế:
- Người nộp thuế TTĐB là tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh
dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
- Trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện
chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong
nước thỉ tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.
b. Đối tượng chịu thuế:
- Hàng hóa: Thuốc lá, rượu, bia, xăng các loại, bìa lá, vàng mã, tàu bay, du thuyền, xe môtô
có dung tích xi lanh trên 125cm3 và xe ôtô dưới 24 chỗ.
- Dịch vụ: Kinh doanh vũ trường, kinh doanh mát-xa, karaoke, kinh doanh gôn, kinh doanh
xổ số…
c. Đối tượng không chịu thuế:
- Hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế hải quan, …
- Xe ôtô cứu thương, xe ôtô chở phạm nhân, xe ôtô tang lễ, xe ôtô thiết kế có chổ ngồi và
đứng chở từ 24 người trở lên, xe ôtô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao..
1.5 Thuế suất áp dụng đối với mặt hàng ô tô: thuế suất tỷ lệ
STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại
điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định
30
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định
15
tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng (loại có từ hai hàng
ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở 15
người và khoang chở hàng), trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e
3
và 4g Điều này
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng Bằng 70% mức
lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá thuế suất áp dụng
70% số năng lượng sử dụng.(được thiết kế theo tiêu chuẩn của cho xe cùng loại
nhà sản xuất có tỷ lệ xăng pha trộn không quá 70% tổng số quy định tại điểm
nhiên liệu sử dụng và loại xe kết hợp động cơ điện với động 4a, 4b, 4c và 4d
cơ xăng (xe hybrid) có tỷ lệ xăng sử dụng theo tiêu chuẩn nhà Điều này
sản xuất không quá 70% số năng lượng sử dụng so với loại xe
chạy xăng tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng dung
tích xi lanh có mặt trên thị trường Việt Nam)
Bằng 50% mức
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học (được thiết kế theo thuế suất áp dụng
cho xe cùng loại
tiêu chuẩn của nhà sản xuất chạy hoàn toàn bằng năng lượng
quy định tại điểm
sinh học, năng lượng điện)
4a, 4b, 4c và 4d
Điều này
g) Xe ô tô chạy bằng điện (được thiết kế theo tiêu chuẩn của
nhà sản xuất chạy hoàn toàn bằng năng lượng sinh học, năng
lượng điện)
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng (loại có từ hai
hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa 10
khoang chở người và khoang chở hàng.)
1.6 Căn cứ tính thuế:
Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất
1.6.1 Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác
định như sau:
Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt =
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật
về thuế giá trị gia tăng.
4
1.6.2 Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
1.7 Văn bản liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt qua các năm
Luật Thuế TTĐB lần đầu tiên được ban hành vào năm 1990 trong chương trình cải cách
thuế giai đoạn I. Quá trình thực hiện, thuế TTĐB đã được sửa đổi và hoàn thiện nhiều lần để
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và các yêu cầu
đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những lần sửa đổi, bổ sung quan trọng nhất
là các Luật được ban hành trong các năm 1998, 2003, 2005 và mới nhất là năm 2008 (Luật
thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008, hiệu lực từ 01/04/2009).
1.7.1 Các nghị định của chính phủ về thuế tiêu thụ đặc biệt
Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế
26/2009/NĐ-CP 16/03/2009
tiêu thụ đặc biệt
Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi
156/2005/NĐ-CP 15/12/2005 tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế
giá trị gia tăng
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ
149/2003/NĐ-CP 04/12/2003 đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ
84/1998/NĐ-CP 12/10/1998
đặc biệt
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ
97/CP 27/12/1995 đặc biệt và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ
56/CP 01/01/1993 đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt
Nghị định quy định chi tiết thi hành Quyết định của
325/HĐBT 19/10/1991 Hội đồng Nhà nước bổ sung sửa đổi thuế doanh thu và
thuế tiêu thụ đặc biệt
Nghị định quy định thi hành điều 32 của Luật thuế tiêu
391/HĐBT 10/11/1990 thụ đặc biệt về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với
hàng được phép xuất, nhập khẩu phi mậu dịch
5
352/HĐBT 02/10/1990 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ
đặc biệt
1.7.2 Các thông tư hướng dẫn thuế tiêu thụ đặc biệt
Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày
64/2009/TT-BTC 27/03/2009 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP
ngày 15/12/2005 sửa đổi, bổ sung các Nghị định của
115/2005/TT-BTC 16/12/2005
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2003/NĐ-CP
ngày 04/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
119/2003/TT-BTC 22/12/2003
hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Hướng dẫn hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với
86/2001/TT-BTC 29/10/2001 thuốc lá điếu xuất khẩu
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 84 /1998/NĐ-CP ngày
168/98/TT/BTC 21/12/1998 12 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Thông tư hướng dẫn tạm thời thi hành Nghị định số
97/CP ngày 27/12/1995 quy định chi tiết thi hành Luật
12/KT 09/02/1996
thuế tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/CP ngày
27-12-1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
98/TC/TCT 30/12/1995
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/CP ngày
27-12-1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
98/TCT 01/01/1995
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và các Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 56-CP ngày
28/8/90 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
74/TCT 01/01/1993
thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
6
Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định của Hội đồng
Bộ trưởng số 203-HĐBT ngày 29-06-1991 quy định
43/TC/TCT/CS 13/08/1991
một số điều chi tiết thi hành các luật thuế doanh thu,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức
Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc
46/TCT 04/10/1990
biệt
7
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ÔTÔ
2.1 Đối với người tiêu dùng
Tâm lý của người tiêu dùng thường không ưa thích sự tăng giá. Khi biểu thuế tiêu thụ
đặc biệt thay đổi theo hướng gia tăng sẽ kéo theo nhiều thay đổi trong hành vi của người
tiêu dùng.
Vào cuối năm 2008, lượng ôtô tồn đọng của các DN còn khá nhiều và chỉ tiêu tài chính
vẫn còn rất xa để đạt được định mức. Chính vì vậy mà nhiều DN đã giảm mạnh giá xe, tăng
khuyến mãi để giải quyết hàng tồn kho, khách hàng là những người hưởng lợi nhiều nhất do
các hãng xe hơi tiếp tục đưa ra chính sách giảm giá và khuyến mại đặc biệt để giải phóng
hàng tồn và bảo vệ mức thị phần. Tuy nhiên đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2009, thông
tin về thời hạn chính thức áp dụng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) vẫn giữ nguyên,
những người có nhu cầu bắt đầu đổ xô đi mua xe nhằm tránh bị tăng giá. Tâm lý này đã gây
nên hiện tượng rối loạn thị trường ô tô. Vào cuối tháng 3-2009, những người có nhu cầu thật
sự đối với các loại ô tô 7 chỗ đều đã tranh thủ mua để khỏi phải chịu thêm ít nhất 10% thuế
TTĐB nữa. Riêng đối với ô tô bán thể thao 7 chỗ hiệu Captiva, vào tuần cuối của tháng
3/2009, có đại lý tăng số lượng bán ra đến 50% so với tháng 2, các loại xe Innova, Fortuner
không còn để bán bởi khách hàng có nhu cầu mua ô tô tăng vọt. Đối với ô tô nhập khẩu,
theo Cục Hải quan TPHCM, trong 2 tuần cuối tháng 3/2009, lượng ô tô du lịch 5 chỗ trên
3.000 cc và ô tô 7 chỗ nhập khẩu tăng khoảng 30% so với cùng kỳ tháng 2.
Đa số mọi người mua sắm xe cho gia đình đều chọn dòng 7 chỗ đa dụng. Tuy nhiên theo
biểu giá mới thì dòng này tăng từ 10 -20%. Ngay lập tức sau đó các hãng xe, đại lý đều nâng
giá lên cho phù hợp với thuế mới và người phải trả các chi phí đó là người tiêu dùng.
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi đối với ô tô du lịch vừa được chính thức áp dụng
từ đầu tháng 4-2009. Theo đó, các loại ô tô 5 chỗ ngồi dưới 2.000 cc giảm 5% (còn 45%); từ
2.000 cc - 3.000 cc vẫn giữ mức 50%. Các loại ô tô 5 chỗ trên 3.000 cc và ô tô 7 chỗ tăng
thêm từ 10% - 20% trở lên, tùy loại.
Với đợt điều chỉnh mức thuế TTĐB lần này, ô tô nhỏ giảm giá, ô tô lớn tăng giá. Các
loại ô tô 5 chỗ ngồi, trên 3.000 cc và các loại ô tô 7 chỗ ngồi đều tăng giá khoảng 4.000
USD trở lên. Còn các loại ô tô dưới 2.000 cc, tuy thuế TTĐB giảm 5% so với mức cũ nhưng
giá bán cũng chỉ giảm từ vài trăm đến dưới 1.000 USD/chiếc. Với giá này, ô tô lắp ráp trong
nước chưa thật sự hấp dẫn người tiêu dùng.
Chẳng hạn, Spark (Matiz) chỉ giảm khoảng 400 USD/chiếc, Lacetti 1.800 cc giảm 800
USD/chiếc. Các loại ô tô dưới 2.000 cc của Toyota cũng chỉ giảm bình quân từ 500 USD -
800 USD/chiếc. Ngược lại, các loại ô tô trên 3.000 cc hoặc ô tô 7 chỗ của hãng này lại tăng
tối thiểu 4.000 USD/chiếc. Riêng Land Cruiser nhập khẩu tăng từ 103.100 USD lên 125.000
8
USD/chiếc (mức tăng 21.900 USD), Ford Everest tăng khoảng 4.700 USD/chiếc. Các loại ô
tô từ 2.000 cc trở xuống như Focus giảm khoảng 2.000 USD/chiếc...
Đa số người dân có điều kiện sắm ô tô đều muốn sắm loại “hai trong một” - 7 chỗ ngồi
vì vừa để phục vụ công việc vừa làm phương tiện đi lại cho cả gia đình. Thế nên, khi Nhà
nước tăng thuế, người tiêu dùng phải chịu, hãng sản xuất chẳng bị ảnh hưởng gì bởi mức
thuế tăng đó đã được bên bán đưa vào giá thành. Điều này làm một số gia đình hoãn kế
hoạch mua xe bởi lẽ giá bán tăng chủ yếu mạnh ở dòng 7 chỗ. Giá giảm thì rất ít khoảng vài
trăm đô là Mỹ nhưng giá tăng thì lại khá lớn vào khoảng vài ngàn đô la. Nói đến cùng thì
người bị chịu thiệt nhiều nhất vẫn là những người tiêu dùng. Nền kinh tế khó khăn, giá ô tô
tăng mạnh có lẽ các nhà chính sách hướng người tiêu dùng chi tiền mua sắm các khoản
khách chứ không phải là ô tô.
2.2 Đối với nhà sản xuất ô tô
2.2.1 Tác động đến giá xe ô tô: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Quốc hội thông qua,
và theo biểu thuế mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2009, thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với các loại xe có dung tích xi-lanh từ 2.000cm3 trở xuống sẽ ở mức 45%, các loại
xe có dung tích xi-lanh trên 2.000cm3 đến 3.000cm3 ở mức 50% và xe trên 3.000cm3 ở
mức 60%. Các mức thuế suất mới sẽ tạo nên những xáo trộn nhất định giữa các loại xe này
xuất phát từ cách tính mới. Trong đó, các loại xe từ 6-9 chỗ sẽ phải chịu mức tăng giá mạnh
mẽ nhất còn các loại xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống phải chịu mức tăng giá ít hơn. Loại xe từ 6-
9 chỗ có dung tích xi-lanh trên 2.000cm3 đang hưởng mức thuế chung là 30% trong khi từ
1/4/2009, sẽ phải chịu mức thuế tăng thêm từ 15-30%. Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với các loại xe 6-9 chỗ có dung tích xi-lanh từ 2.000 cm3 trở xuống tăng từ 30% lên
45% kéo theo mức tăng giá bán khoảng 12%, các loại xe trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3
tăng từ 30% lên 50% kéo theo mức giá bán tăng khoảng 15% và xe trên 3.000 cm3 tăng từ
30% lên 60% kéo theo mức tăng giá bán khoảng 23%.
Riêng với nhóm xe 5 chỗ ngồi trở xuống chỉ có những loại xe có dung tích xi-lanh trên
3.000 cm3 phải chịu mức thuế tăng lên dù không đáng kể. Hiện các loại xe này đang chịu
mức thuế suất 50% và từ 1/42009 tăng lên 60% kéo theo mức tăng giá bán khoảng 7%.
Những thay đổi về giá xe ô tô từ 01/04/2009
Dung tích Thuế mới Thuế cũ Tác động giá xe
Loại xe
(cm3) (% ) (% ) (% )
Từ 2000 trở
5 chỗ trở 45 Giảm 3%
xuống 50
xuống
Trên 2000-3000 50 Không đổi
9
Trên 3000 60 Tăng 7%
Từ 2000 trở
45 Tăng 12%
xuống
6-9 chỗ 30
Trên 2000-3000 50 Tăng 15%
Trên 3000 60 Tăng 23%
Như vậy, điểm khác biệt nhất thuộc về các loại xe đa dụng 6-9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh
từ 2.000cm3 trở xuống. Đây là các loại xe có phân khối thấp nhưng vẫn phải chịu mức thuế
tăng thêm 15% kéo theo mức giá tăng 12%. Các loại xe này, ví dụ như Toyota Innova,
Mitsubishi Zinger, Chevrolet Vivant… đang có đối tượng sử dụng chủ yếu là các gia đình
và mức giá bán thuộc nhóm trung bình và thấp hiện nay.
Theo biểu thuế mới, các loại xe nhỏ là được hưởng lợi nhiều hơn cả khi không những
không phải chịu mức thuế tăng thêm mà còn giảm đi, dù không nhiều.
Trong đó các dòng xe hạng trung như Toyota Camry, Honda CR-V, BMW 5 series… không
phải chịu bất kỳ sự thay đổi nào khi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt giữ nguyên mức 50%.
Riêng các dòng xe nhỏ có dung tích xi-lanh từ 2.000cm3 trở xuống như Hyundai Getz,
Chevrolet Spark hay Kia Morning… sẽ được hưởng mức thuế giảm thêm 5%, từ mức 50%
hiện nay xuống còn 45%, theo đó mức giá bán cũng sẽ giảm khoảng 3%. Mức độ ảnh hưởng
của thuế tiêu thụ đặc biệt đến giá xe bán ra là rất lớn.
Việc tăng thuế TTĐB tác động đến giá xe lắp ráp trong nước còn nhiều hơn tác động đến
giá xe NK. Giá xe NK đánh thuế TTĐB trên giá thể hiện trong tờ khai hải quan. Còn đối với
xe lắp ráp trong nước, sau khi cộng giá linh kiện và thuế cùng với các chi phí khác, hình
thành nên giá bán mới áp thuế TTĐB.
2.2.2 Tác động đối với ô tô sản xuất trong nước:
Trong tháng 03/2009, tổng sản lượng bán hàng của các thành viên Hiệp hội các nhà sản
xuất xe ôtô Việt Nam (VAMA) giảm 14% so với tháng 03/2008, đạt 11,316 xe, trong đó
dòng xe du lịch và xe thương mại giảm mạnh với mức giảm lần lượt là 35% và 33%, riêng
phân khúc xe việt dã/đa dụng (SUV/MPV) chủ yếu là xe 6-9 chỗ lại tăng mạnh với mức
tăng là 53% so với tháng 03/2008 do khách hàng tranh thủ mua xe trước khi tăng thuế Tiêu
thụ đặc biệt từ 01/04/2009.
Tổng
Loại xe Bắc Trung Nam
cộng
Xe du lịch 815 160 445 1,420
Xe đa dụng MPV 864 190 1,354 2,408
Xe việt dã SUV 904 213 1,037 2,154
10
Xe Minibus, Bus 582 139 435 1,156
Xe Tải, Pick-up &
1,684 896 1,598 4,178
Van
Tổng cộng 4,849 1,598 4,869 11,316
Chassis - - 36 36
Tháng 4/2009 dường như là một tháng u ám của các nhà sản xuất xe ôtô khi mức tiêu thụ
ôtô sụt thê thảm so với tháng 3 và so với cùng kỳ năm 2008.Trong tháng 04/2009, tổng sản
lượng bán hàng của các thành viên VAMA giảm 42% so với tháng 04/2008, đạt 7,711 xe,
trong đó dòng xe 2 cầu/xe đa dụng (SUV/MPV) giảm mạnh với mức giảm là 68% do ảnh
hưởng của việc tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt từ 01/04/2009.
Loại xe Bắc Trung Nam Tổng
cộng
Xe du lịch 1,278 262 741 2,281
Xe đa dụng MPV 133 63 316 512
Xe việt dã SUV 161 45 207 413
Xe Minibus, Bus 253 88 380 721
Xe Tải, Pick-up &
1,585 881 1,318 3,784
Van
Tổng cộng 3,410 1,339 2,962 7,711
Chassis 4 - 48 52
Hầu hết, việc bán hàng trong tháng 4/2009 của các hãng xe đều đi xuống. Đứng đầu về sự
tụt dốc trong bán hàng của các hãng xe là công ty VMC (phân phối xe BMW, Kia, Mazda)
giảm tới 61%, tiếp sau đó là Ford giảm 59%, Honda giảm 55%, Visuco (Suzuki) giảm 46%,
GM Daewoo giảm 43%, Toyota giảm 37%, Vinastar với