Hoạch định chiến lược là một tiến trình bao gồm (1) xây dựng sứ mệnh và viễn
cảnh, (2) phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, (3) hình thành
mục tiêu chung, (4) tạo lập và lựa chọn các chiến lược để theo đuổi và (5) phân bổ
nguồn lực để đạt mục tiêu tổ chức. Trong việc phát triển các kế hoạch chiến lược,
nhà quản trị có thể thực hiện tiếp cận theo phạm vi tổ chức hoặc bộ phận. Mục
đích chung của hoạch định chiến lược là ứng phó một cách hữu hiệu với những cơ
hội và rủi ro của môi trường trong mối liên hệ với các điểm mạnh và điểm yếu
của tổ chức.
7 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tiến trình hoạch định chiến lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Tiến trình hoạch định chiến lược
I. KHÁI NIỆM
Hoạch định chiến lược là một tiến trình bao gồm (1) xây dựng sứ mệnh và viễn
cảnh, (2) phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, (3) hình thành
mục tiêu chung, (4) tạo lập và lựa chọn các chiến lược để theo đuổi và (5) phân bổ
nguồn lực để đạt mục tiêu tổ chức. Trong việc phát triển các kế hoạch chiến lược,
nhà quản trị có thể thực hiện tiếp cận theo phạm vi tổ chức hoặc bộ phận. Mục
đích chung của hoạch định chiến lược là ứng phó một cách hữu hiệu với những cơ
hội và rủi ro của môi trường trong mối liên hệ với các điểm mạnh và điểm yếu
của tổ chức.
II. PHÂN LOẠI
1. Chiến lược cạnh tranh
Chiến lược khác biệt
Chiến lược này liên quan đến việc cạnh tranh với tất cả các hãng trong
ngành dựa trên việc cung cấp các sản phẩm cho khách hàng mà họ cảm
nhận được sự riêng có.
Chiến lược dẫn đạo chi phí
Chiến lược dẫn đạo chi phí có ý nghĩa cạnh tranh bằng việc cung cấp
các sản phẩm với giá càng thấp càng tốt hoặc thấp hơn giá cả của các
hãng cạnh tranh. Chiến lược này đòi hỏi quan tâm liên tục đến hiệu quả
(tức là giảm thiểu chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm)
Chiến lược tập trung hóa
Chiến lược tập trung cạnh tranh trong một ngành cụ thể tìm kiếm việc
phục vụ một nhu cầu riêng biệt cho một nhóm khách hàng hoặc một thi
trường theo khu vực địa lý. Một kẽ hở thị trường là một nhóm khách
hàng hoặc một phân khúc thị trường mà các hàng khác không quan tâm
hoặc không đếm xỉa đến hoặc phục vụ khó khăn. Các tổ chức quan tâm
đến việc tạo ra một nhãn hiệu riêng có cho các sản phẩm này nhằm đáp
ứng nhu cầu cụ thể của kẽ hở thị trường và không đếm xỉa đến các
khách hàng tiềm năng khác.
2. Chiến lược tăng trưởng
Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược này tập trung vào nỗ lực tăng trưởng trên thị trường hiện có
với các sản phẩm hiện tại. Một hãng có thể gia tăng sự thâm nhập thị
trường bằng cách (1) khuyến khích mạnh hơn việc sử dụng sản phẩm
(2) thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh (3) mua các hãng của
đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra,tổ chức cũng có thể gia tăng quy mô vị thế
của mình trên thị trường nhờ việc tăng thêm sức mua của những người
sử dụng hiện tại.
Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển thị trường tập trung nỗ lực tìm kiếm các thị trường
mới cho các sản phẩm hiện tại. Có 3 cách cơ bản để làm điều đó: (1)
thâm nhập vào thị trường ở các vùng địa lý mới (2) thâm nhập vào thị
trường mục tiêu mới (3) mở rộng việc sử dụng các thiết bị và sản phẩm
hiện tại.
Chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược này bao gồm việc phát triển mới hoặc cải tiến các sản phẩm
cho các thị trường hiện tại. Cách tiếp cận này có thể tiến hành bằng các
cách sau đây: (1) cải iến các đặc điểm (2) nâng cao chất lượng về độ tin
cậy, tốc độ, tính hiệu quả, độ bền (3)nâng cao độ thẩm mĩ lôi cuốn của
sản phẩm (4) giới thiệu các mô hình về sản phẩm.
III. TẦM QUAN TRỌNG
Thực hiện tốt chức năng hoạch định có thể giúp các nhà quản trị phát hiện các cơ
hội mới, lường trước và né tránh các bất trắc trong tương lai, vạch ra các hành
động một cách hữu hiệu (các chiến lược và chiến thuật), nhận thức rõ các hiện
tượng không chắc chắn và những rủi ro trong quá trình hoạt động của tổ chức.
Mục đích của hoạch định là đảm bảo cho tổ chức có thể hoạt động một cách hiệu
quả trong môi trường luôn thay đổi. Đặc biệt hoạch định tốt sẽ giúp thiết lập nên
một khuôn khổ mang tính định hướng cho việc thực hiện các chức năng cũng như
vai trò của từng thành viên trong tổ chức.
Về mặt lý thuyết, hoạch định thường mang lại sự thành đạt tốt hơn cho tổ chức. Về
tổng thể tiến trình hoạch định mang lại bốn lợ ích chích: (1) sự phối hợp tốt
hơn,(2) tập trung suy nghĩ về tương lai,(3) kích thích sự tham gia,(4) hệ thống
kiểm soát hiệu quả hơn.
Sự phối hợp tốt hơn
Hoạch định cung cấp nền tảng cần thiết cho sự phối hợp các hoạt động
của một tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều bao gồm nhiều bộ phận và
mỗi bộ phận này chịu trách nhiệm góp phần vào việc thành đạt mục tiêu
chung của tổ chức.
Tập trung suy nghĩ về tương lai
Thực hiện chức năng hoạch định sẽ thúc đẩy các nhà quản trị suy nghĩ
về tương lai khi luôn cân nhắc những nguồn lực cần thiết và các cơ hội
tiềm tàng hoặc các rủi ro mà tổ chức có thể đương đầu. Nói cách khác,
hoạch định là chuẩn bị cho tổ chức vận hành hệu quả hơn trong tương
lai.
Kích thích sự tham gia
Xây dựng và thực thi các kế hoạch của tổ chức một cách thành công đòi
hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức và tăng cường sự
hợp tác của họ. Sự tham gia của mọi người trong quá tình hoạch định
mang lại hai lợi ích chính:
Tổ chức sẽ được lợi hơn khi tạo lập một nền tảng về chuyên môn và
kiến thức rộng hơn trong việc xây dựng kế hoạch.
Các thành viên tổ chức thường nỗ lực nhiều hơn khi thực thi các kế
hoạch mà họ tham gia xây dựng.
Hệ thống kiểm soát hiệu quả hơn
Hế hoạch của tổ chức cung cấp nền tảng cho tiến trình kiểm tra. Việc
thực thi các hoạt động được mô tả trong kế hoạch có thể được đánh giá
và điều chỉnh để đảm bảo được mục tiêu. Việc kiểm tra tạo ra một
khuôn khổ đảm bảo rằng tổ chức đi đúng hướng trong tiến trình đạt mục
tiêu.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Xây dựng sứ mệnh và viễn cảnh
Sứ mệnh là mục đích hoặc lý do mà một tổ chức tồn tại. Một tuyên bố sứ
mệnh liên quan đến việc trả lời những câu hỏi cơ bản, chẳng hạn như: (1) chúng ta
kinh doanh cái gì? (2) chúng ta là ai? (3) chúng ta quan tâm đến cái gì? (4) chúng
ta định làm gì?...Sứ mệnh có thể mô tả tổ chức theo khía cạnh về nhu cầu khách
hàng mà nó muốn thỏa mãn, hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp, hoặc thị trường mà
tổ chức đang theo đuổi hoặc định theo đuổi trong tương lai. Tuyên bố sứ mệnh có
thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào từng công ty.
Một tuyên bố sứ mệnh có ý nghĩa chỉ khi nó có tác dụng hướng dẫn cho các
quyết định chiến lược và đạt được mục tiêu dài hạn của tổ chức. Một tuyên bố sứ
mệnh cần khuyến khích các thành viên suy nghĩ và hành động một cách chiến lược
không phải chỉ quan tâm đến công việc hằng ngày.
Một viễn cảnh trình bày những khát vọng, những giá trị mong đợi và mục
đích nền tảng của tổ chức, thường lôi cuốn sự nhiệt huyết và tâm trí của các thành
viên trong tổ chức. Qua thời gian, tuyên bố sứ mệnh có thể thay đổi nhưng viễn
cảnh của tổ chức có thể vẫn tồn tại và kéo dài cho nhiều thế hệ
2. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức
Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức tạo ra các cơ hội và
đe dọa đối với tổ chức. Trong tiến trình hoạch định chiến lược, các nhà quản trị
cần xác định các cơ hội và đe dọa này, nắm vững chúng trong mối quan hệ với
việc xác định các sứ mệnh, các mục tiêu, các kế hoạch và các chiến lược của tổ
chức. Các lực lượng chính trị và giới hữu quan bên trong và bên ngoài tổ chức
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sứ mệnh và các mục tiêu. Các nhà
quản trị thương lượng với các giới hữu quan mạnh nhất (các giám đốc ngân hàng,
chính phủ, các khách hàng chủ yếu và các nhà cung cấp) và nỗ lực để ảnh hưởng
đến các lực lượng này.
Chúng ta xem xét mô hình năm lực lượng cạnh tranh trong ngành của Michael
Poter: các khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, các sản
phẩm và dịch vụ thay thế.
a. Các đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh giữ các đối thủ trong
ngành rất khác nhau và được các nhà quản trị cấp cao nhìn
nhận như là các đe dọa hoặc cơ hội trong ngành. Các nhận
thức về đối thủ cạnh tranh là cơ sở thiết lập các chiến lược và
đưa ra các hành động chống lại nguy cơ đe dọa của đối thủ
cạnh tranh. Những phản ứng và chiến lược bao gồm việc
giảm giá hoặc tăng các chương trình quảng cáo, giới thiệu các
sản phẩm hoặc các dịch vụ mới, cact tiến…
b. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Là những hãng mới thâm
nhập trong ngành khi thấy được mức sinh lời cao của các
hãng đang hoạt động trong ngành đang có tăng trưởng
cao.Những cản trở của đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập vào
thị trường mới là quy mô kinh tế (chi phí thấp hơn nếu tăng
khối lượng sản xuất) và sự đòi hỏi về vốn đầu tư để thâm
nhập của một đối thủ cạnh tranh.
c. Các khách hàng: quyền lực mặc cả của khách hàng phụ thuộc
vào năng lực của họ trong việc thương lượng với một hãng
hay nhiều hãng khác để giảm giá, đòi chất lượng cao hoặc
mua nhiều sản phẩm và dịch vụ với cùng một mức giá.
d. Các nhà cung cấp: quyền lực của nhà cung cấp tăng khi họ có
thể gia tăng hoặc bảo vệ thị phần, tăng giá hoặc lờ đi các đặc
điểm nào đó của sản phẩm dịch vụ và ít lo ngại việc mất mát
khách hàng.
e. Các sản phẩm và dịch vụ thay thế
Đe dọa từ sản phẩm và dịch vụ thay thế phụ thuộc vào năng lực
và sự sẵn lòng của khách hàng để thay đổi thói quen mua sắm
của họ.
Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức để đưa ra được các điểm
mạnh, điểm yếu giúp các nhà quản trị có khả năng nhận thức các năng lực cốt lõi
và xác định những hoạt động cần thiết để cải tiến.
3. Hình thành mục tiêu chung
Mục tiêu của tổ chức là những điều mà tổ chức cam kết đạt được. Mục tiêu có thể
được diễn đạt về cả định lượng và định tính (điều gì cần phải đạt được, cần đạt
được bao nhiêu,đạt được điều đó khi nào).
4. Tạo lập và lựa chọn các chiến lược để theo đuổi
Chiến lược là nhóm các hành động chủ yếu được chọn lựa và thực thi để đạt
được mục tiêu của tổ chức. Thách thức chủ yếu đối với các nhà quản trị là phải
xây dựng chiến lược mà ít nhất là độc đáo với khách hàng và khác biệt với chiến
lược của các đối thủ cạnh tranh.
Có ba chiến lược tăng trưởng cơ bản giúp các nhà quản trị hoạch định các
chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh bao gồm:
a. Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược này tập trung vào nỗ lực tăng trưởng trên thị trường hiện có với các
sản phẩm hiện tại. Một hãng có thể gia tăng sự thâm nhập thị trường bằng cách (1)
khuyến khích mạnh hơn việc sử dụng sản phẩm (2) thu hút khách hàng của các đối
thủ cạnh tranh (3) mua các hãng của đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra,tổ chức cũng có
thể gia tăng quy mô vị thế của mình trên thị trường nhờ việc tăng thêm sức mua
của những người sử dụng hiện tại.
b. Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển thị trường tập trung nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới cho
các sản phẩm hiện tại. Có 3 cách cơ bản để làm điều đó: (1) thâm nhập vào thị
trường ở các vùng địa lý mới (2) thâm nhập vào thị trường mục tiêu mới (3) mở
rộng việc sử dụng các thiết bị và sản phẩm hiện tại.
c. Chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược này bao gồm việc phát triển mới hoặc cải tiến các sản phẩm cho các thị
trường hiện tại. Cách tiếp cận này có thể tiến hành bằng các cách sau đây: (1) cải
iến các đặc điểm (2) nâng cao chất lượng về độ tin cậy, tốc độ, tính hiệu quả, độ
bền (3)nâng cao độ thẩm mĩ lôi cuốn của sản phẩm (4) giới thiệu các mô hình về
sản phẩm.
5. Phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu tổ chức
Khi một tổ chức phân bổ nguồn lực, nó phân bổ tiền bạc, con người, cơ sở vật
chất, thiết bị và các nguồn lực khác cho các chức năng và công việc khác nhau.
Phân bổ nguồn lực thường bao gồm việc đánh giá riêng tiền bạc, thông qua ngân
sách, cho các mục đích khác nhau.