Tiểu luận Tìm hiểu báo phát thanh

Vào thời điểm phát thanh ra đời, công chúng chỉ có thể tiếp cận thông tin qua hình thức báo in hay các hình thức truyền miệng khác. Sự hạn chế về mặt kỹ thuật là một cản trở rất lớn trong việc truyền thông đại chúng. Sự thiếu thốn về mặt tin tức cũng như tốc độ đưa tin đã một phần trở thành động lực để ngành phát thanh ra đời và phát triển. So sánh giữa Radio và Báo in, loại hình truyền thông duy nhất thời bấy giờ, người dân nhận xét trong 3 từ: Nhanh chóng, Thuận lợi, Rẻ tiền.

pdf9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7999 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu báo phát thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tìm hiểu báo phát thanh _Nhóm 2_ I. Sơ lược ngành Phát thanh thế giới 1. Khái niệm Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh và hình ảnh tới công chúng nói chung hay một nhóm lớn người nghe nói riêng. 2. Sơ lược lịch sử quá trình phát triển của phát thanh: 2.1. Do nhu cầu thông tin Vào thời điểm phát thanh ra đời, công chúng chỉ có thể tiếp cận thông tin qua hình thức báo in hay các hình thức truyền miệng khác. Sự hạn chế về mặt kỹ thuật là một cản trở rất lớn trong việc truyền thông đại chúng. Sự thiếu thốn về mặt tin tức cũng như tốc độ đưa tin đã một phần trở thành động lực để ngành phát thanh ra đời và phát triển. So sánh giữa Radio và Báo in, loại hình truyền thông duy nhất thời bấy giờ, người dân nhận xét trong 3 từ: Nhanh chóng, Thuận lợi, Rẻ tiền. 2.2. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội: Như ta đã biết, phát thanh có tính phủ sóng rộng khắp, mang tính quần chúng cao, chỉ cần có máy thu và máy phát là hoàn toàn có thể dễ dàng truyền tin. Chính vì vậy mà chi phí cho việc truyền thanh rất rẻ, và đến nay hầu như đã trở thành miễn phí. Chi phí phải bỏ ra cho phát thanh càng thấp càng khiến nó phát triển rộng khắp hơn, biến thành một thành phần cơ bản trong truyền thông đại chúng. Hơn thế nữa, cũng bởi tính đại chúng của nó, có thể phát thanh bất cứ nơi nào, lúc nào, mà phát thanh còn được dùng như một công cụ để tuyên truyền vô cùng hiệu quả cả về mặt chính trị và xã hội (Loa phường…). Hầu như quốc gia nào cũng có một kênh tin tức như tiếng nói đại diện cho quốc gia mình, tuyên bố, tuyên truyền những đường lối, chính sách của quốc gia, hoặc là truyền bá những thông tin xã hội cần thiết đến cho công chúng, đặc biệt là những nơi ở vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, mà ở nơi đó truyền thanh lại tỏ ra vô cùng hiệu quả. 2.3. Sự phát triển khoa học kĩ thuật: Nền công nghiệp hóa trong thế kỉ XIX thúc đẩy các ngành kỹ thuật phát triển đã tạo cơ sở vật chất cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông đại chúng. Xuất phát từ ý tưởng “truyền tin không cần dây” và những tiến bộ vật lý của Faraday, Maxwel, đặc biệt là phát hiện ra sóng điện từ năm 1887 của Rudolf Hertz, rồi phát minh về “diode”, “triode” đã đặt những viên gạch cơ bản cho sự ra đời của radio. Kể từ khi phát minh ra sóng điện từ, sự phát triển của ngành phát thanh lan truyền như vũ bão. Chỉ trong một thời gian ngắn, radio đã tràn ngập các quốc gia. 1895: Alexandre S.Popov (người Nga) phát minh ra ăng ten vô tuyến điện. Ngày 7/5 ông giới thiệu máy thu sóng điện tử đầu tiên tại Hội vật lý và Hóa học Saint – Petersbourg. Cũng năm này, Gughielmo Marconi (người Italia) thí nghiệm thành công việc truyền tín hiệu vô tuyến đầu tiên trên khoảng cách 400m, rồi 200m. 1915: Phát thanh quốc tế đầu tiên, hàng ngày một bản tin tức được phát đi từ nước Đức. 1920: - Thao diễn đầu tiên về truyền tin radio tại Oxtraylia. - Các máy thu thanh có đèn và tai nghe chạy bằng pin thay acquy được sản xuất tại Pháp. Mùa thu năm này, Liên Xô bắt đầu cho phát những bản tin ra nước ngoài. 1922- 16/8: từ Matxcova phát đi chương trình phát thanh cho toàn thể các đài phát thanh Xô viết. - Tháng 10 thành lập đài BBC, - Đài phát thanh Trung Quốc ra đời tại Thượng Hải 1923: Phát thanh đều đặn xuất hiện đầu tiên tại Đức, Bỉ, Phần Lan, Nauy, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Oxtraylia. 1925: Liên hiệp quốc tế phát thanh (UIR) được thành lập tại Geneve do Hội Quốc lien bảo hộ (SDN) 1929: Tháng 10, Đài phát thanh quốc tế Matxcova bắt đầu phát trên sóng ngắn bằng tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh 1936: - 23/9: Công ước về sử dụng truyền thanh và lợi ích hòa bình được kí tại Geneve (Thụy Sĩ). - Tường thuật vụ cháy “Lâu đài pha lê” tại Luân Đôn kèm theo lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh là các thông tin đặc biệt đầu tiên của BBC. 1937: Quảng cáo đem lại 70 triệu đô la cho các đài phát thanh thương mại của Mĩ. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỉ, từ năm 1895 đến 1937, phát thanh đã phát triển với một tốc độ nhanh chóng cả về chất lượng, quy mô, phạm vi phủ sóng và cả chất lượng thông tin truyền tải. Quá trình phát triển kỹ thuật phát thanh trên thế giới có 2 bước nhảy vọt quan trọng. Đó là phát thanh FM ra đời vào những năm 40 và phát thanh số ra đời vào cuối thế kỉ XX. Qua nhiều năm tháng, tuy máy móc kĩ thuật trong ngành phát thanh có nhiều cải biến, nhưng tựu chung lại, vẫn là thuộc loại yêu cầu kĩ thuật thấp, và có thể dễ dàng đáp ứng được. Do vậy, cho đến nay, không chỉ các quốc gia phát triển, mà hầu như các quốc gia nào, kể cả các quốc gia đang phát triển cũng như kém phát triển đều có khả năng lên sóng phát thanh.  Tăng cường thiết bị đầu – cuối Bên cạnh đó, cùng với việc khoa học kĩ thuật ngày càng biến đổi không ngừng, ngành phát thanh cũng phải đổi mới chính mình để có thể tiếp tục thích nghi và tồn tại. Nhắc đến phát thanh, giờ người ta không chỉ nghĩ đến chiếc máy radio nữa, mà còn có cả TV, máy nghe nhạc, điện thoại, máy tính, laptop… Hầu như tất cả các công cụ giải trí đều đã được tích hợp thêm khả năng thu sóng FM, AM để có thể phục vụ cho công chúng mọi lúc mọi nơi.  Tăng cường loại hình phát thanh Cuối cùng, nhằm hòa mình vào với tốc độ phát triển của thế giới, tối đa hóa lợi nhuận và hướng vào số lượng khán giả lớn hơn, Phát thanh truyền thống đã có sự hội nhập sâu sắc với các loại hình truyền thông khác. Hàng loạt phương thức truyền thông mới như: Phát thanh có hình, Radio Online… Xét riêng về Radio Online. Đây là hình thức không những thể hiện sự hội nhập cao nhất của Radio với các loại hình khác, mà còn khắc phục được phần lớn những hạn chế của Phát thanh truyền thống. ví dụ cụ thể như: + Dung lượng không hạn chế, khả năng phát đi phát lại cao + Khán giả được gia tăng về số lượng, đặc biệt nhấn mạnh vào sự trẻ hóa khán giả + Chi phí được hạn chế tối đa, trong đó lợi nhuận lại tăng do khả năng quảng cáo tốt hơn + Thời gian cập nhật liên tục + Thể hiện chức năng đa nhiệm của máy tính 2.4. Chính sách nhà nước: Mặc dù ngành phát thanh trong suốt quãng thời gian phát triển của mình phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngành khác như truyền hình, mạng internet, mà xét ra vô cùng hấp dẫn công chúng, nhưng như đã nói ở trên, phát thanh cũng có tác dụng tuyên truyền, nên Nhà nước nào cũng có chủ trương khuyến khích phát triển ngành này, chủ yếu là thông qua việc hỗ trợ về mặt tài chính. Thậm chí có một số quốc gia như Việt Nam hay Trung Quốc coi đây là ngành truyền thông quốc gia, và tất cả các đài tiếng nói đều thuộc về sở hữu của nhà nước. Hơn thế nữa, cũng bởi tính đại chúng của nó, có thể phát thanh bất cứ nơi nào, lúc nào, mà phát thanh còn được dùng như một công cụ để tuyên truyền vô cùng hiệu quả cả về mặt chính trị và xã hội. Hầu như quốc gia nào cũng có một kênh tin tức như tiếng nói đại diện cho quốc gia mình, tuyên bố, tuyên truyền những đường lối, chính sách của quốc gia, hoặc là truyền bá những thông tin xã hội cần thiết đến cho công chúng, đặc biệt là những nơi ở vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, mà ở nơi đó truyền thanh lại tỏ ra vô cùng hiệu quả. II. Phát thanh hiện nay 1. Ưu điểm  Mang tính tỏa khắp: Đó là sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ của ánh sáng- xấp xỉ 300.000 km/giây. Nhờ đặc tính này, cùng một lúc, phát thanh tác động đến hàng triệu người, không phân biệt biên giới quốc gia, lãnh thổ.  Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời, nguồn thông tin đảm bảo. Báo in chỉ cho phép tiếp nhận từng người một, đơn lẻ, còn phát thanh thì hàng triệu người có thể cùng nghe, cùng theo dõi, cùng phản ứng. Do đó, phát thanh có sức mạnh đặc biệt trong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì.  Sống động, riêng tư, thân mật. Thế mạnh của phát thanh là sử dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc trong việc phản ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục người nghe. Giọng nói có sức truyền cảm mạnh mẽ, nhờ chất giọng và kỹ năng nói. Chương trình phát thanh hướng tới số đông nhưng nhưng người nghe lại nghe radio với tư cách cá nhân, từng người một. Điều này đòi hỏi phải thiết kế thông điệp như nói với từng người.  Là một kênh truyền thông với chi phí rẻ .Với công nghệ hiện nay, một chiếc radio chỉ bán với giá vài chục ngàn đồng, hợp với túi tiền đại đa số người dân, lại được nghe đủ loại chương trình.  có thể vừa nghe vừa làm việc khác, không phải tập trung mọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin.  Đến với mọi đối tượng, không phân biệt trình độ văn hóa cao hay thấp, biết chữ hay không, chỉ cần có khả năng nghe. Đồng thời, nó cũng có khả năng phục vụ giải trí cho công chúng.  Có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dân tộc. Có thể phát được nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trên sóng phát thanh cùng lúc.  Có thể mang theo. Hệ thống phát thanh, truyền thanh lan tỏa đến tận phường, xã, ấp; radio theo bà con lên rẫy vào nương. Hơn thế nữa, nó cũng theo những người lái xe khi ngành công nghiệp giao thông bùng nổ đến tận thời điểm này. Đó là điều mà truyền hình, báo in, báo mạng không thể sánh kịp. 2. Tồn tại và Thách thức a. Tồn tại  Tiếp nhận không toàn diện ~> chỉ tiếng không hình  Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu giữ thông tin qua radio khó khăn và hạn chế, mặc dù hiện nay điều kiện ghi âm, băng từ khá hiện đại.  Trên sóng phát thanh khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp, nhất là việc phân tích các số liệu, bởi thế mạnh của phát thanh là thông tin và cổ động. b. Thách thức  Cạnh tranh khốc liệt với những phương tiện truyền thông khác về tính hấp dẫn, cập nhật… Có thể lấy ví dụ như TV hay internet, nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều, dễ dàng chọn lựa thông tin, chương trình đa dạng...  Nguồn lợi thu được ít hơn các ngành truyền thông khác ~> khó duy trì  Trước đây, công chúng sẵn sàng nghe chương trình một cách bị động, có gì nghe nấy không yêu cầu đòi hỏi gì đối với nhà sản xuất. Hiện nay, mô hình thông tin đã có sự thay đổi. Trước khi phát hành một tờ báo hay cho ra đời một chương trình phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí đều phải dựa trên nhu cầu của công chúng tiếp nhận thông qua thư, các cuộc điều tra.... Công chúng nghe tiếp nhận chương trình và họ có những sự phản hồi giúp cho cơ quan báo chí có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu chương trình không hay công chúng sẵn sàng loại bỏ để lựa chọn một kênh thông tin khác phù hợp vì họ có rất nhiều kênh để chọn lựa. Đối với thính giả đài phát thanh cũng vậy, bạn nghe đài cũng có nhiều thay đổi. Giờ đây, người nghe có những cách thức tiếp cận khác nhau và họ muốn có những chương trình hấp dẫn, lại phù hợp với nhu cầu của mình. III. Phát thanh tại Việt Nam 1. Thực trạng Từ lúc ra đời cho đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã luôn sát cánh với sự nghiệp giải phóng đất nước trong chiến tranh và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời bình cùng nhân dân ta. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Trong khoảng thời gian từ năm 1945-1990, phát thanh chiếm vị trí độc tôn ở Việt Nam. Vào thời điểm ra đời, đây là loại kênh truyền thông đại chúng phù hợp nhất với nhân dân ta, do yếu tố chiến tranh và 90% dân số nước ta mù chữ khi ấy. Sau đổi mới, cơ chế bao cấp bị phá vỡ, bên truyền hình và báo in được phép kinh doanh báo chí, giới trẻ bung ra nền kinh tế thị trường với cách làm tin mới trong khi báo phát thanh vẫn duy trì phương thức phát thanh một chiều, ca ngợi chiến công và đường lối của Đảng trong hàng tuần với những con số phát thanh định kì. Những nguyên nhân đó đã khiến phát thanh Việt Nam bị chững lại trong cả một thập kỉ. Sau nghị định 53 CP của Chính phủ, phát thanh Việt Nam đã quyết định đổi mới và có nhiều bước tiến đáng kể. Phát thanh Việt Nam đã được tổ chức thành hệ thống ngành kỹ thuật nghiệp vụ thống nhất. Thống nhất tập trung về nghề nghiệp, đào tạo và kỹ thuật, đồng thời phân cấp quản lý, tạo điều kiện độc lập về tài chính, nhân sự, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho từng Đài phát thanh tỉnh. Hàng ngày, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng 141 giờ chương trình. 68 Đài phát thanh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sóng ngắn và sóng FM của Đài Quốc gia và địa phương đã phủ sóng Tiếng nói Việt Nam đến 99.8% dân số cả nước (số liệu 2010). Đổi mới và phát triển Bằng việc áp dụng, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đài tiếng nói Việt Nam đã đưa loại hình phát thanh lên một tầm cao mới, khẳng định được vị thế của mình. Nổi bật nhất là việc nhanh chóng chuyển đổi công nghệ phát thanh sang kỹ thuật số, phát thanh trực tiếp và phát thanh internet. Chúng đã làm thay đổi các quy trình làm việc nâng cao chất lượng chương trình, những công nghệ mới đã được cải tiến đổi mới căn bản quy trình sản xuất chương trình, đưa các thông tin, những âm thanh ghi lại tại hiện trường lên sóng phát thanh đưa đến cho công chúng những sự kiện diễn ra hấp dẫn và có tính giáo dục tuyên truyền cao. Bên cạnh đó đài luôn mở rộng số kênh và chương trình, để đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng. Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục trau dồi đào tạo kinh nghiệm cán bộ, đổi mới vàtrẻ hóa đội ngũ cán bộ để phù hợp với tình hình mới. 2. Triển vọng phát triển  Nghề Dj Radio trở thành hot  Trẻ hóa lứa tuổi nghe đài  Trở thành xu thế nghe nhìn mới Trong sự bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa ngày nay, với sự đầu tư đúng mức, toàn diện với đội ngũ phát thanh viên trẻ, nhiệt huyết, giàu sức sáng tạo dự báo sẽ làm phong phú và sâu sắc menu phát thanh Việt Nam, đưa phát thanh đến với đồng bào cả nước và phục vụ cả những kiều bào nước ngoài, nâng cao hợp tác phát thanh đa phương tiện với bạn bè thế giới. KẾT LUẬN Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó có radio phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này. Đó chính là những đòi hỏi của bạn nghe đài trước cuộc sống, và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú. Cũng chính điều này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ quan truyền thông đại chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiều bạn đọc, người nghe, người xem. Ở Các đô thị lớn ở nước ta đời sống kinh tế tăng trưởng hơn, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng có nhiều thay đổi. Công chúng hiện nay và sau này vẫn luôn luôn cần đến một âm thanh không có hình ảnh để có được cái quyền tự họ mỗi buổi sáng, rút ra được cái ý nghĩa của những tin tức lắng nghe được qua radio. Truyền thông đại chúng ngày nay đa dạng hoá thông tin: thông tin nhiều chiều, thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ càng phát triển, mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận thông tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin được nhiều người ưa thích. Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ mới, ưu thế của phát thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn. Thực tiễn cho thấy: quá trình “Phi đại chúng hoá” các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ diễn ra với báo in mà còn mạnh mẽ hơn đối với phát thanh và truyền hình. Trước đây nước Mỹ chỉ có các đài phát thanh, đài truyền hình lớn là VOA, CBS, ABC, NBC thì nay có hơn 70 đài truyền hình với hơn 100 kênh khác nhau, hàng trăm đài phát thanh. Ngày nay, xu thế “phi đại chúng hoá” đã tác động đến Việt Nam. Công chúng không chỉ nghe phát thanh mà họ tự lựa chọn các kênh thông tin khác để tiếp nhận. Vì vậy các cơ quan thông tấn báo chí nói chung và đài phát thanh phải đặc biệt quan tâm đến công chúng của mình. Công chúng báo chí và công chúng phát thanh từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động đã tiến lên vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông.
Luận văn liên quan