Tiểu luận Tìm hiểu chiến lược phát triển và đưa ra điểm yếu, điểm mạnh của công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen

Xây dựng chiến lược là bước quan trọng hàng đầu của nhà quản trị trên con đường đưa doanh nghiệp vươn tới thành công. Một chiến lược tốt với tầm nhìn và sứ mạng rõ ràng, xứng tầm doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị định hướng phát triển cho doanh nghiệp, kiên cường chèo chống đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ vững quyết tâm đi đến tận cùng mục tiêu đã chọn. Trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập, nền kinh tế thế giới gần như không còn biên giới phân chia thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Để tìm kiếm khả năng thành công trên thương trường khốc liệt ấy, việc xây dựng một chiến lược phù hợp là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp xác định sự khác biệt để làm nền tảng phát triển và thành công. Trong khuôn khổ thực hiện bài tập nhóm môn Quản trị Chiến lược, nhóm BDT lớp B212QT2A trường Đại học Mở TP.HCM theo đuổi đề tài “Tìm hiểu chiến lược và đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen”, với mục tiêu vận dụng được kiến thức đã được giảng viên truyền đạt trong quá trình học tập, từ đó học hỏi, rút ra được bài học từ việc xây dựng chiến lược của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Xa hơn trong tương lai, các thành viên của nhóm kỳ vọng có thể áp dụng bài học này vào quá trình làm việc sau này. Nhóm BDT xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Long, người thầy đã nhiệt tâm truyền đạt, hướng dẫn chúng em lĩnh hội kiến thức để có thể hoàn thành bài tập này.

pdf54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10264 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu chiến lược phát triển và đưa ra điểm yếu, điểm mạnh của công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ==================== Khoa: Quản trị kinh doanh Lớp: B212QT2A Môn: Quản trị chiến lược Bài tiểu luận nhóm Đề tài: TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐƯA RA ĐIỂM YẾU, ĐIỂM MẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN THANH LONG Sinh viên thực hiện: Nhóm BDT 1/ Nguyễn Thanh Phượng, MSSV: 1264010042 2/ Nguyễn Ngọc Yến Sơn, MSSV: 1264010047 3/ Đoàn Bắc Việt Trân, MSSV: 1264010064 4/ Nguyễn Thành Vân, MSSV: 1264010072 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 8 NĂM 2013 2 2 MỤC LỤC TỰ ĐỘNG Lời mở đầu ................................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM ....................................... 4 1.1. Tổng quan ngành thép tại Việt Nam ................................................................................. 4 1.2. Phân tích ngành thép dựa trên mô hình 5 áp lực ............................................................... 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÀY ........................................................................... 8 2.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................................ 8 2.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................................. 9 CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN ......................................................... 13 3.1. Môi trường vĩ mô ............................................................................................................ 14 3.2. Môi trường vi mô ............................................................................................................ 21 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN ................................................ 23 4.1. Quá trình thực hiện chiến lược ........................................................................................ 23 4.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phẩn Tập đoàn Hoa Sen ........................ 48 3 3 Lời mở đầu Xây dựng chiến lược là bước quan trọng hàng đầu của nhà quản trị trên con đường đưa doanh nghiệp vươn tới thành công. Một chiến lược tốt với tầm nhìn và sứ mạng rõ ràng, xứng tầm doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị định hướng phát triển cho doanh nghiệp, kiên cường chèo chống đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ vững quyết tâm đi đến tận cùng mục tiêu đã chọn. Trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập, nền kinh tế thế giới gần như không còn biên giới phân chia thị trường thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Để tìm kiếm khả năng thành công trên thương trường khốc liệt ấy, việc xây dựng một chiến lược phù hợp là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp xác định sự khác biệt để làm nền tảng phát triển và thành công. Trong khuôn khổ thực hiện bài tập nhóm môn Quản trị Chiến lược, nhóm BDT lớp B212QT2A trường Đại học Mở TP.HCM theo đuổi đề tài “Tìm hiểu chiến lược và đưa ra điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen”, với mục tiêu vận dụng được kiến thức đã được giảng viên truyền đạt trong quá trình học tập, từ đó học hỏi, rút ra được bài học từ việc xây dựng chiến lược của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Xa hơn trong tương lai, các thành viên của nhóm kỳ vọng có thể áp dụng bài học này vào quá trình làm việc sau này. Nhóm BDT xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Long, người thầy đã nhiệt tâm truyền đạt, hướng dẫn chúng em lĩnh hội kiến thức để có thể hoàn thành bài tập này. 4 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH THÉP VIỆT NAM 1.1. Tổng quan ngành thép tại Việt Nam Từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới và tăng trưởng mạnh. Sự ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam năm 1990 đã góp phần quan trọng vào sự bình ổn và phát triển của ngành. Thống kê sản lượng của ngành thép thời kỳ 1990-2008 (ĐV nghìn tấn) (Nguồn: Hiệp hội thép) Những năm qua, tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát triển tương đối khá mạnh (cả quốc doanh và tư nhân), đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực tăng gấp hàng chục lần so với năm 1990 và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, song vẫn còn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới, thể hiện ở các mặt: 5 5  Trang thiết bị có qui mô nhỏ, phổ biến thuộc thế hệ cũ, lạc hậu, trình độ công nghệ và mức độ tự động hóa thấp. Chất lượng sản phẩm còn hạn chế (nhất là khu vực tư nhân), chỉ có hai dây chuyền cán liên tục tương đối hiện đại thuộc khối liên doanh.  Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu (mới cán được các sản phẩm dài, cỡ nhỏ và vừa với mác thép phổ biến là các bon thấp).  Năng lực sản xuất phôi thép quá nhỏ bé, các nhà máy và cơ sở cán thép còn phụ thuộc nhiều vào phôi thép nhập khẩu. Toàn bộ sản phẩm cán dẹt trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu.  Chi phí sản xuất còn cao, năng suất lao động thấp, số lượng lao động quá đông, giá thành không ổn định (do lệ thuộc phôi thép nhập khẩu) nên tính cạnh tranh chưa cao. Khả năng xuất khẩu sản phẩm thép còn rất hạn chế. Nhìn một cách tổng quát, ngành thép Việt Nam vẫn ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, nặng về gia công chế biến từ phôi và bán thành phẩm nhập khẩu. Trình độ công nghệ thấp, chưa có nhiều thiết bị hiện đại tự động hóa cao, cần phải đầu tư cải tạo phát triển, thay thế dần các thiết bị cũ, lạc hậu, mới có thể bảo đản tính cạnh tranh trong thời gian tới. 1.2. Phân tích ngành thép dựa trên mô hình 5 áp lực 1. 2.1 Áp lực từ phía nhà cung cấp ở mức trung bình Các nhà cung cấp thép và nguyên liệu cho ngành thép phân bố ở nhiều nước trên thế giới nên mức độ tập trung của các nhà cung cấp thấp, hơn nữa không có doanh nghiệp nào nắm độc quyền trong lĩnh vực này nên không có tình trạng độc quyền bán. Thép và nguyên liệu cho ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt nên người mua có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên với 50% phôi phải nhập khẩu thì khả năng đàm phán về giá của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấp, hầu như hoàn toàn chịu biến động của giá thị trường thế giới. Như vậy có thể thấy áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam ở mức trung bình. 1.2.2. Áp lực từ khách hàng ở mức trung bình đến cao Khách hàng tiêu thụ thép là các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, trong đó áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn do họ không có nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm và giá cả cũng như khả năng đàm phán giá thấp.Ngược lại, khách hàng doanh nghiệp tạo áp lực lớn do các yếu tố sau: 6 6 - Thép xây dựng: nguồn cung trên thị trương hiện đã dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ. Thép dẹt hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng từ năm 2013 trở đi có khả năng nguồn cung thép dẹt cũng thừa so với nhu cầu. - Khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, do đó khả năng đàm phán giá cao, cũng như việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp dễ dàng. - Khối lượng đặt mua lớn và việc ký được hợp đồng cung cấp dài hạn với khách hàng mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy sức mạnh của nhóm khách hàng này khá cao, điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng lớn và truyền thống, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. 1.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn rất cao Khả năng gia nhập ngành thép của các đối thủ tiềm ẩn cao do chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định pháp luật của Việt Nam. Việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng thẩm định về năng lực vốn cũng như chưa có các quy định rõ ràng về công nghệ và cam kết về môi trường với các dự án. Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành. Các doanh nghiệp gia nhập về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi thế về vốn lớn và công nghệ. 1.2.4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế không cao Thép được coi là lương thực của mọi ngành công nghiệp. Hiện nay chưa có nhiều nguồn tài nguyên hay chất liệu khác để thay thế thép trong xây dựng, chế tạo máy móc công nghiệp hay trong quốc phòng. Vì vậy áp lực về sản phẩm thay thế đối với ngành thép rất ít. 1.2.5. Cạnh tranh nội bộ ngành giữa các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng ngày càng gay gắt Cạnh tranh trong ngành thép hiện nay chủ yếu là giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép dài, còn thép dẹt chủ yếu nhập khẩu nên cạnh tranh không rõ nét, tuy nhiên từ 2010 đến 2012 trở đi, một số dự án lớn sản xuất thép dẹt đi vào hoạt động thì mức độ cạnh tranh ở sản phẩm thép dẹt sẽ tăng lên. Nhìn chung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn thể hiện ở các điểm sau: 7 7 - Số lượng công ty ngày càng tăng, đặc biệt các công ty có quy mô công suất lớn sắp được thành lập. - Ngành thép là ngành có chi phí cố định cao, do đó các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế nhờ quy mô, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ giảm được chi phí cố định/sản phẩm,giảm giá bán, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.. - Rào càn ra khỏi ngành cao do việc thanh lý máy móc của các doanh nghiệp ngành không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải ở lại ngành mặc dù hoạt động không hiệu quả như trước, làm tăng tính cạnh tranh trong ngành. Hiện nay về mảng thép dài có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại. Khả năng cạnh tranh tốt hơn nằm ở các doanh nghiệp có quy mô công suất ở mức tương đối lớn (từ 200.000 tấn/năm) và thành lập, phát triển sau năm 2002 hoặc các doanh nghiệp liên doanh có ưu thế về vốn, công nghệ, cách thức quản lý và quảng bá sản phẩm như Pomina, Vinakyoei, Hoa Sen, Việt Úc, Hoà Phát v.v.. Ngược lại một số các doanh nghiệp cán thép thành lập từ trước như thép Đà Nẵng (1992), thép Miền Trung (1998), Nasteel (1996) v.v. và các xưởng cán thép mini của tư nhân đang mất dần thị trường và hoạt động không hiệu quả. Nhìn chung, cạnh tranh trong ngành thép đang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị sản xuất trong ngành, trong đó chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp mới thành lập trong mấy năm gần đây. 8 8 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY NÀY 2.1. Lịch sử hình thành  Năm 2001: thành lập công ty cổ phần Hoa Sen, tiền nhân của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) hiện nay với ba chi nhánh phân phối - bán lẻ trực thuộc.  Năm 2004: khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ màu 1 công suất 45.000 tấn/năm công nghệ tiên tiến Nhật Bản, khánh thành tòa nhà trụ sở văn phòng tại Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương.  Năm 2005: Khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm 1, công suất 50.000 tấn/năm, tại khu công nghiệp Sóng Thần II  Năm 2006: - Khởi công xây dựng nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm. - Mở văn phòng đại diện tại TPHCM - Thành lập công ty cổ phần tôn Hoa Sen, công ty con đầu tiên của Hoa Sen Group.  Năm 2007: - Đổi tên công ty cổ phần Hoa Sen thành công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group). - Khánh thành nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm. - Khai trương dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm II, công suất 50.000 tấn/năm. - Thành lập công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hoa Sen. - Thành lập công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa Sen. - Sáp nhập các công ty cổ phần tôn Hoa Sen, công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hoa Sen, công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Hoa Sen vào Hoa Sen Group, nâng vốn điều lệ lên 570 tỷ đồng.  Năm 2008: - Thành lập công ty tiếp nhận cảng biển Hoa Sen – Gemadept. - Khánh thành giai đoạn 1 nhà máy vật liệu xây dựng. - Khánh thành nhà máy tôn mạ hợp kim nhôm kẽm. 9 9 - Niêm yết cổ phiếu HSG tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu các công ty thuộc Hoa Sen Group 10 10 Cơ cấu tổ chức phân quyền của Hoa SenGroup 2.3. Lĩnh vực hoạt động  Tôn – thép: - Sản xuất thép cuộn cán nguội - Sản xuất tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm kẽm), tôn mạ kẽm, tôn lạnh phủ sơn, tôn kẽm phủ sơn. - Sản xuất xà gồ thép, ống thép mạ kẽm, ống thép mạ các loại hợp kim khác.  Vật liệu xây dựng: Sản xuất vật liệu xây dựng bằng nhựa: ống nhựa, tấm trần nhựa, hạt nhựa, ...  Cảng biển và Logistic: Kinh doanh cảng biển và dịch vụ logistic  Bất động sản: 11 11 - Kinh doanh bất động sản - Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất cấu kiện thép trong xây dựng. 2.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược kinh doanh Tầm nhìn Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực vật liệu xây dựng bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các sản phẩm truyền thống: tôn, thép, nhựa trên cơ sở xây dựng và phát triển chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và văn hoá doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội. Sứ mệnh Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen, chất lượng quốc tế, giá hợp lý, đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng. Giá trị cốt lõi và văn hóa Giá trị cốt lõi: · Trung thực · Cộng đồng · Phát triển Văn hóa 10 chữ T: Trung thực, trung thành, tận tụy, trí tuệ, thân thiện Triết lý kinh doanh 12 12 · Chất lượng sản phẩm là trọng tâm · Lợi ích khách hàng là then chốt · Thu nhập nhân viên là trách nhiệm · Chia sẻ cộng đồng là nghĩa vụ Chiến lược kinh doanh:  Tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chủ yếu gồm tôn - thép, vật liệu xây dựng, cảng biển, logistics và bất động sản.  Phát triển năng lực cạnh tranh bền vững của quy trình sản xuất kinh doanh khép kín để đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao và giá thành thấp nhất trong lĩnh vực kinh doanh tôn – thép, vật liệu xây dựng.  Khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh vượt trội của hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ để giữ vững vị thế doanh nghiệp có thị phần lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực tôn – thép.  Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, phấn đấu trở thành nhà sản xuất và phân phối hàng đầu các sản phẩm vật liệu xây dựng cơ bản tại Việt Nam.  Xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh và thân thiện.  Phát triển hệ thống chi nhánh bán lẻ lên 200 chi nhánh trên cả nước và 10 trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng tổng hợp.  Hợp tác chiến lược với đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. Trong đó, định hướng chiến lược phát triển 2010 – 2015 như sau:  Phát triển theo chiều dọc: - Về phía trước: đầu tư phát triển hệ thống chi nhánh phân phối. - Về phía sau: mở rộng quy trình sản xuất kinh doanh khép kín trong lĩnh vực tôn mạ, thép cán nguội, thép cán nóng, luyện cán thép.  Phát triển theo chiều ngang: đa dạng hóa sản phẩm vật liệu xây dựng, nâng cấp các chi nhánh trở thành trung tâm vật liệu xây dựng; đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh: bất động sản, cảng biển và logistics.  Phát triển thương hiệu mạnh và thân thiện. Hợp tác với các ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng tại các chi nhánh. 13 13 Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển từ 2010 – 2015:  Đầu tư dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh và đón đầu cơ hội phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.  Tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền thép cán nguội, nâng tổng số lên 6 dây chuyền để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các dây chuyền mạ và ống thép.  Đầu tư xây dựng mới nâng tổng số chi nhánh trên toàn quốc lên con số 150; chú trọng mở rộng kênh bán hàng công trình và xuất khẩu.  Đầu tư các dự án bất động sản: Dự án Cao ốc căn hộ Phố Đông – Hoa Sen, Dự án Căn hộ cao cấp Hoa Sen - Phước Long, Dự án Căn hộ cao cấp Hoa Sen Riverside.  Tiếp tục đầu tư Dự án Liên doanh Khu tiếp vận và Cảng quốc tế Hoa Sen - Gemadept tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.  Tăng vốn điều lệ bằng lợi nhuận giữ lại thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức để từng bước tái cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm vốn vay tín dụng và phục vụ đầu tư phát triển nhưng vẫn đảm bảo thu nhập trên mỗi cổ phần duy trì ở mức cao.  Phấn đấu đưa các sản phẩm ống thép, ống nhựa lên vị trí hàng đầu tại thị trường trong nước.  Thực hiện chính sách sản xuất kinh doanh linh hoạt, năng động theo thị trường.  Thực hiện các chương trình marketing sáng tạo, đa dạng, hiệu quả để xây dựng hệ thống thương hiệu Hoa Sen ngày càng vững mạnh, tạo uy tín, thân thiện với người tiêu dùng trong lĩnh vực tôn, thép, vật liệu xây dựng.  Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc bộ máy quản lý theo hướng Tập đoàn; thành lập mới một số công ty con do Tập đoàn Hoa Sen sở hữu 100% vốn.  Xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại theo mô hình Tập đoàn.  Triển khai áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP.  Hoàn thiện Hệ thống Quản lý chất lượng ISO trong toàn Tập đoàn.  Hoàn thiện các chính sách về tuyển dụng, đào tạo và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN 14 14 3.1. Môi trường vĩ mô 3.1.1. Yếu tố kinh tế Trước thời điểm Công ty Hoa Sen được thành lập, đất nước ta đã có sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng qua các giai đoạn. Giai đoạn 1991 – 1995, đất nước dần dần ra khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái. Nền kinh tế đạt được những thành tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng tương đối cao, liên tục và toàn diện, GDP bình quân tăng 8,2%/năm; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm. Đây là tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp theo, giai đoạn 1996 - 2000 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đứng trước những thử thách khốc liệt, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong đó, công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%. Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần” (nguồn: 21694/ Nhung-thanh-tuu-co-ban-ve-phat-trien-kinh-te-xa.aspx). Bối cảnh nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đã tác động đến việc chọn ngành kinh doanh và chiến lược của công ty Hoa Sen: “Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực vật liệu xây dựng bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung vào các sản phẩm truyền thống: tôn, thép, nhựa trên cơ sở xây dựng”.  Cơ hội: - Cơ hội thành công trong kinh doanh khi chọn sản phẩm sản xuất, kinh doanh là tôn, thép, thuộc nhóm sản phẩm nằm trong lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế. - Cơ hội gia tăng doanh thu, gia tăng l
Luận văn liên quan