Dự trữ bắt buộc (DTBB) hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung
ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ
để đảm bảo tính thanh khoản.
Theo quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành theo quyết
định số 581/QĐ - NHNN ngày 9/9/2003 của Thống đốc NHNN: “Dự trữ bắt buộc là số tiền
mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại Ngân hàng Nhà nước”.
Số tiền dự trữ bắt buộc được gửi tại ngân hàng trung ương, không hưởng lãi, không được
dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền
gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ thống
ngân hàng.
Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không
được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại
phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.
Trước đây, dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhu cầu rút
tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên,
theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức dự trữ bắt buộc lớn
bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD
chống đỡ được nguy cơ phá sản; Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức dự trữ
bắt buộc quá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là ko sinh lời, dự trữ bắt buộc càng cao thì
lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của
TCTD. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ ngân hàng luôn cho phép các TCTD có thể
5
sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự
trữ tiền mặt. Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp.
Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền
tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8059 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
TÌM HIỂU CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC VÀ VIỆC ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT
BUỘC TRONG THỜI GIAN QUA
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hai Hằng
Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Thu Trang
MSSV : K094040619
TP Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2012
MỤC LỤC – TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ......................................4
1.1 Khái niệm và cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc ............................................................ 4
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................................. 4
1.1.2 Tác động của công cụ dự trữ bắt buộc........................................................................ 5
1.1.2.1 Tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng .......................................... 5
1.1.2.2 Tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ ............................................................... 5
1.1.2.3 Tác động đến lượng tiền cung ứng ...................................................................... 6
1.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc................................................................................ 6
1.2.1 Phương pháp tính dự trữ bắt buộc .............................................................................. 6
1.2.1.1 Các văn bản áp dụng .......................................................................................... 6
1.2.1.2 Nguyên tắc dự trữ bắt buộc ................................................................................. 7
1.2.1.3 Xác định mức dự trữ bắt buộc............................................................................. 7
1.2.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc ........................................................................ 7
1.2.2.1 Phương pháp nối tiếp. ......................................................................................... 8
1.2.2.2 Phương pháp trùng một phần .............................................................................. 8
1.2.2.3 Phương pháp trùng hoàn toàn . ........................................................................... 8
1.3 Chức năng, vai trò của dự trữ bắt buộc.............................................................................. 8
1.3.1 Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ............................................. 9
1.3.2 Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng . ...................................................... 9
1.3.3 Kiểm soát tăng trưởng tiền tệ ..................................................................................... 9
1.3.4 Tạo hu nhập cho Ngân hàng Trung Ương .................................................................. 9
1.4 Ưu, nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc ...................................................................10
1.4.1 Ưu điểm: ..................................................................................................................10
1.4.2 Nhược điểm:.............................................................................................................10
2
CHƯƠNG 2: VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG THỜI GIAN QUA ... 11
2.1 Giai đoạn từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng đến trước khi Luật Ngân hàng có hiệu lực
(5/1990 – 10/1998). ...................................................................................................................11
2.2 Giai đoạn từ khi Luật Ngân hàng có hiệu lực (từ tháng 10/1998) đến 2007 ......................12
2.3 Giai đoạn từ năm 2007 đến nay .......................................................................................16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CỦA
CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ............................................................................................... 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Tiền tệ - Ngân hàng của TS.Nguyễn Minh Kiều trường Đại học Kinh tế
TP.HCM
2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương – Học viện Ngân hàng
3. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
4. Tạp chí tài chính
5. Hệ thống các Quyết định của NHNN Việt Nam về dự trữ bắt buộc từ năm 1990 đến
nay
3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
1.1 Khái niệm và cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc
1.1.1 Khái niệm
Dự trữ bắt buộc (DTBB) hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung
ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ
để đảm bảo tính thanh khoản.
Theo quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành theo quyết
định số 581/QĐ - NHNN ngày 9/9/2003 của Thống đốc NHNN: “Dự trữ bắt buộc là số tiền
mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại Ngân hàng Nhà nước”.
Số tiền dự trữ bắt buộc được gửi tại ngân hàng trung ương, không hưởng lãi, không được
dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền
gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ thống
ngân hàng.
Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không
được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại
phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.
Trước đây, dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhu cầu rút
tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên,
theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức dự trữ bắt buộc lớn
bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD
chống đỡ được nguy cơ phá sản; Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức dự trữ
bắt buộc quá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là ko sinh lời, dự trữ bắt buộc càng cao thì
lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của
TCTD. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ ngân hàng luôn cho phép các TCTD có thể
4
sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự
trữ tiền mặt. Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp.
Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền
tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.
1.1.2 Tác động của công cụ dự trữ bắt buộc
1.1.2.1 Tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi
ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì
phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho
vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho
một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng - hoạt động này mở ra một
nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình
tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được
nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân
tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả dụng của
hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn
thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn
sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
1.1.2.2 Tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ
Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách:
Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể thu mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi
suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên.
Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ bắt buộc của các ngân
hàng ở NHTƯ không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể. Khi dự trữ bắt buộc tăng
lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM.
5
Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị
trường tín dụng.
1.1.2.3 Tác động đến lượng tiền cung ứng
Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng,
thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà Ngân hàng trung ương
(NHTW) muốn đạt được khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng
lên nếu NHTW thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và
ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công
ăn, việc làm cho người lao động thì NHTW sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng thể hiện qua công thức tính hệ số nhân
tiền:
1
ệ ố ạ ề =
ỷ ệ ự ữ ắ ộ
Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là
khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối lượng tín dụng mà cả
đối với lãi suất tín dụng. Mức độ tác động không đơn giản chỉ làm tăng hay giảm đơn thuần
mà làm thay đổi theo số lần về tiền trong lưu thông.
1.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc
1.2.1 Phương pháp tính dự trữ bắt buộc
1.2.1.1 Các văn bản áp dụng
Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban
hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Quyết định số 1130/2005/QĐ-NHNN ngày 1/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số
581/2003/QĐ-NHH ngày 9/6/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
6
1.2.1.2 Nguyên tắc dự trữ bắt buộc
Các TCTD phải duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự
trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:
Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước
không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ.
Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hàng ngày
trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự trữ bắt buộc của kỳ
đó.
1.2.1.3 Xác định mức dự trữ bắt buộc
Về nguyên tắc dự trữ bắt buộc được tính như sau:
Tỷ lệ dự Số dư bình quân tài khoản
Mức dự trữ
= trữ bắt X thuộc đối tượng dự trữ bắt
bắt buộc
buộc buộc kỳ xác định
Trong đó:
Số dư bình quân tài khoản Tổng số dư cuối ngày của các tài khoản phải
thuộc đối tượng dự trữ bắt = dự trữ bắt buộc của kỳ xác định
buộc kỳ xác định Số ngày trong kỳ
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian tính bằng số ngày trong mỗi kỳ để tính toán
tiền dự trữ bắt buộc
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian mà đối tượng thực hiện dự trữ bắt buộc thực
hiện theo mức đã được tính toán vào cuối kỳ xác định
1.2.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc
Có nhiều phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc. Căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời gian
giữa kỳ xác định và kỳ duy trì có thể phân chia các phương pháp này thành ba loại:
7
1.2.2.1 Phương pháp nối tiếp.
Đây là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau. Với cách xác định này, đối
tượng dự trữ bắt buộc phải chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ duy
trì họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc mà họ phải thực hiện trong kỳ. Tuy nhiên, theo
phương pháp này thì số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc sẽ biến động không ngừng và do
vậy việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát khả năng cho vay ít có tác dụng. Bên cạnh
đó, phương pháp nối tiếp có thể dẫn đến sự biến động lớn về lãi suất do có sự biến động về
vốn khả dụng đầu kỳ và cuối kỳ.
1.2.2.2 Phương pháp trùng một phần
Theo phương pháp này, kỳ xác định và kỳ duy trì trùng nhau một phần.Đây là phương pháp
được phần lớn các nước sử dụng
Với cách quản lý này, đối tượng thuộc diện phải dự trữ bắt buộc luôn quan tâm đến dự trữ
bắt buộc, không sử dụng quá mức dự trữ có được. Vì vậy, số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt
buộc cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn. Hiệu quả của phương pháp này cao hơn
phương pháp nối tiếp.
1.2.2.3 Phương pháp trùng hoàn toàn
Đây là phương pháp quy định kỳ duy trì đồng thời cũng là kỳ xác định. Phương pháp này
phát huy được hiệy quả cao nhất so với hai phương pháp trên vì nó buộc đối tượng chịu sự
quản lý về dự trữ bắt buộc phải chủ động duy trì dự trữ ở một mức nào đó mà không thể tùy
ý sử dụng dự trữ vì các mục tiêu khác nhau của mình.
1.3 Chức năng, vai trò của dự trữ bắt buộc
Chức năng ban đầu của dự trữ bắt buộc là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trước nhu cầu
rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên
theo thời gian ý nghĩa của chức năng này giảm dần do tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng gảm
ở hầu hết các quốc gia do sự phát triển mạnh của công nghệ ngân hàng, do đó cho phép các
ngân hàng có thể sử dụng các hình thức bảo hiểm rủi ro đa dạng mà không cần phụ thuộc
vào dự trữ tiền mặt. Ngày nay dự trữ bắt buộc cò chức năng và vai trò như sau:
8
1.3.1 Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng
Để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, các ngân hàng sẽ lập một mức dự trữ phù hợp
dưới hình thức dự phòng trung bình. Mức dự trữ này sẽ được quyết định trên cơ sở mức dự
trữ trung bình hàng ngày của một ngân hàng. Mức dự phòng cho phép các ngân hàng có thể
điều hoà được những biến động về vốn khả dụng. Sự thiếu cân bằng tức thời về nhu cầu tiền
mặt trong chi trả có thể được bù đắp bằng một phần trong lượng dự phòng ngay trong kỳ
duy trì, giảm áp lực đối với lãi suất trên thị trường. Dự trữ cho thanh toán nhiều khi có thể
bị thiếu hụt và lượng dự phòng trung bình sẽ bù đắp cho những thiếu hụt này. Đó chính là
cơ chế bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ .
1.3.2 Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng .
Sự đòi hỏi có dự trữ bắt buộc đã làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng từ đó đã
hình thành chức năng điều tiết vốn khả dụng của dự trữ bắt buộc
Để tối đa hoá hiệu quả của dự trữ bắt buộc trong chức năng này ,các nhà chức trách điều
chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khoảng thời gian của kỳ duy trì để sao cho hệ thống ngân
hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt dự trữ ròng phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ương
,từ đó đảm bảo cân bằng tài chính .
1.3.3 Kiểm soát tăng trưởng tiền tệ
Trong điều kiện các công cụ gián tiếp và trực tiếp khác không phát huy được hiểu quả thì
chức năng này phát huy được tác dụng của nó. Nó cho phép Ngân hàng Trung ương có thể
kiểm soát được khối lượng tiền gửi có thể phát hành séc mà các ngân hàng có thể tạo ra theo
mong muốn.
1.3.4 Tạo thu nhập cho Ngân hàng Trung Ương
Vì tiền gửi dự trữ bắt buộc không được trả lãi hoặc trả lãi thấp hơn lãi suất cho các ngân
hàng vay nên nó đã tạo thu nhập cho NHTW. Nguồn thu từ dự trữ bắt buộc của NHTW có
thể được dùng để bù đắp cho việc phát hành tiền và cho hoạt động của Ngân hàng. Nhìn
chung những khoản thu nhập từ dự trữ bắt buộc khá nhỏ bé, chỉ có ở những quốc gia có tỷ
lệ dự trữ bắt buộc cao thì mới có thể bù đắp được một phần chi phí.
9
1.4 Ưu, nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc
1.4.1 Ưu điểm:
DTBB tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phân biệt
với những ngân hàng có điều kiện kinh doanh như nhau.
NHTW chủ động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng thông qua việc thay đổi tỉ lệ
DTBB.
DTBB là công cụ đầy quyền lực của NHTW, tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền
cung ứng. Bởi lẽ, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về tỉ lệ DTBB thì mức dự trữ dư thừa và
lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi theo cấp số nhân của
khối lượng tiền cung ứng.
Ngoài ra, DTBB còn được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa việc tạo tiền của hệ
thống ngân hàng với nhu cầu tái cấp vốn tại NHTW vì bằng việc năng tỉ lệ DTBB lên
cao có thể buộc các ngân hàng phải tìm đến nguồn vốn từ NHTW.
1.4.2 Nhược điểm:
Do DTBB là công cụ quyền lực mạnh nên nó thiếu tính linh hoạt. Vì chỉ cần một sự thay
đổi dù lớn hay nhỏ về tỉ lệ DTBB cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống
ngân hàng.
Có thể khiến cho một số ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp rơi vào tình trạng mất
"khả năng thanh toán ngay". Đồng thời, việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc
khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm
phát sinh tăng chi phí.
NHTW sẽ khó có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ vì như đã nói
ở trên, DTBB tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng.
DTBB còn được coi là môt vô hình đối với các NHTM vì các ngân hàng phải giữ lại một
bộ phận tiền gửi cho yêu cầu DTBB mà không được sử dụng để kiếm lời trong khi vẫn
phải trả lãi huy động cho bộ phận này.
Với phân tích trên, dường như nhược điểm của công cụ này có phần lớn hơn ưu điểm. Và
đó là nguyên nhân chính của xu hướng ngày càng ít sử dụng công cụ này trong điều tiết tiền
10
tệ. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay ở nhiều quốc gia, công cụ này vẫn được coi như một
công cụ đắc lực trong điều hành chính sách tiền tệ trong sự kết hợp hiệu quả với các công cụ
khác.
CHƯƠNG 2: VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
TRONG THỜI GIAN QUA
Dự trữ bắt buộc (DTBB) được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ khi
có sự ra đời của Pháp lệnh NHNN ngày 24/ 5/1990. Mục đích chính của việc áp dụng
DTBB ở Việt Nam là nhằm kiểm soát cung tiền (M2); bơm hút vốn khả dụng; tác động đến
chi phí của các tổ chức tín dụng (TCTD) và cuối cùng là đảm bảo khả năng thanh toán cho
tổ chức tín dụng.
Từ đó đến nay, công cụ này đã dần nâng cao hiệu quả thông qua những sửa đổi bổ sung
trong chính sách quản lí. Diễn biến của cơ chế quản lí DTBB có thể phân thành hai giai
đoạn sau:
2.1 Giai đoạn từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng đến trước khi Luật Ngân hàng có hiệu
lực (5/1990 – 10/1998)
Trong thời gian này, cơ chế DTBB đã có những thay đổi nhất định. Bắt đầu từ Quyết định
số108/QĐ-NH5 về “Quy chế DTBB dối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng” và Quyết
định 117 về tỷ lệ DTBB tháng 6/1992, cho đến Quyết định 260, Quyết định 261 tháng
10/1995 và cuối cùng là Quyết định 396 - 1998/QĐ/NHNN1 ngày 1/12/98. Qua những
Quyết định trên, quy chế DTBB đã thay đổi về đối tượng thi hành, tài khoản phải DTBB, cơ
cấu DTBB, tỉ lệ DTBB và phương pháp quản lí theo hướng linh hoạt hơn, thông thoáng hơn
cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Đến thời điểm năm 1998 thì cơ cấu DTBB gồm 2 bộ phận là tiền mặt tại quỹ và ngân phiếu
còn thời hạn thanh toán (không quá 30%) và bộ phận tiền gửi DTBB tại Ngân hàng nhà
nước (NHNN) (tối thiểu 70%), đồng thời hợp nhất tài khoản DTBB và tài khoản tiền gửi
11
thanh toán thành một tài khoản tiền gửi không kì hạn tại NHNN. Hơn nữa, DTBB đã được
tính bình quân cả kỳ duy trì và dự trữ thường xuyên được thay thế bằng DTBB theo đơn vị
thời gian. Đây là một bước tiến lớn trong việc nâng cao hiệu quả của công cụ DTBB, tạo
điều kiện cho các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc sử dụng dự trữ cũng như chấp hành
quy định về DTBB.
Tuy nhiên, tỷ lệ DTBB thời kì này còn cao, từ 10% đến 35%, trường hợp đặc biệt có thể
nâng lên cao hơn 35% và mức phổ biến là 10%. Trong khi các nước khác thời kì đó mức
cao nhất là 10%. Việc quy định tỷ lệ DTBB cao như vậy sẽ làm tăng chi phí của các ngân
hàng. Hơn nữa, trong thời kì này NHNN lại khống chế