Đối với việc truyền dữ liệu qua giao tiếp vô tuyến, người ta đã quyết định dùng
một phương thức truyền mới trong LTE, phương thức này hoàn toàn khác biệt với
giải pháp CDMA của UMTS. Thay vì dùng một kênh truyền tải qua một dải tần rộng,
người ta đã quyết định dùng một phương thức truyền gọi là Orthogonal Frequency
Division Multiple Access (Đa Truy cập Phân Tần Trực giao), viết tắt là OFDMA.
Bởi vì nhiều bit được vận chuyển song song với nhau, nên tốc độ truyền trên mỗi
kênh truyền tải con có thể thấp hơn nhiều so với tốc độ truyền dữ liệu tổng cộng,
nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc suy giảm đa đường dẫn (multipath fading) do
thời điểm đến nơi khác biệt đôi chút của tín hiệu từ các hướng khác nhau. Lý do thứ
hai để giải pháp này được chọn là, tác dụng của suy hao đa đường dẫn và sự phân tán
độ trễ sẽ trở nên độc lập với lượng dải tần được dùng cho kênh. Đối với việc truyền
dữ liệu ở hướng lên, 3GPP đã chọn một phương thức điều chế hơi khác một chút.
Việc truyền OFDMA phải chịu một PAPR (Peak to Average Power Ratio _ tỷ lệ công
suất đỉnh so với trung bình) cao, điều này có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối
với việc thiết kế một bộ phát sóng nhúng trong UE. Do đó , 3GPP đ ã chọn phương
thức SC-FDMA cho hướng lên với PAPR thấp
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu công nghệ OFDMA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 1
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 2
2. Khái niệm về OFDMA ................................................................................................................... 2
2.1 OFDMA nhảy tần ......................................................................................................................... 3
2.2Truyền dữ liệu hướng xuống OFDM ............................................................................................ 4
2.2.1Nguyên tắc đa truy nhập đường xuống OFDMA ...................................................................... 5
2.2.1.1 OFDM ................................................................................................................................. 5
2.2.1.2 OFDMA ............................................................................................................................. 8
2.2.1.2.1 Các tham số của OFDMA: ................................................................................................. 8
2.2.1.2.2 Cấu trúc lưới tài nguyên: .................................................................................................... 9
2.2.1.2.3 Tiền tố vòng CP: .............................................................................................................. 10
2.3 Truyền dữ liệu hướng xuống: ................................................................................................... 10
2.3.1 Truyền broadcast/multicast đa cell: ................................................................................... 13
2.4 Truyền Dữ liệu Hướng Lên ........................................................................................................ 15
2.4.1So sánh OFDMA & SC-FDMA: ............................................................................................... 17
3. Kết Luận và Định Hướng Phát Triển .............................................................................................. 18
3.1 Kết Luận ..................................................................................................................................... 18
3.2 Định Hướng ................................................................................................................................ 18
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 2
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ OFDMA
1. MỞ ĐẦU
Đối với việc truyền dữ liệu qua giao tiếp vô tuyến, người ta đã quyết định dùng
một phương thức truyền mới trong LTE, phương thức này hoàn toàn khác biệt với
giải pháp CDMA của UMTS. Thay vì dùng một kênh truyền tải qua một dải tần rộng,
người ta đã quyết định dùng một phương thức truyền gọi là Orthogonal Frequency
Division Multiple Access (Đa Truy cập Phân Tần Trực giao), viết tắt là OFDMA.
Bởi vì nhiều bit được vận chuyển song song với nhau, nên tốc độ truyền trên mỗi
kênh truyền tải con có thể thấp hơn nhiều so với tốc độ truyền dữ liệu tổng cộng,
nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc suy giảm đa đường dẫn (multipath fading) do
thời điểm đến nơi khác biệt đôi chút của tín hiệu từ các hướng khác nhau. Lý do thứ
hai để giải pháp này được chọn là, tác dụng của suy hao đa đường dẫn và sự phân tán
độ trễ sẽ trở nên độc lập với lượng dải tần được dùng cho kênh. Đối với việc truyền
dữ liệu ở hướng lên, 3GPP đã chọn một phương thức điều chế hơi khác một chút.
Việc truyền OFDMA phải chịu một PAPR (Peak to Average Power Ratio _ tỷ lệ công
suất đỉnh so với trung bình) cao, điều này có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối
với việc thiết kế một bộ phát sóng nhúng trong UE. Do đó , 3GPP đã chọn phương
thức SC-FDMA cho hướng lên với PAPR thấp.
2. Khái niệm về OFDMA
OFDM (Orthorgonal Frequency Division Multiplexing) được giới thiệu và ứng
dụng như một sơ đồ điều chế hay một phần của kỹ thuật đa truy nhập bằng cách áp
dụng việc trải mã trên miền tần số khi tạo nên hệ thống MC-CDMA.
Trong OFDMA, vấn đề đa truy nhập được thực hiện bằng cách cung cấp cho mỗi
người dùng một phần trong số các sóng mang có sẵn. Bằng cách này, OFDMA tương
tự như phương thức đa truy nhập phân chia theo tần số thông thường (FDMA); tuy
nhiên nó không cần thiết có dải phòng vệ lân cận rộng như trong FDMA để tách biệt
những người dùng khác nhau. Hình 1.1 mô tả một ví dụ về bảng tần số thời gian của
OFDMA, trong đó có 7 người dùng từ a đến g và mỗi người sử dụng một phần xác
định của các sóng mang phụ có sẵn, khác với những người còn lại.
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 3
f a d a d a d
a d a d a d
a c e a c e a c e
a c e a c e a c e
b e g b e g b e g
b e g b e g b e g
b f g b f g b f g
b f g b f g b f g
t
Hình 1.1 Ví dụ của biểu đồ số thời gian và OFDMA
Thí dụ cụ thể này thực tế là sự hỗn hợp của OFDMA và TDMA bởi vì mỗi người
sử dụng chỉ phát ở một trong 4 khe thời gian, chứa 1 hoặc vài symbol OFDM. 7
người sử dụng từ a đến g đều được đặt cố định (fix set) cho các sóng mang theo bốn
khe thời gian.
2.1 OFDMA nhảy tần
Trong ví dụ trước của OFDMA, mỗi người sử dụng đều có một sự sắp đặt cố định
cho sóng mang. Có thể dễ dàng cho phép nhảy các sóng mang phụ theo khe thời gian
như được mô tả trong hình 1.2.
f a b
c
c b
a
b c
b a
c
a
t
Hình 1.2. Ví dụ của biểu đồ tần số thời gian với 3 người dùng nhảy tần a, b, c đều
có 1 bước nhảy với 4 khe thời gian
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 4
Việc cho phép nhảy với các mẫu nhảy khác nhau cho mỗi người sử dụng làm biến
đổi thực sự hệ thống OFDM trong hệ thống CDMA nhảy tần. Điều này có lợi là tính
phân tập theo tần số tăng lên bởi vì mỗi người sử dụng dùng toàn bộ băng thông có
sẵn cũng như là có lợi về xuyên nhiễu trung bình, điều rất phổ biến đối với các biến
thể của CDMA. Bằng cách sử dụng mã sửa lỗi hướng đi trên các bước nhảy, hệ thống
có thể sửa cho các sóng mang phụ khi bị phađinh sâu hay các sóng mang bị xuyên
nhiễu bởi các người dùng khác. Do đặc tính xuyên nhiễu và phađinh thay đổi với mỗi
bước nhảy, hệ thống phụ thuộc vào năng lượng tín hiệu nhận được trung bình hơn là
phụ thuộc vào phađinh và năng lượng nhiễu trong trường hợp xấu nhất.
Ưu điểm cơ bản của hệ thống OFDMA nhảy tần hơn hẳn các hệ thống DS-CDMA
và MC-CDMA là tương đối dễ dàng loại bỏ được xuyên nhiễu trong một tế bào bằng
cách sử dụng các mẫu nhảy trực giao trong một tế bào.
Một ví dụ của việc nhảy tần như vậy được mô tả trong hình 1.3 cho N sóng mang
phụ, nó luôn luôn có thể tạo ra N mẫu nhảy trực giao.
a f e d c b
b a f e d c
c b a f e d
d c b a f e
e d c b a f
f e d c b a
Hình 1.3. Ví dụ của 6 mẫu nhảy tần trực giao với 6 tần số nhảy khác nhau
2.2 Truyền dữ liệu hướng xuống OFDM
Hệ thống truyền dẫn đường xuống của LTE dựa trên công nghệ OFDM. Như đã
biết thì OFDM là một hệ thống truyền dẫn đường xuống hấp dẫn với nhiều lí do khác
nhau. Vì thời gian kí tự OFDM tương đối dài trong việc kết hợp với một tiền tố chu
trình, nên OFDM cung cấp đủ độ mạnh để chống lại sự lựa chọn tần số kênh (channel
frequency selectivity). Mặc dù trên lí thuyết thì việc sai lệch tín hiệu do kênh truyền
chọn lọc tần số có thể được kiểm soát bằng kỹ thuật cân bằng tại phía thu, sự phức tạp
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 5
của kỹ thuật cân bằng bắt đầu trở nên kém hấp dẫn trong việc triển khai đối với những
thiết bị đầu cuối di động tại băng thông trên 5 MHz.Vì vậy mà OFDM với khả năng
vốn có trong việc chống lại fading lựa chọn tần số (Bằng cách chia kênh thông tin ra
thành nhiều kênh con fading phẳng băng hẹp, các hệ thống OFDM chịu đựng fading
lựa chọn tần số tốt hơn những hệ thống sóng mang đơn) sẽ trở thành sự lựa chọn hấp
dẫn cho đường xuống, đặc biệt khi được kết hợp với ghép kênh không gian (spatial
multiplexing).
2.2.1 Nguyên tắc đa truy nhập đường xuống OFDMA
2.2.1.1 OFDM
Kế hoạch truyền dẫn đường xuống cho E-UTRAN chế độ FDD và TDD là được
dựa trên OFDM truyền thống .OFDM cũng được sử dụng trong WLAN, WIMAX và
các công nghệ truyền quảng bá như DVB. OFDM có một số lợi ích như độ bền của nó
với phađing đa đường và kiến trúc thu nhận hiệu quả của nó. Ngoài ra OFDM còn có
một số lợi ích khác như:
- OFDM dễ dàng hỗ trợ cho việc phân bố băng thông một cách linh hoạt, bằng
cách biến đổi băng tần cơ sở thành các sóng mang con để truyền đi, mỗi sóng
mang con được điều chWế độc lập bởi một dòng dữ liệu tốc độ thấp.
- Hỗ trợ truyền dẫn broadcast/multicast, khi mà những thông tin giống nhau được
truyền đi từ nhiều trạm gốc
+ Một số đặc điểm cơ bản của OFDM:
- Sử dụng một lượng tương đối lớn các sóng mang con băng hẹp. Truyền OFDM
sử dụng vài trăm sóng mang con được truyền trên một liên kết vô tuyến đến
cùng một máy thu.
- Dạng xung đơn giản như trong hình 1.4a . Điều này đáp ứng phổ dạng sa ở mỗi
sóng mang , như minh họa trong hình 1.4 b.
- Những sóng mang con được sắp xếp chặt chẽ trên miền tần số với khoảng cách
giữa các sóng mang con ∆f =1/Tu ( hình 1.5), với Tu là thời gian điều chế
symbol trên mỗi sóng mang con. Khoảng cách sóng mang bằng tốc độ điều chế
trên mỗi sóng mang con.
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 6
Hình 1.4 : Dạng xung và phổ của mỗi sóng mang con cho truyền OFDM cơ bản
Hình 1.5 : Khoảng cách giữa các sóng mang con OFDM
Trong miền thời gian, một khoảng bảo vệ có thể được thêm vào mỗi ký hiệu để
chống lại nhiễu liên ký hiệu OFDM do kênh lan truyền trễ. Trong E-UTRAN, các
khoảng bảo vệ là một tiền tố vòng mà được chèn vào trước mỗi ký hiệu OFDM.
Trong thực tế, tín hiệu OFDM có thể được tạo ra bằng cách sử dụng IFFT ( biến
đổi Fourier nhanh nghịch đảo ). IFFT chuyển đổi số lượng N các ký hiệu dữ liệu
phức được sử dụng như các phễu để biến đổi tín hiệu miền tần số sang tín hiệu
miền thời gian. N điểm IFFT được minh họa như trong hình 1.6, nơi mà có
a(mN+n) tham chiếu tới ký hiệu dữ liệu điều chế sóng mang con thứ n, trong
khoảng thời gian mTu < t ≤ (m+1)Tu.
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 7
Hình 1.6 : Tạo ra ký hiệu OFDM có sử dụng gói IFFT
Vector Sm được xác định là ký hiệu OFDM có ích. Nó là sự chồng chất về mặt
thời gian của N các sóng mang con được điều chế băng hẹp. Vì vậy, từ một dòng
song song của N nguồn dữ liệu, mỗi nguồn được điều chế một cách độc lập, một
dạng sóng bao gồm N các sóng mang con trực giao được hình thành. Hình 1.3
minh họa sự ánh xạ từ một luồng nối tiếp các ký hiệu QAM đến N các luồng song
song, sử dụng như là phiễu miền tần số cho IFFT. N điểm các khối miền thời gian
thu được từ IFFT sau đó được xếp theo thứ tự để tạo ra một tín hiệu miền thời
gian. Điều này không được biểu diễn trong hình 1.7, nó là một quá trình chèn vào
tiền tố vòng.
Hình 1.7 : Sự tạo ra chuỗi tín hiệu OFDM
Tài nguyên vật lý trong truyền OFDM thường được minh họa như một lưới thời
gian tần số như hình 1.8 với mỗi cột tương ứng với một symbol OFDM và mỗi
hàngtương ứng với một sóng mang con OFDM.
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 8
Hình 1.8 : Lưới thời gian tần số OFDM
2.2.1.2 OFDMA
Trái ngược với phương thức truyền OFDM, OFDMA cho phép truy nhập của
nhiều người sử dụng trên băng thông sẵn có.
Hình 1.9 : Cấp phát sóng mang con cho OFDM và OFDMA
Mỗi người sử dụng được ấn định một tài nguyên thời gian-tần số cụ thể. Như một
nguyên tắc cơ bản của E-UTRAN, các kênh dữ liệu là các kênh chia sẻ. Ví dụ, đối
với mỗi khoảng thời gian truyền của 1ms, một quyết định lịch biểu mới được lấy
về trong đó người sử dụng được gán với các nguồn tài nguyên thời gian / tần số
trong suốt khoảng thời gian truyền tải.
2.2.1.2.1 Các tham số của OFDMA:
+ Cấu trúc khung: có 2 loại cấu trúc khung cấu trúc loại 1 cho chế độ FDD, cấu
trúc loại 2 cho chế độ TDD.
+ Đối với kiểu cấu trúc khung loại 1, khung vô tuyến 10ms được chia thành 20
khe có kích thước như nhau là 0,5ms. Một khung con bao gồm có 2 khe liên tiếp,
nên một khung vô tuyến chứa 10 khung con. Điều này được minh họa như trong
hình 1.10( Ts là thể hiện của đơn vị thời gian cơ bản tương ứng với 30,72MHz).
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 9
Hình 1.10 : Cấu trúc khung loại 1
Đối với cấu trúc khung loại 2, khung vô tuyến 10ms bao gồm hai nửa-khung với
mỗi nửa chiều dài 5ms. Mỗi nửa-khung được chia thành 5 khung con với mỗi
khung con 1ms, như được thể hiện trong hình 1.11. Các khung con đặc biệt bao
gồm có ba trường là DwPTS ( khe thời gian dẫn hướng đường xuống ), GP
(khoảng bảo vệ) và UpPTS ( khe thời gian dẫn hướng đường lên ). Các trường này
đã được biết đến từ TD-SCDMA và được duy trì trong LTE TDD. DwPTS, GP và
UpPTS có chiều dài cấu hình riêng và chiều dài tổng cộng là 1ms.
Hình 1.11 : Cấu trúc khung loại 2
2.2.1.2.2 Cấu trúc lưới tài nguyên:
Hình 1.12 : Lưới tài nguyên đường xuống
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 10
Các sóng mang con trong LTE có một khoảng cách cố định f = 15kHz trong miền
tần số, 12 sóng mang con hình thành một khối tài nguyên. Kích thước khối tài
nguyên là như nhau với tất cả các băng thông. Số lượng các khối tài nguyên ứng
với băng thông được liệt kê như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 : Số lượng khối tài nguyên cho băng thông LTE khác nhau
2.2.1.2.3 Tiền tố vòng CP:
Với mỗi ký hiệu OFDM, một tiền tố vòng (CP) được nối thêm như là khoảng
thời gian bảo vệ. Một khe đường xuống bao gồm 6 hoặc 7 ký hiệu OFDM, điều
này tùy thuộc vào tiền tố vòng được cấu hình là mở rộng hay bình thường. Tiền
tố vòng dài có thể bao phủ các kích thước ô lớn hơn với sự lan truyền trễ cao
hơn của các kênh vô tuyến. Các chiều dài tiền tố vòng được lấy mẫu ( đơn vị đo
bằng µs ) và được tóm tắt trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Tham số cấu trúc đường xuống (FDD&TDD)
2.3 Truyền dữ liệu hướng xuống:
Dữ liệu được cấp phát tới UE theo các khối tài nguyên, ví dụ , một UE có thể
được cấp phát các bội số nguyên của một khối tài nguyên trong miền tần số.
Các khối tài nguyên không cần phải liền kề với nhau. Trong miền thời gian,
quyết định lập biểu có thể bị biến đổi trong mỗi khoảng thời gian truyền của
1ms. Quyết định lập biểu được thực hiện trong các trạm gốc (eNodeB). Các
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 11
thuật toán lập biểu có tính đến tình trạng chất lượng liên kết vô tuyến của
những người sử dụng khác nhau, tình trạng can nhiễu tổng thể, chất lượng của
các dịch vụ yêu cầu, các dịch vụ ưu tiên, ..v.v. Hình 1.13 cho thấy một ví dụ
cho việc cấp phát dữ liệu người dùng hướng xuống cho những người sử dụng
khác nhau ( giả sử có 6 UE ). Dữ liệu người dùng được mang trên kênh chia sẻ
đường xuống vật lý ( PDSCH).
Hình 1.13: Ghép kênh thời gian-tần số OFDMA
Về nguyên tắc trong mọi hệ thống OFDMA là sử dụng băng hẹp, các sóng
mang con trực giao với nhau. Trong LTE khoảng cách sóng mang con là 15kHz
bất kể băng thông hệ thống là bao nhiêu. Các sóng mang con khác nhau là trực
giao với nhau. Máy phát của một hệ thống OFDMA sử dụng khối IFFT để tạo
ra tín hiệu. Dữ liệu nguồn được cung cấp tới bộ chuyển đổi nối tiếp- song song
và sau đó tiếp tục vào khối IFFT. Mỗi đầu vào của khối IFFT tương ứng là biểu
diễn đầu vào cho một sóng mang con riêng (hoặc thành phần tần số cụ thể của
tín hiệu miền thời gian )và có thể được điều chế độc lập với các sóng mang con
khác. Tiếp sau khối IFFT là được thêm vào tiền tố vòng mở rộng, như thể hiện
trong hình 1.14.
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 12
Hình 1.14: Phát và thu OFDMA
Mục đích của việc thêm tiền tố vòng mở rộng là để tránh được nhiễu liên ký tự.
khi máy phát thêm vào một tiền tố vòng mở rộng dài hơn so với đáp ứng xung
kênh thì sự ảnh hưởng của ký hiệu trước đây có thể được loại bỏ bằng cách bỏ
qua ( gỡ bỏ ) tiền tố vòng mở rộng ở phía thu. Một sự điển hình của giải pháp
thu là cân bằng miền tần số, trong đó về cơ bản là sự tác động trở lại kênh với
mỗi sóng mang con. Bộ cân bằng miền tần số trong OFDMA chỉ đơn giản là
nhân mỗi sóng mang con( với phép nhân giá trị phức tạp ) dựa trên đáp ứng tần
số kênh đã ước tính ( điều chỉnh biên độ và pha của mỗi sóng mang con đã biết
) của kênh.
Các kênh điều khiển hướng xuống
- Kênh điều khiển đường xuống vật lý (PDCCH) : nó phục vụ cho nhiều
mục đích. Chủ yếu nó được sử dụng để chuyển các quyết định lập lịch biểu
tới cácUE riêng lẻ, tức là nó có nhiệm vụ lập lịch biểu cho hướng lên và
hướng xuống. PDCCH được đặt trong ký hiệu OFDM đầu tiên của một
khung con. Đối với cấu trúc khung loại 2, PDCCH cũng có thể được ánh xạ
vào 2 ký hiệu OFDM đầu tiên của trường DwPTS.
- Một kênh chỉ thị dạng điều khiển vật lý (PCFICH) được mang trên các
phần tử tài nguyên đặc trong trong ký hiệu OFDM đầu tiên của khung con
được sử dụng để chỉ ra số lượng các ký hiệu OFDM cho PDCCH ( có thể là
1, 2, 3, hoặc 4 ký hiệu ). PCFICH là cần thiết bời vì tải trên PDCCH có thể
khác nhau, tùy thuộc vào số lượng người sử dụng trong một ô và các dạng
tín hiệu được truyền trên PDCCH.
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 13
- Thông tin được mang trên PDCCH được gọi là thông tin điều khiển đường
xuống ( DCI). Tùy thuộc vào mục đích của các thông điệp điều khiển, các
dạng khác nhau của DCI sẽ được xác định.
2.3.1 Truyền broadcast/multicast đa cell:
Hình 1.15: Kế hoạch truyền broadcast
Cung cấp những dịch vụ broadcast/multicast trong hệ thống thông tin di
động nghĩa là cùng thông tin được cung cấp cùng lúc cho nhiều đầu cuối di
động, thường được phân phát trên một khu vực rộng tương ứng với lượng lớn
các cell như trong hình 1.15. Thông tin broadcast/multicast có thể là một đoạn
bản tin TV, thông tin về điều kiện thời tiết địa phương, thông tin thị trường
chứng khoán, hay là bất kỳ loại thông tin nào, mà trong một thời gian ngắn là
tâm điểm chú ý của nhiều người.
Khi cùng thông tin được cung cấp cho nhiều đầu cuối di động trong một
cell, truyền vô tuyến broadcast cho tất cả những đầu cuối di động trong cell
(hình 1.16a) thường có lợi hơn là cung cấp thông tin bằng cách truyền riêng lẻ
cho mỗi đầu cuối di động (truyền unicast, hình 1.16b).
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 14
Hình 1.16: Truyền Broadcast và Unicast
Tuy nhiên, truyền broadcast như hình 3.13a phải định kích thước để bao phủ
những đầu cuối di động trong tình trạng xấu nhất, kể cả những đầu cuối di
động ở vùng biên cell, điều này tương đối tốn kém trong điều kiện nhờ vào
công suất truyền cần thiết của trạm gốc để cung cấp một tốc độ dữ liệu dịch vụ
broadcast nào đó. Hoặc là đưa vào bảng miêu tả tỷ số tín hiệu trên nhiễu bị giới
hạn mà có thể đạt được tại cạnh cell, tốc độ dữ liệu broadcast có thể đạt được
tuơng đối bị giới hạn, đặc biệt với cell lớn. Một cách để tăng tốc độ dữ liệu
broadcast là giảm kích thước cell, do đó tăng công suất nhận ở cạnh cell. Tuy
nhiên, điều này sẽ tăng số cell để bao phủ một khu vực nào đó và làm tăng chi
phí triển khai.
Cung cấp dịch vụ broadcast/multicast trong một mạng thông tin di động
nghĩa là thông tin giống nhau được cung cấp trên một lượng lớn các cell.
Trong trường hợp như thế, tài nguyên (công suất truyền hướng xuống) cần
cung cấp một tốc độ dữ liệu nào đó có thể giảm đáng kể nếu những đầu cuối di
động tại cạnh cell có thể tận dụng công suất nhận được từ nhiều cell khi phát
hiện, giải mã dữ liệu broadcast.
Đặc biệt, có thể đạt được độ lợi lớn nếu đầu cuối di động có thể nhận đồng
thời truyền broadcast từ nhiều cell trước khi giải mã. Sự kết hợp mềm như thế
của truyền broadcast/multicast từ nhiều cell đã được chấp nhận trong WCDMA
MBMS.
OFDMA
Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Thị Thu Hà – KTĐT K19 Page 15
Hình 1.17: Sự tương đương giữa truyền đồng