Khí thiên nhiên được tạo ra từ sinh vật phù du, các vi sinh vật sống dưới nước bao gồm tảo và động vật nguyên sinh, khi các vi sinh vật này chết đi và tích tụ trên đáy đại dương, chúng dần bị chôn đi và xác của chúng được nén dưới các lớp trầm tích. Trải qua hàng triệu năm, áp suất và nhiệt đã chuyển hóa các chất hữu cơ này thành khí thiên nhiên
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6570 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu nhiên liệu CNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨAKHOA Ô TÔ LỚP 123511 THÀNH VIÊN NHÓM TRƯƠNG HOÀNG AN CAO ĐỨC ĐẠI MAI VĂN HIỆP PHAN BẢO HƯNG TRƯƠNG NGỌC QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨAKHOA Ô TÔ CHỦ ĐỀ :TÌM HIỂU NHIÊN LIỆU CNG NHIÊN LIỆU CNG I GIỚI THIỆU 1 Nguồn gốc Khí thiên nhiên được tạo ra từ sinh vật phù du, các vi sinh vật sống dưới nước bao gồm tảo và động vật nguyên sinh, khi các vi sinh vật này chết đi và tích tụ trên đáy đại dương, chúng dần bị chôn đi và xác của chúng được nén dưới các lớp trầm tích. Trải qua hàng triệu năm, áp suất và nhiệt đã chuyển hóa các chất hữu cơ này thành khí thiên nhiên NHIÊN LIỆU CNG 2 Khái niệm CNG (Compressed Natural gas) là khí nén thiên nhiên được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên hay là khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ, qua thiết bị làm sạch để loại bỏ các tạp chất và các cấu tử nặng, vận chuyển bằng đường ống tới Nhà máy nén khí hay nén trực tiếp vào các tàu chở CNG. Khí thiên nhiên được nén tới áp suất 200 – 250 bars, ở nhiệt độ môi trường đề giảm thể tích bồn chứa, tăng hiệu suất và giảm chi phí vận chuyển bằng các phương tiện vân tải đường bộ, đường sắt, đường thủy.Tại nơi tiêu thụ, CNG được gia nhiệt và giảm áp qua cụm thiết bị PRU – Pressure Reducer Unit, tới áp suất yêu cầu của khách hàng (thường là 3 Bar). NHIÊN LIỆU CNG 3 Thành phần Thành phần khí chủ yếu là CH4 (84%), C2H6 (12%), khi cháy sinh ra ít khí CO2, làm cho môi trường sạch hơn, không gây hiệu ứng nhà kính. Trong tương lai, sẽ thay thế cho các loại nhiên liệu như xăng, dầu… Vì là loại nhiên liệu được khai thác muộn hơn so với dầu thô, trữ lượng hiện tại còn nhiều trong khi đó dầu thô ngày càng cạn kiệt. NHIÊN LIỆU CNG NHIÊN LIỆU CNG 4 Đặc trưng Tiết kiệm chi phí nhiên liệu do giá rẻ hơn các nhiên liệu khác, theo đó góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Giảm chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị so với việc sử dụng dầu FO, DO, Than đá. Là nhiên liệu sạch không phát sinh những chất độc hại gây ô nhiễm môi trường khi cháy như CO2, SOx, NOx. Hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao, kéo dài tuổi thọ thiết bị so với những nhiên liệu khác đang được sử dụng phổ biến hiện nay như dầu DO, FO, Than đá… An toàn do sử dụng thiết bị chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu, áp dụng quy trình quản lý và vận hành nghiêm ngặt; Ngoài ra, CNG nhẹ hơn không khí nên nhanh chóng bốc lên cao khi bị rò rỉ, do đó, hạn chế tối đa nguy cơ cháy, nổ do sự tích tụ khí NHIÊN LIỆU CNG II LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG 1 Tiết kiệm nhiên liệu Khi so sánh với xăng thì không thể phủ nhận là LPG/CNG giúp tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, nếu tính một galông đi được bao nhiêu dặm thì nhiên liệu LPG không hiệu quả như xăng. Vì thế, cách tốt nhất để tính được sự tiết kiệm là ước tính xem chi phí đi 1000 dặm bằng xăng so với 1000 dặm bằng nhiên liệu LPG như thế nào. Sự tiết kiệm nhiên liệu cho lái xe của các phương tiện kinh doanh vận tải có thể rất lớn. Với tổng số quãng đường đi là 50.000 dặm thì một phương tiện kinh doanh vận tải hàng năm có thể tốn 6.500 bảng Anh (nếu sử dụng xăng) hoặc 5.356 bảng Anh (nếu sử dụng diezen). Chi phí trung bình để đi một quãng đường như vậy chỉ là 3.744 bảng Anh đối với LPG và 3.183 bảng Anh đối với CNG. Tại Việt Nam trong gần 6 năm thực tế sử dụng (2007-2013), so với xăng/dầu mức tiết kiệm chi phí nhiên liệu trên cùng một quãng đường là từ 20-30% đối với LPG và 30-40% đối với CNG. NHIÊN LIỆU CNG 2 Sử dụng LPG/CNG an toàn hơn xăng hay diezen Hệ thống sử dụng LPG/CNG làm việc theo chu trình kín, tất cả các thiết bị chuyên dụng đều được kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi xuất xưởng, được kiểm định an toàn lần đầu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ theo quy định. Ngoài ra, riêng bình chứa LPG/CNG luôn được kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ tối thiểu 5 năm 1 lần. Các bình chứa LPG/CNG được trang bị thiết bị dừng khẩn cấp khi xe gặp sự cố. NHIÊN LIỆU CNG 3 Giảm chi phí bảo dưỡng Xe ô tô sử dụng LPG/CNG cho thấy các động cơ của xe bền hơn và khí LPG/CNG cháy sạch, không thải ra các chất độc hại, dầu bôi trơn ít bị bẩn. Chi phí bảo dưỡng buzi, pit-tông, … cũng giảm xuống. 4 Luôn sẵn có những ưu đãi của chính phủ Chính phủ đưa ra những ưu đãi đối với các chủ xe ô tô, tàu biển, và những doanh nghiệp chuyển sang sử dụng LPG hay những nhiên liệu thân thiện với môi trường khác. 5 Không có sự ảnh hưởng về hoạt động của động cơ Nhiều chủ ô tô cho rằng chuyển sang sử dụng LPG/CNG sẽ làm giảm hoạt động của ô tô - đây là một quan niệm sai khá phổ biến. Sự thật là sử dụng LPG/CNG thì nó sẽ ảnh hưởng không đáng kể và hầu hết không nhận thấy sự khác biệt. NHIÊN LIỆU CNG 6 Giảm ô nhiễm môi trường Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng không khí thấp ở Anh thường bị chính phủ đổ lên đầu những nhiên liệu truyền thống như xăng hay diezen. Các phương tiện đi lại thải ra một hỗn hợp các khí độc hại bao gồm Sulphur Dioxide Hydrocarbons, các hạt bụi nhỏ và một ít Nitric Oxides.Chất lượng không khí kém do mức khí độc cao sẽ đánh vào các chi phí xã hội mà chủ yếu liên quan tới chi phí chăm sóc sức khoẻ. Những vấn đề sức khoẻ do các khí độc hại này thải vào môi trường gây ra bao gồm bệnh suy tim, các vấn đề về hô hấp, viêm phế quản.Theo nghiên cứu của Hội đồng quản lý tỉnh Norfolk, về căn bản, những ô tô sử dụng LPG ít thải ra chất độc hơn. Các cá nhân và tổ chức sử dụng những nhiên liệu và công nghệ ô tô thân thiện với môi trường không chỉ tiết kiệm chi phí cho bản thân họ mà còn cho cả xã hội. NHIÊN LIỆU CNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP CUNG CẤP KHÍ CNG 1 Cung cấp khí CNG dùng bộ hòa trộn Nhiên liệu CNG được nén trong bình chứa với áp suất 200 bar, khi khởi động động cơ van bình sẽ mở ra cho nhiên liệu CNG đi vào bộ giảm áp. Tại bộ giảm áp, áp suất nhiên liệu được giảm xuống giá trị làm việc, nhờ độ chân không ở họng venturi thấp hơn áp suất khí trời nên CNG được hút vào đường nạp, lưu lượng CNG cung cấp được khống chế bởi bộ giảm áp và độ chân không ở họng ống venturi, nhiên liệu CNG đi vào bộ hỗn hợp hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp nhiên liệu đi vào buồng cháy. Bộ hòa trộn kiểu họng venturi được sử dụng phổ biến cho tất cả những loại nhiên liệu khí ( LPG, CNG, ...) vì việc hòa trộn đơn giản, phù hợp đối với nhiên liệu khí. Vì vậy kết cấu của hệ thống cung cấp sử dụng bộ hòa trộn sẽ đơn giản làm cho giá thành rẻ. Sự cung cấp CNG liên tục làm hạn chế khả năng khống chế tỷ lệ không khí/CNG, để khắc phục nhược điểm trên ta dùng phương án sử dụng bộ hòa trộn kết hợp với van tiết lưu và van công suất NHIÊN LIỆU CNG 2 Cung cấp CNG cho động cơ sử dụng bộ trộn kết hợp với van tiết lưu và van công suất Khi bật khóa điện, dòng điện qua cuộn dây sih ra một từ tính làm van điện từ mở ra cho khí CNG nén từ bình chứa áp suất cao đến bộ giảm áp, tại bộ giảm áp áp suất nhiên liệu được giảm xuống giá trị làm việc khoảng 0,8 đến 1,5 bar, sau đó nhiên liệu được qua bộ lọc áp suất thấp trước khi đi vào van tiết lưu, van tiết lưu được điều khiển tự động bởi bộ vi xử lý, lưu lượng CNG cung cấp được khống chế bởi bộ giảm áp, tiết diện lưu thông của van tiết lưu và độ chân không ở ống venturi, tiết diện lưu thông của van tiết lưu được điều khiển tương ứng với phần trăm vị trí bướm ga thông qua cảm biến vị trí bướm ga. Nhiên liệu đi vào bộ hỗn hợp hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp nhiên liệu đi vào buồng cháy. Khí CNG không những chỉ định lượng bởi độ chân không trong ống venturi mà còn bởi sự thay đổi độ tiết lưu trên đường nạp, sự điều chỉnh mức độ tiết lưu trên đường nạp được thực hiện nhờ bộ vi xử lý chuyên dụng nhận tín hiệu từ các cảm biến. Khi sử dụng bộ hòa trộn công suất của động cơ giảm đi khoảng ( 5-8%) do tổn thất lượng không khí nạp tại họng và do CNG chiếm chỗ NHIÊN LIỆU CNG 3 Cung cấp CNG cho động cơ bằng phương pháp phun CNG trên đường nạp Nhiên liệu CNG được nén trong bình chứa với áp suất 200 bar. Khi bật khóa điện khởi động động cơ, dòng điện qua cuộn dây sinh ra một từ tính làm van điện từ mở ra cho CNG nén từ bình chứa đến bộ giảm áp. Tại bộ giảm áp, áp suất nhiên liệu được giảm xuống giá trị làm việc, sau đó nhiên liệu qua bộ lọc áp suất thấp trước khi dẫn đến vòi phun. Vòi phun được bộ vi xử lý điều khiển một cách tự động, thời gian phun được điều khiển tương ứng tỷ lệ với phần trăm vị trí tay ga thông qua cảm biến vị trí tay ga. Bộ xử lý này nhận phần lớn các tín hiệu cần thiết từ hệ thống cung cấp nhiên liệu CNG. Hệ thống phun CNG trên đường nạp bao gồm các hệ thống cơ bản sau: Hệ thống cung cấp CNG: gồm bình chứa, van điện từ, bộ điều hòa áp suất, vòi phun CNG. Do đặc thù riêng của nhiên liệu CNG nên áp suất cần thiết để cung cấp nhiên liệu đến vòi phun là 5 bar để tránh hiện tượng hóa hơi trên đường ống nhiên liệu. Hệ thống điều khiển gồm các cảm biến ghi nhận thông tin về chế độ làm việc của động cơ, ECU xử lý các thông tin nhận được từ các cảm biến và phát tín hiệu điều khiển đến các vòi phun CNG để điều khiển thời gian mở vòi phun cung cấp CNG. Các tín hiệu điều khiển tới vòi phun là các xung thời gian có độ dài tương ứng tỷ lệ với lượng CNG cần phun vào ống góp nạp. Các loại cảm biến trong hệ thống gồm: cảm biến vị trí tay ga, cảm biến tốc độ động cơ, nhiệt độ khí nạp, cảm biến nồng độ oxy. Trong bộ vi xử lý có bổ xung thêm cảm biến đo áp suất bình chứa nhiên liệu CNG, từ đó tín hiệu được ECU xử lý phát tín hiệu điều khiển tới vòi phun. Hệ thống phun CNG trên đường nạp cho phép cải thiện được tính năng của động cơ và mức độ phát ô nhiễm. Khác với bộ hòa trộn, hệ thống này phun nhiện liệu dưới áp suất khoảng 5 bar. Điều này cho phép cung cấp 1 lượng nhiên liệu chính xác theo chế độ làm việc của động cơ. Mặt khác do không có họng venturi nên hệ số nạp được cải thiện đáng kể. Phun nhiên liệu CNG được thực hiện theo phương án riêng rẽ nên giảm khả năng hồi lưu ngọn lửa vào đường nạp, cải thiện được sự đồng đều nhiên liệu cung cấp cho các xi lanh của động cơ. Việc khống chế lưu lượng CNG nạp vào xi lang được thực hiện nhờ bộ vi xử lý NHIÊN LIỆU CNG 4 Cung cấp CNG cho động cơ bằng phương pháp phun trực tiếp vào buồng cháy Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm vì nó cho phép đồng thời làm giảm mức độ gây ô nhiễm và làm tăng tính kinh tế của động cơ. Phun trực tiếp CNG vào buồng cháy cho phép kết hợp các ưu điểm của khí thiên nhiên và quá trình cháy của hỗn hợp nghèo phân lớp. Mặt khác, hệ thống phun CNG còn thừa hưởng ưu thế của nhiên liệu nén ban đầu nên không cần bơm nhiên liệu áp suất cao. Động cơ có thể hoạt động không có tổn thất hệ số nạp và ở điều kiện hỗn hợp nghèo. Nhược điểm chính của hệ thống này là đòi hỏi kĩ thuật chế tạo à điều chỉnh chính xác hệ thống phun vì vậy đắt tiền NHIÊN LIỆU CNG IV THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Hiện nay từ tập đoàn dầu khí có 02 công ty: Công ty Cổ phần khí CNG và Công ty Cổ phần khí hoá lỏng miền Nam. Tiên phong thực hiện kinh doanh khí CNG khai thác từ đường ống dẫn khí quốc gia Phú Mỹ, Mỹ Xuân trong phạm vi cung cấp không quá bán kính 150 km. Các mỏ khí Tiền Hải, tỉnh Thái Bình dẫn trực tiếp đến các nhà máy sử dụng không quá 1 km. Nói chung việc cung cấp tiêu thụ cho thị trường không đáng kể. Chỉ tập trung chủ yếu cho các nhà máy khí điện và sản xuất đạm.Phần thị trường cần được cung cấp còn lại là một con số rất lớn và cần tất cả các công ty kinh doanh phân phối, các công ty xăng, dầu trong cả nước cùng thực hiện thì lợi ích quốc gia mới được thể hiện và người dân mới được hưởng lợi từ tài nguyên trong nước. Xe buýt CNG chạy tuyến xe buýt số 1 tại TPHCM NHIÊN LIỆU CNG Sản xuất và đưa xe buýt sử dụng khí CNG vào hoạt động là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ, Bộ GTVT và UBND TPHCM. UBND TPHCM đã đề xuất và được Chính phủ, Bộ GTVT cho phép Công ty Xe khách Sài Gòn được miễn giảm thuế khi nhập khẩu gần 30 chiếc xe buýt sử dụng khí CNG. Trong kế hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng đến năm 2020, TPHCM xác định rõ việc ưu tiên phát triển giao thông xanh để bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc giao Samco sản xuất 300 xe buýt sử dụng khí CNG là một phần trong kế hoạch này. Vấn đề còn lại hiện nay là công tác triển khai thực hiện chủ trương của các sở, ngành và đơn vị liên quan. Ông Nguyễn Hồng Anh, Tổng Giám đốc Samco, cho biết, nếu không có gì thay đổi, trong tuần này Samco sẽ trình Sở KH-ĐT, Sở GTVT kế hoạch sản xuất 300 xe buýt sử dụng khí CNG (chiếc xe vừa sản xuất mới là thử nghiệm). Trên cơ sở dự án của Samco, Sở KH-ĐT và Sở GTVT sẽ xem xét, đề xuất cơ chế hỗ trợ Samco sản xuất xe NHIÊN LIỆU CNG Riêng đối với các đơn vị vận tải, hiện vẫn đang sử dụng định mức trợ giá cho xe chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu cho xe chạy bằng khí CNG. Mức trợ giá cho xe chạy bằng xăng, dầu cao hơn khoảng 20% - 25% so với chi phí tiêu hao nhiên liệu thực sự của xe sử dụng khí CNG và khoản chênh lệch này được các đơn vị vận tải coi là khoản hỗ trợ cho việc đầu tư và sử dụng loại xe buýt thân thiện với môi trường của mình. Tuy nhiên, về lâu dài, các HTX vẫn mong muốn có sự hỗ trợ của Nhà nước một cách cụ thể hơn. Mức giá 2,6 tỷ đồng/xe buýt sử dụng khí CNG là mức giá khá cao so với giá 1,7 tỷ - 1,8 tỷ đồng/chiếc xe buýt cùng loại nhưng sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu NHIÊN LIỆU CNG Ngày 18-4, Samco đã cho xuất xưởng xe buýt sử dụng khí CNG đầu tiên được sản xuất trong nước. Sở GTVT TPHCM yêu cầu Samco đến tháng 4-2014 phải sản xuất xong 300 xe buýt sử dụng khí CNG phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng của thành phố. Sở GTVT TPHCM sẽ đề xuất thêm những chính sách hỗ trợ phát triển xe buýt sử dụng khí CNG như miễn thuế nhập khẩu khung gầm xe, đơn vị xe buýt sử dụng xe được hưởng số tiền có được từ tiết kiệm năng lượng do sử dụng loại xe buýt dùng khí CNG. Sở GTVT TPHCM sẽ chủ động làm việc với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam để lắp đặt thêm trạm cung cấp khí CNG cho xe buýt thành phố. Hiện nay, tại TPHCM có khoảng 30 xe buýt sử dụng khí CNG hoạt động nhưng tất cả đều là xe nhập khẩu. NHIÊN LIỆU CNG Tiềm năng phát triển của CNGCông nghệ khí nén thiên nhiên CNG lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam năm 2008 bằng sự ra đời của nhà máy khí thiên nhiên CNG tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Và vào tháng 5-2010, để hạn chế ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu, vì môi trường xanh sạch, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chuyển đổi và sử dụng nhiên liệu khí nén CNG cho toàn bộ xe ô tô tại các đơn vị thành viên của tập đoàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (ước khoảng 600 xe). NHIÊN LIỆU CNG Hiện tại, ở phía Nam đã có 2 trạm nạp khí nén CNG cho các phương tiện giao thông vận tải: một trạm ở Phú Mỹ, Đồng Nai và một trạm ở gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HỒ CHÍ MINH. Và được cung cấp chủ yếu từ Công ty CNG Việt Nam và Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam (PGS) có nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I (Bà Rịa- Vũng Tàu) với tổng công suất 150 triệu mét khối mỗi năm.Theo thống kê, có gần 500 công ty sản xuất trong các khu công nghiệp gần đó có khả năng sử dụng thêm 338 triệu mét khối khí đốt/năm. Nguồn cung khí ở Việt Nam sẽ tăng 11%/năm trong giai đoạn 2013 -2017. Bên cạnh đó, đề án sản xuất 300 xe bus chạy bằng khí nén thiên nhiên CNG và đưa vào hoạt động vào tháng 4 năm nay của UBND TP. Hồ Chí Minh đã được phê duyệt sẽ góp phần làm tăng cầu tiêu thụ khí CNG trong nước năm 2014. Cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm I THE END