Tiểu luận Tìm hiểu tòa án hình sự quốc tế

Từ cuối thế kỷ XIX, ý tưởng về một toà hình sự quốc tế đã được hình thành bởi Gustave Moynier, một người Thuỵ Sĩ, khi chứng kiến sự bạo tàn của cuộc chiến tranh Pháp –Phổ (1870 –1871). Tuy nhiên, ý kiến đó đã nhanh chóng đi vào quên lãng. Chỉ đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, đặc biệt với sự ra đời của Chủ nghĩa phát xít cùng với những phương tiện chiến tranh ngày càng có sức huỷ diệt lớn, lần đầu tiên Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc) đã phải công nh ận nhu cầu cần có một cơ chế thường xuy ên nhằm truy tố những kẻ sát nhân và những tội phạm chiến tranh vào năm 1948 trong hai phiên tòa Nuremberg và Tokyo xét xử những tội phạm Đức Quốc xã và Nhật Bản. Từ thời điểm đó trở đi, rất nhiều điều ước quốc tế đã xác định và nghiêm cấm các hành vi tội ác chiến tranh cùng với sự phát triển của luật quốc tế bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên những điều ước quốc tế đó lại không đưa ra được đề xuất khả thi nào về một cơ chế quy kết trách nhiệm hình sự của các cá nhân.Trong thế kỷ vừa qua, nhân loạiđãphảichứng kiến những đau thương, mất mát tồi tệ nhất trong lịch sử. Chỉ riêng trong 50 năm vừa qua, đã có hơn 250 cuộc xung đột đã nổ ra khắp thế giới, hơn 80 triệu thường dân trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em đãchết trong những cuộc xung đột đó và hơn 170 triệu người đã bị tước đoạt các quyền, tài sản và phẩm giá của họ.Sau hai phiên toà năm 1948, cũng có hai toà vụ việc khác được lập nên, đó là Toà hình sự Nam Tư cũ (ICTY) và Tòa hình sự Rwanda (ICTR). Mặc dù ICTR và ICTY là hai cơ quan độc lập, tuy nhiên cả hai toà cùng chia sẻ một phòng công tố chung và một phòng phúc thẩm. Đó là một điều thú vị bởi hai toà vụ việc được lập nên một cách riêng biệt bởi HĐBA và dưới 2 nghị quyết không có liên quan đến nhau. Hơnthế nữa, trụ sở của Toà hình sự Rwanda không nằm ở quốc gia này mà lại nằm ở Arusha – Tanzania bởi sự thiếu thốn cơ sở vật chất của Rwanda nhưng việc đặt trụ sở tại Arusha cũng không cải thiện được mấy tình hình này. Nh ững khó khăn đó càng cho thấy sự cầnthiết phải có một Toà hình sự thường trực hơn bao giờ hết. Và chỉ đến khi Quy chế Rome về việc th ành lập Tòa án hình sự quốc tế được thông qua thì một thiết chế quốc tế thường trực có thẩm quyền truy tố những kẻ vi phạm luật quốc tế về nhân đạo mới thực sự được hình thành. 160 quốc gia đã tham gia vào Hội nghị ngoại giao của Liên Hợp quốc (LHQ) được tổ chức tại Rome từ 15/6 đến 17/7/1998 để thành lập ra Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court). Văn kiệndự thảođã được các đoàn đại biểu có mặt đồng ý thông qua trọn gói bằng bỏ phiếu, trong đó có 120 3 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Sự kiện này làhết sức có ý nghĩabởi được diễn ra đúng vào ngày cả thế giớikỷ niệm 50 năm ngày thông qua Tuyên ngôn thế giới vềquyền con người (10/12/1948). Khi mới thông qua, nhiều người đã chorằng phải mất vài thập kỷ mới đạt được con số 60 quốc gia phê chuẩn đủ để Quy chế có hiệu lực. Tuy nhiên, với việc 10 quốc gia phê chuẩn Quy chế ngày 11/4/2002, Quy chế sẽ bắt đầu phát sinh hiệu lực từ ngày 01/7/2002 căn cứ theo Điều 126.

pdf29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tòa án hình sự quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Tìm hiểu Tòa án hình sự quốc tế 2 The International Criminal Court (ICC) I. Quá trình hình thành Từ cuối thế kỷ XIX, ý tưởng về một toà hình sự quốc tế đã được hình thành bởi Gustave Moynier, một người Thuỵ Sĩ, khi chứng kiến sự bạo tàn của cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871). Tuy nhiên, ý kiến đó đã nhanh chóng đi vào quên lãng. Chỉ đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, đặc biệt với sự ra đời của Chủ nghĩa phát xít cùng với những phương tiện chiến tranh ngày càng có sức huỷ diệt lớn, lần đầu tiên Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc) đã phải công nhận nhu cầu cần có một cơ chế thường xuyên nhằm truy tố những kẻ sát nhân và những tội phạm chiến tranh vào năm 1948 trong hai phiên tòa Nuremberg và Tokyo xét xử những tội phạm Đức Quốc xã và Nhật Bản. Từ thời điểm đó trở đi, rất nhiều điều ước quốc tế đã xác định và nghiêm cấm các hành vi tội ác chiến tranh cùng với sự phát triển của luật quốc tế bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên những điều ước quốc tế đó lại không đưa ra được đề xuất khả thi nào về một cơ chế quy kết trách nhiệm hình sự của các cá nhân. Trong thế kỷ vừa qua, nhân loại đã phải chứng kiến những đau thương, mất mát tồi tệ nhất trong lịch sử. Chỉ riêng trong 50 năm vừa qua, đã có hơn 250 cuộc xung đột đã nổ ra khắp thế giới, hơn 80 triệu thường dân trong đó hầu hết là phụ nữ và trẻ em đã chết trong những cuộc xung đột đó và hơn 170 triệu người đã bị tước đoạt các quyền, tài sản và phẩm giá của họ. Sau hai phiên toà năm 1948, cũng có hai toà vụ việc khác được lập nên, đó là Toà hình sự Nam Tư cũ (ICTY) và Tòa hình sự Rwanda (ICTR). Mặc dù ICTR và ICTY là hai cơ quan độc lập, tuy nhiên cả hai toà cùng chia sẻ một phòng công tố chung và một phòng phúc thẩm. Đó là một điều thú vị bởi hai toà vụ việc được lập nên một cách riêng biệt bởi HĐBA và dưới 2 nghị quyết không có liên quan đến nhau. Hơn thế nữa, trụ sở của Toà hình sự Rwanda không nằm ở quốc gia này mà lại nằm ở Arusha – Tanzania bởi sự thiếu thốn cơ sở vật chất của Rwanda nhưng việc đặt trụ sở tại Arusha cũng không cải thiện được mấy tình hình này. Những khó khăn đó càng cho thấy sự cần thiết phải có một Toà hình sự thường trực hơn bao giờ hết. Và chỉ đến khi Quy chế Rome về việc thành lập Tòa án hình sự quốc tế được thông qua thì một thiết chế quốc tế thường trực có thẩm quyền truy tố những kẻ vi phạm luật quốc tế về nhân đạo mới thực sự được hình thành. 160 quốc gia đã tham gia vào Hội nghị ngoại giao của Liên Hợp quốc (LHQ) được tổ chức tại Rome từ 15/6 đến 17/7/1998 để thành lập ra Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court). Văn kiện dự thảo đã được các đoàn đại biểu có mặt đồng ý thông qua trọn gói bằng bỏ phiếu, trong đó có 120 3 phiếu ủng hộ, 7 phiếu chống và 21 quốc gia không tham gia bỏ phiếu. Sự kiện này là hết sức có ý nghĩa bởi được diễn ra đúng vào ngày cả thế giới kỷ niệm 50 năm ngày thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (10/12/1948). Khi mới thông qua, nhiều người đã cho rằng phải mất vài thập kỷ mới đạt được con số 60 quốc gia phê chuẩn đủ để Quy chế có hiệu lực. Tuy nhiên, với việc 10 quốc gia phê chuẩn Quy chế ngày 11/4/2002, Quy chế sẽ bắt đầu phát sinh hiệu lực từ ngày 01/7/2002 căn cứ theo Điều 126. Quy chế được chia thành 13 phần và 128 điều khoản trong đó định nghĩa về các tội phạm hình sự, thẩm quyền xét xử, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của Tòa, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan cũng như những nguyên tắc chung của luật hình sự, bản án, thủ tục tố tụng hình sự, việc thi hành các bản án và hợp tác trong lĩnh vực hình sự, đặc biệt nhấn mạnh đến những nguyên tắc của luật hình sự quốc tế. Căn cứ theo Điều 120 - Quy chế Rome, các quốc gia tham gia không được phép bảo lưu đối với bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế. II. Cơ cấu tổ chức 1. Thành phần Theo Điều 34 Quy chế Rome, Tòa Hình sự quốc tế gồm có 4 cơ quan chính: Chủ tịch Tòa án (The Presidency); 1 Bộ phận phúc thẩm (Appeals Division); 1 Bộ phận xét xử (Trial Division) và 1 Bộ phận Tiền xét xử (Pre-Trial Division); văn phòng Công tố viên (The Office of the Prosecutor) và Thư ký Tòa (Registrar). a, Chủ tịch Tòa án (The Presidency) Theo Điều 38 Quy chế Rome, Chủ tịch Tòa án bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất và Phó Chủ tịch thứ hai. Những người này sẽ được bầu trong số các thẩm phán với đa số tuyệt đối. Chủ tịch Tòa án là cơ quan chịu trách nhiệm về các công việc hành chính của Tòa trừ những chức năng thuộc về Văn phòng Công tố viên cũng như những chức năng khác được quy định trong Quy chế (Điều 38 (3), (b) – Quy chế Rome). Để thực hiện tất cả những trách nhiệm của mình, Chủ tịch Tòa án sẽ hợp tác với sự nhất trí của Công tố viên về tất cả các vấn đề liên quan tới chức năng của nhau. b, Các Bộ phận của Tòa (Bộ phận xét xử, Bộ phận tiền xét xử và Bộ phận Phúc thẩm) Theo Điều 39 quy chế Rome, Ngay sau khi bầu ra các thẩm phán, Tòa sẽ tự lập ra các Bộ phận cụ thể càng sớm càng tốt. Các chức năng tư pháp của Tòa sẽ do các Ủy ban trong từng Bộ phận thực hiện. - Bộ phận Phúc thẩm (Appeals Division) sẽ bao gồm Chủ tịch Tòa án và 4 thẩm phán khác. - Bộ phận Xét xử (Trial Division) sẽ gồm không quá 6 thẩm phán. 4 - Bộ phận Tiền xét xử (Pre-Trial Division) sẽ gồm không quá 6 thẩm phán. Nhiệm vụ cụ thể của các thẩm phán trong từng Bộ phận nói trên sẽ căn cứ vào tính chất của từng loại Bộ phận, tiêu chuẩn và kinh nghiệm của các thẩm phán. Do đó, thành phần của mỗi Bộ phận sẽ bao gồm một tỷ lệ thích hợp các nhà chuyên môn trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự quốc tế. Đặc biệt, các Bộ phận xét xử và Tiền xét xử sẽ bao gồm chủ yếu các thẩm phán có kinh nghiệm trong lĩnh vực xét xử tội phạm hình sự. Trong các bộ phận của toà còn bao gồm các uỷ ban ( chambers) Các uỷ ban là những bộ phận hành chính (Administrative sub-units). Theo Điều 39 (2), (c)- Quy chế Rome thì trong mỗi Bộ phận có thể sẽ có nhiều hơn một Ủy ban tùy thuộc vào nhu cầu việc thực hiện có hiệu quả khối lượng công việc của Bộ phận. Ủy ban Phúc thẩm (Appeals Chamber) sẽ bao gồm tất cả các thẩm phán của Bộ phận Phúc thẩm. Các chức năng của Ủy ban xét xử (Trial Chamber) sẽ do 3 thẩm phán của Bộ phận xét xử thực hiện, các chức năng của Ủy ban tiền xét xử (Pre-Trial Chamber) sẽ do 3 thẩm phán của Bộ phận tiền xét xử hoặc một thẩm phán của Bộ phận tiến hành. Chức năng và thẩm quyền của các Ủy ban được quy định một cách cụ thể trong nhiều điều khoản tương ứng chủ yếu tại phần II, III, V và VIII của Quy chế. c, Văn phòng Công tố viên (The Office of the Prosecutor) Văn phòng công tố viên là một cơ quan độc lập của Tòa chịu trách nhiệm tiếp nhận các đệ trình từ phía các quốc gia thành viên cũng như những đệ trình của Hội đồng Bảo an và những thông tin khác nhằm chứng minh về các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa đồng thời tiến hành xem xét và thực hiện các hoạt động điều tra và truy tố các tội phạm đó trước Tòa. Công tố viên (Prosecutor) là người đứng đầu Văn phòng Công tố viên, có toàn quyền quyết định các vấn đề về quản lý và hành chính của văn phòng, như nhân viên, phương tiện bảo đảm hoạt động và những vấn đề khác (Điều 42 (1), (2) – Quy chế Rome). d, Ban Thư ký Tòa án (The Registry) Ban Thư ký của Tòa án sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề không thuộc chức năng tư pháp liên quan đến việc quản lý hành chính và phục vụ của Tòa. Đứng đầu là Thư ký Tòa (Registrar) là viên chức hành chính của Tòa hoạt động dưới quyền của Chủ tịch Tòa án. Thư ký Tòa sẽ có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền bầu lại và phục vụ toàn thời gian (full-time basis). Thư ký Tòa sẽ được các thẩm phán bầu ra bằng bỏ phiếu kín có lưu ý đến sự giới thiệu của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên (The Assembly of States Parties). Trong trường hợp cần thiết và theo sự giới thiệu của Thư ký, các thẩm phán có thể sẽ bầu ra Phó thư ký theo cách thức tương tự. Các Phó 5 Thư ký sẽ có nhiệm kỳ 5 năm hoặc ngắn hơn theo sự quyết định của đa số tuyệt đối các thẩm phán. 2. Những tiêu chuẩn, sự đề cử và bầu chọn của các thẩm phán Tòa sẽ bao gồm 18 thẩm phán. Tuy nhiên Chủ tịch Tòa án có thể sẽ đề xuất một số lượng nhiều hơn 18 thẩm phán nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc của Tòa. Chủ tịch Tòa án sẽ phải giải trình lý do để đề xuất số lượng đó tại một kỳ họp của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên và sẽ được chấp thuận với tỷ lệ 2/3 số thành viên. Ngược lại, Chủ tịch Tòa án sau đó cũng có thể đề xuất một số lượng các thẩm phán ít hơn căn cứ vào số lượng công việc thực tế của Tòa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thẩm phán sẽ không thể ít hơn 18. Đây là một thủ tục đơn giản và tương đối mềm dẻo cho phép điều chỉnh quy mô của Tòa căn cứ vào công việc thực tế của Tòa mà không cần thiết phải sửa đổi Quy chế. - Tiêu chuẩn Theo Điều 36 (3), (b)-Quy chế Rome thì những thẩm phán được chọn từ những người có phẩm chất đạo đức tốt, không thiên vị, liêm chính và có đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được bầu vào những chức vụ tư pháp cao nhất ở nước họ. Thêm vào đó, các thẩm phán được đề cử phải có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự cũng như có kinh nghiệm tham gia trong các vụ án hình sự như thẩm phán, công tố viên hoặc luật sư hoặc có năng lực trong những lĩnh vực liên quan của luật quốc tế như nhân quyền, luật quốc tế về nhân đạo và có kinh nghiệm sâu rộng trong chuyên môn pháp lý có liên quan đến chức năng và hoạt động của Tòa. Ngoài ra, họ còn phải có kiến thức sâu rộng và thông thạo ít nhất là một ngôn ngữ làm việc của Tòa. Các thẩm phán sẽ không thể tham gia vào bất kỳ vụ việc nào mà có những cơ sở xác đáng để nghi ngờ về sự vô tư của họ. Các thẩm phán cũng có thể bị từ chối tư cách tham gia vào một vụ việc nếu trước đó họ đã đảm nhận một vị trí bất kỳ trong vụ án liên quan đến người đang bị điều tra hoặc cáo buộc trước Tòa hoặc trong một vụ án hình sự có liên quan đến người bị cáo buộc hoặc điều tra nói trên tại Tòa án quốc gia. Trong trường hợp này, yêu cầu xem xét tư cách của thẩm phán sẽ do Công tố viên hoặc bất kỳ người đang bị cáo buộc hoặc điều tra nào đưa ra và sẽ được quyết định bởi một đa số tuyệt đối các thẩm phán (Điều 41- Quy chế Rome). - Sự đề cử và bầu chọn thẩm phán của Tòa Theo Điều 36 (4) – Quy chế Rome thì các ứng viên sẽ do các quốc gia thành viên đề cử và họ phải là công dân của những nước đó. Một quốc gia có thể chọn lựa theo thủ tục đề cử ứng viên vào các chức vụ tư pháp cao nhất ở nước mình hoặc có thể quyết định thủ tục đề cử các ứng viên 6 cho Tòa án Công lý quốc tế nhưng không thể có hai thẩm phán đồng thời là công dân của cùng một nước. Khi bầu chọn các thẩm phán, các quốc gia thành viên sẽ phải lưu ý tới sự đại diện của các hệ thống pháp luật chính trên thế giới; sự đại diện cho các khu vực địa lý và sự cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ. Ngoài ra, các quốc gia thành viên cũng phải lưu ý đến yêu cầu của các thẩm phán phải chuyên sâu về các lĩnh vực đặc biệt như bạo lực đối với phụ nữ hoặc trẻ em. Theo Điều 35- Quy chế Rome, Tất cả các thẩm phán sẽ được bầu là những thành viên toàn thời gian (Full-time basis) của Tòa. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm và sẽ không thể được bầu lại. Các thẩm phán sẽ được bầu bằng bỏ phiếu kín tại hội nghị bầu các thẩm phán của Hội đồng toàn thể các quốc gia thành viên, những thẩm phán trúng cử là những người có số phiếu cao nhất và được 2/3 số quốc gia thành viên có mặt bỏ phiếu. Trong lần bầu cử đầu tiên, 1/3 số thẩm phán sẽ bầu bằng cách rút thăm cho một nhiệm kỳ 3 năm, những người này có thể được bầu lại với nhiệm kỳ toàn thời gian; 1/3 số thẩm phán sẽ được bầu bằng rút thăm với nhiệm kỳ 6 năm và số còn lại sẽ được bầu với nhiệm kỳ 9 năm. Đối với những thẩm phán được giao nhiệm vụ tại các Tòa xét xử và Tòa phúc thẩm, trong trường hợp nhiệm kỳ của họ đã hết, họ vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi vụ án mà họ đã đảm nhận trước khi nhiệm kỳ của họ chấm dứt. 3. Thủ tục Trong quá trình giải quyết vụ án bên cạnh nhiệm vụ chứng minh tội phạm và trừng phạt người phạm tội bằng một bản án thì trách nhiệm không làm oan người vô tội của toà án và các cơ quan tiến hành tố tụng của Toà án hình sự quốc tế cũng như của các quốc gia thành viên cũng không kém phần quan trọng. Quy chế Rome đã giải quyết tốt hai yêu cầu này. 3.1. Thông báo và phát hiện tội phạm: Việc thụ lý giải quyết vụ án: Khi có sự việc được thông báo cho toà án và được công tố Viên thông báo và phát hiện tội phạm quốc tế được thực hiện bởi: - Các quốc gia thành viên thông báo cho Công tố viên về việc sảy ra một hoặc nhiều tội phạm thuộc thảm quyền tài phán của ICC tại quốc gia mình hoặc quốc gia khác. - Hội đồng bảo an liên Hợp quốc thông báo cho công tố viên về việc đã xảy ra một hoặc nhiều tội phạm thuộc thẩm quyền của ICC. - Công tố viên có thể tự mình mở điều tra dựa vào các thông tin về các tội phạm thuộc thẩm quyền tài phán của ICC.viên đã xác định có đủ căn cứ để mở điều tra và thông báo cho các quốc gia thành viên, yêu cầu các quốc gia thành viên có liên quan theo các nội dung thông tin về tội phạm mà công tố viên yêu cầu. 7 3.2. Tiến hành điều tra và truy tố: Sau khi xác minh thông tin nhận được, công tố viên mở cuộc điều tra. Để quyết định có mở cuộc điều tra hay không phải dựa vào các tình tiết: - Thông tin mà công tố viên nhận được có đủ để xác định tội phạm thuộc quyền tài phán của Toà hay không; - Vụ án có được thụ lý theo quy chế Rome điều 17 hay không; - Cân nhắc tính nghiêm trọng của tội phạm và lợi ích của người bị hại. Khi tiến hành điều tra, công tố viên được áp dụng các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ và biện pháp ngăn chặn và các biện pháp khác mà quy chế đã quy định để điều tra làm rõ vụ án. 3.3. Tiến hành thủ tục sơ bộ tại toà án: Trong trường hợp xét thấy việc điều tra là cơ hội duy nhất để lấy lời khai của người làm chứng hoặc để kiểm tra, thu thập hoặc xác minh những chứng cứ có thể bị mất trước khi mở phiên toà thì theo yêu cầu của công tố viên, Hội đồng tiền xét xử có thể áp dụng biện pháp cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và tính công minh của thủ tục tố tụng và đặc biệt là bảo vệ quyền bào chữa của bị cáo. Các biện pháp có thể là: - Đưa ra kiến nghị hoặc quyết định về thủ tục cần tiến hành - Chỉ thị việc lập biên bản liên quan đến điều tra 3.4. Xét xử: Vụ án được xét xử với một hội đồng với những nguyên tắc và và thủ tục đảm bảo công minh, khách quan, công bằng của Luật tố tụng hình sự văn minh1. 3.5. Kháng cáo: Sau khi có quyết định của hội đồng xét xử, các bên liên quan( bên buộc tội, bên bị buộc tội và những người có liên quan khác) có quyền kháng cáo đối với những quyết định sau đây của Toà án: - Quyết định liên quan đến thẩm quyền xét xử hoặc tính có thể chấp nhận được - Quyết định cho phép từ chối hoặc tạm tha người đang bị điều tra; quyết định của Hội đồng tiền xét xử; - Quyết định liên quan đến một vấn đề mà có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc tiến hành xét xử công bằng và khẩn trương hoặc kết quả của việc xét xử, và do đó, theo quan điểm của Hội đồng Tiền xét xử hoặc xét xử. 3.6. Hội đồng kháng cáo: 1 Phn VI Quy ch Rome. 8 Khi có kháng cáo, Hội đồng kháng cáo có tất cả các quyền của hội đồng xét xử. Hội đồng kháng cáo có quyền ra một trong các quyết định sau: - Huỷ bỏ hoặc sửa đổi quyết định hoặc bản án bị kháng cáo - Quyết định xét xử lại trước một Hội đồng xét xử khác. 3.7. Thi hành án: Việc thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật đối với các phán quyết của Toà án chủ yếu do các quốc gia thành viên thi hành trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của quốc gia người phạm tội. Trong quá trình thi hành án, Toà án có thể chuyển người đang phải thi hành án đến nhà tù của một quốc gia khác. Người thi hành án cũng có quyền đệ đơn lên Toà án để xin chuyến quốc gia thi hành án. Cụ thể về quá trình khởi tố - điều tra – truy tố: a. Khởi tố ( proprio motu) * 4 nguồn có quyền gửi kiến nghị - Từ các quốc gia thành viên - Hội đồng bảo an - Các công tố viên của ICC điều tra vụ việc - Quốc gia không phải là thành viên của quy chế Rome, nhưng tự nguyện đưa ra vụ việc và chấp nhận thẩm quyền xét xử của ICC (trường hợp đặc biệt) * Sau khi công tố viên nhận được kiến nghị điều tra vụ việc thì sẽ tiến hành điều tra xét xử vụ việc + Nếu có căn cứ xác định rằng không cần thiết phải tiến hành điều tra, hoặc không thể tiến hành điều tra, tiếp tục vụ việc hay không đủ các cơ sở pháp lý, chẳng hạn vụ việc không thuộc thẩm quyền xét xử của ICC, vụ việc không cần thiết phải để ICC xét xử  Công tố viên có thể đình chỉ vụ việc. + Nếu thấy có đủ cơ sở để bắt đầu một cuộc điều tra chính thức đối với vụ việc, Công tố viên sẽ phải đệ trình với ICC Cụ thể là Uỷ ban tiền xét xử - Pre-Trial Chamber (PTC) - Nếu PTC không chấp nhận yêu cầu của Công tố viên  Công tố viên phải ngừng ngay việc điều tra chính thức. ( có một ngoại lệ về chấm dứt điều tra của công tố viên: khi có yêu cầu chấm dứt của hội đồng bảo an dựa trên quy định tại chương VII hiến chương Liên hợp quốc, không một cuộc điều tra nào được tiếp tục trong thời hạn 1 năm kể từ khi có yêu cầu) - Nếu PTC chấp nhận  Công tố viên có quyền điều tra vụ việc. 9 b. Điều tra ( xem xét thẩm quyền và khả năng xét xử đối với vụ việc): 2 thủ tục - Thủ tục thứ nhất, Theo điều 18 - Quy chế Rome, trong mọi trường hợp ( ngoại trừ trường hợp do hội đồng bảo an kiến nghị), Công tố viên phải thông báo về ý định của mình sẽ điều tra vụ việc cho tất các quốc gia thành viên cũng như các quốc gia khác có thẩm quyền trong việc xử lí vụ việc. Các quốc gia có thời hạn 1 tháng để trả lời.  Nếu quốc gia liên quan trả lời là vị việc không thuộc thẩm quyền của ICC theo nguyên tắc “bổ sung”2 của quy chế thì công tố viên sẽ không được tiến hành vụ việc. trừ khi đã đề nghị lên PTC để được phép tiến hành điều tra. Quyết định của PTC có thể bị khiếu nại phúc thẩm bởi cả công tố viên hoặc quốc gia liên quan nếu không đồng ý.  Nếu quốc gia liên quan chấp nhận thẩm quyền của ICC thì Công tố viên tiến hành điều tra - Thủ tục thứ hai: xem xét về thẩm quyền của ICC Được quy định tại điều 19 của quy chế áp dụng đối với tất cả các vụ việc do bất kì chủ thể khởi xưởng, kiến nghị điều tra vụ việc ICC có thể tự mình xem xét thẩm quyền theo điều 17. Việc đề nghị xem xét có thể được thực hiện bất cứ khi nào. - Nếu ở giai đoạn điều tra, tiền xét xử PTC sẽ xem xét và quyết định - Nếu ở giai đoạn xét xử, hội đồng xét xử sẽ quyết định. c.Truy tố Việc truy tố của công tố viên phải được thẩm tra bởi PTC trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Thông thường PTC sẽ mở một phiên xử với sự hiện diện của công tố viên và bị cáo cùng luật sư của họ. Thủ tục tại phiên xử này mang tính chất thẩm định lại hồ sơ buộc tội của công tố viên đảm bảo để các cáo buộc đối với bị cáo là có cơ sở để có thể đưa ra xét xử tại phiên toà chính thức. III. Nguyên tắc hoạt động ICC là một chủ thể của luật quốc tế, do đó nguyên tắc hoạt động của nó tuân theo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế IV. Thẩm quyền của ICC 1. Một số nguyên tắc chi phối thẩm quyền xét xử của Tòa - Nguyên tắc ex officio (thẩm quyền xét xử tự động của Tòa) Theo Điều 12 (1)- Quy chế Rome 2 Điều 17- Quy chế Rome 10 “A State which becomes a Party to this Statute thereby accepts the jurisdiction of the Court with respect to the crimes referred to in article 5”. Tất cả những quốc gia nào đã là thành viên của Quy chế sẽ chấp nhận một cách mặc nhiên thẩm quyền xét xử của Tòa đối với những tội phạm mà Tòa có quyền xét xử. Ở đây có một trường hợp đặc biệt được chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Pháp gọi là điều khoản chuyển tiếp (Transitional Provision) đó là các quốc gia thành viên của Quy chế có quyền lựa chọn không chấp nhận thẩm quyền của Tòa khi xét xử những kẻ phạm tội là công dân hoặc hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia mình trong một khoảng thời gian là 7 năm