Từ khi World Wide Web (www.) ra đời, Internet đã bùng nổ, và truyền thông
internet cũng dần phát triển mạnh mẽ, cho tới nay nó đã lấn át cả những loại hình
truyền thông truyền thống. Các hãng truyền thông lớn không ngừng tổ chức
nghiên cứu tâm lý công chúng nhằm tìm cách giữ chân độc giả của báo/tạp chí,
khán giả truyền hình và thính giả của radio, những nguời đang ngày một kết thân
hơn với Internet.
Những kết quả nghiên cứu đưa ra những thách thức lớn cho những phuơng thức
truyền thông truyền thống mà đã từng gây sóng gió đến mức tự nhận mình là
quyền lực thứ tư. Nếu truớc đây các câu chuyện được đưa ra bàn mà người phát
xác nhận chuyện đó đã được báo đăng, hay được TV hoặc đài nói thì coi như
chuyện đó đã là “chân lý”. Nhưng bây giờ không còn như thế, bởi sẽ có nguời
phản bác lại ngay rằng “Có chắc báo, TV nói đúng không? Tôi thấy trên Internet
nói khác kìa!”
Ngày nay chỉ những nguời thuộc thế hệ 8x trở lên mới hay đọc báo, còn những
nguời trẻ hơn đã chọn Internet là kênh thông tin chính. Ngay cả những công chúng
trung thành truớc đây của các báo, đài cũng đang tập quen hay chuyển dần sang
kênh giao tiếp Internet như những người trẻ tuổi. Theo lời Warren Buffett, một cổ
đông của tờ The Washington Post, thì “Hầu hết các tờ báo trên khắp thế giới đều
nhận thấy nguy cơ bị “lấn sân” trên “mặt trận” cung cấp thông tin”. Một khảo sát
của công ty Pew năm 2007 nhận thấy, có đến 43% người dân Mỹ tìm kiếm thông
tin, đọc báo trên Internet, trong khi đó chỉ có 17% lựa chọn báo giấy. Kỷ nguyên
Internet cũng gây sóng gió với ngành công nghiệp truyền thông trong lĩnh vực
quảng cáo. Riêng trong năm 2006, quảng cáo trực tuyến đã tăng hơn 17%. Mặc dù
doanh thu từ hình thức kinh doanh này của báo chí truyền thống và truyền hình
vẫn tăng mạnh nhưng theo khảo sát của công ty TNS Media Intelligence, trong
tương lai không xa, Internet sẽ đe dọa đến sự tồn tại của những kênh thông tin này.
9 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu truyền thông internet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
TÌM HIỂU TRUYỀN THÔNG INTERNET
TRUYỀN THÔNG INTERNET – “CON DAO HAI LƯỠI”
I – Tình hình phát triển của truyền thông Internet:
Từ khi World Wide Web (www.) ra đời, Internet đã bùng nổ, và truyền thông
internet cũng dần phát triển mạnh mẽ, cho tới nay nó đã lấn át cả những loại hình
truyền thông truyền thống. Các hãng truyền thông lớn không ngừng tổ chức
nghiên cứu tâm lý công chúng nhằm tìm cách giữ chân độc giả của báo/tạp chí,
khán giả truyền hình và thính giả của radio, những nguời đang ngày một kết thân
hơn với Internet.
Những kết quả nghiên cứu đưa ra những thách thức lớn cho những phuơng thức
truyền thông truyền thống mà đã từng gây sóng gió đến mức tự nhận mình là
quyền lực thứ tư. Nếu truớc đây các câu chuyện được đưa ra bàn mà người phát
xác nhận chuyện đó đã được báo đăng, hay được TV hoặc đài nói thì coi như
chuyện đó đã là “chân lý”. Nhưng bây giờ không còn như thế, bởi sẽ có nguời
phản bác lại ngay rằng “Có chắc báo, TV nói đúng không? Tôi thấy trên Internet
nói khác kìa!”
Ngày nay chỉ những nguời thuộc thế hệ 8x trở lên mới hay đọc báo, còn những
nguời trẻ hơn đã chọn Internet là kênh thông tin chính. Ngay cả những công chúng
trung thành truớc đây của các báo, đài cũng đang tập quen hay chuyển dần sang
kênh giao tiếp Internet như những người trẻ tuổi. Theo lời Warren Buffett, một cổ
đông của tờ The Washington Post, thì “Hầu hết các tờ báo trên khắp thế giới đều
nhận thấy nguy cơ bị “lấn sân” trên “mặt trận” cung cấp thông tin”. Một khảo sát
của công ty Pew năm 2007 nhận thấy, có đến 43% người dân Mỹ tìm kiếm thông
tin, đọc báo trên Internet, trong khi đó chỉ có 17% lựa chọn báo giấy. Kỷ nguyên
Internet cũng gây sóng gió với ngành công nghiệp truyền thông trong lĩnh vực
quảng cáo. Riêng trong năm 2006, quảng cáo trực tuyến đã tăng hơn 17%. Mặc dù
doanh thu từ hình thức kinh doanh này của báo chí truyền thống và truyền hình
vẫn tăng mạnh nhưng theo khảo sát của công ty TNS Media Intelligence, trong
tương lai không xa, Internet sẽ đe dọa đến sự tồn tại của những kênh thông tin này.
II – Hai mặt của truyền thông Internet:
1. Nguồn và thông tin được đăng tải:
1.1 Tích cực
Có thể nói Internet là nơi chứa đựng thông tin khổng lồ trên tất cả mọi lĩnh vực.
Mọi người chỉ ngồi trước chiếc máy vi tính gõ từ khóa là có thể có được thông tin
mình cần tìm, dù đó là những sự kiện mới nhất xảy ra hay là sự việc đã xảy ra cách
đây nhiều thế kỷ.Một số trang web giúp tra cứu thông tin như google.com,
ask.com hay yahoo đạt được mức truy cập rất lớn. Các điều tra cho thấy tại Việt
Nam, 74% người sự dụng thường xuyên sử dụng google khi lên mạng tìm thông
tin, và ở Mĩ trung bình co 134 triệu người sử dụng google để tra cứu thông tin, con
số ít hơn một chút dành cho yahoo hay 1 số trang khác. Các con số kỉ lục như vậy
khó có thể thu được từ các dạng truyền thông truyền thống khác được
Nguồn cung cấp thông tin trên các web cũng rất đa dạng với nhiều cách thể hiện
sinh động khác nhau, từ những bản tin trên các báo đến các clip, video. Bất cứ ai
hiện nay cũng đều có thể đưa các thông tin lên mạng thông qua các trang xã hội,
diễn đàn, từ đó phát đi khắp toàn cầu, điều này khiến các thông tin có nhiều chiều,
đa hướng,..
Việc cung cấp thông tin cũng rất nhanh chóng, kịp thời. Chỉ với một chiếc máy
tính nối mang, hay với 1 chiếc di động, bất cứ khi nào bạn tiếp nhận 1 thông tin
mới, bạn có thể đưa chúng lên mạng dễ dàng để chia sẻ cho tất cả mọi người. Ví
dụ gần đây nhất, trong vụ động đất tại Nhật Bản, đã có những bạn trẻ ghi lại
những hình ảnh ngay trong tâm chấn và đưa lên mạng ngay sau đó cho toàn thể
nhân loại chứng kiến gần như trực tiếp thảm họa này. Như vậy có thể thấy được sư
nhanh chóng, cấp thiết trong các tin tức đưa ra.
Thêm nữa, do Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu nên người sử dụng
không chỉ tiếp cận thông tin trong nước. Nếu sử dụng thông thạo ngoại ngữ, họ có
thể trực tiếp truy cập vào các trang web của những tờ báo, các công ty… nước
ngoài để tìm hiểu thông tin. Nhờ đó quá trình hòa nhập thông tin toàn cầu diễn ra
dễ dàng và có hiệu quả hơn. Có thể nói, internet kéo mọi người gần hơn với toàn
cầu hóa, với truyền thông toàn cầu.
1.2 Hạn chế
Truyền thông internet truyền tải thông tin tới người đọc thông qua rất nhiều nguồn
khác nhau, từ nguồn “ truyền thống” như là các trang báo mạng cho sự phát triển
không ngừng của các diễn đàn, các trang mạng xã hội,… Rõ ràng nguồn thông tin
rất đa dạng, phong phú song nhiều quá như vậy cũng không hẳn là tốt.
Ngoài những tranh web được kiểm duyệt kĩ càng thì vẫn còn rất nhiều nguồn
thông tin không được kiểm duyệt kĩ càng trước khi đăng. Ví dụ như là tin tại các
trang lá cải, hay tin được đăng tại một trang xã hội của một cá nhân nào đó. Những
thông tin như vậy có mức độ tin cậy và xác thực không cao mà thực tế hiện nay thì
có rất nhiều người lại thường tiếp nhận thông tin từ các nguồn đó. Cuộc sống bận
rộn khiến họ có thể không tìm hiểu kĩ càng dẫn đến sự tiếp cận thông tin bị sai
lệch.
Và với khối lượng thông tin khổng lồ, người đọc sẽ dễ bị thụ động trong tổng hợp,
phân tích các thông tin đó. Một vấn đề sẽ có một chuỗi những bài viết có liên quan,
một loạt bài của các tác giả khác nhau. Người đọc nếu không có khả năng tổng
hợp thông tin hay quá choáng ngợp trước rừng thông tin thì rất dễ lệ thuộc vào suy
nghĩ của một tác giả nào đó.
Hơn nữa, chúng ta vẫn còn nhiều định kiến về thông tin tìm kiếm trên internet. So
sánh giữa truyền thông internet và các loại hình truyền thông khác, người đọc có
xu thế tin tưởng vào thông tin mình được tiếp nhận qua các loại hình truyền thông
khác hơn mặc dù có thể việc đầu tiên họ làm khi thu thập thông tin là thông qua
truyền thông internet.
2. Phương tiện:
2.1 Tích cực
Loại hình Truyền thông này sử dụng phương tiện truyền là Internet. Khác với 10
năm trước, giờ đây, Internet rất phổ biến trên khắp thế giới. Ngay tại Việt Nam,
mạng lưới Internet phủ trên tất cả các thành phố lớn, ngay cả vùng nông thôn cũng
đã sử dụng Internet với việc lắp đặt không quá khó khăn.
Phương tiện dùng để truy cập Internet cũng không còn là một khó khăn lớn nữa.
Hiện nay, hầu hết các gia đình đều đã có máy tính. Và việc kết nối Internet trở nên
cực kì dễ dàng với chi phí khá rẻ. Thậm chí, không cần đến máy tính, chỉ với một
chiêc điện thoại di động, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng vào internet. Hơn nữa, sự
lựa chọn mạng lưới Internet rất đa dạng với nhiều nhà cung cấp như FPT, Viettel,
VNPT…. Sự ra đời của mạng không dây Wifi càng làm tăng tính tiện lợi của
Internet.
Ngoài ra, không thể không kể tới sự kết hợp của truyền thông internet với các
dạng truyền thông khác, điển hình mới đây là sự kết hợp giữa internet và tivi-
Truyền hình internet. Tại Việt Nam, My TV mới ra đời nhưng thu hút được khá
nhiều sự chú ý. Bạn vừa có thể theo dõi truyền hình vừa tiếp nhận những thông tin
từ trên mạng chỉ qua một chiếc tivi, với chi phí thực sự rẻ hơn nhiều với việc vừa
lắp đặt internet và các dịch vụ cáp hay kĩ thuật số.
2.2 Hạn chế:
Internet là phương tiện truyền tải của loại hình truyền thông này. Đây là một trong
những công nghệ tiên tiến của loài người, do vậy nó đòi hỏi các phương tiện kỹ
thuật cao. Điều này dẫn đến không hẳn ai cũng có thể tiếp cận với loại hình truyền
thông này mặc dù mạng lưới phủ sóng internet ngày nay rất rộng rãi.
Trước hết thì người đọc phải bỏ ra một khoản đầu tư kha khá cho thiết bị như là
máy tính, modemn. Cùng một số lượng tiền ban đầu, người ta sẽ thường dùng để
mua một chiếc TV hơn là một chiếc máy tính. Bởi TV gần gũi với đời sống hơn,
máy tính dù sao cũng khó sử dụng hơn và không hẳn ai cũng thấy sự cần thiết của
máy tính ( ví dụ như những người già, những người có công việc không liên quan
tới sử dụng máy tính, hay tìm kiếm trao đổi thông tin qua internet).
Chi phí internet hàng tháng cũng là một vấn đề đối với người sử dụng. Mua báo in
rõ ràng là chi phí thấp hơn. Hay hiện nay tại Việt Nam, sử dụng radio, TV thường
sẽ không mất cước phí . Giả như nếu phải trả cước phí như truyền hình cáp thì tính
ra vẫn rẻ hơn là cước internet hàng tháng.
Ngày nay với sự phát triển của KHKT chúng ta đã có thể truy cập internet bằng
điện thoại di động, việc này tốn ít kinh phí ban đầu hơn vì thiết bị truy cập internet
được tích hợp trong điện thoại di động, rất thuận tiện, tuy nhiên chi phí để lướt
web trên di động cũng không phải là nhỏ.
3. Yếu tố nhiễu:
3.1 Tích cực:
Nói chung, Internet đã làm giảm đáng kể những ảnh hưởng tiêu cực đến việc
truyền thông tin. Với mạng lưới rộng khắp trên toàn thế giới và công nghệ ngày
một hiện đại, đường truyền ngày càng ổn định, nhanh chóng, việc truyền tải thông
tin ngày một chuẩn xác, không gặp những trở ngại hay mất mát khi đến với người
nhận.
3.2 Hạn chế:
Nhiễu là một điều không tránh khỏi đối trong quá trình truyền thông đối với bất kỳ
loại hình truyền thông nào, do vậy truyền thông internet cũng không phải ngoại lệ.
Yếu tố đầu tiên mà ai cũng nghĩ tới đó là yếu tố đường truyền. Tùy thuộc vào gói
cước sử dụng mà đường truyền thông tin nhanh hay chậm. Nhất là hiện nay, hệ
thống đường truyền internet tại Việt Nam chủ yếu là qua đường dây do vậy nó bị
ảnh hưởng nhiều bởi các lý do khách quan như thời tiết, các sự tác động cơ học.
Trời mưa bão, gió to hẳn nhiều lúc khiến ta không thể truy cập vào mạng internet,
hoặc các thông tin hiển thị không đầy đủ khiến chúng ta gặp khó khăn trong tiếp
nhận thông tin.
Người phát thông tin không truyền tải đúng ý tưởng của mình sang công cụ mã
hóa khiến bị lệch lạc ý tưởng. Điều này phụ thuộc vào trình độ, khuynh hướng của
người phát thông tin và trình độ văn hóa, quan niệm….của người tiếp nhận thông
tin.
4. Người nhận:
4.1 Tích cực:
Với sự xuất hiện của Internet, người nhận không còn phải chờ đợi những tờ báo
buổi sáng hay chương trình tivi để có được những tin tức mới nhất trong ngày.
Khác với phát thanh truyền hình hay báo in thường cố định thời gian, báo điện tử
luôn cập nhật thông tin rất nhanh chóng. Nhờ đó, người nhận cũng chủ động hơn
trong việc tìm kiếm thông tin mà không có hạn chế về thời gian hay lượng thông
tin.
Việc tiếp nhận thông tin ở mức độ sơ đẳng thì nhìn chung cũng không quá khó
khăn, thao tác đơn giản và dễ học hỏi, kể cả đối với những người lớn tuổi.
4.2 Hạn chế:
Ở mức độ tìm kiếm, tiếp nhận thông tin sâu hơn, mang tính chuyên môn hơn, nếu
như đối với phát thanh hay truyền hình, mọi người chỉ cần một thao tác đơn giản
là nhấn nút khởi động và chuyển kênh là có thể tiếp cận được với thông tin và lựa
chọn thông tin mình muốn lắng nghe, với báo in thì chỉ cần người biết chữ là có
thể đọc thì với internet đòi hỏi người dùng phải có trình độ cao hơn nhiều. Không
phải ai cũng biết cách để truy cập vào internet, tìm đến những trang web và đặc
biệt, việc tìm đến những trang web với những thông tin mà người dùng muốn tìm
hiểu lại càng đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về internet. Mặc dù hiện nay có
rất nhiều trang hỗ trợ tìm kiếm nhưng kể cả những người có trình độ cũng rất khó
tìm được những gì mình muốn với quá nhiều nguồn thông tin trên internet. Đôi khi
biết cách sử dụng những công cụ này rồi, chúng ta vẫn phải cần đến những thủ
thuật để đến với thông tin cần tìm dễ dàng hơn (Ngay cả khi tìm kiếm tài liệu cho
bài thuyết trình này trên internet, tôi cũng đã rất khó khăn với việc đưa ra từ khóa
hợp lý để tìm được trang có thông tin tôi cần dùng).
Trong thời đại ngày nay, con người rất bận rộn, tuy nhiên một nhược điểm khá lớn
của internet là người dùng phải tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy, nhiều người có thể
bỏ qua việc ngồi hàng giờ trước máy tính để theo dõi thông tin mà thay vào đó là
vừa bật đài phát thanh hoặc TV vừa tranh thủ làm các việc khác.
Hiện nay có tới khoảng 80% số người sử dụng internet nằm trong độ tuổi từ 15-19,
lứa tuổi đang hình thành ý thức, nhân cách. Tuy nhiên, các thông tin được đưa trên
mạng internet là rất hỗn tạp, nhiều khi không phù hợp với lứa tuổi hoặc không
được kiểm chứng. Việc quản lý người dùng internet là rất khó. Vì vậy, nếu người
dùng, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên này mà không có nhận thức đúng đắn,
sẽ rất dễ tò mò, tiếp cận với những nguồn thông tin không phù hợp hoặc không
chính thống, ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách.
Chắc hẳn nhiều người trong sinh viên chúng ta thường xuyên tìm hiểu thông tin
qua mạng internet. Đối với giới trẻ, internet rất thuận tiện, là một nguồn tài liệu
phong phú, vì thế mà nhiều khi quá lạm dụng và quên đi những nguồn thông tin bổ
ích khác như sách báo, thư viện, thậm chí có người còn thích ngồi ở nhà tìm thông
tin hơn là tới trường học. Việc đánh giá quá cao tác dụng của internet như vậy có
thể làm cho người ta càng chây lười, thụ động.
Đã bao giờ bạn ngồi lướt web mà quên đi thời gian hay là trễ một cuộc hẹn nào
đó? Người thường xuyên sử dụng internet chắc chắn cũng có ít nhất 1 lần. Internet
có khả năng gây nghiện cho người sử dụng, nó là một thế giới thu nhỏ khá phong
phú và thú vị cho mọi người khám phá. Một khi đã “nghiện” internet, người dùng
sẽ tốn khá nhiều thời gian vào nó mà quên đi rất nhiều công việc xung quanh,
giảm bớt thời gian tham gia các hoạt động khác, ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe
5. Phản hồi:
5.1 Tích cực:
Với Internet, người ta không còn chỉ biết tiếp nhận luồng thông tin một chiều.
Trên các trang báo điện tử, độc giả có thể phát biểu ý kiến, bình luận thông tin trên
mạng với những người khác và với tòa soạn. Dựa trên những ý kiến đó, toà soạn
có thể tổ chức các cuộc nói chuyện trực tuyến giữa độc giả trong và ngoài nước,
với các vị lãnh đạo hoặc các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học... về những
đề tài mà nhiều người cùng quan tâm.
Việc phản hồi thông tin trên mạng cũng rất nhanh chóng, ngay lập tức khi người
đọc tiếp nhận thông tin, họ có thể đưa ra các quan điểm, đánh giá của mình, nhanh
chóng hơn rất nhiều so với các dạng truyền thông khác.
Thêm vào đó, phản hồi từ internet với các mục đích tốt, nội dung lành mạnh có thể
giúp tạo nên các luồng dư luận mang đinh hướng tốt. Ví dụ như việc phản hồi của
dư luận trên mạng về việc công ty Vedan xả nước thải ra kênh Thị vải, từ phản hồi
trên internet, đã dẫn tới việc người tiêu dung tẩy chay các mặt hàng công ty này tới
khi có được bồi thường và lời xin lỗi từ phía Vedan. Một ví dụ khác, như trong vụ
động đất mới đây tại Nhât Bản, thông tin về thiên tai này xuất hiện, một loạt phản
hồi từ những người đọc đã tạo một luồng dư luận rộng lớn toàn thế giới cầu
nguyện cho các người dân nhật bản. Như vậy, có thể thấy được sức mạnh từ phản
hồi của internet lớn như thế nào đối với rất nhiều vấn đề quan trọng, thậm chí là
lớn gấp nhiều lần so với các dạng truyền thông khác.
5.2 Hạn chế:
Việc phản hồi thông tin từ người nhận trên internet là rất dễ dàng, nhanh chóng,
thuận tiện nhưng cũng do vậy mà không tránh khỏi trường hợp phản hồi không
đúng chủ đề, lợi dụng phần để gửi phản hồi để quảng cáo hay đưa ra những phản
hồi hời hợt, không thực sự có chủ đích phản ánh lại hiệu quả của thông tin cũng
như của quá trình truyền thông.
Phản hồi nhanh chóng nên cũng dễ dẫn đến trường hợp những phản hồi đưa ra lập
tức bị người khác không cùng ý kiến bác bỏ, dễ gây ra tranh cãi, mâu thuẫn, đi
lệch hướng với mục đích của thông tin đưa ra.
III - Kết luận:
Truyền thông internet có thể nói đang ở vào thời kì hoàng kim của nó, khi đã thể
hiện ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các loại hình truyền thông còn lại. Tuy nhiên,
không phải là một ngoại lệ, Internet cũng bao hàm những điểm mạnh, điểm yếu ở
tất cả các yếu tố để cấu tạo nên một mô hình truyền thông hoàn chỉnh. Mặc dù sở
hữu những thế mạnh nổi bật so với các loại hình truyền thông truyền thống nhưng
trên thực tế, hiệu quả của quá trình truyền thông internet vẫn chưa được coi là
hoàn hảo vì rất nhiều rào cản khách quan và chủ quan khác nhau. Internet từ khi ra
đời đã làm cho mối quan hệ giữa công chúng và truyền thông ngày càng trở nên
khăng khít hơn và đó cũng là lý do vì sao Internet luôn là hình thức truyền thông
thu hút được lượng người tham gia đông đảo nhất, đặc biệt là trong xã hội hiện đại
ngày nay. Trong tương lai gần, sẽ khó có một phương tiện truyền thông nào có thể
hội tụ đủ sức mạnh để soán ngôi hậu của Internet và truyền thông Internet chắc
chắn sẽ vẫn giữ được vị thế đáng kể đối với người dân trên khắp thế giới.