Tiểu luận Tìm hiểu và đánh giá quy trình xuất khẩu sản phẩm nội ngoại thất của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành

Trong vòng 5 năm trở lại đây, công nghiệp đồ gỗ nội thất đã trở thành một trong 10 ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tính lũy kế đến ngày 15/11/2010 đạt trên 2,89 tỉ đô la Mỹ, tăng đến 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng và dự báo sẽ đạt 3,2 tỉ đô la Mỹ trong năm tới. Thống kê của Vietrade cho thấy các nước châu Âu (28%), Nhật Bản (24%), và Hoa Kỳ (20%) vẫn là các thị trường xuất khẩu chính trong số 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt sản phẩm đồ nội thất Việt Nam. Xu hướng hàng nội thất bằng các loại gỗ rừng trồng như cao su, keo, tràm có ở mức giá trung bình vẫn tiếp tục được ưa chuộng. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của ngành đồ nội thất Việt Nam còn rất lớn bởi khối lượng xuất khẩu hiện tại mới chỉ thỏa mãn được chưa đến 1% nhu cầu thực tế của thị trường thế giới. Hiện nay các vấn đề tồn đọng như tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam vẫn còn cao (chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu), tỷ lệ hao hụt cao trong chế biến, tỷ giá tăng đã và đang làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguy cơ có thể đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam, khiến cho họ phải “đi bằng 2 chân”, vừa xuất khẩu và vừa quay về thị trường trong nước. Bên cạnh đó, tiềm năng tiêu thụ trong nước cũng rất lớn, có khả năng mang lại doanh thu không kém xuất khẩu (trên 3 tỉ đô la Mỹ). Mặc dù vậy, nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm trong ngành công nghiệp đã song hành với nhau từ lâu nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để cùng thúc đẩy tiêu dùng đồ nội địa phát triển. Thị phần nội địa được các doanh nghiệp chế biến phân ra mảng công trình và phân phối bán lẻ. Trong đó, mảng thi công lắp đặt nội thất cho các công trình được cho là có nhiều tương đồng với sản xuất xuất khẩu và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mảng còn lại, hướng đến đối tượng người tiêu dùng nhỏ lẻ tuy có nhiều tiềm năng nhưng doanh nghiệp “ngán” vì buộc phải có vốn mạnh để xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ, và trữ hàng tồn kho. Như vậy tiềm năng phát triển của ngành thì lớn song tiềm lực phát triển ngành vẫn còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên, vì thế mà việc chuyển đổi sản phẩm từ chất liệu này sang chất liệu khác như gỗ sang thép và sợi nhựa là một trong những yêu cầu để phát triển sâu hơn cho loại hình sản phẩm này.

pdf50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu và đánh giá quy trình xuất khẩu sản phẩm nội ngoại thất của công ty cổ phần Phước Hiệp Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NỘI NGOẠI THẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vòng 5 năm trở lại đây, công nghiệp đồ gỗ nội thất đã trở thành một trong 10 ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tính lũy kế đến ngày 15/11/2010 đạt trên 2,89 tỉ đô la Mỹ, tăng đến 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng và dự báo sẽ đạt 3,2 tỉ đô la Mỹ trong năm tới. Thống kê của Vietrade cho thấy các nước châu Âu (28%), Nhật Bản (24%), và Hoa Kỳ (20%) vẫn là các thị trường xuất khẩu chính trong số 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt sản phẩm đồ nội thất Việt Nam. Xu hướng hàng nội thất bằng các loại gỗ rừng trồng như cao su, keo, tràm có ở mức giá trung bình vẫn tiếp tục được ưa chuộng. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển của ngành đồ nội thất Việt Nam còn rất lớn bởi khối lượng xuất khẩu hiện tại mới chỉ thỏa mãn được chưa đến 1% nhu cầu thực tế của thị trường thế giới. Hiện nay các vấn đề tồn đọng như tỉ lệ nhập khẩu nguyên liệu của Việt Nam vẫn còn cao (chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu), tỷ lệ hao hụt cao trong chế biến, tỷ giá tăng… đã và đang làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguy cơ có thể đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam, khiến cho họ phải “đi bằng 2 chân”, vừa xuất khẩu và vừa quay về thị trường trong nước. Bên cạnh đó, tiềm năng tiêu thụ trong nước cũng rất lớn, có khả năng mang lại doanh thu không kém xuất khẩu (trên 3 tỉ đô la Mỹ). Mặc dù vậy, nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm trong ngành công nghiệp đã song hành với nhau từ lâu nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để cùng thúc đẩy tiêu dùng đồ nội địa phát triển. Thị phần nội địa được các doanh nghiệp chế biến phân ra mảng công trình và phân phối bán lẻ. Trong đó, mảng thi công lắp đặt nội thất cho các công trình được cho là có nhiều tương đồng với sản xuất xuất khẩu và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Mảng còn lại, hướng đến đối tượng người tiêu dùng nhỏ lẻ tuy có nhiều tiềm năng nhưng doanh nghiệp “ngán” vì buộc phải có vốn mạnh để xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ, và trữ hàng tồn kho. Như vậy tiềm năng phát triển của ngành thì lớn song tiềm lực phát triển ngành vẫn còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên, vì thế mà việc chuyển đổi sản phẩm từ chất liệu này sang chất liệu khác như gỗ sang thép và sợi nhựa là một trong những yêu cầu để phát triển sâu hơn cho loại hình sản phẩm này. Nhận thấy cơ hội đó công ty cổ phần phước hiệp thành đã đầu tư dây chuyền công nghệ để phát triển mạnh sản phầm. Và củng như bấc cứ sản phẩm nào thì việc tìm đầu ra cho nó là vấn đề cần quan trọng. Do đó để hiểu thêm về nghiệp vụ xuất nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 2 khẩu của công ty chúng em thực hiện đề tài “ nghiên cứu quy trình xuất khẩu sản phẩm nội ngoại thất của công ty cổ phần phước hiệp thành”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu theo tình tự sau  Phương pháp khảo sát tại công ty bằng cách tìm hiểu các chứng từ hồ sơ về quy trình xuất nhập khẩu. số liệu được thu thập tại phòng kế toán của công ty  Phương pháp kết hợp trên các phương tiện thông tin để biết về cách thức nhập khẩu  Phương pháp mô tả nghiệp vụ chung đưa ra từ tổng quát đến cụ thể. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung  Tìm hiểu quy trình xuất nhập khẩu, các chứng từ và các bộ phận liên quan  Tìm hiểu các thủ tục hành chính cần có trong nghiệp vụ nhập khẩu Mục tiêu cụ thể  Xây dựng cơ sở kiến thức lý thuyết về các loại chứng từ  Vận dụng vào thực tế từng công việc cụ thể  Đánh giá công tác và đưa ra kiến nghị PHẦN 2: NỘI DUNG nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG 1. TÊN DOANH NGHIỆP: CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH 2. ĐỊA CHỈ: HƯƠNG VĂN HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ 3. ĐIỆN THOẠI: 840543558678 FAX:840543750566 4. MÃ SỐ THUẾ: 3301194153 5. TÀI KHOẢNG NGÂN HÀNG: 160414851000332 6. NGÂN HÀNG : NGOẠI THƯƠNG HUẾ 7. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DOANH NGHIỆP NHƯ SAU 8. LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP: SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI, 1.2. Quá trình hình thành và pháp triển Bằng nguồn vốn của Chương trình khuyến công quốc gia năm 2010, Trung tâm khuyến công – Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức khóa tập huấn đào tạo nghề đan sản phẩm nội thất xuất khẩu từ dây nhựa cho công nhân Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành tại phường Hương Văn, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế. Trong thời gian 2 tháng, 150 công nhân của xưởng sản xuất sản phẩm nội thất xuất khẩu từ dây nhựa ở xã Hương Văn của Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành sẽ được đào tạo 3 lớp với nghề đan sản phẩm nội thất xuất khẩu. Các công nhân của Cty sẽ được hướng dẫn cách làm 8 mẫu hàng như bàn, ghế, tủ, kệ…bằng sợi dây nhựa, đồng thời công nhân sẽ thực hành ngay trên sản phẩm và được nhận chính thức vào làm việc tại Cty. Đan sản phẩm nội thất xuất khẩu từ sợi dây nhựa là một nghề khá mới ở TT Huế được Cty cổ phần Phước Hiệp Thành tổ chức sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Được biết qua Trung tâm Khuyến công – Sở Công Thương TT Huế, dự án khuyến công quốc gia sẽ hỗ trợ cho Cty cổ phần Phước Hiệp Thành đào tạo 6 lớp nghề cho 300 công nhân tại xưởng sản xuất ở Hương Văn và Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) với tổng kinh phí đào tạo 180 triệu đồng. Từ các khóa đào tạo nghề này sẽ tạo việc mới làm cho người dân các vùng nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm xuất khẩu; góp phần vào thực hiện chương trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh. 1.3. Mô tả nghiệp vụ cần nghiên cứu Đây là một trong những nghiệp vụ xuất khẩu sang thị trường châu âu của công ty giữa tháng 3 vừa rồi. một trong những nghiệp vụ điển hình của công ty trong giai đoạn hiện nay. Nghiệp vụ gồm có nhiều giai đoạn bao gồm nhiều chứng từ và hóa đơn. Đề tài đề cập đến 4 giai đoạn từ khi hàng xuất xưởng đến khi hàng lên tàu Các chứng từ gồm Hợp đồng thương mại Hải quan điện tử nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 4 Bộ chứng từ giao nhận và thanh toán CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY PHƯỚC HIỆP THÀNH 2.1. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 1: MỞ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 2.1. HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 1.Khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên mua – bán có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hoạt động mua bán quốc tế nói riêng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định,thể hiện dưới một hình thức đó là hợp đồng xuất khẩu hay còn gọi là hợp đồng ngoại thương. Thực tiễn đã chứng minh trong thời đại ngày nay khi trình độ quốc tế hoá đời sống kinh tế ngaỳ càng cao thì nhu cầu hội nhập quốc tế là nhu cầu không thể thiếu được và ngày càng phải được mở rộng.Do đặc điểm về tự nhiên mỗi quốc gia đều có lợi thế riêng về sản xuất và đây là tiền đề dẫn tới sự phân công lao động quốc tế,và nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng,để thực hiện theo kịp sự phát triển của thế giới các quốc gia đều có ý thức về giá trị to lớn việc hội nhập toàn cầu đặc biệt là các quan hệ trao đổi hàng hoá quốc tế đang ngày càng được phát triển sâu rộng hơn . Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác Kinh tế – Thương mại. Thực tế đã chứng minh “ Ngoại thương” là con đường tốt nhất để đưa đất nước hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Hoạt động ngoại thương đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ ....hiện đại và tiên tiến. Trong khi Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 5 đất nước thì các hoạt động mở rộng quan hệ quốc tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương là nghiệp vụ có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong cơ cấu kinh tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu là một hoạt động Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nghiệp vụ kinh doanh trong đó có việc tiến hành thoả thuận và soạn thảo hợp đồng ngoại thương. Mọi thiệt hại có thể do nhiều nguyên nhân: như nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan do thiếu kinh nghiệm kiến thức, chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng trong khi thực thi tìm hiểu, đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng. Quan tâm, cẩn thận trong đàm phán, kí kết hợp đồng sẽ tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy vấn đề hợp đồng ngoại thương thực sự là vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ buôn bán với tất cả các nước. Để quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá diễn ra bình thường ổn định và bảo vệ được quyền lợi của các bên đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý nhất định trong đó các bên xác lập các quyền và nghĩa vụ với nhau đồng thời cũng là cơ sở để các nước hữu quan thực hiện nhiệm vụ, quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK hàng hoá. Hợp đồng ngoại thương có vai trò vô cùng to lớn đối với hoạt động trao đổi hàng hoá.Cụ thể là như sau: - Hợp đồng ngoại thương là căn cứ để bảo vệ các nguồn và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra - Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý, trung tâm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời là cơ sở để các bên ký kết các hợp đồng khác. Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo lãnh. - Hợp đồng ngoại thương là cơ sở quan trọng của cơ quan nhà nước: Cơ quan thuế ,Hải quan thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan. - Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý quy định quyền và nhiệm vụ của các bên trong trao đôỉ hàng hóa. nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 6 Thông thường, một Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường gồm các điều khoản chính như sau: Điều 1: Tên hàng ( Article 1: Commodity). Điều 2: Số lượng/ Khối lượng (Article 2:Quantity/ weight). Điều 3: Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá.( Article 3: Quality/ Specification). Điều 4: Giá cả ( Article 4: Price). Điều 5: Giao hàng (Article 5: Shipment/ Delivery). Điều 6: Thanh toán (Article 6: Settlement/payment). Điều 7: Chứng từ giao hàng (Article 7: Necessary documents / Documents requirement / Negotiation documents). Điều 8: Bao bì và ký mã hiệu (Article 8: Packing and marking). Điều 9: Phạt và bồi thường thiệt hại (Article 9: Penalty). Điều 10: Bảo hiểm (Article 10: Insurance). Điều 11: Khiếu nại (Article 11: Claim). Điều 12: Trọng tài (Article 12: Arbitration). Điều 13: Bất khả kháng (Article 13: Force Majeures). Điều 14: Kiểm tra (Article 14: Inspection). Điều 15: Điều khoản chung / Điều khoản khác (Article 15: Other Claus / Generalities). nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 7 Tuy nhiên, do tính chất của mỗi thương vụ mà còn có thể có thêm các điều khoản. Điều 16: Bảo đảm / Bảo hành/Bảo trì ( Article 16: Guarantee). Điều 17: Đào tạo (Article 16: Tranning). Điều 18: Lắp đặt / Chạy thử / Nghiệm thu (Article 18: Installation / Test run / Commissioning). Điều 19: Bảo mật (Article 19: Confidentiality). Điều 20: Vi phạm bản quyền (Article 20: Patent right). Điều 21: Chấm dứt hợp đồng (Article 21: Termination of the contract). 2. Bố cục của hợp đồng ngoại thương 2.1 Phần mở đầu - Tiêu đề hợp đồng: thường là “Contract”, “Sales Contract”, tuy nhiên cũng có những tên khác như “Sales Confiramtion”… - Số hiệu của hợp đồng (Contract No…): đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng, nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên. - Địa điểm và thời gian ký kết hợp đồng: nội dung này có thể để ở đầu của hợp đồng nhưng cũng có thể để ở cuối của hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng không có những thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết. Nhìn chung, hợp đồng xuất khẩu của công ty Phước Hiệp Thành đã có đầy đủ những thông tin trên. 2.2 Phần thông tin của chủ thể hợp đồng nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 8 Mỗi bên chủ thể của hợp đồng phải được nêu đầy đủ những nội dung như sau: -Tên đơn vị: Nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có) -Địa chỉ đơn vị: Nêu đầy đủ số nhà, tên đường, thành phố và tên quốc gia. -Các số máy Fax, telex, điện thoại và địa chỉ email nếu có. -Số tài khoản và tên ngân hàng đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên. -Người đại diện ký hợp đồng:cần nêu rõ họ tên và chức vụ người đại diện trong đơn vị. Nhìn chung, hợp đồng xuất khẩu của công ty Phước Hiệp Thành đã có đầy đủ những thông tin trên. 2.1.3 Phần nội dung của hợp đồng: 2.1.3.1 Điều khoản tên hàng-số lượng–giá–phương thức giao hàng (Commodity- quantity-price-shipment)  Điều khoản tên hàng: Điều khoản này phải được diễn tả thật chính xác vì đây là cơ sở để bên bán hàng giao đúng hàng mà người mua cần và bên mua trả tiền đúng với hàng mà mình yêu cầu. Để làm được việc này, người ta thường dùng các sau để diễn đạt tên hàng: -Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học. - Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra mặt hàng đó. -Ghi tên hàng kèm theo tên nhà sản xuất. - Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của nó. nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 9 -Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó. - Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó. - Ghi tên hàng kèm theo số hiêu hạng mục của hàng đó trong danh mục hàng hóa thống nhất. Ngoài ra, có khi người ta còn kết hợp các phương pháp trên đây với nhau. Trong hợp đồng xuất khẩu của công ty Phước Hiệp Thành đã ghi tên hàng theo công dụng của hàng hóa là: “Nội ngoại thất được làm bằng các loại vật liệu khác nhau (gỗ, mây, nhựa…). Tuy nhiên, hợp đồng chỉ nói chung chung là nội ngoại thất mà chưa nói rõ là sản phẩm gì (bàn, ghế, giường, tủ chẳng hạn) và vật liệu làm nên hàng hóa là gì. Điều này có thể giải thích là 2 bên đã thỏa thuận với nhau trước về loại hàng hóa, chất liệu làm nên hàng hóa.  Điều khoản số lượng: Điều khoản này nhằm nói lên mặt lượng của hàng hóa được giao dịch. Đây là một điều khoản không thể thiếu, do vậy trong hợp đồng cần phải thể hiện rõ số lượng hàng hoá được mua bán. Nhưng vì trên thị trường thế giới người ta sử dụng các hệ đo lường rất khác nhau cho nên trong hợp đồng cần thống nhất về đơn vị tính số lượng, cách ghi số lượng/ khối lượng. Tuỳ theo từng thương vụ và đối tượng của hợp đồng mà chọn cách ghi khối lượng/ trọng lượng cho phù hợp. Trong buôn bán quốc tế người ta thường sử dụng 2 cách ghi khối lượng / trọng lượng. - Cách 1: Ghi phỏng chừng, tức là ghi có dung sai và kèm theo chi tiết cho biết dung sai được người mua chọn hay người bán chọn ( at the seller’s option hay là at the buyer’s option ) Trong cách quy định phỏng chừng, người ta thường dùng các từ như “about”, “more and less”… Trường hợp dung sai không được xác định và ghi nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 10 trong hợp đồng thì áp dụng phạm vi dung sai theo tập quán quốc tế hiện hành đối với hàng hóa như buôn bán ngũ cốc có dung sai là 0,5%, cà phê 0,3%, cao su 2,5%, gỗ 10% trọng lượng hàng giao. -Cách thứ 2: Ghi chính xác. cách này áp dụng đối với những mặt hàng có sử dụng hệ thống đo lường dân gian để tính toán như con, cái , chiếc, đôi, thùng, kiện, bao.v.v. Trong hợp đồng xuất khẩu của công ty Phước Hiệp Thành đã áp dụng cách ghi chính xác vì hàng hóa được tính bằng container. Tuy nhiên, đây mới là số lượng ước tính (Estimated quantity)  Điều khoản giá cả:Trong giao dịch buôn bán, điều kiện giá cả là một điều kiện quan trọng. Đây có thể nói là điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng ngoại thương, mọi điều khoản khác có thể dễ ràng nhượng bộ hoặc bị thuyết phục nhưng với điều khoản này hầu hết các bên đối tác đều không muốn nhượng bộ. Chính vì vậy khi thương thảo hợp đồng các bên thường rất thận trọng đối với điều khoản này. -Đồng tiền tính giá: Đồng tiền tính giá là loại tiền dùng để tính giá được quy định trong hợp đồng. Trong thương mại quốc tế, đồng tiền tính giá có thể là tiền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba mà hai bên đồng ý. Trong hợp đồng xuất khẩu của công ty Phước Hiệp Thành đã sử dụng đồng tiền USD là ngoại tệ mạnh. - Mức giá: Giá cả trong hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế. Việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế đều làm tổn hại đến lợi ích và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó cũng đồng nghĩa làm tổn hại đến lợi ích và tài sản quốc gia. Vì vậy, nắm bắt kịp thời, chuẩn xác giá cả thị trường thế giới để xác định chính xác mức giá trong các hợp đồng ngoại thương có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiệp vụ kinh doanh XNK.Để xác định chính xác mức giá cần phải nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 11 nắm chắc nguyên tắc xác định giá, xu thế thay đổi của giá cả thị trường thế giới, xem xét đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, hạch toán lỗ lãi, đồng thời định rõ điều kiện cơ sở giao hàng liên quan tới giá đó.  Điều kiện giao hàng - Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong buôn bán quốc tế, có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng: +Thời hạn giao hàng có định kỳ: - Giao hàng vào một ngày cố định - Giao hàng trong một thời hạn cố định. - Giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định +Thời hạn giao hàng không định kỳ: - Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên - Giao hàng khi nào có khoang tàu - Giao hàng khi L/C được mở - Giao hàng khi nào xin được giấy phép xuất khẩu. +Thời hạn giao hàng ngay: - Giao nhanh - Giao ngay lập tức - Giao càng sớm càng tốt. Trong hợp đồng xuất khẩu của công ty Phước Hiệp Thành đã quy định thời hạn giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định (Shipment schedule: from July 2011 to June 2012) nhóm chuyên đề nghiệp vụ thương mại quốc tế 12 - Địa điểm giao hàng: thường địa điểm giao hàng đi và địa điểm chuyển hàng tới phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế do 2 bên mua bán chọn lựa. Trường hợp 2 bên muốn quy định rõ địa điểm giao hàng có thể thỏa thuận các phương pháp: + Quy định rõ cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến và cảng (ga) thông qua. + Quy định một cảng (ga) hay nhiều cảng (ga) + Quy định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn. Trong hợp đồng xuất khẩu của công ty Phước Hiệp Thành đã quy định nhiều cảng (ga): Cảng đi:cảng Đà Nẵng và/ hoặc một cảng bất kỳ ở Việt Nam Cảng đến: cảng European và cảng khác theo sự hướng dẫn của người mua. 2.1.3.2 Điều khoản chất lượng (Quality) Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hoá ; nói một cách khác điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật .v.v.v của hàng hoá được mua bán. Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thời uộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai bên. Trong thực tế có nhiều phương pháp để xác đị