Tiểu luận Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà và cafe Tâm Châu

Không phải dễ dàng để ra quyết định thành lập một công ty và cũng không dễ dàng để mà quản lý nó. Công ty không phải là một vật thể tĩnh không chuyển động mà nó mà một hoạt động sống, nó hoạt động vì mục đích sinh lợi mà người hưởng lợi là tất cả thành viên điều hành bộ máy đó. Một người lãnh đạo phải biết đặt ra những mục tiêu nhất định và hướng nhân viên của mình theo hướng đó, cộng với các yếu tố hỗ trợ để thực hiện mục tiêu. Chúng ta gọi đó là chiến lược. Thật vậy nếu một công ty không có chiến lược coi như nó là con rắn mất đầu, con rắn mạnh mẽ nhưng không thể ăn, không thể suy nghĩ và không tấn công được con mồi. Một thời gian con rắn sẽ chết, công ty mà không có chiến lược phát triển thì cũng lụi tàn như vậy. Công ty được trang bị đầy đủ vốn nhưng không có thị trường mục tiêu, không có hướng phát triển thì sẽ sớm bị thâu tóm trên thị trường cạnh tranh này. Mặt khác nước ta đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh song song với nó cũng là yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Không những các Công ty trong nước phải cạnh tranh với nhau để tồn tại mà các Công ty còn phải cạnh tranh với tất cả các công ty ở nước ngoài trong đó có những Công ty rất hùng mạnh về mặt tài chính, họ lại có kinh nghiệm hàng chục thậm chí hàng trăm năm, cho nên về thế và lực họ mạnh hơn ta rất nhiều. Để tồn tại trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, công ty phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố vi mô, vĩ mô, điểm mạnh, điểm yếu, thị trường và đề ra những chiến lược tối ưu nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3337 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà và cafe Tâm Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 Khái niệm chiến lược của công ty 4 1.2 Vai trò và ý nghĩa 7 CHƯƠNG 2: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 9 2.1 Giới thiệu công ty 9 2.1.1 Lịch sử hình thành 9 2.1.3. Khách hàng mục tiêu 14 2.1.4. Thị trường của công ty 15 2.1.5. Đối thủ cạnh tranh 16 2.2. Chiến lược phát triển của công ty 17 2.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung 17 2.2.1.1 Sản phẩm mới – trà Oolong 17 2.2.1.2 Kéo giãn dòng sản phẩm trà Oolong 18 2.2.1.3 Lấp kín dòng sản phẩm trà Oolong 18 2.2.1.4 Sản xuất trà túi lọc xem thêm 48 19 2.2.1.6 Xuất khẩu 20 2.2.2 Chiến lược Marketing sản phẩm Trà Oolong 23 2.2.1.1. Sán phẩm 23 2.2.1.2. Price 27 2.2.1.3. Place 31 2.2.1.4. Promotion 32 2.2.3. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa 34 2.2.3.1. Từ cửa hàng nội thất thành lập công ty trà 34 2.2.3.2. Xây dựng nhà hàng Tâm Châu 34 2.2.3.3. Mở khu du lịch Đambri 34 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT & GIẢI PHÁP 40 3.1 Sản Phẩm 40 3.2 Kênh phân phối 41 3.3 Promotion 41 3.3 Kéo giãn dòng sản phẩm cao cấp Oolong không phù hợp 44 3.4 Đa dạng mặt hàng 45 3.5 Nông trường và công nghệ 45 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 LỜI MỞ ĐẦU Không phải dễ dàng để ra quyết định thành lập một công ty và cũng không dễ dàng để mà quản lý nó. Công ty không phải là một vật thể tĩnh không chuyển động mà nó mà một hoạt động sống, nó hoạt động vì mục đích sinh lợi mà người hưởng lợi là tất cả thành viên điều hành bộ máy đó. Một người lãnh đạo phải biết đặt ra những mục tiêu nhất định và hướng nhân viên của mình theo hướng đó, cộng với các yếu tố hỗ trợ để thực hiện mục tiêu. Chúng ta gọi đó là chiến lược. Thật vậy nếu một công ty không có chiến lược coi như nó là con rắn mất đầu, con rắn mạnh mẽ nhưng không thể ăn, không thể suy nghĩ và không tấn công được con mồi. Một thời gian con rắn sẽ chết, công ty mà không có chiến lược phát triển thì cũng lụi tàn như vậy. Công ty được trang bị đầy đủ vốn nhưng không có thị trường mục tiêu, không có hướng phát triển thì sẽ sớm bị thâu tóm trên thị trường cạnh tranh này. Mặt khác nước ta đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh song song với nó cũng là yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Không những các Công ty trong nước phải cạnh tranh với nhau để tồn tại mà các Công ty còn phải cạnh tranh với tất cả các công ty ở nước ngoài trong đó có những Công ty rất hùng mạnh về mặt tài chính, họ lại có kinh nghiệm hàng chục thậm chí hàng trăm năm, cho nên về thế và lực họ mạnh hơn ta rất nhiều. Để tồn tại trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, công ty phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố vi mô, vĩ mô, điểm mạnh, điểm yếu, thị trường… và đề ra những chiến lược tối ưu nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Tầm quan trọng của chiến lược trong công ty là điều không thể phủ nhận được. Để tìm hiểu sâu hơn về khía cạnh chiến lược này chúng em xin chọn đề tài “ Tìm hiểu và sưu tầm chiến lược phát triển công ty trà & café Tâm Châu”. 1. Mục tiêu nghiên cứu -Sự phát triển của ngành chè Việt Nam nói chung -Sự phát triển của công ty trà & café Tâm Châu -Các chiến lược phát triển mà công ty đã và đang áp dụng, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề này tập trung nghiên cứu phân tích lí luận và thực tế thị trường và thị trường mục tiêu của công ty. Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực trình độ có hạn, nên chuyên đề này chỉ tìm hiểu về thị trường tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007, năm 2008, năm 2009. 3. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa tài liệu đã tìm hiểu Thu thập số liệu từ Internet Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích kinh tế để xử lý và phân tích số liệu. Kinh nghiệm thực tế từ chuyến du lịch Đà Lạt, đã tham quan công ty và cơ sở chế biến trà Tâm Châu 4. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận. Phần này trình bày những khái niệm về chiến lược, các chiến lược phát triển chủ yếu ở một công ty Chương 2: Các chiến lược phát triển công ty Phần này giới thiệu công ty về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh sau đó là những chiến lược phát triên của công ty từ năm thành lập đến nay. Chương 3: Nhận xét và giải pháp Phần này đưa ra một số nhận xét của nhóm về các chiến lược của công ty đồng thời đưa ra một số giải pháp. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn của TS. Mai Thanh Hùng để em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình tìm hiểu có gì sơ xót em mong thầy bỏ qua, em rất mong nhận được góp ý của thầy để cho bài tiểu luận được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm chiến lược của công ty Trong tác phẩm “Essentials of management”, Horold Koontz, Ciral O’Donnel và Heinz Weihrich định nghĩa chiến lược theo cách phổ biến sau: Các chương trình hành động tổng quát và sự triển khai các nguồn lực quan trọng để đạt được các mục tiêu toàn diện. Chương trình các mục tiêu của một tổ chức và những thay đổi của nó, các nguồn lực và bố trí sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách điều phối thu nhập. Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và phân bổ nguồn lực cần thiết. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng đến việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách chính xác làm thế nào để đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra cái khung để hướng dẫn tư duy và hành động. Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ doanh nghiệp đang và sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh nào. Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn Nói cách khác, chiến lược là: * Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng) * Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)? * Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)? * Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)? * Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)? * Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? + Các loại chiến lược Chiến lược tăng trưởng tập trung Các doanh nghiệp trong quá trình phát triển, thường phải đi qua một giai đọan khởi nghiệp gian nan. Nếu kết thúc giai đọan đó, doanh nghiệp chiếm được một thị phần khe vững chắc, hoặc chiếm được một thị phần lớn ở trong một địa bàn nhỏ, thì có được điều kiện cần về thị trường để bước vào giai đọan VƯỢT VŨ MÔN. Và mục tiêu của giai đoạn này, hoặc là thâm nhập những mảng thị phần khác, rộng lớn hơn của thị trường, hoặc là mở rộng địa bàn kinh doanh trên cả nước. Tùy vào ngành hàng kinh doanh, nhưng với một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thì tính cơ hội của giai đọan này không kéo dài. Điều này hiển nhiên là một bài toán kinh doanh lớn, đặt doanh nghiệp trước áp lực về cả nguồn lực lẫn thời gian. Họ phải có đủ năng lực tài chính, con người, trình độ quản lý để nắm bắt được cơ hội phát triển trong một khỏang thời gian tương đối ngắn. Chiến lược tăng trưởng tập trung có 3 chiến lược - Thâm nhập thị trường: doanh nghiệp bán SP hiện tại nhiều hơn trên thị trường hiện tại - Phát triển thị trừơng: bán SP hiện tại qua thị trường mới. Thị trường mới được hiểu là khu vực địa lý mới hoặc khách hàng mục tiêu mới. - Phát triển sản phẩm: DN sẽ đưa SP mới vào thị trường hiện tại. SP mới đuợc hiểu đó là mới hòan tòan hoặc cải tiến( lưu ý: trong lĩnh vực hiện tại) Chiến lược tăng trưởng da dạng hóa Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến.Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa là những chiến lược gia tăng dân số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào những ngành khác có liên quan hay không liên quan gì với ngành kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Được sử dụng trong 2 trường hợp: - Khi mức độ tăng trưởng ngành kinh doanh thấp, ngày càng đi xuống buộc doanh nghiệp phải tìm mức tăng trưởng ở lĩnh vực khác. - Doanh nghiệp dư tiền Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa có 3 chiến luợc: - Đa dạng hóa đồng tâm: DN sẽ đưa ra SP mới của lĩnh vực họat động mới. Những SP mới này có thể là đã có trên thị trường nhưng trước đây DN chưa làm. Những SP mới này sẽ đuợc bày bán thị trường mới và có thể đuợc bày bán trên cùng kênh phân phối mới. - Đa dạng hóa hàng ngang: DN sẽ đưa ra SP mới của lĩnh vực họat động mới. Những SP mới này có thể là đã có trên thị trường nhưng trước đây DN chưa làm. Những SP mới này sẽ đuợc bày bán thị trường hiện tại và có thể đuợc bày bán trên cùng kênh phân phối mới. Hai đa dạng trên là có liên kết, cùng kênh phân phối - Đa dạng hóa hỗn hợp: DN sẽ đi vào những lĩnh vực họat động mạnh mẽ. Không liên quan gì đến thị trường hiện tại và cũng không liên quan gì đến kênh phân phối hiện tại. Dạng này là đa dạng hóa không liên kết Chiến lược tăng trưởng hội nhập Chiến lược tăng trưởng hội nhập: sẽ được sử dụng khi - Mức độ tăng trưởng của ngành tốt nhưng trong quá trình họat động DN gặp 1 vài khó khăn (tiêu thụ kém, nguồn cung cấp nguyên liệu gặp khó khăn) hoặc các đối thủ cạnh tranh mạnh. Chiến lược tăng trưởng hội nhập có 3 chiến lược: - Hội nhập về phía trứơc: DN phải kiểm sóat chặt chẽ đồng thời mở rộng các kênh phân phối của mình (đại lý bán sĩ, đại lý bán lẽ). Đặc biệt là phát triển bán hàng qua mạng điện tử. - Hội nhập về phía sau: DN phải sở hữu hoặc chủ động nguồn cung cấp nguyên liệu - Hội nhập ngang: DN thực hiện chính sách liên doanh liên kết để tận dụng sức mạnh của mỗi bên Chiến lược Marketing Chiến lược Marketing là sự lý luận (logic) marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Chiến lược Marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing mix và ngân sách marketing. Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược marketing cần phải xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau. Có ba căn cứ chủ yếu mà người ta gọi là tam giác chiến lược là: căn cứ vào khách hàng; căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp; căn cứ vào đối thủ cạnh tranh. 1.2 Vai trò và ý nghĩa Như vậy, ta có thể thấy chiến lược của doanh nghiệp là một sản phẩm kết hợp những gì môi trường có? Những gì doanh nghiệp có thể? Những gì doanh nghiệp muốn? Nói chung, trong đời sống của doanh nghiệp, chiến lược là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn (ở đây là mục tiêu kinh tế), các mối quan hệ với một môi trường biến đổi và cạnh tranh. Xác định chiến lược là một công việc cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, bởi vì để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cần phải biết rõ môi trường tồn tại của doanh nghiệp. Chiến lược được hiểu như là một kế hoạch tổng hợp toàn diện thống nhất của doanh nghiệp. Nó đưa ra các xu hướng phát triển trong thời gian dài, khẳng định mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp, phác hoạ những nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp, nó gợi ý những phương cách đối phó với những thay đổi bất trắc thường dễ gặp nhất của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy chiến lược là một kế hoạch cơ bản, nền tảng, có nhiệm vụ xác định (định vị) các nguồn lực, tạo ra sự thống nhất các nguồn lực tập trung vào các mục tiêu, sử dụng sức mạnh của tổ chức để thực hiện các mục tiêu đó. Chiến lược cạnh tranh giúp các doanh nghiệp thương mại nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách vận dụng các nguồn lực có hạn của doanh nghiệp với kết quả cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho doanh nghiệp phải xem xét và xác định nên đi theo hướng nào? Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh luôn tạo ra các cơ hội và nguy cơ trong tương lai (chiến lược kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường kinh doanh). Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn để đối phó và làm chủ các diễn biến của thị trường. Chiến lược kinh doanh còn giảm bớt rủi ro và tăng cường khả năng của các doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội kinh doanh khi chúng xuất hiện. CHƯƠNG 2: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2.1 Giới thiệu công ty Công ty TNHH Trà – Cà phê Tâm Châu là một trong những công ty phát triển nhanh nhất tại Lâm Đồng chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các loại trà, cà phê phục vụ cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.   Trụ sở chính toạ lạc ngay tại trung tâm thị xã Bảo Lộc. Công ty có một trung tâm Trà – Cà phê lớn nhất Bảo Lộc chuyên giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty và đặc sản trên mọi miền đất nước. Nối liền với trung tâm là một nhà hàng thanh lịch, tiện nghi với sức chứa trên 1500 người và một công ty chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.    Để đảm bảo và ổn định chất lượng của sản phẩm , kết hợp sản xuất công nông nghiệp khép kín, công ty đã xây dựng 2 nông trường trên 400ha chuyên trồng các giống trà Oolong cao cấp như: Kim Xuyên, Thanh Tâm, Tứ Quý, Thúy Ngọc,…và một nhà máy sản xuất có diện tích trên 5ha với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất theo công nghệ sạch của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam chuyên sản xuất trà Oolong, trà lài, trà xanh Nhật, trà xanh Việt Nam cao cấp, trà túi lọc và các loại cà phê. Nhiều sản phẩm trà của công ty đạt huy chương vàng, bạc về chất lượng, đặc biệt thương hiệu Tâm Châu được trao giải: Sao vàng Đất Việt năm 2004 – 2006, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 – 2007.  Song song với trà và cà phê, công ty đã và đang rất phát triển trong lĩnh vực du lịch. Với đội ngũ quản lý du lịch chuyên nghiệp của Tâm Châu, Khu du lịch Damb’ri đã chuyển mình đáng kể với những chiến lược phát triển hợp lý, vừa đáp ứng được yêu cầu hiện tại vừa mang tính bền vững. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa việc xây dựng các dịch vụ hiện đại, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá sản phẩm vừa bảo tồn môi trường thiên nhiên và bản sắc riêng nơi đây. 2.1.1 Lịch sử hình thành Công ty tâm châu được thành lập năm 1999, cơ sở tại 11 – Kim Đồng – P.2 – Tx Bảo Lộc _ Lâm Đồng, ban đầu cơ sở là nơi chế biến trà được thu mua từ các vựa trà trong thị xã Bảo Lộc, sau đó đóng gói bán ra. Trà được đóng gói là loại trà xanh và trà tẩm hương. Sản phẩm của công ty được bán trong thị xã Bảo Lộc và nhiều tỉnh lân cận. Những năm sau café được giá, công ty thu mua café và xử lý đóng gói, công ty cho ra đời sản phẩm café đầu tiên của mình, tuy vậy mặt hàng chủ lực của công ty vẫn là trà xanh và trà hương. Công ty tâm châu được mọi người biết đến qua thành công ở nhãn hiệu trà, nhưng thực ra tiền thân của công ty là công ty nội thất Chánh Phát, thành lập năm 1991, hiện nay vẫn còn kinh doanh, địa chỉ 80B Nguyễn Công Trứ – Tx. Bảo Lộc – Lâm Đồng. Chủ cửa hàng nội thất này là ông Nguyễn Ngọc Chánh, cũng là giám đốc của công ty Tâm Châu. Cửa hàng nội thất Chánh Phát được ghép từ tên của Ông Chánh và chữ “Phát” trong chữ Phát Đạt. Trước năm 1999, ông Chánh thấy được sự phát triển của việc kinh doanh trà ở Lâm Đồng. Do được thiên nhiên ưu đãi, cây trà ở Lâm Đồng phát triển rất tốt, đặc biệt là thị xã Bảo Lộc ( tên dân tộc B’Lao). Lúc này trên thị trường có nhiều công ty như Công ty chè Lâm Đồng là công ty nhà nước, công ty chè cổ Cầu Đất, công ty trà Phú Nguyên, Phương Nam, và Đất Việt…. Mặc dù thị trường trà đã có những công ty lớn đang hoạt động nhưng Ông Chánh vẫn thấy tiềm năng trà không dừng lại ở đây, cho nên ông quyết định mở công ty trà Tâm Châu. Chữ “Tâm” có nghĩa là tâm hồn trong sáng, còn chữ “Châu” có nghĩa là tâm sáng như Ngọc. Trà Oolong có xuất xứ từ Trung Quốc , xuất hiện ở Việt Nam vào thời vua chúa, được mệnh danh như là thức uống thảo dược có khả năng trị bênh và chỉ có vua chúa mới có đủ khả năng để tiêu dùng sản phẩm này. Nhận thấy trên thị trường có nhiều người thích uống trà Oolong nhưng trong nước không có nhãn hiệu nào, nên người ta đành phải mua qua các tay buôn từ Trung Quốc qua với giá rất đắt. Ông Chánh tự hỏi nếu như nước người ta có thể trồng được thì tại sao nước mình lại không thể. Từ đó ông ấp ủ ý định xây dựng cho mình một nguồn trà cung cấp cho công ty, ví như nông trường của công ty quốc doanh. Vào thời điểm trước năm 2001, công ty phải chạy kiếm nguồn nguyên liệu trà, café từ các lái buôn trà. Ban đầu các lái buôn trà trả giá cao cho nên công ty cử người xuống thu mua trà từ cánh đồng trà của người dân, thậm chí phải lên núi cao để mua trà của dân tộc miền núi. Nguồn đầu vào bấp bênh và chất lượng trà thu mua cũng không đảm bảo vì người dân trồng trà trồng theo kiểu cha truyền con nối, ít áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Về phần nguồn nguyên liệu trà Oolong thì tệ hơn, trà đem từ Trung Quốc qua hoặc từ Yên Bái trồng đem về, chất lượng cũng không đảm bảo, nhiều lúc trông chả khác gì trà xanh bình thường. Năm 2001 công ty quyết định dồn tiền của để xây dựng một nông trường trà đích thực và học tập cách trồng trà Oolong. Nông trường nằm ở địa bàn bàn thôn 4 – xã Lộc Tân – Bảo Lâm – Lâm Đồng, diện tích 100ha. Năm 2002, sau một số sản phẩm trà xanh sản xuất thành công do nguồn nguyên liệu tươi (sản phẩm trà Oolong còn chưa phát triển bởi vì cách trồng đã khó, khâu xử lý còn khó hơn, công ty đang thử nghiệm cách nuôi trồng trà Oolong này), tiếng tăm của doanh nghiệp được biết đến và doanh nghiệp bắt đầu xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan. Khoảng thời gian sau đó, công ty đã trồng thành công loại trà Oolong của Trung Quốc, phục vụ cho những khách hàng trong nước, trà Oolong do công ty sản xuất ra có hương vị đặc trưng và khác so với các loại trà Oolong khác trên thị trường. Sau thành công vang dội như vậy, công ty Tâm Châu thấy rằng muốn mở rộng quy mô sản xuất thì việc cần làm là phải mở rộng nguồn nguyên liệu. Năm 2004 công ty đầu tư nông trường 300ha để thực hiện ý định táo bạo của mình. Công ty mở rộng trồng những loại trà quý như Kim Xuân, Tứ Quý, Thanh Xuân, Thúy Ngọc… để phục vụ cho tất cả các loại khách hàng. Từ đó công ty phát triển nhanh và mạnh, mặc dù ra đời sau các doanh nghiệp có tiếng tăm khác nhưng do có quyết định đúng đắn công ty đã dần có chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng tín nhiệm. Năm 2000, sản phẩm công ty làm ra chỉ bán ở những đại lý, phục vụ chủ yếu cho người dân bản địa. Nhưng Lâm Đồng là vùng đất du lịch, khách hàng không chỉ là người bản địa mà còn là khách du lịch, nhiều người muốn mua Trà, Café về làm quà nhưng không biết mua chỗ nào có uy tín, nếu như mua nhầm trà dỏm thì không hay. Nắm bắt được nhu cầu đó công ty Tâm Châu đã cho xây dựng một trạm dừng chân dọc đường Lộc An – Bảo Lâm – Lâm Đồng, du khách đi xe mệt mỏi, dừng chân lại nghỉ ngơi, thư giãn, sau đó có thể mua quà lưu niệm hoặc sản phẩm đặc trưng của Tây Nguyên như trà, café, thổ cẩm… cho gia đình. Thác Dambri là một thác đẹp, cao nhất vùng Lâm Đồng. Năm 2000 công ty Tâm Châu quyết định hùng vốn với công ty du lịch DamBri để kinh doanh du lịch, nhưng mục đích là để bán sản phẩm của mình cho khách du lịch. Biểu tượng (logo):           Ý nghĩa: T và C tượng trưng cho Tea & Coffee là ngành nghề kinh doanh chính; và biểu trưng cho tên của hai sáng lập viên; Vòng tròn thể hiện k
Luận văn liên quan