Gần đây, những thông tin không mấy khả quan về tình hình hoạt động của các ngân
hàng được công bố như: nợ xấu, thanh khoản sụt giảm, yếu kém trong quản lý làm dấy
lên những quan ngại về sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Nguy cơ mất
khả năng thanh toán của một số ngân hàng yếu là hoàn toàn có thể xảy ra và mối quan
tâm đầu tiên của người dân là tiền gửi của họ tại các ngân hàng có được đảm bảo. Bảo
hiểm tiền gửi được xem như một phương án dự phòng khi bất ổn xảy ra cho ngân hàng
cũng như trấn an người dân để họ không rút toàn bộ tiền gửi do lo ngại ngân hàng mất
khả năng thanh khoản.
Năm 2003, khi có tin đồn về việc tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) bỏ trốn,
người dân đã đổ xô đi rút tiền. Chỉ tính riêng 2 ngày 14 và 15/10 tổng lượng tiền người
dân rút khỏi ACB là hơn 1200 tỷ đồng, gần gấp 3 lần vốn điều lệ của ACB vào thời điểm
2003. Nếu không có sự giúp đỡ về thanh khoản của ngân hàng nhà nước (NHNN) thì
ACB cũng như bất kì ngân hàng thương mại nào đều không thể đáp ứng được nhu cầu rút
tiền tăng đột biến như vậy của người dân. Ngay sau đó, thống đốc NHNN đã phải đứng ra
tuyên bố đảm bảo về tiền gửi của người dân, ai có nhu cầu rút tiền cũng đều được đáp
ứng. Ví dụ trên là một minh chứng cho vai trò “Gìn giữ niềm tin“ của Bảo hiểm tiền gửi
đối với khách hàng ngày càng trở nên quan trọng nhất là trong điều kiện thị trường tài
chính có biến động. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số vấn đề về lịch sử hình thành,
nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và ở Việt Nam cũng như những
bất cập cập Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam hiện nay
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại Viêt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN:
TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM
TIỀN GỬI TẠI VIÊT NAM
GVHD: NGUYỄN THỊ HẢI HẰNG
THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐỨC HƯNG
MSSV: K094040556
LỜI NÓI ĐẦU
Gần đây, những thông tin không mấy khả quan về tình hình hoạt động của các ngân
hàng được công bố như: nợ xấu, thanh khoản sụt giảm, yếu kém trong quản lý…làm dấy
lên những quan ngại về sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Nguy cơ mất
khả năng thanh toán của một số ngân hàng yếu là hoàn toàn có thể xảy ra và mối quan
tâm đầu tiên của người dân là tiền gửi của họ tại các ngân hàng có được đảm bảo. Bảo
hiểm tiền gửi được xem như một phương án dự phòng khi bất ổn xảy ra cho ngân hàng
cũng như trấn an người dân để họ không rút toàn bộ tiền gửi do lo ngại ngân hàng mất
khả năng thanh khoản.
Năm 2003, khi có tin đồn về việc tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB) bỏ trốn,
người dân đã đổ xô đi rút tiền. Chỉ tính riêng 2 ngày 14 và 15/10 tổng lượng tiền người
dân rút khỏi ACB là hơn 1200 tỷ đồng, gần gấp 3 lần vốn điều lệ của ACB vào thời điểm
2003. Nếu không có sự giúp đỡ về thanh khoản của ngân hàng nhà nước (NHNN) thì
ACB cũng như bất kì ngân hàng thương mại nào đều không thể đáp ứng được nhu cầu rút
tiền tăng đột biến như vậy của người dân. Ngay sau đó, thống đốc NHNN đã phải đứng ra
tuyên bố đảm bảo về tiền gửi của người dân, ai có nhu cầu rút tiền cũng đều được đáp
ứng. Ví dụ trên là một minh chứng cho vai trò “Gìn giữ niềm tin“ của Bảo hiểm tiền gửi
đối với khách hàng ngày càng trở nên quan trọng nhất là trong điều kiện thị trường tài
chính có biến động. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số vấn đề về lịch sử hình thành,
nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới và ở Việt Nam cũng như những
bất cập cập Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam hiện nay.
MỤC LỤC
I, Sơ lược lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới: ...................................... 3
II, Khái quát chung về Bảo hiểm tiền gửi: ................................................................... 4
1.Mục đích của Bảo hiểm tiền gửi: .......................................................................... 4
2.Vai trò cùa Bảo hiểm tiền gửi ............................................................................... 5
3.Mô hình: ............................................................................................................... 6
4.Bàn về mô hình Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả: ........................................................ 9
5.Phân biệt Bảo hiểm tiền gửi và các loại hình bảo hiểm thương mại khác: ........... 11
III, Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: ......................................................... 11
1.Lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: ................................................ 11
2.Chính sách Bảo hiểm tiền gửi: ............................................................................ 12
2.1.Cơ sở pháp lý: .............................................................................................. 12
2.2.Cơ chế và đối tượng tham gia Bảo hiểm tiền gửi:......................................... 12
2.3.Loại tiền thuộc đối tượng bảo hiểm: ............................................................. 13
2.4.Hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi:.............................................................. 14
2.5.Phí và cách tính phí Bảo hiểm tiền gửi: ........................................................ 14
2.6.Cơ cấu tổ chức của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV): .................. 15
3.Bàn về thực trạng Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam và hướng đi trong tương lai: ... 16
3.1.Đánh giá mức thu phí Bảo hiểm tiền gửi hiện nay: ....................................... 16
3.2.Đánh giá hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi hiện nay: ................................. 17
3.3.Kinh nghiệm phát triển mô hình hoạt động Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả ở một
số nước: ............................................................................................................. 19
3
I, Sơ lược lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới:
Khái niệm về Bảo hiểm tiền gửi đã hình thành từ rất lâu trên thế giới. Hoạt động tài
chính, ngân hàng luôn gắn liền với sự nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy các quốc
gia luôn tìm tòi cách thức để bảo vệ và duy trì lòng tin của người gừi tiền trong những
tình huống hệ thống tài chính mất ổn định. Trong thực tế, trước khi thành lập hệ thống
Bảo hiểm tiền gửi, người gửi tiền vẫn được đảm bảo dưới hình thức “ngầm”, có nghĩa là
mặc dù không công khai nhưng khi các ngân hàng đổ bể thì Chính phủ sẽ đứng ra chi trả.
Tuy nhiên, điều này không mang lại lợi ích cho Chính phủ cũng như không mang lại lòng
tin cho người gửi tiền.
Nguồn gốc hình thành hệ thống Bảo hiểm tiền gửi là việc chuyển từ “bảo đảm ngầm”
sang công khai. Hoạt động đảm bảo tiền gửi công khai được triển khai đầu tiên ở New
York, Mỹ năm 1829, với danh hiệu “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng”,
hàm ý bảo hiểm trách nhiệm đối với tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huy động tiền gửi.
Giai đoạn 1831-1858, các bang Vermont, Indiana, Michigan, Ohia và Iowa ở Mỹ đã
thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên một số chính sách về ngân hàng có liên
quan được ban hành trong những năm sau đó (1886) đã góp phần làm cho các tổ chức
này đóng cửa. Thời kỳ thử nghiệm tiếp theo của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ diễn
ra vào những năm 1908-1930. Giai đoạn 1908-1917, Mỹ đã có tám bang thành lập hệ
thống Bảo hiểm tiền gửi. Giai đoạn 1929-1933, khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ và
nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, khiến hơn 4000 nghìn
ngân hàng cùng 1700 tổ chức tín dụng phá sản, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho người gửi
tiền. Tính đến 1930 cả tám hệ thống này đã đóng cửa do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế
bất lợi. Trong bối cảnh đó, cần thiết xây dựng một tổ chức tài chính chuyên biệt, có tính
chất pháp lý vững vàng, ngoại việc bảo vệ và duy trì lòng tin của người gửi tiền mà còn
phải phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính. Từ các
tiền đề trước đó và sức ép của cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy Quốc Hội Mỹ ban hành luật
Bảo hiểm tiền gửi vào ngày 16 tháng 6 năm 1933 và vào ngày 1/1/1934, Tổng công ty
Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) được thành lập. Đây là mô hình Bảo hiểm tiền gửi công
khai đầu tiên trên thế giới. Trong hai thập kỷ 1960-1970, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi đã
được thành lập và phát triển một loạt ở các quốc gia như Na Uy (1961), Ấn Độ (1963),
Philippines (1963), Đức (1966), Canada (1967), Phần Lan (1969), Nhật Bản (1971).
Xu hướng thành lập các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi tại Châu Á trở nên mạnh mẽ và
nhanh chóng kể từ năm 1980, đặc biệt trong và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính Châu
Á (1997), như Đài Loan (1985), Hàn Quốc (1996), Indonesia (2004), Hong Kong (2004).
Trong khi đó, nhiều tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đã tồn tại như Philippines, Nhật Bản đã
được hoàn thiện và mở rộng chức năng, quyền hạn nhiều hơn nhằm hướng tới mô hình
hoạt động theo hệ thống Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro. Đối với các quốc gia có nền
kinh tế chuyển đổi ở khu vực Châu Âu, việc áp dụng những khuyến nghị về các thông lệ
quốc tế tốt nhất để trở thành thành viên của EU là cơ hội để các nước này thành lập tổ
chức Bảo hiểm tiền gửi của mình, chẳng hạn Hungary (1993), Cộng hòa Séc (1994), Ba
4
Lan (1995), Rumani (1996), Cộng hòa Latvia (1998). Cùng với xu hướng trên, một số
nền kinh tế chuyển đổi cũng thành lập tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, trong đó có Việt Nam
(2000), Nga (2003), Malaysia (2005), Singapore (2005), Thái Lan (2008).
Tính đến hết năm 2010, đã có 106 quốc gia thành lập hệ thống Bảo hiểm tiền gửi công
khai. Dưới đây là báo cáo “Hệ thống Bảo hiểm tiền gửi trên toàn thế giới”:
Nguồn: Ngân hàng thế
giới và Trường đại học
Maryland, Mỹ.
(
opModules/VietTotal.Ar
ticles/PrintView.aspx?It
emID=2565)
II, Khái quát chung về Bảo hiểm tiền gửi:
Trên thế giới, hoạt động Bảo hiểm tiền gửi không còn xa lạ mà ngày càng thể hiện vai
trò quan trọng trong việc thiết lập an toàn cho hệ thống tài chính, ngân hàng. Hầu hết các
quốc gia trên thế giới không thật sự đưa ra khái niệm Bảo hiểm tiền gửi nói chung, mà
chú trọng vào mục đích, hoạt động, mô hình Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả.
1. Mục đích của Bảo hiểm tiền gửi:
Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở mỗi quốc gia tuy có sự khác biệt nhưng vẫn xoay
quanh các mục đích chung sau:
- Sử dụng công cụ Bảo hiểm tiền gửi là nhằm thực hiện chính sách công, vì lợi ích
chung của xã hội, hướng tới số đông người gửi tiền.
- Đảm bào hệ thống tài chính, ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định, ngăn chặn
đỗ vỡ thông qua các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi.
5
- Xây dựng thị trường tài chính lành mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ
chức tài chính khác nhau về quy mô và loại hình.
- Giảm gánh nặng cho Chính phủ trong trường hợp xử lý đổ vỡ của các tổ chức tín
dụng vì rủi ro được phân tán cho nhiều bên liên quan.
2. Vai trò cùa Bảo hiểm tiền gửi
Gắn liền với mục tiêu và bản chất hoạt động, vai trò của Bảo hiểm tiền gửi luôn gắn
liền với yếu tố niềm tin và được thể hiện rõ nét qua các khía cạnh sau:
- Bảo hiểm tiền gửi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, hướng
tới số đông người gửi tiền, chủ yếu là các cá nhân “nhỏ”, yếu thế trong việc tiếp
cận và phân tích thông tin. Những người này thường “nhạy cảm” và dễ bị “tổn
thương”, bị tác động nhiều hơn bởi những thông tin xấu, những tin đồn thất thiệt
về ngân hàng so với những người gửi tiền khác như các tổ chức kinh doanh, các
nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì sự lo lắng của họ nhiều lúc vô căn cứ, dựa trên các
nguồn thông tin không chính xác cho nên có thể dẫn đến hành động rút tiền đồng
loạt gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ngân hàng và nhanh chóng lan truyền
toàn hệ thống gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Lịch sử hoạt động tài chính, ngân
hàng đã xảy ra nhiều vụ rút tiền ồ ạt, gây ra sự tê liệt và đỗ vở của các ngân hàng,
như ở Mỹ vào những năm 1920, 1930 hay ở Châu Á năm 1997 và gần đây nhất là
ở Anh (ngân hàng Northern Rock), Mỹ (ngân hàng Contrywide). Do đó, ngoài
việc bảo vệ người gửi tiền còn là nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ
thống tài chính, ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi xây dựng và củng cố niềm tin của
công chúng với hệ thống ngân hàng thông qua một số hoạt động như:
Cung cấp đầy đủ hơn thông tin các ngân hàng ra công chúng;
Thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát rủi ro đối với các tổ chức tham gia Bảo
hiểm tiền gửi;
Hỗ trợ các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi khi gặp khó khăn về tài chính nhằm
phục hồi hoạt động của tồ chức đó;
Thực hiện chi trả toàn bộ hay một phần tiền gửi cho người gửi tiền khi ngân hàng
đổ vỡ;
- Bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò là “lá chắn” trước nguy cơ khủng hoảng tài chính.
Thông qua các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền
gửi đã góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Bởi vì, bằng các nghiệp vụ đó, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sẽ phát hiện các vấn đề
phát sinh trong quá trình hoạt động, tiến hành cảnh báo và giúp các tổ chức tín
dụng tiến hành điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Vai trò này sẽ phát huy mạnh mẽ khi
tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hoạt động thật sự có hiệu quả.
- Bảo hiểm tiền gửi không chỉ có vai trò quan trọng trong thời kỳ hoạt động ổn định
mà còn có vai trò quan trọng trong trường hợp khủng hoảng tài chính. Tổ chức
6
Bảo hiểm tiền gửi cùng NHTW và các cơ quan có thẩm quyền khác sẽ ra sức trấn
an công chúng đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, xử lý nợ
xấu, cơ cấu ngân hàng…, tiến hành chi trả khi ngân hàng đổ vỡ, góp phần lấy lại
niềm tin của công chúng.
3. Mô hình:
Thế giới đã chứng kiến sự ra đời của một số mô hình Bảo hiểm tiền gửi. Khái quát lại,
hiện có 3 mô hình hoạt động đối với các tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, đó là:
Mô hình chuyên chi trả hay còn gọi là hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hẹp. Theo mô hình
này, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được thành lập chỉ nhằm thực hiện một nhiệm vụ là chi
trả bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, nhằm
thực hiện một số mục tiêu của chính sách công, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất là:
- Khẳng định cam kết của chính phủ về sự bảo đảm của nhà nước thông qua một tổ
chức và một cơ chế Bảo hiểm tiền gửi công khai;
- Bảo vệ những người gửi tiền “nhỏ” thông qua việc hình thành cơ chế bồi thường;
- Ngoài ra, mô hình Bảo hiểm tiền gửi chi trả còn thực hiện một số hoạt động
thường xuyên khác như: thu phí Bảo hiểm tiền gửi; quản lý quỹ Bảo hiểm tiền gửi
một cách hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống, tuyên truyền, phố biến
chính sách và hoạt động Bảo hiểm tiền gửi, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tới công
chúng.
Mô hình chi trả bị giới hạn trách nhiệm ở phạm vi chi trả cho người gửi tiền nên việc
giám sát rủi ro, giám sát hoạt động của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi thường không
hiệu quả. Tuy vậy, mô hình này cũng đòi hỏi phải được tiếp cận nguồn thông tin đầy đủ
và có tiềm lực tài chính đủ mạnh để có khả năng chi trả nhanh chóng, an toàn khi có sự
kiện Bảo hiểm tiền gửi.
Mô hình chuyên chi trả thường tồn tại ở các nước đang phát triển, tổ chức Bảo hiểm tiền
gửi mới được thành lập và còn nhỏ bé cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.
Mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng. Theo đó, ngoài những vai trò cơ bản như hệ
thống Bảo hiểm tiền gửi áp dụng mô hình chi trả, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được trao
thêm một số quyền hạn, như: hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi gặp
khó khăn trong thanh toán; theo dõi và khuyến nghị sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro
đối với các tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi; tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ
chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi bị phá sản…. Quyền hạn trong việc chi trả cho người
gửi tiền và giải quyết đổ vỡ ngân hàng của những tổ chức Bảo hiểm tiền gửi áp dụng mô
hình này liên quan mật thiết tới việc thực hiện mục tiêu chính sách công. Qua đó, các
mục tiêu cần đạt được của chính sách công như hạn chế rủi ro, tránh đổ vỡ hệ thống hoặc
7
khủng hoảng tài chính, gia tăng niềm tin của công chúng cũng được mở rộng. Việt Nam
là một trong số các quốc gia đi theo mô hình này.
Mô hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có nhiệm vụ là bảo vệ quyền lợi
của người gửi tiền, giám sát và đánh giá rủi ro, nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống tài
chính và tham gia vào việc tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng.
Những hệ thống như vậy cũng có thể cung cấp hỗ trợ tài chính để giải quyết các ngân
hàng đang gặp khó khăn trong điều kiện tối thiểu hóa tổn thất cho tổ chức tham gia Bảo
hiểm tiền gửi. Một hệ thống giảm thiểu rủi ro còn có quyền đặt ra các quy định cho việc
xử lý ngân hàng bị đổ vỡ, có quyền tiếp nhận và thanh lý các tài sản và giải quyết các
nghĩa vụ nợ của những ngân hàng bị đổ vỡ.
Với các hệ thống Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro, hiệu quả trong việc ngăn ngừa đột
biến rút tiền gửi cũng sẽ lớn hơn. Để thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình, các quyền
hạn cụ thể của mô hình tổ chức Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro được cụ thể hóa như
sau:
- Quyền được chấp thuận hay chấm dứt Bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức tín dụng
theo những nguyên tắc nhất định, tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia;
- Đảm bảo năng lực tài chính và khả năng độc lập về tài chính;
- Quyền giám sát, kiểm tra, tiếp nhận, xử lý tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi;
- Quyền được chia sẻ và truy cập thông tin.
Như vậy, mô hình Bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro có thêm một số chức năng, thẩm
quyền khác, đặc biệt là giám sát an toàn tài chính, đánh giá rủi ro với mức độ cao hơn;
nhờ vậy mô hình này đảm bảo thực hiện đầy đủ và tốt nhất mục tiêu chính sách công đối
với hoạt động Bảo hiểm tiền gửi. Đây là mô hình được đánh giá là tiên tiến nhất, ưu việt
nhất và cũng được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Bảng tóm lược về mục tiêu chính sách công , vai trò và trách nhiệm, quyền hạn của ba
mô hình Bảo hiểm tiền gửi:
- Về mục tiêu chính sách công:
Mục tiêu chính sách công Mô hình Mô hình chi Mô hình
giảm thiểu trả với quyền chi trả
rủi ro hạn mở rộng
Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền nhỏ thông
qua cơ chế trả tiền bảo hiểm cho người gửi
8
tiền
Khuyến khích người gửi tiền có hiểu biết
giám sát hoạt động của các ngân hàng và góp
phần tuân thủ các nguyên tắc của nền kinh tế
thị trường
Giảm nghĩa vụ của chính phủ và khuyến
khích các ngân hàng tham gia gánh chịu chi
phí xử lí các ngân hàng đổ vỡ
Tăng cường tính cạnh tranh của khu vực tài
chính
Tạo cơ chế giải quyết tổ chức đổ vỡ chính
thức
Tránh khủng hoảng tài chính
Duy trì ổn định tài chính
Khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy phát triển
kinh tế
Góp phần bảo đảm hệ thống thanh toán ổn
định và trật tự
Thúc đẩy phát triển kinh tế
Giảm ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
- Về vai trò và trách nhiệm:
Vai trò và Trách nhiệm Mô hình Mô hình chi Mô hình
giảm thiểu trả với quyền chi trả
rủi ro hạn mở rộng
Chi trả cho người gửi tiền
Tính và xác định mức phí
Đánh giá rủi ro
Áp mức phí theo cơ sở rủi ro
Giám sát rủi ro
Quản lý ngân hàng đổ vỡ
Thanh tra tại chỗ
Giám sát từ xa
Can thiệp vào các công việc nội bộ của ngân
hàng thành viên
- Về quyền hạn:
Quyền hạn của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Mô hình Mô hình chi Mô
giảm thiểu trả với quyền hình
rủi ro hạn mở rộng chi trả
9
Quyền áp mức phí cố định
Quyền áp mức phí tính trên cơ sở rủi ro
Quyền đầu tư vốn và lãi
Quyền giao kết hợp đồng
Quyền đặt ra các quy định
Quyền thực hiện thanh lý tài sản của ngân
hàng đổ vỡ
Quyền xử lý tổ chức đổ vỡ thông qua việc
mua bán và sáp nhập hoặc các phương pháp
xử lý đổ vỡ khác
Quyền giám sát ngân hàng thành viên
Quyền thanh tra tại chỗ
Quyền hỗ trợ tài chính, bao gồm cả hỗ trợ mở
Quyền tiến hành các phương pháp thực thi đối
với các tổ chức thành viên
Quyền kiểm soát đối với điều kiện gia nhập
của tổ chức thành viên
4. Bàn về mô hình Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả:
Trong cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ từ tháng 9/2008, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi
đã góp phần quan trọng trong ổn định hệ thống tài chính, ngân hàng, củng cố niềm tin của
công chúng, và giảm thiểu chi phí khi xử lý các ngân hàng đổ vỡ. Báo cáo của Diễn đàn
ổn định tài chính (FSF) về “Tăng cường khả năng phục hồi của thị trường và các tổ chức
tài chính” (tháng 4/2009) nêu rõ: Các sự kiện xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính đã
chứng minh tầm quan trọng của việc có được một hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của Bảo hiểm tiền gửi đối với sự an toàn của hệ thống tài
chính quốc gia, việc nghiên cứu lựa chọn mô hình Bảo hiểm tiền gửi phù hợp với từng
quốc gia trong từng giai đoạn phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm tiền gửi,
góp phần ổn định tài chính là nhu cầu cần thiết cả về lí luận và thực tiễn.
Các mô hình Bảo hiểm tiền gửi và kinh nghiệm thực tế đã và đang được nhiều nước
nghiên cứu xem xét và vận dụng nhằm xây dựng và hoàn thiện một hệ thống Bảo hiểm
tiền gửi hiệu quả. Có một mẫu số chung ở đây, đó là các nguyên tắc phát triển hệ thống
Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả.
Theo Báo cáo của FSF, “các chính phủ nên thống nhất một bộ nguyên tắc nhằm xây dựng
hệ thống Bảo hiểm tiền gửi hiệu quả”. Bộ nguyên tắc cần tính đến mạng an toàn tài
chính, bao gồm khung quản lý, giám sát và các cơ chế xử lý đổ vỡ tài chính. Đồng thời,
bộ nguyên tắc không hạn chế việc xây dựng các cơ chế Bảo hiểm tiền gử