Như chúng ta đã biết, điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, hiện đại. Ngày nay, điện năng đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hằng ngày. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mối nguy hại mà điện năng có thể đem đến cho con người chúng ta. Khi sử dụng và sửa chữa điện cần phải tuân theo các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Chúng ta luôn nhớ rằng “tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người”. Việc nâng cao nhận thức của mọi người về mối nguy hiểm mà điện có thể gây ra đối với con người chúng ta là rất cần thiết.
Bài viết này sẽ trình bày một số bài báo nói về những vụ tai nạn điện xảy ra trong thực tế cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều hậu quả khôn lường không chỉ đến tài sản mà cả tính mạng của con người chúng ta. Qua bài viết này, hi vọng sẽ góp một phần nào đó vào việc nâng cao được nhận thức của nhiều người về mối nguy hại mà điện có thể gây ra. Để từ đó, chúng ta sẽ không phải gánh chịu nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
13 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3012 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về các bài báo nói về các tai nạn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH.
KHOA: KĨ THUẬT ĐIỆN- ĐIỆN TỬ.
-----***-----
TIỂU LUẬN
Bộ môn: An Toàn Điện.
Đề tài: Tìm hiểu về các bài báo nói về các tai nạn điện.
Tp. Hồ chí Minh,ngày 20 tháng 11 năm 2010.
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, hiện đại. Ngày nay, điện năng đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hằng ngày. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mối nguy hại mà điện năng có thể đem đến cho con người chúng ta. Khi sử dụng và sửa chữa điện cần phải tuân theo các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Chúng ta luôn nhớ rằng “tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người”. Việc nâng cao nhận thức của mọi người về mối nguy hiểm mà điện có thể gây ra đối với con người chúng ta là rất cần thiết.
Bài viết này sẽ trình bày một số bài báo nói về những vụ tai nạn điện xảy ra trong thực tế cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều hậu quả khôn lường không chỉ đến tài sản mà cả tính mạng của con người chúng ta. Qua bài viết này, hi vọng sẽ góp một phần nào đó vào việc nâng cao được nhận thức của nhiều người về mối nguy hại mà điện có thể gây ra. Để từ đó, chúng ta sẽ không phải gánh chịu nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tác giả.
I. MỘT SỐ BÀI BÁO VIẾT VỀ VẤN ĐỀ TAI NẠN ĐIỆN HIỆN NAY.
1.Sự cố hi hữu:
Tai nạn điện ập xuống gia đình Cole giống một cách kỳ lạ với vụ tai nạn xảy ra 24 năm trước đó - Ảnh: WSBT
Chiều 29.5 vừa qua, một tai nạn điện xảy ra ở thị trấn Winona Lake, hạt Kosciusko, bang Indiana (Mỹ) khiến 3 thanh niên bị thương, trong đó 2 người tình trạng rất nghiêm trọng. Kết quả điều tra bước đầu của cảnh sát phát hiện 24 năm trước đây, cũng người thợ điện này có liên quan đến một vụ tai nạn điện tương tự khiến 4 người thiệt mạng.
Tất cả cùng bắt đầu từ một cú điện thoại bình thường gọi đến dịch vụ lắp đặt ăng-ten TV. Tuần trước, ông Mark Cole, 52 tuổi, gọi đến Dịch vụ lắp đặt ăng-ten TV Frost ở Milford để thuê gỡ trụ ăng-ten. Chiều ngày 29.5, thợ điện Ray Frost có mặt ở nhà ông Mark Cole. Khi Ray Frost leo lên mái nhà để tháo trụ ăng-ten, cả gia đình Cole ra sân đứng xem. Cây trụ ăng-ten TV cao hơn 15m. Từ trên mái nhà, Frost đề nghị vài người leo lên giúp ông đưa trụ ăng-ten xuống. Ba cậu con trai lớn của gia đình Cole là Thomas 19 tuổi, Samuel 17 tuổi và Jacob 15 tuổi xung phong leo lên.
Paul Schmitt, cảnh sát trưởng Winona Lake, cho biết: "Chúng phụ một tay với người thợ điện để đỡ cây trụ. Và trong khi đang từ từ hạ cây trụ xuống, thì đầu trụ ăng-ten chạm vào những đường dây điện chạy ngang trước nhà". Chỉ tích tắc vài giây sau, cầu chì kế đó bị nổ, cắt mạch điện toàn bộ khối nhà. Nhưng tổn thất đã ập xuống gia đình Cole. Lực lượng cảnh sát và cứu hỏa đã có mặt tại ngôi nhà trên đường Sunday Lane, Winona Lake vào lúc 3 giờ 59 phút chiều giờ địa phương ngay sau khi nhận được điện báo về một tai nạn điện. Cả ba được đưa đến Bệnh viện Kosciusko. Nhưng sau đó, do tình trạng quá nặng, Jacob và Samuel được chuyển lên khoa phỏng của Bệnh viện St. Joseph. Hai ngày sau, tình trạng của chúng có khá hơn, nhưng các bác sĩ cho biết chúng còn phải vượt qua một chặng đường chữa trị khá dài. Thomas Cole thì đã được cho về nhà và bình phục tốt.
Trong khi lực lượng cứu nạn nỗ lực giúp những chàng thanh niên bị bỏng nặng, thì các điều tra viên khẩn trương tìm nguyên nhân tai nạn. Và họ tìm thấy một số chi tiết không thể ngờ đến về Ray Frost. Cảnh sát trưởng Schmitt cho biết: "Ông ta từng liên quan đến một tai nạn tương tự như thế hồi năm 1983 ở thành phố Warsaw". Tai nạn năm đó đã khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có vợ của Frost.
Một người hàng xóm của gia đình Cole, Jerry Landrum, có biết về vụ tai nạn điện bi thảm 24 năm trước. Ông cho biết những ký ức cũ đã ùa về khi ông thấy Frost leo lên nóc nhà Cole: "Tôi đã cảm thấy lo lắng ngay khi trông thấy chiếc xe tải. Không phải lo lắng kiểu một người đang linh cảm có điều gì đó sắp xảy ra, mà là nỗi lo lắng của một người đã biết về một tai nạn tương tự".
Qua ngày hôm sau, chẳng ai liên lạc được với Frost. Gõ cửa nhà riêng thì chẳng ai trả lời, gọi điện thoại đến công ty của ông ta thì chẳng ai bắt máy. Trong khi đó, những người láng giềng cố gắng thích ứng với chuyện đã xảy ra và cầu nguyện cho 3 đứa con trai nhà Cole chóng bình phục, đồng thời mỗi người đều giúp một tay để chăm sóc 8 đứa con còn lại của gia đình Cole. Landrum cho biết: "Chúng tôi giúp đỡ gia đình họ bằng mọi cách mà chúng tôi có thể. Tình nghĩa láng giềng là lúc này đây, và chúng tôi cũng rất yêu thương mấy đứa trẻ".
Theo kết quả điều tra của cảnh sát, thì vụ điện giật chết 4 người năm 1983 là một tai nạn, nên không có ai phải chịu trách nhiệm và lãnh án phạt. Cảnh sát trưởng Schmitt cho biết sự cố xảy ra tại nhà Cole vẫn đang được điều tra, và án phạt có thể đưa ra. Nhưng ông cũng nói thêm rằng, mọi thứ mà các điều tra viên đã phát hiện được cho đến nay cũng đều cho thấy vụ việc lần này cũng là một tai nạn.
Hạnh Ngân(Theo WSBT News, South Bend Tribune, Times-Union)
Việt báo (Theo Thanh Niên)
2. Tai nạn điện - cảnh báo từ những vụ chết người:
Chỉ trong 10 ngày cuối tháng 4.2009, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ chết người do bị điện giật. Những vụ tai nạn đau lòng đó là lời cảnh báo đến mọi người cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định trong việc sử dụng điện.
Táp lô điện quá lỏng lẻo là nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Bùi Thị Kim Bình. Ảnh: Vũ Quốc Hùng
Khoảng 10 giờ 30 ngày 21.4, bà con thôn Xuân An, xã Cát Minh, Phù Cát xôn xao trước cái chết bất ngờ của ông Nguyễn Xuân Điệt (SN 1948) một nông dân cần cù ở địa phương. Xác ông Điệt được bà con đi làm đồng phát hiện trên bờ ruộng, trên tay còn nắm mối dây dẫn điện. Theo gia đình nạn nhân cho biết, khoảng 8 giờ 30 ngày hôm đó ông Điệt ra đồng bơm nước tưới ruộng và đã xảy ra tai nạn trên.
Trong lúc nhiều người còn đang bàng hoàng bởi cái chết bất ngờ của ông Điệt thì dư luận lại tiếp tục xôn xao khi biết ở thôn Gia Thạnh, giáp ranh với thôn Xuân An, ông Nguyễn Tấn Tỵ (SN 1934) cũng bị chết do điện giật khi đi bơm nước tưới ruộng. Cái chết của ông Điệt và ông Tỵ có một điểm giống nhau, đó là cả hai đều sử dụng mô tơ bơm nước do Trung Quốc sản xuất, điện bị rò rỉ qua vỏ mô tơ dẫn đến hậu quả đau lòng.
Ở phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn chỉ trong một tuần, hai người phụ nữ thiệt mạng vì điện. Nạn nhân thứ nhất là chị Bùi Thị Kim Bình (thường gọi là Loan), sáng 23.4 thức dậy ra giếng mở cầu dao bơm nước sử dụng chẳng may bị chạm vào ổ điện, bị điện giật ngã trên nền giếng. Anh Nguyễn Văn Tín, chồng chị Bình phát hiện vợ nằm bất tỉnh dưới đất đã vội đưa đi cấp cứu nhưng chưa kịp đến bệnh viện nạn nhân đã tắt thở. Bảy ngày sau, cũng tại phường Nhơn Phú, một người phụ nữ khác bị chết oan ức vì điện. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1975, ở tổ 2, KV7, phường Bùi Thị Xuân) sáng 30.4 đến KV8, phường Nhơn Phú nhặt phế liệu. Trong lúc chị Thủy đang tìm nhặt bao ni lông thì bị trượt chân ngã xuống đống xà bần, tay chạm vào mối điện trên đường dây nối với mô tơ bơm nước bắc ngang mặt đất khiến chị chết tại chỗ.
Vụ tai nạn chết người do điện xảy ra trưa ngày 27.4 tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, Tuy Phước cũng đáng để mọi người lưu tâm. Nạn nhân là ông Hồ Xuân (SN 1936, ở địa phương trên) trong lúc chặt cây keo trước nhà đã sơ ý làm đứt dây điện thắp sáng từ trụ hạ thế dẫn vào nhà. Sau khi gây ra sự cố đó, ông Xuân đến trụ điện cúp cầu dao để nối lại đường dây điện bị đứt. Trong lúc cúp cầu dao ông Xuân lại sơ ý cúp nhầm cầu dao nhà người khác nên khi cầm mối dây để nối thì bị điện giật chết tại chỗ.
Hiện nay, tuy chưa kiểm tra, thống kê đầy đủ nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều trường hợp người sử dụng điện chưa chấp hành đúng các quy định về đảm bảo an toàn điện. Việc người sử dụng điện tự ý kéo dây điện chằng chịt, chấp nối nhiều chỗ, sử dụng ổ cắm điện không đúng tiêu chuẩn, lắp gắn chưa đúng quy định; tùy tiện sửa chữa khi chưa kiểm tra kỹ nguồn điện; sử dụng phương tiện sản xuất, sinh hoạt có dùng điện không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo chất lượng còn diễn ra ở hầu hết các địa phương. Chính những nguyên nhân đó đã dẫn đến những vụ tai nạn về điện đáng tiếc và những cái chết trên là minh chứng rõ nhất. Để phòng ngừa, ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự, trước hết người sử dụng điện phải chấp hành đúng các quy định đảm bảo an toàn về điện mà ngành điện đã khuyến cáo. Đồng thời, chính quyền cơ sở cũng cần có biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở bà con việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn điện.
Xuân Linh.
Theo báo An ninh- trật tự Bình Định.
3. Cảnh báo từ những vụ tai nạn điện:
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ người lao động bị điện giật dẫn đến chết người. Những cái chết này như là lời cảnh báo về tai nạn điện, nhất là trong mùa mưa bão.
Ngày 21.9, tại xã Nhơn Hội (Quy Nhơn) đã xảy ra một vụ cháy ô tô khiến tài xế là anh Nguyễn Văn Thành (Phú Yên) bị thiêu chết trong xe. Nguyên nhân được xác định do trong quá trình điều khiển xe chở vật liệu xây dựng cho một đơn vị đang thi công tại Khu kinh tế Nhơn Hội, anh Thành chổng ben lên để đổ vật liệu. Ben chạm vào dây điện cao thế, khiến xe bốc cháy dữ dội. Không kịp nhảy ra ngoài, anh Thành đã bị thiêu chết ngay trong cabin xe.
Vụ cháy dãy nhà dân tại cầu Bà Gi, xã Phước Lộc (Tuy Phước) được xác định do chập điện. Ảnh: Văn Lưu
Cũng tại xã Nhơn Hội, trước đó không lâu, chiều 10.8, anh Trần Văn Bổn (SN 1970, ở xã Phước Sơn, Tuy Phước), công nhân Công ty TNHH Việt Dương, trong lúc đang điều khiển bè khai thác titan tại khu B, Khu kinh tế Nhơn Hội, thì bị điện giật. Tai nạn bất ngờ làm anh Bổn rơi từ bè titan xuống hố nước và chết tại chỗ.
Ngày 16.9, tại công trình xây dựng hệ thống cống thoát nước ngay ngã tư đường Trần Cao Vân- Trần Hưng Đạo (Quy Nhơn) cũng đã xảy ra một vụ tai nạn điện khiến anh Đậu Văn Hợp (Nghệ An), công nhân Tổng Công ty Đầu tư xây dựng nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen), chết. Khoảng 10 giờ sáng 16.9, trong lúc thi công hệ thống thoát nước tại khu vực trên, khi phát hiện tay múc của xe cần cẩu bị vướng vào một dây điện thòng xuống, anh Thành nhảy lên đầu xe cẩu để gạt dây điện lên trên. Tuy nhiên, do lúc này trời đang mưa, dây điện bị rò rỉ, nên khi vừa chạm vào dây điện, anh Hợp đã bị điện giật bất tỉnh. Dù đã được các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa TP Quy Nhơn cấp cứu, nhưng đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, anh Hợp đã trút hơi thở cuối cùng.
Trên thực tế, nhiều vụ tai nạn điện ở các khu công nghiệp, các xưởng sản xuất có nguyên nhân là do các chủ doanh nghiệp thiếu kiểm tra, tu bổ máy móc, thiết bị điện; trong khi người lao động lại chủ quan khi sử dụng. Còn ở khu vực nông thôn, việc nhiều người dân tự ý kéo dây điện ra đồng ruộng phục vụ cho bơm tưới, thắp sáng, bẫy chuột… mà lại không tuân thủ các điều kiện an toàn về điện, đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn điện đau lòng cho con người, vật nuôi.
Trên đây chỉ là những vụ tai nạn điện điển hình trong hàng chục vụ tai nạn điện xảy ra đối với người lao động thời gian gần đây ở tỉnh ta.
Ông Huỳnh Ngọc Việt, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định, cho biết: “Hàng năm, Công ty Điện lực Bình Định tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, khuyến cáo người sử dụng điện chấp hành đúng các quy định về đảm bảo an toàn điện, tránh những tai nạn, thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, do bất cẩn và thiếu hiểu biết, nên đã xảy ra nhiều vụ tai nạn điện đáng tiếc, dẫn đến chết người và hủy hoại tài sản”.
Có lẽ, vụ cháy chợ Lớn (Quy Nhơn) vào tháng 12.2006, gây thiệt hại vô cùng lớn, mà nguyên nhân cũng là do chập điện, chính là một trong những bài học đắt giá cho mọi người trong sử dụng điện.
Hiện nay, tuy chưa được kiểm tra, thống kê đầy đủ, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều trường hợp người sử dụng điện chưa chấp hành đúng các quy định về đảm bảo an toàn điện. Việc người sử dụng điện tự ý kéo dây điện chằng chịt, chắp nối nhiều chỗ; sử dụng ổ cắm điện không đúng tiêu chuẩn, lắp gắn chưa đúng quy định; tùy tiện sửa chữa khi chưa kiểm tra kỹ nguồn điện; sử dụng thiết bị điện mà không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo chất lượng… vẫn còn diễn ra ở nhiều công trình xây dựng và hầu hết ở các địa phương. Chính những nguyên nhân đó đã dẫn đến những vụ tai nạn về điện đáng tiếc, dẫn đến những cái chết oan uổng.
Nguyễn Cường
4. Lại có thêm những tai nạn chết người:
Thời gian gần đây, đã xảy ra những vụ tai nạn điện dẫn đến chết người. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng bất cẩn, tùy tiện câu móc điện, không lường hết những nguy hiểm. Để phòng tránh tai nạn điện, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới, ngành điện cần kiểm tra, rà soát lại hệ thống lưới điện và xử phạt nghiêm những vi phạm về an toàn sử dụng điện.
Dây điện mắc chằng chịt, nguy cơ tai nạn điện là rất lớn.
Ngày 11-6, em Nguyễn Thanh Sơn, SN 1993 xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc bị điện hạ áp giật chết do nắm vào cột sắt của mái vòm bị rò điện. Nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn do chủ nhà dựng mái vòm bằng kim loại chạm vào dây điện hạ áp. Mới đây nhất, vào ngày 16-6, trong lúc thi công xây dựng nhà, ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, anh Bảy, thợ hồ đã vô ý đưa thanh sắt dài 4 m chạm vào đường dây trung thế 3 pha gây phóng điện. Anh Bảy bị điện giật văng từ độ cao 3 m xuống đất, may mắn chỉ bị bỏng chân và tay. Đây chỉ là 2 vụ tai nạn điện xảy ra từ đầu năm 2010 đến nay.
Theo thống kê của điện lực Bà Rịa- Vũng Tàu, từ giữa năm 2009 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ tai nạn điện, làm chết 4 người. Ngoài ra, các vụ tai nạn điện còn làm thiệt hại nhiều về tài sản. Theo ông Hồ Văn Quới, Phó Giám đốc Điện lực Bà Rịa- Vũng Tàu, nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn điện chủ yếu là do: vi phạm khoảng cách an toàn trong lúc thi công của công trình gần đường dây điện cao áp; tự ý câu, móc, néo các loại dây tạp, dây đèn trang trí, pano quảng cáo trên trụ điện, trạm điện; tự ý trồng trụ bê tông dưới đường dây cao áp hoặc do vô ý chạm vào lưới điện hạ áp rò điện…. Bên cạnh đó, cũng có những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do đường dây sau công tơ vào nhà khách hàng và thiết bị điện không an toàn gây chập, cháy. Hoặc có trường hợp người dân lợi dụng đường dây điện để làm dây phơi đồ, hoặc làm lều quán ngay dưới đường điện, khi có gió mạnh làm đứt dây rơi xuống đường hoặc ngã trụ điện gây nên các vụ tai nạn điện. Nguy hiểm hơn còn có hộ dân dùng điện để bẫy chuột, rà cá, làm hàng rào chống trộm gây ra những cái chết rất thương tâm.
Để hạn chế các vụ tai nạn điện, trong tháng 6-2010, Sở Công thương và Điện lực BR- VT phối hợp với UBND các huyện tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về an toàn điện. Mục đích của buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng thao tác, xử lý sự cố lưới điện, thiết bị điện trong quá trình tác nghiệp. Thông qua các tài liệu cũng như hình ảnh được xem tại buổi hội thảo các đại biểu đã nắm bắt được các quy trình, quy định, các biện pháp an toàn cũng như nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng thao tác, xử lý sự cố lưới điện, thiết bị điện góp phần đảm bảo an toàn kỹ thuật trong quá trình sửa chữa, vận hành lưới điện. Bên cạnh công tác tuyên truyền, ngành điện còn phát tờ rơi “Phòng chống tai nạn điện trong nhân dân” và tổ chức hướng dẫn khách hàng cách sử dụng an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, theo ông Trần Giàu, Trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công thương, thời gian qua, mặc dù công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng điện an toàn được ngành chức năng tổ chức thường xuyên, nhưng tình trạng sử dụng điện mất an toàn vẫn xảy ra với nhiều lý do khác nhau. Vì thế, để tránh những sự cố, tai nạn về điện, nhất là vào mùa mưa bão, ngoài việc tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân, ngành điện cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra sử dụng điện tại các hộ dân, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm về hành lang an toàn lưới điện. Về phía người dân, cần nghiêm túc thực hiện các quy định của ngành điện như: không tự ý trèo lên trụ điện hoặc mái nhà để sửa chữa khi bị mất điện; không lắp đặt, dựng và di dời trụ angten ti vi gần hoặc xung quanh đường dây điện và trạm điện, không được trồng cây cối quá cao gần đường dây điện; không dựng các mái nhà, lều, chuồng trại bằng vật dễ cháy nằm dưới đường dây điện, những hộ dân có mái lợp, tường bao của nhà, công trình là vật liệu kim loại, vật liệu nhẹ cần chằng, néo, đắp bao cát phủ lên mái lợp, tường bao để không bị tốc mái làm bay lưới điện…
Bài, ảnh: Phan Hà
5. Tai nạn điện, 1 thợ xây dựng chết:
Một trong hai nạn nhân đang phục hồi tại bệnh viện. Ảnh: Hoàng Quyết
Sáng 20/7, khi thi công công trình nhà ở tại số 8, ngõ 3, Thái Hà (Hà Nội), 3 thợ xây dựng di chuyển máy ép cọc bê tông, do sơ ý không cắt cầu dao 3 pha đã bị điện giật. Hậu quả, 1 người chết tại chỗ, 2 người khác bị thương, đang cấp cứu ở Bệnh viện Đống Đa.
3 thợ xây dựng bị tai nạn là Đinh Văn Đoàn (sinh năm 1981), quê Yên Thuỷ, Hoà Bình; Đinh Văn Luật (1987), quê Nho Quan, Ninh Bình và Hoàng Ngọc Đoàn (1990), quê thị xã Sơn Tây, Hà Tây. Những người này ép cọc (móng) thuê cho gia đình ông Phùng Duy Mặc. Ba người thợ đều là lao động tự do, được thuê theo từng công trình và không có hợp đồng lao động.
Theo ông Vũ Từ Vinh - Phó chủ tịch UBND phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thì đây là công trình 5 tầng, được xây trên nền của 3 số nhà 4, 6, 8 (diện tích 118 m2), khởi công từ tháng 6. Trước khi khởi công, UBND phường đã nhận được khiếu kiện của người dân về việc họ không đồng ý cho chủ nhà số 8 này xây nhà nghỉ.
Buổi trưa cùng ngày, sức khoẻ của 2 nạn nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Đống Đa đã có dấu hiệu phục hồi tốt.
Anh Đức
6. Một học sinh bị điện giật chết ở phòng máy ATM:
TT - Chiều 1-4, bé gái Châu Linh Uyên (học sinh lớp 4 Trường tiểu học công lập Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM) đã bị điện giật chết từ trụ thẻ ATM.
Một số nhân chứng có mặt tại hiện trường vụ tai nạn cho biết sau giờ tan học, bé Uyên ngồi chờ gia đình đến đón tại vỉa hè phòng giao dịch Nguyễn Thái Bình - chi nhánh Mạc Thị Bưởi của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (NN&PTNT). Vỉa hè nơi bé Uyên ngồi cách cổng trường vài căn nhà. Khi đang đùa vui với các bạn, vô tình bé bị đụng vào trụ thẻ ATM đặt trước cửa phòng giao dịch của ngân hàng (101 Mạc Thị Bưởi, Q.1) và ngã ra bất tỉnh.
Theo Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, 17g cùng ngày bé Uyên được nhập viện trong tình trạng tím tái toàn thân, ngưng tim, ngưng thở. Bé Uyên được các bác sĩ hồi sức cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Ngay sau đó, phòng kỹ thuật Điện lực Sài Gòn cùng cơ quan công an kiểm tra trụ thẻ ATM: phòng có cửa kính khung nhôm, có hộp đèn quảng cáo bên trên; từ hộp đèn của phòng thẻ phát hiện có đường điện bị rò rỉ ra toàn phòng thẻ. Bộ phận kỹ thuật Điện lực Sài Gòn ngắt điện đấu nối vào phòng ATM không thấy điện nhưng khi mở điện phòng ATM, lấy bút thử điện chạm vào bất kỳ bộ phận nào của phòng ATM cũng đều phát hiện bị nhiễm điện.
Theo biên bản hiện trường ban đầu, nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm điện dẫn đến tai nạn nêu trên là do dây điện cấp nguồn chiếu sáng đèn quảng cáo được lắp đặt phía trên phòng ATM. Các dây điện cấp nguồn chiếu sáng có nhiều mối nối không đảm bảo an toàn, gây chập điện. Toàn bộ hệ thống điện ra phòng ATM do ngân hàng tự lắp đặt. Hiện cơ quan chức năng đã cắt điện, cô lập khu vực tủ thẻ ATM.
Ông Trần Dũng - trưởng phòng an toàn điện Công ty Điện lực TP.HCM - cho biết: “Điện lực Sài Gòn phát hiện nguồn điện cung cấp cho trụ thẻ được đấu nối từ phòng giao dịch của ngân hàng, việc đấu nối khá bất cẩn, dây dẫn điện trên nóc trụ thẻ ATM có nhiều mối nối bị hở, gây rò điện”.
Ngay sau khi nhận được tin bé Uyên bị tai nạn, cha mẹ bé hoảng loạn, ngất lịm. Hai bậc phụ huynh nghẹn ngào: Uyên là đứa bé ngoan của gia đình.
Tối cùng ngày, trả lời Tuổi Trẻ, ông Vũ Minh Tân - phó tổng giám đốc kiêm trưởng đại diện khu vực miền Nam Ngân hàng NN& PTNT VN - nói: “Nếu kết luận xác định nguyên nhân do lỗi của ngân hàng chúng tôi, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của p