Tiểu luận Tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của công ty

Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng.

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của công ty, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel. Là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. Hoạt động kinh doanh: * Cung cấp dịch vụ Viễn thông; * Truyền dẫn; * Bưu chính; * Phân phối thiết bị đầu cuối; * Đầu tư tài chính; * Truyền thông; * Đầu tư Bất động sản; * Xuất nhập khẩu; * Đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng dù Viettel là doanh nghiệp phát triển sau các nhà mạng như: Vinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng đường phát triển của mình ,công ty đã có những bước phát triễn nhảy vọt, só lượng thị phần tăng lên cấp số nhân trong quá trình phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình. Không chỉ phát triển thị trường trong nước mà còn tập trung phát triển thị trường nước ngoài. Chiến lược “ nông thôn bao vây thành thị” • Điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân • Ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà mạng. Ví dụ MobiFone đã làm mười mấy năm tại thành phố, Viettel có làm khác biệt, làm tốt tại thành phố cũng không ai nhận ra. Về nông thôn thì hoàn toàn khác hẳn. Ở nông thôn không có sóng MobiFone, Viettel lại có. Người dân sẽ cảm nhận rằng ở đây còn có sóng thì chắc hẳn ở thành phố còn tốt hơn. Vậy là người ta có ấn tượng về Viettel. Sau khi Viettel đã thành công tại nông thôn rồi thì các nhà mạng khác đã quay về nông thôn để làm. Vậy là họ đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm. Sau khi các nhà mạng khác về nông thôn thì Viettel lại không đầu tư vào nông thôn nữa mà lại quay lại thành phố để làm. Quảng cáo cũng vậy. Mới đầu chưa có công ty viễn thông nào làm quảng cáo cả. Viettel vì mới ra đời nên buộc phải quảng cáo, nên trở thành độc diễn trên truyền hình. Đến khi các nhà mạng khác nhận thức ra vai trò của quảng cáo, họ quay về làm quảng cáo. Với thực tế là quảng cáo tràn ngập như vậy thì chúng tôi quyết định không làm quảng cáo nữa, vì có quảng cáo thêm thì cũng không hiệu quả. Chúng tôi lại quay về nông thôn, thuê những ông phát thanh xã để quảng cáo về Viettel cả ngày trên đài phát thanh xã Chiến lược định vị • Giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh • Chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh doanh rất đúng đắn - Nhận thấy thị trường nhạy cảm về giá, khách hàng cũng không mặn màvới những nhà cung cấp hiện có lúc đó, và theo Pháp lệnh thì doanh nghiệp khống chế thị trường không đựợc tự quyết định về giá, ViettelMobile đã giữ mức cước rẻ hơn so với các dối thủ cạnh tranh khác. Ngaytừ lúc mới tham gia thị trường, Viettel đã có giá cước thấp hơn so vớiVinaPhone, MobiFone 260đ (đối với dịch vụ trả trước) và 160 đ (đối với dịch vụ trả sau) - Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số... thật sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn. Chiến lược phát triển thị trường - Viettel hiện có số lượng thuê bao di động lớn nhất: Số lượng thuê bao của Viettel lên tới hơn 22 triệu thuê bao, chiếm trên 42% thị phần di động đồng thời cũng chiếm thị phần lớn trong các sản phẩm và dịch vụ khác mà Công ty đang kinh doanh. - Về chiến lược tiếp cận khách hàng, Viettel đã tìm kiếm những phân khúc thị trường mới như: những khách hàng có nhu cầu nghe nhiều (gói cước Tomato), đối tượng trẻ thích sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng (như gói cước Ciao). Và mạng này đã “bắt” nhanh cơ hội để liên tục đưa ra các dịch vụ mới mang lại doanh thu lớn. Dịch vụ nhạc chuông chờ I- muzik sau một năm rưỡi ra đời đã có tám triệu người sử dụng. Bên cạnh đó, Viettel còn đưa ra nhiều loại dịch vụ như I-share - sẻ chia tài khoản, dịch vụ nhận và gửi thư điện tử trên điện thoại động… Chiến lược phát triển thị trường - Với những bước đi ấy, chỉ sau hơn ba năm hoạt động, Viettel đã dẫn đầu thị trường về lượng thuê bao di động. Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 5/2008 (cuộc điều tra gần đây nhất về lượng thuê bao của các mạng di động), cả nước có hơn 48 triệu thuê bao di động, trong đó, Viettel có 20 triệu, MobiFone 13,5 triệu, VinaPhone hơn 12 triệu và S-Fone hơn 3 triệu... - Công ty đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường. Hiện nay công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang thị trường Lào và Campuchia. Triết lý kinh doanh của Viettel • Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo. • Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. • Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung VIETTEL. Thị phần của các nhà mạng Viettel Mobifone Vinafone S-fone EVN Telecom HT Mobile BeeLine 8% 2%2%1% 8% 44% 35% • Viettel hiện là doanh nghiệp có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam: với hơn 20 nghìn trạm BTS, chiếm gần 50% tổng số trạm phát sóng hiện tại trên cả nước; 37 triệu thuê bao đang hoạt động, chiếm giữ hơn 40% thị phần trong tổng số 8 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. • Hiện tại dung lượng mạng lưới của Vietel có thể đáp ứng tới hơn 60 triệu thuê bao. Liên tục đưa ra nhiều gói cước phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là gói Tomato cho phép khách hàng có thể sử dụng dịch vụ di động với chi phí hàng tháng bằng 0, Viettel đồng thời cũng là doanh nghiệp có giá cước rẻ nhất tại Việt Nam hiện nay. • Viettel cũng đã khẳng định tầm vóc của mình tại Lào và Campuchia khi đang nắm giữ vị trí số 1 tại cả hai thị trường này.
Luận văn liên quan