Tiểu luận Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu EU

Liên minh Châu Âu EU, là một liên minh kinh tế gồm 27 nước thành viên (2008), thành lập dựa trên nền tảng của Hiệp ước Maastricht 1993. Trên vũ đài kinh tế thế giới hiện nay, bên cạnh gã khổng lồ USA, EU ngày càng mang một tiếng nói lớn hơn. EU không những không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế bằng một thị trường chung rộng lớn và đồng Euro, mà ngày càng vươn rộng về lãnh thổ sang phía Đông, gây nên một hình thế chính trị - kinh tế hết sức phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ đầy mâu thuẫn với Nga. Nghiên cứu về liên minh này, vì thế là một bước đi sống còn để tồn tại và tiến lên trên kịch trường kinh tế đầy khốc liệt, tìm ra những cơ hội mới, thách thức mới, và con đường đi cho nền kinh tế nước ta vốn còn non trẻ. Đây cũng là một bước cần thiết để xây dựng lập trường ngoại giao và phát triển kinh tế quốc gia, khi mà bộ mặt hợp tác, tương trợ trưng ra che đậy cho những âm mưu, thủ đoạn kinh tế - chính trị, diễn biến hòa bình nham hiểm. Đối với sinh viên, nghiên cứu về EU – hình thức liên minh kinh tế phức tạp và hoàn thiện nhất thời đại, sẽ đem lại những hiểu biết sâu rộng hơn về nền kinh tế, chính trị thế giới. Nhóm người viết hân hạnh mang tới cho độc giả quan tâm một cái nhìn tổng quan nhất về liên minh này, hy vọng, với những trang viết đầy tâm huyết, thông tin cập nhật, tổng hợp đa đạng và đáng tin cậy, sẽ đem lại không những tri thức về EU, mà còn khắc họa rõ hơn cục diện kinh tế - chính trị hoàn cầu trên ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới.

doc59 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 12284 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Quan hệ kinh tế quốc tế Đề tài: Liên minh Châu Âu EU. Mục lục: Bài viết gồm 60 trang, trong đó : 1 trang bìa 1 trang bìa lót 1 trang đề tặng 2 trang mục lục 1 trang Tài liệu tham khảo 13 trang phụ lục Nội dung chính gồm 40 trang Tất cả các nguồn tài liệu đều được cố gắng thống kê đầy đủ. —Lời nói đầu– Liên minh Châu Âu EU, là một liên minh kinh tế gồm 27 nước thành viên (2008), thành lập dựa trên nền tảng của Hiệp ước Maastricht 1993. Trên vũ đài kinh tế thế giới hiện nay, bên cạnh gã khổng lồ USA, EU ngày càng mang một tiếng nói lớn hơn. EU không những không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế bằng một thị trường chung rộng lớn và đồng Euro, mà ngày càng vươn rộng về lãnh thổ sang phía Đông, gây nên một hình thế chính trị - kinh tế hết sức phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ đầy mâu thuẫn với Nga. Nghiên cứu về liên minh này, vì thế là một bước đi sống còn để tồn tại và tiến lên trên kịch trường kinh tế đầy khốc liệt, tìm ra những cơ hội mới, thách thức mới, và con đường đi cho nền kinh tế nước ta vốn còn non trẻ. Đây cũng là một bước cần thiết để xây dựng lập trường ngoại giao và phát triển kinh tế quốc gia, khi mà bộ mặt hợp tác, tương trợ trưng ra che đậy cho những âm mưu, thủ đoạn kinh tế - chính trị, diễn biến hòa bình nham hiểm. Đối với sinh viên, nghiên cứu về EU – hình thức liên minh kinh tế phức tạp và hoàn thiện nhất thời đại, sẽ đem lại những hiểu biết sâu rộng hơn về nền kinh tế, chính trị thế giới. Nhóm người viết hân hạnh mang tới cho độc giả quan tâm một cái nhìn tổng quan nhất về liên minh này, hy vọng, với những trang viết đầy tâm huyết, thông tin cập nhật, tổng hợp đa đạng và đáng tin cậy, sẽ đem lại không những tri thức về EU, mà còn khắc họa rõ hơn cục diện kinh tế - chính trị hoàn cầu trên ngưỡng cửa thiên niên kỷ mới. Tp. HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2009 Nhóm người viết Tổng quan về EU United in diversity Sự hợp nhất trong đa dạng Liên minh châu Âu Hình 1.1 : Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004 - 2007 Liên minh châu Âu (EU – European Union) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Ngày nay Liên minh châu Âu là khối liên kết kinh tế - chính trị có tính tổ chức trong sự thống nhất cao nhất trong các liên kết của thế giới. Với gần 500 triệu công dân thuộc 27 quốc gia, các nước trong Liên minh châu Âu sản xuất gần 30% tổng sản phẩm của thế giới (16.8 ngàn tỉ năm 2007). Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua một hệ thống luật lệ chuẩn hóa áp dụng cho toàn bộ thành viên. Chính điều này bảo đảm chắc chắn sự tự do lưu thông sức lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn; duy trì chính sách bình đẳng chung về thương mại, nông – ngư nghiệp, và là một chính sách phát triển khu vực. 16 quốc gia thành viên đã phê chuẩn áp dụng đồng tiền chung - đồng euro, giúp nâng cao vai trò trong điều hành chính sách ngoại thương, đại diện cho các nước thành viên tại Tổ chức Thương mại thế giới, G8 hay Liên Hợp Quốc. 21 thành viên Liên minh châu Âu nằm trong NATO. Liên minh châu Âu đã nâng cao vai trò của mình trong các vấn đề cư trú và tư pháp, bao gồm việc bãi bỏ kiểm soát thị thực xuất nhập cảnh giữa nhiều nước trong khối (quy định trong Hiệp ước Schengen). Lịch sử hình thành : Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ Đệ nhị Thế chiến. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày Châu Âu". Hình 1.1: Robert Schuman đề xuất việc thành lập Cộng đồng than và thép năm 1950 Liên minh này được thành lập chính thức bởi Hiệp định Maastricht (chính thức được phê chuẩn ngày 1 tháng 11 năm 1993) dựa trên nền tảng của một số tổ chức tiền thân : Cộng đồng Than và Thép châu Âu (năm 1951 tại Pari) Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC – European Economic Community) năm 1957 với mục tiêu xây dựng thị trường chung châu Âu Một số Hiệp ước quan trọng có vai trò cột mốc trong việc hình thành và quyết định đường lối phát triển của Liên minh châu Âu : Năm Hiệp ước 1948 Brussels 1952 Paris 1957 European Economic Community (Custom union), European Atomic Energy Community (Corporation in devoloping nuclear) 1958 Rome 1967 Brussels 1987 SEA 1993 Maastricht 1999 Amsterdam 2003 Nice 2009 Lisbon Các nước gia nhập Liên minh châu Âu theo thứ tự thời gian : Năm Quốc gia 1957 Bỉ, Tây Đức (1), Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973 Đan Mạch, Ireland, Anh 1981 Hy Lạp 1986 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1995 Áo, Phần Lan, Thụy Điển 2004 Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp 2007 Romania, Bulgaria Năm 1990, nước Đông Đức (cũ) chính thức gia nhập Liên minh châu Âu với tư cách là một một trong nước Đức thống nhất Có thể thấy, giai đoạn từ 1990 mà đặc biệt là trong năm 2004 là một năm quan trọng đối với liên minh kinh tế - chính trị này khi có hàng loạt nước châu Âu gia nhập, đáng chú ý hơn, có một loạt các nước trước kia là thành viên của SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) từng có quan hệ “thân Nga”. Theo nhiều lý giải, chính việc dỡ bỏ bức tường Berlin đã tạo ra những điều kiện vô cùng lý tưởng cho liên minh này mở rộng về phía Đông, nâng cao vai trò của mình trong các vấn đề liên quan đến Nga. Điều kiện địa lý kinh tế : Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4,324,782 km2 (diện tích liên minh lớn thứ 6 trên thế giới). Phong cảnh, khí hậu và kinh tế Liên minh châu Âu chịu ảnh hưởng bởi đường bờ biển dài gần 69,300 km, đây là đường bờ biển dài thứ hai trên thế giới (chỉ sau Canada). Các thành viên có chung biên giới đất liền với 21 quốc gia không nằm trong liên minh, tổng cộng 12400 km, đường biên giới dài thứ 5 thế giới. Điểm cao nhất trong địa hình là Mont Blanc (4807m so mặt nước biển). Liên minh châu Âu có hầu hết các loại khí hậu từ Bắc cực đến nhiệt đới. Thực tế, phần đông dân số sống ở những khu vực khí hậu Địa Trung Hải (Nam Âu), khí hậu duyên hải ôn hòa (Tây Âu) và cả khí hậu lục địa (Đông Âu). Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Georgia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraine, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu. Dân số của 27 nước Liên minh châu Âu là 499,673,000 người trong tổng số khoảng 710 triệu người sống trên toàn lục địa châu Âu. Trong tương lai, dân số được dự đoán sẽ tăng lên, chủ yếu bởi nguyên nhân là sự gia tăng trong nhập cư ròng, diễn ra ở hầu hết các quốc gia châu Âu. Dân số Liên minh châu Âu chiếm 7.3% tổng dân số toàn cầu, trong khi diện tích liên minh bao trùm khoảng 3% diện tích đất của thế giới. Như thế, với mật độ 114 người/km2 (năm 2006), Liên minh châu Âu là một trong những khu vực có mật độ tập trung dân số cao nhất thế giới. 1/3 công dân Liên minh châu Âu số ở những thành phố trên 1 triệu dân. Liên minh châu Âu là nơi cư trú của những thành thị toàn cầu nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác với 16 thành phố có dân số trên 1 triệu người. Bên cạnh nhiều thành phố rộng lớn, Liên minh châu Âu còn sở hữu những khu vực tập trung dân số đông, nổi lên nhờ việc liên kết nhiều thành thị khác nhau, hoàn thiện một khu trung tâm rộng lớn. (Lớn nhất là Rhine-Ruhr với xấp xỉ 10.5 triệu cư dân gồm Cologne, Dortmund, Düsseldorf). Thành phố Giới hạn diện tích (2006) Mật độ /km² Khu nội thành (2005) Berlin 3,410,000 3,815 3,761,000 London 7,512,400 4,761 9,332,000 Madrid 3,228,359 5,198 4,990,000 Paris 2,153,600 24,672 9,928,000 Rome 2,708,395 2,105 2,867,000 Ngôn ngữ chính thức : trong số những ngôn ngữ và phương ngữ ở Liên minh châu Âu, có 23 ngôn ngữ chính thức. Phần lớn trong số 23 ngôn ngữ chính thức này thuộc hệ Ấn – Âu. Ngoài ra, còn khoảng 150 ngôn ngữ khu vực và thiểu số. Những tài liệu quan trọng, như luật, được dịch sang từng loại ngôn ngữ chính thức. Quốc hội châu Âu dịch ra tất cả các ngôn ngữ này cho những tài liệu trong phiên họp toàn thể. Chính sách ngôn ngữ là nhiệm vụ của các thành viên, nhưng Liên minh châu Âu ủng hộ việc học ngôn ngữ khác. Trong số những ngôn ngữ được dùng, tiếng Anh được sử dụng như một ngoại ngữ thông dụng nhất (51% dân số Liên minh châu Âu sử dụng), sau đó là tiếng Đức, Pháp. 56% dân thuộc Liên minh châu Âu có thể sử dụng ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. S Chính quyền EU EU gồm có 4 cơ quan chính là: Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và Tòa án Châu Âu. Hội đồng Bộ trưởng (Hội đồng Châu Âu) Chịu trách nhiệm quyết định những chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hộ đồng có Ủy ban đại diện thường trực và Ban Tổng thư ký. Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu có các cuộc họp thường ỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Hội chế này gọi là Hội đồng Châu Âu hay Hội nghị thượng đỉnh EU. Theo hiến pháp mới của EU thì Chủ tịch Hội đồng Châu Âu do Hội đồng Châu Âu bầu ra với đa số phiếu và nhiẹem kỳ hoạt động là 2,5 năm. Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh Châu Âu. Ủy ban Châu Âu (EC) Hình 2.2: Tòa nhà Berlaymont, trụ sở Ủy ban Châu Âu EC tại Brusseles Có trụ sở đóng tại Brusseles (Bỉ), là cơ quan hành pháp của EU. Chức năng chính của cơ quan này là xây dựng và đệ trình các dự án luật, giám sát chi tiêu ngân sách của EU. Ủy ban Châu Âu hiện gồm 20 ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sụ nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Trong đó, 5 nước lớn: Anh, Pháp, Đức, Ý, và Tây Ban Nha, mỗi nước có 2 thành viên; 10 nước nhỏ (thuộc EU 15): Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Ai Len, Bỉ, Hà LAn, Luxembourg, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, mỗi nước 2 thành viên. Dưới các ủy viên là các Tổng vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực. Theo Hiến pháp mới, số thành viên trong Ủy ban Châu Âu từ năm 2014 sẽ chiếm 22/3 tổn số nước thành viên EU. Hiến pháp mới quy định các quyết định của EU sẽ chỉ được thông qua khi có ít nhất 55% các nước thành viên (chiếm khoảng 65% dân số của EU) tán thành. Chủ tịch EC hiện nay được bầu vào ngày 29/6/2004 là Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Durao Barroso. Nghị viện Châu Âu Hình 2.1: Vòng cung tòa Nghị viện Louise Weiss ở Strasbourg Ra đời trên cơ sở Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than Và Thép Châu Âu (1951). Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, đựoc bầu theo nguyên tắc phổ htông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch. Chức năng chính là phê chuẩn luật, thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ Ủy viên của Ủy Ban Châu Âu. Tòa án Châu Âu Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 6 trạng sư, do các chính hủ thỏa thuận vổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quyết định của các tổ chức của Ủy ban Châu Âu và chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật pháp của EU. Ngoài 4 cơ quan chính kể trên, Eu còn có các cơ quan trực thuộc hỗ trợ thực thi các công việc hố trợ của EU: - Tòa kiểm toán Châu Âu gồm 15 thành viên được đồng bổ nhiệm bởi Hội đồng Châu Âu sau khi tham khảo ý kiến của Nghị viện. Tòa kiểm toán có nhiệm kỳ 6 năm, Tòa kiểm toán có chức năng giám sát việc chi tiêu của EU sao cho đúng pháp luật và trong sạch. - Ngân hàng Trung ương Châu Âu có chức năng quản lý đồng tiền chung EU, đảm bảo sự ổn định của nó. Ngân hàng đưa ra những quyết định độc lập về chính sách tiền tệ của Châu Âu. - Ngân hàng Đầu tư Châu Âu là cơ quan tài chính của EU, cung cấp các khoản vốn vay để đầu tư nhằm thúc đẩy sự phát triển của 1 nên kinh tế cấn bằng và hòa nhập. - Thanh tra Châu Âu thanh tra việc thực thi pháp luật trên lãnh thổ EU. Ủy ban Kinh tế - Xã hội nghiên cứu và đệ trình lên Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu để giải quyết ý kiến đề xuất của các nhà hoạt động xã hội các nhà kinh tế của EU. - Ủy ban các vùng phản ánh nguyện vọng của các nước thành viên trong việc giải quyết mọi vấn đề sao cho vừa tuân thủ chính sách chung của EU, vừa bảo vệ quyền lợi của mỗi địa phương, mỗi khu vực và mỗi quốc gia thành viên.S Liên minh kinh tế - tiền tệ EU In the art of describing risks, identifying dangers and predicting crises, economists are second to none. Not without reason, their trade came to be known as the "dismal science" and they are often branded as notorious doubters. --Otmar Issing-- Tạm dịch: Trong môn nghệ thuật mô tả rủi ro, xác định nguy hiểm và dự báo khủng hoảng, các nhà kinh tế học là kẻ dẫn đầu. Không phải vô lý mà công việc của họ lại được biết đến như một “khoa học u ám” và họ được dán nhãn hiệu “những nhà nghi ngờ khét tiếng”. Từ khi thành lập, EU đã thiết lập một nền kinh tế xuyên suốt lãnh thổ các thành viên. Hiện tại một đồng tiền chung đang được sử dụng giữa 16 quốc gia thuộc “Khu vực đồng Euro” (Eurozone). Được xem như một nền kinh tế thống nhất, EU tạo ra GDP danh nghĩa là $16.83 ngàn tỉ năm 2007, $18 493.009 tỉ (€12 581 tỉ) năm 2008 Số liệu của IMF , chiếm 31% tổng sản lượng kinh tế thế giới. EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về GDP danh nghĩa, cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất, nhà nhập khẩu lớn thứ 2 và là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia có tầm cỡ như Ấn Độ, Trung Quốc. Hình 3.1 : Các nước thuộc EUROZONE năm 2007 170 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới về doanh thu Theo Fortune Global 500: Countries, 23/7/2007 có trụ sở chính tại EU. Tháng 5/2007, thất nghiệp ở EU là 7%, đầu tư bằng 21.4% GDP, lạm phát 2.2% và thâm hụt công cộng là -0.9% GDP. Thu nhập bình quân đầu người biến động giữa các nước thành viên từ $7000 USD tới $69000 Số liệu của CIA, The World Factbook (Việt Nam là $726). Qua quá trình lâu dài hình thành và phát triển, EU đã hình thành một liên minh kinh tế đáng nể, trong đó sự lưu chuyển của hàng hóa, vốn (tư bản), con người và dịch vụ là hoàn toàn tự do. Một biểu thuế nhập khẩu được áp dụng chung cho tất cả mọi hàng hóa vào thị trường này. Hàng hóa một khi ở trong thị trường đơn nhất này có thể tự do lưu thông mà không chịu tác động của bất cứ nghĩa vụ hải quan, hạn ngạch nhập khẩu hay thuế phân biệt nào khác. Một trong những bước tiến quan trọng nhất phát triển thị trường đơn nhất này là sử dụng một đồng tiền chung : EURO. Việc tạo ra đơn vị tiền tệ chung Châu Âu đã trở thành một mục tiêu chính thức của EU từ năm 1969. Theo Hiệp ước Maastricht 1993 về Liên minh Châu Âu, Ủy ban kinh tế Châu Âu soạn thảo kế hoạch cho sự ra đời đồng tiền Châu Âu thống nhất năm 1999. Bất chấp những tranh cãi, đơn vị tiền tệ chung, EURO, đã xuất hiện đúng thời gian định trước, tháng 1 năm 1999, với 11 trong số 15 thành viên EU lúc đó tham gia trong liên minh tiền tệ này: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha. Đan Mạch, Thụy Điển, và Anh đã chọn không tham gia từ đầu, còn Hy Lạp không đạt được các tiêu chuẩn về kinh tế theo Hiệp định Masstricht Như thâm hụt ngân sách dưới 3%, tổng nợ chính phủ dưới 60% GDP , nhưng được tham gia vào năm 2000. Bắt đầu từ 1/1/1999, tỷ lệ trao đổi của các quốc gia tham gia liên minh tiền tệ được cố định vĩnh viễn theo EURO. Đồng EURO trở thành đơn vị hạch toán. ECB thâu tóm chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương quốc gia, các chính phủ bắt đầu phát hành nợ bằng đồng euro. Đầu năm 2002, giấy bạc và tiền xu euro đã bắt đầu lưu thông và trước tháng 6 năm đó, các đồng tiền quốc gia đã được thay thế hoàn toàn bằng euro. Người ủng hộ cho rằng việc sử dụng đồng tiền chung đã loại bỏ chi phí giao dịch giữa các đồng tiền, khuyến khích sự kết nối nền kinh tế Châu Âu và củng cố cạnh tranh. Người khác lại nghi ngờ điều này vì cho rằng lao động không linh động giữa các nước thành viên và sự di chuyển tài chính công sẽ không xảy ra giữa các vùng phát triển và kém phát triển hơn như ở Mỹ, nên một đồng tiền đơn nhất sẽ dẫn đến một số vùng ở suy thoái trong khi một số vùng khác phát triển mạnh. Xem thêm Phụ lục 1, phần Liên minh tiền tệ và hậu quả của nó – Monetary union and its consequenses. Liệu đồng euro có phải thuốc bổ cho nền kinh tế Châu Âu không và liệu nó có giúp tăng GDP của EU không vẫn là một câu hỏi mở. Tuy nhiên, động cơ đằng sau liên minh tiền tệ này có lẽ (theo một số nhà kinh tế) mang tính chính trị nhiều hơn tính kinh tế. Liên minh tiền tệ sẽ củng cố liên minh chính trị, tạo ra một Châu Âu hợp nhất để có thể diễn một vai mạnh hơn cả về chính trị lẫn kinh tế trên kịch trường kinh tế thế giới. Hiệp ước Maastricht đã lập nên Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB và Hệ thống ngân hàng trung ương Châu Âu ESCB, đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1999. Cấu trúc của hệ thống ngân hàng này tương tự như Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ FED ở chỗ các ngân hàng trung ương của từng nước có vai trò như những ngân hàng của FED. Ban điều hành của ECB bao gồm 1 thống đốc, 1 phó thống đốc và 4 thành viên khác nhiệm kỳ 8 năm. Cơ quan chính sách tiền tệ của ngân hàng gồm 6 thành viên của ban điều hành và các thống đốc ngân hàng từ mỗi “quốc gia Euro” có nhiệm kỳ tối thiểu 5 năm. ECB là độc lập nhất thế giới, còn hơn cả ngân hàng trung ương Đức Bundesbank – ngân hàng trung ương từng được xem là độc lập nhất thế giới bên cạnh Swiss National Bank (Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ trước khi ECB ra đời. Ở đây “độc lập” được hiểu đơn giản là các hoạt động, chính sách không bị chi phối bởi các thể chế chính trị khác như chính phủ,… . ECB vừa là công cụ, vừa là mục tiêu, độc lập đối với EU lẫn các chính quyền quốc gia và có toàn quyền kiểm soát chính sách tiền tệ. Các nguyên tắc của nó không thể bị thay đổi bởi pháp lý mà chỉ có thể là sự sửa đổi Hiệp ước Maastricht, một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự đồng thuận của mọi thành viên hiệp ước. Mục tiêu cơ bản của ECB, mặc dù không hẳn rõ ràng Đây là điều gây ra nhiều tranh cãi cũng như chỉ trích. , tương tự như FED, là theo đuổi sự ổn định giá cả. Với rất nhiều phô trương, đồng EURO xuất hiện lần đầu ngày 1/1/1999, ở mức tỉ giá 1.18 dollar 1 euro. Bất kể những hy vọng lúc đầu rằng EURO sẽ là một đồng tiền mạnh, nó lại có vẻ khá yếu, giảm 30% đến mức 83 cent 1 euro vào tháng 10/2000, cho tới khoảng đầu năm 2003 mới phục hồi lại 1.05 dollar 1 EURO. Nguyên nhân cũng không mấy khó hiểu. EURO xuất hiện trong khi các nền kinh tế Châu Âu đang phục hồi chậm từ suy thoái, vì vậy làm cả lãi suất thực lẫn danh nghĩa giảm. Trái lại, trong năm 1999 và 2000, Mỹ tăng trưởng rất mạnh so với đối viên Châu Âu của nó. Chính lãi suất thấp tương đối ở Châu Âu so với Mỹ đã làm giảm giá trị của EURO. Xem thêm: The economics of Money, Banking and Financial Markets (của Mishkin), Pearson Publisher, 7th edition, 2004, Part V, Chapter 19. Với sự chững lại của nền kinh tế Mỹ, liên tục bị suy thoái các năm đầu thế kỷ 21, đồng EURO liên tục tăng giá, như trình bày trong bảng. Hình 3.2: Tỉ giá USD/EUR giai đoạn 1999-2009 (Nguồn: ECB) Với sự ra đời của Hệ thống tiền tệ Châu Âu và đồng EURO năm 1999, USD sẽ bị thử thách gay go để giữ được vị trí là đơn vị dự trữ và thanh toán quốc tế cơ bản. Việc sử dụng EURO tăng thêm sự thống nhất của thị trường tài chính Châu Âu, giúp nó cạnh tranh với thị trường tài chính Mỹ. Sự tăng sử dụng đồng EURO trong các thị trường tài chính sau đó sẽ làm EURO trở nên thích hợp hơn cho các giao dịch quốc tế. Hiện nay GDP cũng như xuất khẩu của EU đã qua mặt Mỹ, thậm chí còn vượt khá xa (như đã nói ở phần trước). Nếu European Central Bank có thể đảm bảo lạm phát ở mức thấp thì Euro sẽ thực sự trở thành một đồng tiền vững chắc, báo hiệu một triển vọng lớn. Dù vậy, để EURO có thể gặm vào vị trí của USD, EU phải hoạt động như một thực thể liên kết chặt chẽ về chính
Luận văn liên quan