Tiểu luận Tìm hiểu về núi lửa

Núi lửa là nơi cuối cùng của một hệ thống ống ngầm lớn ,từ khe hở đó magma (hỗn hợp silicat nóng chảy) trong lòng đất phun ra và trào lên mặt đất. Núi lửa có thể ở trên cạn,có thể ở ngầm dưới nước.  Hoạt động núi lửa là hiện tượng phun trào mắc ma từ trong lòng đất ra ngoài một cách đột ngột, gây thiệt hại lớn cho con người và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên. Hoạt động của núi lửa không phải bao giờ cũng sảy ra đột ngột mà thường được dự báo bởi một loạt hiện tượng như : khói trắng bốc lên , có động đất có tiếng ầm ầm ở dưới đất, các khe sưối quanh đó bị cạn Thời gian báo hiệu có thể nhanh hoặc chậm từ vài tháng trước .  Theo người La Mã thì núi lửa xuất phát từ ngọn lửa ở lò rèn của thần lửa Vulcan . Đây cũng là nguồn gốc của từ ‘Volcano’ trong tiếng Anh

pdf26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6565 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về núi lửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hieåu veà nuùi löûa TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH KHOA ĐỊA LÝ    LỚP K34A BÀI TÌM HIỂU ĐỊA CHẤT ĐẠI CƯƠNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S CHÂU HỒNG THẮNG Nhóm thực hiện: Nguyễn Ngọc Mai Dương Quang Phú Bùi Thị Thủy Hà Hải Vân Tháng 11/2008 1 Tìm hieåu veà nuùi löûa GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S CHÂU HỒNG THẮNG Nhóm thực hiện: Nguyễn Ngọc Mai Dương Quang Phú Bùi Thị Thủy Hà Hải Vân 2 Tìm hieåu veà nuùi löûa I. KHÁI NIỆM  Núi lửa là nơi cuối cùng của một hệ thống ống ngầm lớn ,từ khe hở đó magma (hỗn hợp silicat nóng chảy) trong lòng đất phun ra và trào lên mặt đất. Núi lửa có thể ở trên cạn,có thể ở ngầm dưới nước.  Hoạt động núi lửa là hiện tượng phun trào mắc ma từ trong lòng đất ra ngoài một cách đột ngột, gây thiệt hại lớn cho con người và làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên. Hoạt động của núi lửa không phải bao giờ cũng sảy ra đột ngột mà thường được dự báo bởi một loạt hiện tượng như : khói trắng bốc lên , có động đất có tiếng ầm ầm ở dưới đất, các khe sưối quanh đó bị cạn… Thời gian báo hiệu có thể nhanh hoặc chậm từ vài tháng trước .  Theo người La Mã thì núi lửa xuất phát từ ngọn lửa ở lò rèn của thần lửa Vulcan . Đây cũng là nguồn gốc của từ ‘Volcano’ trong tiếng Anh một ngọn núi lửa 3 Tìm hieåu veà nuùi löûa II. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TẠO 1.Phân loại a.Phân loại theo hoạt động: - Hoạt động yên lặng : nham thạch từ từ trào ra,chậm rãi chảy dọc sườn núi - Hoạt động dữ dội : nham thạch phun lên mạnh mẽ , bắn lên trời có thể cao đến 15km và chảy với vận tốc rất lớn có thể 340m/s. b.Phân loại theo kiểu phun: - Dạng tuyến( khe nứt ) : núi lửa phun theo các khe nứt của vỏ trái đất,vết nứt có thể dài đến hàng kilomet. Ví dụ: vết nứt Hawaii dài đến 16km. - Dạng trung tâm: có dạng hình nón, sườn dốc từ 30-35 độ, miệng núi ở trung tâm c.Phân loại theo hình dạng: Vì dung nham mỗi núi lửa đặc,lỏng khác nhau nên hình dạng mỗi núi lửa không giống nhau. Có 4 kiểu chính: - Kiểu hawaii: dung nham rất lỏng, chảy rộng, ít nổ , ít vật liệu rắn.Dung nham lỏng tạo sườn núi thấp, chân núi rộng, miệng núi rộng đường kính thường trên 5km Núi lửa Mauna Loa ở Hawaii đuợc coi là núi lửa lớn nhất trên trái đất. Nó cao 15,2 km tính từ chân núi nằm ở dưới đáy biển.. Nền móng của ngọn núi này có thể bao phủ hầu như toàn bộ bang Arizona, Mỹ. trong đợt phun trào mới nhất hồi năm 1984, nó đã tạo ra một dòng chảy dung nham dài hơn 25 km Núi Mauna Loa ở Hawaii (Ảnh: peakware ) 4 Tìm hieåu veà nuùi löûa - Kiểu stromboli: dung nham sền sệt nhiệt độ rất cao,phun nhiều bom và chất rắn.Sườn núi có thể cao, chân núi khá rộng. núi lửa Phú Sĩ ở Nhật Bản Nhật Bản có hơn 100 núi lửa, vài trong số đó phun trào quanh năm. Ngọn núi thơ mộng Phú Sĩ đã ngừng hoạt động từ năm 1707, nhưng những đợt động đất nhẹ vào năm 2000 và 2001 đã dấy lên lo lắng rằng ngọn núi đã thức dậy sau 300 năm ngủ yên… - Kiểu Vulcano: dung nham đặc, thường nổ lớn làm bể miệng núi nên miệng núi rộng,cạn, phun nhiều mây tro,sườn núi dốc. Ví dụ: núi Vulcano ở Italia - Kiểu Polua: dung nham rất đặc,chưa ra khỏi miệng núi đã tạo thành khối đá bịt mất miệng lửa.Các chất khí dồn lại nổ tung làm vỡ miệng lửa hay sườn núi. Ví dụ Polua ở Martanique..Ngày 8/5/1962, núi Polua nổ đã hủy diệt một thành phố với 30.000 dân Ngoài ra còn có núi mà dung nham khi đặc khi lỏng NúiVesuvius ở Italia trong trận phun xuất vào năm 79 ,dung nham thuộc loại Vulcano. Đến trận phun xuất năm 1754,dung nham thuộc loại stromboli.Thời gian sau thì dung nham lại là loại Vulcano. 5 Tìm hieåu veà nuùi löûa d.Phân loại theo trạng thái: Núi lửa có những chu kỳ hoạt động khác nhau. Hiện các nhà khoa học phân loại núi lửa theo trạng thái của chúng: - Núi lửa cho thấy dấu hiệu hoạt động, như có địa chấn hoặc miệng núi lửa toả ra hơi, được gọi là núi lửa đang hoạt động. - Núi lửa đã ngưng hoạt động nhưng có tiềm năng bùng nổ trở lại , gọi là núi lửa ngủ. - Núi lửa ngưng hoạt động từ rất lâu ( mười nghìn năm nay ), và có dấu hiệu rõ nguồn đá magma bên dưới đã cạn kiệt, gọi là núi lửa đã tắt. 2.Cấu tạo Cấu tạo của núi lửa 6 Tìm hieåu veà nuùi löûa Mặt cắt dọc của núi lửa 1. Magma chamber- Nguồn dung nham 2. Country rock- đất đá 3. Conduit (pipe)- ống dẫn 4. Base- chân núi 5. Sill- mạch ngang 6. Branch pipe- ống dẫn nhánh 7. Layers of ash emitted by the volcano- lớp tro đọng lại từ trước 8. Flank- sườn núi 9. Layers of lava emitted by the volcano- lớp phún thạch đọng lại từ trước 10. Throat- họng núi lửa 11. Parasitic cone- chóp “ký sinh” 12. Lava flow- dòng phún thạch 13. Vent- lỗ thoát 14. Crater- miệng núi lửa 15. Ash cloud- mây bụi tro III. Các giai đoạn phun của núi lửa 1) Giai đoạn yên tĩnh 7 Tìm hieåu veà nuùi löûa - Nhìn chung không có biểu hiện gì mãnh liệt, đôi khi có khí trắng bốc ra. Núi Rainier cao 4392 m ở Washington, Mỹ 2) Giai đoạn bắt đầu hoạt động Núi lửa Popocatépetl - Mexico núi lửa cao thứ 2 ở Bắc Mỹ đã gần như yên tĩnh sau một loạt hoạt động vào năm 1920-1922 bắt đầu phun khói - Có thể có những dấu hiệu báo trước như : có tiếng vang dưới đất , động đất, xuất hiện nước nóng nhiệt độ trái đất tăng lên, xuất hiện khe nứt mới ,biến địa từ trường… 8 Tìm hieåu veà nuùi löûa - Khí phun ra nhiều, khí và khói có lúc tạo thành cột khói cao đến hàng kilômét, có thể làm cho ban ngày chuyển thành màu vàng đỏ . Rung động mạnh diển ra ở dưới lòng đất. 3) Giai đoạn phun lửa núi lửa bắt phun trào - Thường được bắt đầu bằng một tiếng nổ mạnh bật tung nút của miệng núi lửa ra. Cột khí bốc lên cao, nóng và tỏa thành dạng nấm. - Dòng dung nham tuôn chảy,các vật liệu đặc phun ra ào ạt, hơi nước nóng bay ra ngoài gặp lạnh có thể gây mưa.Mặt khác,hơi nóng còn làm biến đổi điện từ trường trong không trung gây sét nổ.Dung nham cũng có thể được phun lên cao rồi rơi xuống các vùng xung quanh . - Cũng có núi lửa mà đôi lúc chỉ dòng dung nham tuôn chảy ào ạt chứ không gây ra tiếng nổ. 4) Giai đoạn kết thúc - Không còn dung nham và vật liệu rắn phun ra ngoài .Núi lửa trở lại trạng thái yên tỉnh,có thể ngừng phun một thời gian sau khi bổ sung năng lượng lại tiếp tục phun. IV. Các sản phẩm của núi lửa Các sản phẩm do núi lửa phun ra bao gồm các chất khí , chất lỏng và chất đặc 1) Các Chất khí 9 Tìm hieåu veà nuùi löûa Núi lửa từ lúc bắt đầu hoặt động đến lúc kết thúc thường phun khí ra ngoài qua các miệng núi lửa hoặc các khe nứt ở gần nón núi lửa. - Trong các chất khí , hơi nước chiếm đến 70% đến 90% số lượng khí phun , Magma chứa nhiều SIO2 thì càng nhiều hơi nước và các khí bốc. - Ngoài hơi nước ra, còn có H2S , SO2 , N , O , H , CO 2 , CO , F , Ar , B, Cl ...Số lượng khí và thành phần khí phun cũng thay đổi ngay cả trong một ngọn núi lửa . Các khí phun thường đọng lại quanh núi lửa tạo thành các sản phẩm thăng hoa, thường gặp là : S , NACl , KCl , CL2S , CuO2 … Lượng khí phun ở một số núi lửa có thể là rất lớn . Chúng có thể tạo thành những cột khí cao, những đám mây khí dày đặc trên bầu trời. núi lửa Chaiten ở miền nam Chilê phun khí 2) Các Chất lỏng Núi lửa phun nhiều nhất là dung nham . dung nham của núi lửa - Dung nham được hình thành trong lòng đất thường ở độ sâu trên 100 km , có nhiệt độ trên 1300ºC và áp suất rất cao,thành phần chính là SIO2.Căn cứ vào hàm lượng SIO2 người ta chia ra các loại - Dung nham Axit : thành phần SIO2 đạt từ 60%-70%, FeO và MgO tương đối ít . Dung nham Axit đặc quánh , ít cơ động , tập trung quanh miệng núi lửa. 10 Tìm hieåu veà nuùi löûa Dòng dung nham nóng chảy trào ra từ miệng núi lửa Kilauea ở Hawaii - Dung nham Bazo : thành phần SIO2 đạt từ 45%-55%, FeO và MgO khá nhiều . Dung nham Bazo lỏng , cơ động , chảy với tốc độ lớn , có xu hướng san phẳng đia hình tạo ra các bề mặt hay cao nguyên rộng lớn. - Ngoài ra, còn có dung nham trung tính :có thành phần, đặc điểm nằm trung gian giửa hai loại nêu trên - Dung nham chảy thành dòng, dài nhiều km, phân nhánh nếu găp chướng ngại vật.Vận tốc di chuyển của dung nham phụ thuộc vào độ đặc lỏng của nó . Dòng dung nham chảy với vận tốc nói chung là khoảng 16km/h,nếu địa hình dốc có thể đạt được 80 km/h. - Dòng dung nham nhanh chóng nguội ở lớp ngoài cùng nhưng bên trong thì thực ra lại nóng rất lâu (dung nham núi Jorullo đã phun vào năm 1750, sau 20 năm người ta vẫncòn có thể đốt cháy điếu thuốc.) 3) Các Chất rắn Có kích thước từ vài centimet đến vài mét , có khối nặng đến hàng tấn .Được chia thành : - Bom núi lửa ( Volcanic bomb ) : có đường kính trên 30 mm cho đến hàng mét . Có cái đến 30m,nặng đến hàng chục tấn. Có nhiều kiểu hình dạng ( hình giọt nước, tròn, quả trứng,..). Bom từ miệng núi lử bắn tung lên trời , thường có tiếng nổ lớn, xoay lộn trong không trung rồi đông cứng lại - Cuội núi lửa ( Lapilla ): những viên đá nhỏ, bị phun lên và rơi thành trận mưa gây tác hại lớn. Loại có đường kính 15-50 mm , nếu có nhiều lổ hổng, nhẹ, nổi trên mặt nước được gọi là đá bọt . Những loại có cỡ từ 5-15mm có thể gọi là cuội núi lửa. Núi Vesure phun ngày 7-4-1966 đã phun lên mặt đất trận mưa sỏi núi lửa, đổ xuống hai thành phố Otapino và San Giuseppe làm 200 người chết. 11 Tìm hieåu veà nuùi löûa - Xỉ núi lửa: là sản phẩm phun ra từ miệng núi lửa, sau đó bị nguội lạnh đi trên đường chảy của dung nham bọt. Xỉ núi lửa hình thành trong dung nham lỏng, chất khí tách dễ dàng ra khỏi dung nham. - Tro núi lửa: Có đường kính 0.1-1 mm , là những giọt dung nham nhỏ li ti bị bắn ra ngoài rồi nguội lại , nhỏ và nhẹ nên bị gió đưa đi rất xa tới hàng ngàn km. Có màu trắng xám, nâu đen . Tro này có thể tạo nên những đám mây làm trời sụp tối trong nhiều ngày tại các vùng lân cận. Khi rơi xuống đất, tro thường có màu trắng. Tro núi lửalà phân bón tự nhiên cho đất. Vùng xung quanh nơi núi lửa đã từng hoạt động , đất đai màu mỡ, cây cối xanh tươi, phong cảnh tự nhiên đẹp, thường là thắng cảnh du lịch.(núi Phú Sĩ_Nhật Bản) Nếu tro núi lửa gắn kết lại ta có Tuf núi lửa , nếu do các vụn gắn lại thì ta có dăm kết núi lửa (Aglomerat). Nếu các Tuf, dăm kết gắn đọng lại trong 1 dòng dung nham, ta sẽ có dung nham Tuf - dăm kết. Vụn tro có thể được phun với 1 lượng rất lớn và đưa đi rất xa. V. Các hiện tượng sau núi lửa 1. Hơi Fumerron - Là hiện tượng phun khí và hơi nước sau khi núi lửa hoạt động tạo nên 1 lớp khói trên đỉnh núi, sườn núi hoặc các vùng lân cận. Các chất khí gồm: clo, amoniac, sulphuric, cacbonic… - Hiện tượng này kéo dài rất lâu có khi tới hàng trăm năm. 2. Suối nhiệt khoáng - Núi lửa phun ra dung nham có nhiệt độ rất cao (trên 1000 ºC). Khi dung nham chảy qua nơi có mạch nước ngầm sẽ hình thành suối nhiệt khoáng. - Có thể phân biệt suối nhiệt khoáng nóng và lạnh, cũng có thể phân biệt thành suối nhiệt khoáng kiềm và axit. Người ta thường gọi khu nước suối theo khoáng chất chính. - Thành phần của suối nhiệt khoáng liên hệ mật thiết với thành phần chất khí núi lửa và thành phần nước ngầm ban đầu. - Nước suối nhiêt khoáng có tác dụng rất tốt trong việc trị liệu y khoa. Ở những nơi có hoạt động kiến tạo mạnh , gần những đứt gãy sâu, rộng cũng có thể có suối nhiệt khoáng. 3. Các Geysir - Là nguồn mạch đặc biệt , vừa phun nước nóng vừa phun hơi nước. Geysir có thể phun tia nước cao tới 20-40m, nhiệt độ khoảng 80-90ºC. - Thành phần chủ yếu gồm Oxit silic (SIO2 ), Natri cacbonat , muối clorua, muối sunfat, cacbonic, H2S… 12 Tìm hieåu veà nuùi löûa - Geysir thường phun theo định hạn. Mổi lần phun khoảng 10-30 phút, sau đó nghỉ một vài ngày lại phun tiếp.Sự xen kẻ của kỳ phun và sự ngưng nghỉ dài ngắn tùy thuộc vào áp lực dứoi sâu của mổi geysir. Gersir đầu tiên phát hiện ra ở vùng geysir của băng đảo.Ở đây nước phun cao tới 30m , phun liền trong 10 phút sau đó nghỉ từ 24-30 giờ rồi lại phun tiếp. Gersir ở Newziland – Hoa Kỳ phun theo định hạn rất đúng vào 1 giờ nhất định trong ngày. Nước phun thành vòi cao 40m, đường kính 3m, phun lâu mau khác nhau có thể đến 30 phút. 4. Núi lửa bùn  Có dạng chóp do bùn tạo thành,hơi nước nóng thoát ra ở miệng làm bùn sủi lên,có lúc phun nhẹ thành những tia nhỏ.Cũng có trường hợp không có dạng chóp mà là dạng thẳng.  Núi lửa bùn có nguồn gốc ngoài núi lửa,nó có liên quan với khoáng sản dầu khí thoát ra và bốc lên từ các chất hửu cơ chứ không phải do Magma  Cho tới thời điểm này, ngọn núi lửa bùn lớn nhất trên thế giới có đường kính 10 km và cao gần 700 m.  Có khoảng 1.100 ngọn núi lửa bùn được phát hiện trên mặt đất (700 núi lửa bùn) và trong những khu vực nước cạn, nhưng có tới hơn 10.000 ngọn núi lửa bùn nằm trên dưới lòng biển sâu. Hình 13: trên miệng một núi lửa bùn 13 Tìm hieåu veà nuùi löûa Gần đây, một ngọn núi lửa bùn trên đảo Java, Indonesia phun trào đã đẩy 11.000 người vào cảnh vô gia cư. Những lớp bùn đã bao trùm 4 ngôi làng, 25 nhà máy và tổng thiệt hại mà nó gây ra tính đến tháng 3/2007 là 420 triệu USD. 5. Một số dạng địa hình liên quan Hồ Tơ Nưng a. Hồ núi lửa - Môt số núi lửa sau khi tắt, tại miệng núi hình thành các hố sâu hình phễu. Trong điều kiện thích hợp như có mạch nước ngầm hoặc tích nước mưa tạo thành dạng địa hình đặc biệt gọi là hồ núi lửa. Hồ Tơ Nưng là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm, cách thành phố Pleiku 6km đường chim bay. Diện tích 230 ha, sâu từ 20-30 m Hồ Thiên Trì trên đỉnh núi Bạc Đầu (Trung Quốc) cao 2200 m so với mặt biển, tổng lượng nước tích trữ lên tới 2 tỉ mét khối là hồ sâu nhất của Trung Quốc - Ngoài ra còn có dạng hồ hình thành bởi nham thạch núi lửa. Nham thạch trào ra, kè chặn các dòng sông hoặc thung lũng gọi là hồ Ách Tắc ( hồ Kính Bạc, Vũ Đại Liên - Trung Quốc ) b. Nón núi lửa - Địa hình có dạng nón , đối xứng hoặc không đối xứng, nghiêng từ 20-30º 14 Tìm hieåu veà nuùi löûa c. Các cao nguyên, thung lũng - Dung nham phủ một lớp trên mặt đất, sau khi nguội lại ,cùng các quá trình phong hóa sẽ hình thành các dạng địa hình như thung lũng cao nguyên, bồn địa Khoáng sản đi kèm với núi lửa - Phần lớn các chất khoáng kim loại tại các mỏ trên thế giới như đồng,vàng,bạc,chì và kẽm đều gắn liền với magma sâu trong những ngọn núi lửa đã tắt nằm bên trêb các khu vực chìm Magma không phải lúc nào cũng trồi lên mà từ từ nguội dần và cứng lại dưới núi lửa để hình thành những loại đá có giá trị ( Granit , Gabbro…) có trong vườn quốc gia Yosemite – Califonia - Những dòng nước nóng dưới biển sâu chứa một lượng dồi dào các kim loại sẫm màu VI. Phân bố núi lửa 1. các vành đai núi lửa trên thế giới Vành đai núi lửa là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vùng lòng chảo,là hệ quả trực tiếp của các hoạt động đĩa kiến tạo và của sự chuyển động và va chạm của các đĩa lớp vỏ Trái Đất. - Hầu hết các núi lửa tập trung dọc theo ranh giới của hàng chục mảng thạch quyển khổng lồ trôi nổi trên bề mặt trái đất , chủ yếu ở những vùng núi trẻ, các vực sâu trong đại dương, nhiều nhất là quanh Thái Bình Dương , Địa Trung Hải, và sống núi Đại Tây Dương tạo nên các vành đai núi lửa 15 Tìm hieåu veà nuùi löûa bản đồ phân bố núi lửa trên thế giới  Vành đai lửa Thái Bình Dương Là một khu vực hay xãy ra động đất, các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có dạng tương tự hình móng ngựa và dài hơn 40.000 km. Ở đây có khoảng 294 núi với nhiều núi lửa từ Alaska ( 20 núi ) qua Canada ( 5 núi ) Hoa Kỳ,Trung Mỹ (26 núi), Nam Mỹ ( 46 núi ) đến Nam Băng Châu ( 2 núi ) New Ziland, Tân NiuGhinê ( 30 núi ), Polynesia ( 23 núi ). Nó gắn liền với một dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. vành đai Thái Bình Dương Vành đai núi lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động đĩa kiến tạo và của sự chuyển động và va chạm của các đĩa lớp vỏ Trái Đất. Phần phía đông của vành đai này là kết quả của sự lún xuống dưới của các đĩa Nazca và đĩa Cocos do sự chuyển động về phía tây của đĩa Nam Mỹ. Một phần của đĩa Thái 16 Tìm hieåu veà nuùi löûa Bình Dương cùng với đĩa kiến tạo nhỏ Juan de Fuca cũng đang bị lún xuống dưới đĩa Bắc Mỹ. Dọc theo phần phía bắc thì chuyển động theo hướng tây bắc của đĩa Thái Bình Dương đang làm nó lún xuống dưới vòng cung quần đảo Aleutia. Xa hơn nữa về phía tây thì đĩa Thái Bình Dương cũng đang bị lún xuống dưới dọc theo vòng cung Kamchatka - quần đảo Kuril trên phần phía nam Nhật Bản. Phần phía nam của vành đai này là phức tạp hơn với một loạt các đĩa kiến tạo nhỏ đang va chạm với đĩa kiến tạo Thái Bình Dương từ khu vực quần đảo Mariana, Philipin, Bougainville, Tonga và New Zealand. Indonesia nằm giữa vành đai núi lửa Thái Bình Dương (chạy dọc theo các đảo phía đông bắc, gần với và bao gồm cả New Guinea) và vành đai Alpide (chạy dọc theo phía nam và tây từ Sumatra, Java, Bali, Flores và Timor). Trận động đất tháng 12 năm 2004 gần bờ biển Sumatra trên thực tế là thuộc một phần của vành đai Alpide. Khu vực đứt gãy San Andreas nổi tiếng và đang hoạt động gần California là đứt gãy biến đổi đang bù lại một phần của dốc Đông Thái Bình Dương dưới khu vực tây nam Hoa Kỳ và Mexico.  Dải núi lửa miền Địa Trung Hải- Inđônêxia Nhiều nhất là ở Inđônêxia và các đảo trong Địa Trung Hải có khoảng 117 ngọn núi lớn từ Tây sang Đông cũng là nơi phân bố chấn tâm động đất. Từ tiểu Antiles tới quần đảo Lasonde Bản đồ núi lửa của Inđônêxia 17 Tìm hieåu veà nuùi löûa  Sống núi giữa Đại Tây Dưong Phân bố theo phương kinh tuyến , khác với Thái Bình Dương núi lửa ở đây không phân bố ven bờ lục địa mà theo dọc sống núi giữa Đại Tây Dương,có thể ở dưới biển hoặc trên các đảo. Lò núi lửa không sâu, dưới lớp vỏ mỏng, thành phần Bazan ít kiềm, ít K2O  Đai châu Phi Phân bố dọc các đứt gãy lớn phía Đông Châu Phi. Qui mô và số lượng ít hơn 3 đai trên. Ở Trung Phi khoảng 5 núi Đông Phi khoảng 19 núi  Ngoài ra, còn có một số núi lửa phát sinh trong mảng, phân bố ở một số đảo Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương , Đại Tây Dương và trong lục địa. 2. Núi lửa trên thế giới Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động núi lửa Krakatau, Indonesia Núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới hiện nay đang nằm ở châu Mỹ. Đó là núi lửa Mauna Loa, cao 4171 mét so với mực nước biển. Núi lửa Mauna Loa ở quần đảo Hawaii, giữa Thái Bình Dương. Mauna Loa có đường kính vĩ đại 100 km. Ngoài 4171 mét trên mực nước biển, chân núi nằm ở sâu hơn 5000 mét dưới lòng Thái Bình Dương. Vì vậy, chiều cao thực sự của núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới là trên 9000 mét. Năm 1883, núi lửa đảo Krakatau, Indonesia, bùng nổ và trở thành đợt phun trào mãnh liệt nhất con người từng được chứng kiến 18 Tìm hieåu veà nuùi löûa TÊN NÚI LỬA VỊ TRÍ CHIỀU CAO (M) Aconcagua Achentina - chile 6900 Adams Washington 3690 Baker Washington 3225 Bogoslof Aleutian Islands Gần chìm xuống nước Cotopaxi Eucuado 5810 Brebus Antarctica 3735 Etna Sicily 3210 Fuji Japan 3710 Hood Oregon 3370 Ixtaxihuati Mexico 5200 Katmai Alasca 5100 Kenya Kennia 5117 Kilinanjaro Tanzania 5800 Lasser California 3136 Maunaloa Hawaii 4171 Misti Peru 5733 Orizaba Mexico 5610 Pelee Martarnique
Luận văn liên quan