Thiên văn học là một trong những môn khoa học được coi là ra đời sớm
nhất của nhân loại, ra đời cùng với những môn khoa học đầu tiên như toán
học, triết học, Thiên văn ra đời rất sớm tại các nền văn minh cổ đại như:
Babilon, Trung Quốc, Ai cập, Hy lạp,
Nói đến thiên văn là nó đến vô vàn các hiện tượng, các phát hiện mới,
trong số đó có những hiện tượng chúng ta có thể thấy ngay bằng mắt thường,
tiêu biểu trong số đó là : sao chổi. Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu
về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự
nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi
hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho
các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đáp.
Vậy sao chổi là gì?và có phải lúc nào nó cũng đẹp lung linh hay không, hay
còn tiềm ẩn những mối hiểm nguy nào với trái đất? –Lịch sử phát hiện và
theo dõi các ngôi sao chổi ra sao Trong phạm vi bài tiểu luận chúng ta sẽ
đi tìm hiểu về vấn đề này
19 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về sao chổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TP. THÁI NGUYÊN
KHOA VẬT LÝ
TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ:
TÌM HIỂU VỀ SAO CHỔI
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Đăng
Sinh viên thực hiên : Phạm Trung Kiên
Lớp : CN Vật lý
Khóa : VI
Thái Nguyên : tháng 05-2011
1LỜI NÓI ĐẦU
Thiên văn học là một trong những môn khoa học được coi là ra đời sớm
nhất của nhân loại, ra đời cùng với những môn khoa học đầu tiên như toán
học, triết học,… Thiên văn ra đời rất sớm tại các nền văn minh cổ đại như:
Babilon, Trung Quốc, Ai cập, Hy lạp,…
Nói đến thiên văn là nó đến vô vàn các hiện tượng, các phát hiện mới,
trong số đó có những hiện tượng chúng ta có thể thấy ngay bằng mắt thường,
tiêu biểu trong số đó là : sao chổi. Mặc dù con người không ngừng tìm hiểu
về sao chổi nhưng nó vẫn mang đầy bí ẩn và vẫn là một kỳ quan của tự
nhiên, thu hút các nhà khoa học tìm hiểu, khám phá. Và mỗi một sao chổi
hình thành hay mất đi do va chạm với các thiên thể khác luôn đem đến cho
các nhà khoa học những băn khoăn và cả câu hỏi phải đi tìm lời giải đáp.
Vậy sao chổi là gì? và có phải lúc nào nó cũng đẹp lung linh hay không, hay
còn tiềm ẩn những mối hiểm nguy nào với trái đất? – Lịch sử phát hiện và
theo dõi các ngôi sao chổi ra sao… Trong phạm vi bài tiểu luận chúng ta sẽ
đi tìm hiểu về vấn đề này.
2I . Khái quát về sao chổi
1.1 Khái niệm sao chổi:
Sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành
tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ
chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống
một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả
bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và
các khoáng chất.
Một học thuyết nữa đặt ra đã bác bỏ thuyết gọi sao chổi là “sao” vì người ta
cho rằng nó chỉ là một khối khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi
vũ trụ. Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ
ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không.
Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được
những đám sao băng từ trái đất.
Các nhà nghiên cứu thiên văn chia sao chổi thành 3 loại, ngắn hạn, dài hạn
và sao chổi thoáng qua. Sao chổi ngắn hạn có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200
năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ lớn hơn. Còn sao chổi thoáng qua có quỹ
đạo parabol hoặc hypecbol, chúng bay qua mặt trời một lần và sẽ ra đi mãi
mãi sau đó.
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi được tạo ra ngoài vũ trụ nhưng chỉ có những
sao chổi lớn và có chu kỳ đặc biệt được chú ý, như sao chổi Halley nổi tiếng
chẳng hạn. Nó được phát hiện vào thế kỷ 18 và là sao chổi đầu tiên được
phát hiện quay trở lại trái đất. Các nhà khoa học dự đoán nó sẽ quay trở lại
trái đất trong thế kỷ 21, khoảng vào năm 2061.
Tại sao sao chổi lại có đuôi ?
Sao chổi là một nhân đá được bao phủ bởi băng và bụi. Hiếm khi đường
kính của nó vượt qua 5km. Khi một ngôi sao chổi bay lại sát mặt trời, nhiệt
độ làm nóng chảy phần bên ngoài của nó, phần này bốc hơi. Khí và bụi khi
đó tạo thành một đám mây, ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ thổi nó về hướng
ngược lại. Đó là cái đuôi sao chổi.
Những ngôi sao chổi quá thường xuyên bay sát mặt trời sẽ mất đi rất
nhiều vật chất. Đuôi của chúng chứa đựng ít khí dần đi và nhiều bụi dần đi.
3Vì vậy thường những ngôi sao chổi luôn có hai đuôi, một cái đuôi khí và
một cái đuôi bụi.
Sau vài trăm lần đi qua gần sát mặt trời, sao chổi không còn lại gì ngoài
nhân không nhìn thấy được. Đây là một trong số những bộ khung xương của
sao chổi. Năm 1910, trái đất đã đi qua cái đuôi của sao chổi Halley. Nhưng
không có thiệt hại nào xảy ra hết.
1.2.Lịch sử khám phá :
Thảm Bayeux, thế kỷ 11, miêu tả về quan sát sao chổi Halley năm 1066
4Theo các thẻ khắc trên xương của người Trung Hoa cổ đại, sự hiện diện
của sao chổi đã được con người biết đến từ nhiều nghìn năm trước. Người
Trung Quốc cổ xưa cho rằng sao chổi mang đến điềm xấu, báo trước sự
nguy hiểm tính mạng cho vua chúa hay quan lại. Tuy nhiên trong sách Thiên
luận, Tuân Tử (313-230 TCN) đã bác bỏ điều mê tín này. Trong lịch sử văn
minh Hy Lạp và Ả Rập, sao chổi từng được coi là sự tấn công của thiên
đàng xuống trần gian. Các ghi chép về "sao rơi" trong các sách Gilgamesh,
Sách Khải Huyền và sách Enoch có thể đã nói đến sao chổi hay sao băng.
Trong quyển sách đầu tay Khí tượng học, Aristotle nhận xét về các sao
chổi bay qua bay lại trên bầu trời phương Tây suốt hai nghìn năm. Ông đã
lật lại quan niệm của một số nhà triết học đi trước miêu tả các sao chổi là các
hành tinh, hay các hiện tượng liên quan đến các hành tinh. Ông dựa trên
quan sát về chuyển động của các hành tinh nằm gần mặt phẳng hoàng đạo,
trong khi các sao chổi có thể xuất hiện từ bất cứ nơi nào, để đi đến kết luận
rằng sao chổi là các hiện tượng xảy ra trên tầng cao khí quyển Trái Đất, nơi
mà các luồng khí nóng và khô tập trung và thỉnh thoảng bùng cháy. Ông mở
rộng cơ chế này để giải thích cho cả sao băng, cực quang và, thậm chí, cả
Ngân Hà.
Các nhà hiền triết sau này đã tranh luận về quan điểm về sao chổi trên.
Seneca Trẻ, trong sách Các Câu hỏi về Tự nhiên, đã quan sát thấy các sao
chổi bay qua lại theo quỹ đạo đều đặn, không bị ảnh hưởng bởi gió, một đặc
tính của hiện tượng vũ trụ hơn là hiện tượng khí quyển. Mặc dù ông cũng
đồng ý rằng các hành tinh đều di chuyển gần mặt phẳng hoàng đạo, ông thấy
không có lý do nào ngăn cản các vật thể giống hành tinh có thể di chuyển ở
các vùng trời khác, và rằng kiến thức của con người về vũ trụ còn hạn hẹp.
Tuy nhiên, cách nhìn của Aristotle đã vẫn có ảnh hưởng sâu; cho đến tận thế
kỷ 16 người ta mới chứng minh được rằng sao chổi là hiện tượng nằm ngoài
khí quyển.
Năm 1577, một sao chổi sáng đã được quan sát trong suốt vài tháng. Nhà
thiên văn học Đan Mạch Tycho Brahe đã sử dụng các đo đạc về vị trí sao
chổi này của ông và của những người quan sát ở các nơi cách xa, để thu
được kết quả là sao chổi có thị sai rất nhỏ, đến mức không đo được. Với độ
chính xác của các phép đo đạc lúc đó, đây là bằng chứng cho thấy sao chổi
này phải cách Trái Đất ít nhất hơn 4 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt
Trăng.
51.3. Một vài hình ảnh chụp sao chổi
Sao chổi 2 đuôi Hale Bopp 1997:
6Sao chổi McNaught 2007. Đáng tiếc là Việt Nam ta không thấy được. Ở
Miền Bắc có thể thấy được phần đuôi của nó, nhưng lại vào mùa mưa bão.
Đây là một trong những sao chổi đẹp nhất trong lịch sử
Sao chổi Halley:
7
8II. Đặc điểm, quỹ đạo, vòng đời của sao chổi
2.1. Đặc điểm
Sao chổi cấu tạo từ cácboníc mêtan và nước đóng băng lẫn với các hợp chất
hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất khác. Chúng bay quanh Mặt Trời
theo quỹ đạo rất dẹt và trong phần lớn cuộc đời nằm ở rất xa Mặt Trời, trong
trạng thái đóng băng tại nhiệt độ thấp. Khi sao chổi tiến về gần Mặt Trời, tức
là vào vòng trong Hệ Mặt Trời, bức xạ điện từ của Mặt Trời khiến các lớp
băng bên ngoài bắt đầu thăng hoa. Dòng bụi và khí bay ra tạo nên một bầu
"khí quyển" lớn nhưng rất loãng bao quanh sao chổi gọi là phần đầu sao
chổi. Tiến gần thêm, áp suất bức xạ và gió Mặt Trời thổi vào bầu khí quyển
này kéo dài nó ra thành hai đuôi khồng lồ. Bụi và khí tạo hai đuôi riêng rẽ,
chĩa về hai phương hơi lệch nhau; các hạt bụi có khối lượng lớn không dễ bị
gió Mặt Trời tác động, chỉ bị tách rời khỏi phần đầu của sao chổi và bay
chậm lại trên quỹ đạo ngay sau phần đầu (do đó đuôi bụi cong theo đường
cong của quỹ đạo) còn đuôi khí (đúng hơn là khí đã bị ion hóa) chứa các hạt
ion nhẹ, dễ dàng bị gió Mặt Trời thổi theo phương nối thẳng đến Mặt Trời,
và sau đó chúng đi theo đường sức từ trong không gian thay cho đường quỹ
đạo. Hạt nhân sao chổi nằm lại bên trong là những khoáng chất nặng, hay
chất hữu cơ cao phân tử, chỉ có đường kính khoảng 50 km. Trong khi đó
phần đầu sao chổi có thể lớn hơn cả Mặt Trời, còn đuôi sao chổi có thể kéo
dài đến cỡ một đơn vị thiên văn hoặc hơn.
Cả phần đầu và đuôi, hình thành khi sao chổi đi vào vòng trong Hệ Mặt
Trời, đều được chiếu sáng bởi Mặt Trời và có thể trở nên rực rỡ cho quan sát
từ Trái Đất. Đuôi bụi tán xạ trực tiếp ánh nắng theo cơ chế Mie, tạo nên màu
trắng, còn đuôi khí bị ion hóa phát ra photon năng lượng cao, có quang phổ
thiên về màu xanh lam. Thực tế là đa số sao chổi sáng yếu đến mức chỉ quan
sát được qua kính viễn vọng. Mỗi thập kỷ, chỉ có vài sao chổi đủ sáng cho
quan sát bằng mắt thường. Trước khi có kính thiên văn, các sao chổi dường
như đột ngột xuất hiện rồi đột ngột biến mất trên bầu trời.
Một điều có thể gây ngạc nhiên là các hạt nhân của sao chổi thuộc vào hàng
các vật thể đen nhất trong Hệ Mặt Trời. Tàu Giotto đo được hạt nhân của sao
chổi Halley phản xạ lại 4% ánh sáng chiếu đến, còn tàu Deep Space 1 tìm
thấy sao chổi Borrelly chỉ có hệ số phản xạ khoảng 2,4% đến 3%; để so
sánh, nhựa đường phản xạ 7% ánh sáng. Có thể lý giải bề mặt tối này qua
cấu tạo của hạt nhân gồm chủ yếu các hợp chất hữu cơ. Sức nóng của Mặt
Trời làm bốc hơi các hợp chất nhẹ, để lại các phân tử nặng có chuỗi hữu cơ
9rất dài thường có xu hướng sẫm màu, như tro hay dầu thô. Màu đen của sao
chổi tạo nên khả năng hấp thụ nhiệt mạnh, tăng cường quá trình bốc hơi các
chất khí.
Năm 1996, sao chổi được phát hiện là có phát ra tia X. Các tia này đã gây
một sự ngạc nhiên cho các nhà khoa học vì chưa ai tiên đoán điều này trước
đó. Cơ chế phát ra tia X có thể được giải thích dựa vào tương tác giữa sao
chổi và gió Mặt Trời: khi các ion bay từ Mặt Trời qua đuôi sao chổi, chúng
va chạm vào các nguyên tử hay phân tử trong đuôi này. Trong các va chạm,
các ion tích điện dương sẽ bắt lấy một hoặc vài điện tử của đuôi sao chổi.
Đuôi sao chổi bị ion hóa, còn các điện tử bị rơi vào ion đến từ Mặt Trời phát
ra photon có tần số thuộc vùng cực tím hay X quang.
2.2: Quỹ đạo
Theo quỹ đạo, sao chổi được phân chia thành các loại: sao chổi ngắn hạn
có chu kỳ quỹ đạo ít hơn 200 năm, sao chổi dài hạn có chu kỳ quỹ đạo lớn
hơn, nhưng vẫn quay trở lại, và sao chổi thoáng qua có quỹ đạo parabol hay
hyperbol chỉ bay ngang qua Mặt Trời một lần và sẽ ra đi mãi mãi sau đó. Ví
dụ về sao chổi ngắn hạn, có sao chổi Encke có quỹ đạo nhỏ bé, không bao
giờ ra xa Mặt Trời hơn Sao Mộc.
Như mọi thiên thể chuyển động trên quỹ đạo dưới tác dụng của lực hấp
dẫn, các sao chổi chuyển động nhanh nhất tại cận điểm quỹ đạo và chậm
nhất tại viễn điểm quỹ đạo.
Do các sao chổi có khối lượng nhỏ, khi chúng bay ngang qua các hành
tinh lớn, quỹ đạo của chúng dễ bị nhiễu loạn. Với các sao chổi ngắn hạn, kết
quả của sự nhiễu loạn này, về lâu dài, khiến cho viễn điểm quỹ đạo của
chúng trùng với bán kính quỹ đạo của các hành tinh lớn, trong đó nhóm sao
chổi nằm gần Sao Mộc có số lượng lớn nhất, như thể hiện biểu đồ tần xuất.
Sao Mộc là nguồn gây nhiễu loạn mạnh nhất, vì khối lượng của nó lớn gấp
đôi khối lượng tổng cộng của các hành tinh khác, và nó chuyển động nhanh
hơn các hành tinh lớn khác. Các sao chổi dài hạn cũng thường xuyên bị
nhiễu loạn khi đi ngang qua các hành tinh lớn.
2.3. Vòng đời
Các sao chổi ngắn hạn được cho là có nguồn gốc từ vành đai Kuiper, còn
các sao chổi dài hạn có thể đến từ đám Oort. Có nhiều khả năng chúng chứa
10
các vật chất từ thời kỳ Hệ Mặt Trời mới khai sinh, đặc biệt là các sao chổi
dài hạn.
Để giải thích tại sao các sao chổi chuyển từ quỹ đạo trong vành đai
Kuiper hay đám Oort sang quỹ đạo rất méo tiến về phía Mặt Trời, nhiều cơ
chế đã được gợi ý. Các cơ chế này chủ yếu dựa trên nhiễu loạn của trường
hấp dẫn. Đối với các sao chổi dài hạn, nhiễu loạn này có thể gây ra bởi các
sao khác khi Mặt Trời quay quanh tâm Ngân Hà, hay từ ngôi sao gần Mặt
Trời là Nemesis. Đối với các sao chổi ngắn hạn, chuyển động của các hành
tinh lớn, đặc biệt là Sao Mộc, hay thậm chí từ một hành tinh chưa được quan
sát là hành tinh X, sẽ dần phá vỡ vành đai Kuiper và gây tụ tập các sao chổi
gần các hành tinh này.
Các sao chổi không tồn tại ổn định trên quỹ đạo, ngoài nguyên nhân từ
nhiễu loạn hấp dẫn, còn có nguyên nhân từ sự hao hụt khối lượng và thay
đổi cấu trúc mỗi khi lại gần Mặt Trời. Một lượng lớn các vật chất nhẹ của
chúng bị thổi bay khi tạo thành các đuôi dưới sự đun nóng của bức xạ Mặt
Trời và áp suất của gió Mặt Trời, trong giai đoạn bay gần cận điểm quỹ đạo.
Thiếu liên kết của các vật chất nhẹ, các vật chất nặng có thể dần bị tan rã,
đặc biệt khi có tác động của lực thủy triều từ các hành tinh lớn. Kết cục là
sau nhiều vòng quay, trên một quỹ đạo không thực sự ổn định, khối lượng
của sao chổi giảm dần, ngày càng bị nhiễu loạn, rồi tan rã. Một số sao chổi
cũng kết thúc cuộc đời bằng một va chạm với các thiên thể khác. Năm 1994,
các nhà thiên văn đã được chứng kiến kết thúc ngoạn mục của sao chổi
Shoemaker-Levy 9, khi nó tan thành nhiều mảnh rồi đâm vào Sao Mộc. Một
số sao chổi không tan rã dần trở thành các tiểu hành tinh, với hạt nhân hết
khả năng thăng hoa.
Trong giai đoạn đầu hình thành Hệ Mặt Trời, người ta phỏng đoán số lượng
các sao chổi, hay các mảnh vật chất bay qua lại trong hệ là rất lớn. Chúng bị
dọn dẹp dần sau các vụ va chạm, mà dấu tích còn để lại trên nhiều bề mặt
của các hành tinh. Số lượng của sao chổi được duy trì ở mức độ như ngày
nay là nhờ nguồn cung cấp ổn định từ vòng đại Kuiper và đám Oort, theo cơ
chế nhiễu loạn hấp dẫn. Các sao chổi, cùng các mảnh vật chất lang thang của
thời kỳ đầu của Hệ Mặt Trời, cũng được cho là nguồn cung cấp những vật
liệu cần thiết cho hình thành sự sống, như các chất hữu cơ, hay nước, không
chỉ cho Trái Đất mà còn cho các hành tinh nhỏ khác như Sao Hỏa, khi chúng
rơi vào các hành tinh này.
11
III. Sao chổi dưới sự quan sát, nhìn nhận của con người
Các ngôi sao chổi nổi tiếng
Mỗi năm có hàng trăm sao chổi nhỏ bé bay qua gần Mặt Trời, tuy
nhiên chỉ có vài sao chổi đủ lớn để được công chúng biết đến. Chừng độ mỗi
thập kỷ lại xuất hiện một sao chổi đủ sáng để quan sát bằng mắt thường;
những sao chổi này được gọi là sao chổi lớn. Sao chổi lớn thường đem lại
phản ứng tiêu cực trong công chúng trong quá khứ, vì người ta đã nghĩ
chúng đem lại điều không lành. Trong lần quay trở lại vào năm 1910, đuôi
của sao chổi Halley đã quệt qua Trái Đất, gây nên lo lắng vô căn cứ rằng
chất xyanogen trong đuôi này có thể gây ra ngộ độc cho loài người. Hay như
sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp năm 1997 đã gây nên một vụ tự tử tập
thể của nhóm cuồng giáo Cổng Thiên Đàng. Tuy nhiên, các sao chổi lớn, đối
với đa số, chỉ là môt hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt.
Halley.
12
Hale-Bopp
13
McNaught.
14
3.2. Sao chổi và sự sống trên các hành tinh
Một số các ngôi sao có hoạt động sao chổi dầy đặc xung quanh và điều đó
có thể đã tiêu diệt sự sống có thể đã nẩy mầm trên một trong các hành tinh
quay xung quanh các ngôi sao đó. Một nghiên cứu đang được tiến hành để
xác định xem số các ngôi sao không thể duy trì sự sống trong các hành tinh
của mình bởi vì sự hoạt động quá mạnh mẽ của các sao chổi , chiếm một tỷ
lệ là bao nhiêu.
Rất nhiều sao chổi trong hệ Mặt trời của chúng ta được phát hiện xuất
phát từ vành đai Kuiper, đó là một đĩa chứa đầy những mảnhh vụn đất đá,
kéo dài từ quỹ đạo của Neptune (30 AU) vươn xa tới gần gấp đôi giá trị
khoảng cách đó. Ở các ngôi sao khác, người ta thấy rằng cũng có một vành
đai Kuiper tương tự bao quanh.
Jane Greaves thuộc ĐHTH St. Adnrew ở Scotland nói:” Các vành đai đó
được cấu tạo từ bụi và mảnh đất đá vỡ ra từ những vụ va chạm giữa các tiểu
hành tinh hoặc sao chổi”
Theo các số liệu của Kính thiên văn vũ trụ Spitzer thì gần 20 phần trăm
những ngôi sao giống và thuộc lân cận Mặt trời có những vành đai vật chất
bao quanh và thậm chí còn dầy dặc hơn vành đai Kuiper của hệ Mặt trời của
chúng ta. Càng nhiều bụi và vụn đất đá có nghĩa là càng nhiều sao chổi,
nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc sẽ có càng nhiều những vụ va
chạm huỷ diệt của các tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi chúng bắn phá những
hành tinh giống Trái đất đang bay quanh quỹ đạo ở những ngôi sao xa xôi
kia? Đó là câu hỏi đặt ra của các nhà nghiên cứu.
Câu trả lời phụ thuộc vào liệu ở những hệ mặt trời xa lạ đó có tồn tại những
hành tinh khí khổng lồ bay ở vòng ngoài hay không. Thật may là hệ Mặt trời
của chúng ta có những hành tinh khí như vậy..
Sao Mộc được biết đã đóng vai trò làm lá chắn cho Trái đất bằng cách làm
chệch hưóng nhiều sao chổi và lái chúng không cho xâm nhập vào khu vực
bên trong của hệ Mặt trời. Tuy nhiên vào năm 2007, các nhà khoa học cũng
đã chỉ ra rằng sao Mộc cũng lại “tạo điều kiện” cho một số sao chổi đi vào
quỹ đạo của Trái đất. Trên thực tế, nếu kích thước của sao Mộc mà chỉ bằng
sao Thổ, hẳn số vụ va chạm với sao chổi trên Trái đất của chúng ta đã phải
nhiều hơn đáng kể.
Greaves cũng đã lập mô hình mô phỏng quá trình các sao chổi bị ảnh hưởng
bởi những hành tinh khí khổng lồ như thế nào. Những kết quả ban đàu của
15
bà đã cho thấy rằng vấn nạn sao chổi quả là một hiểm hoạ lớn cho một vài
phần trăm những hệ sao giống với Mặt trời của chúng ta.
Sao chổi có thể đã gieo mầm sống trên trái đất ?
“Những yếu tố cơ bản làm nên sự sống trên trái đất đều có nguồn gốc từ
vũ trụ”. Quan điểm này có thêm sức nặng khi một nhóm nghiên cứu Mỹ
tuyên bố: Các phân tử hữu cơ trên sao chổi có thể tồn tại sau khi va chạm
với trái đất và đã khơi nguồn sự sống trên hành tinh của chúng ta.
Tại cuộc họp của Hiệp hội Hóa học Mỹ hôm qua (5/4), bà Jennifer Blank
và cộng sự ở Đại học California, cho biết họ đã tái tạo một vụ va chạm mạnh
giữa trái đất và sao chổi đang bay với tốc độ cao. Thí nghiệm được tiến hành
bằng cách bắn một viên đạn cỡ lớn vào một mục tiêu bằng kim loại chứa
nước hòa với axit amin. Kết quả là phần lớn axit amin vẫn tồn tại sau vụ va
chạm, không chỉ thế, chúng còn được "polymer hóa" để trở thành chuỗi 2-4
phân tử, gọi là peptit, vật chất giai đoạn đầu của quá trình tạo protein. Đặc
biệt là nếu hạ nhiệt độ vật thể để mô phỏng một sao chổi băng giá thì càng
có nhiều axit amin tồn tại hơn.
Vụ va chạm “giả” trong phòng thí nghiệm cũng dữ dội như một cú đâm
xiên của sao chổi vào bề mặt trái đất. Có thể hình dung rằng, vào thời tiền sử
(khoảng 4 tỷ năm về trước), đã có một sao chổi lao vào trái đất theo một góc
lệch 25 độ. Theo bà Blank, ở một góc hẹp như vậy, nước đá từ sao chổi rơi
xuống sẽ giữ được đầy đủ các phân tử hữu cơ - một điều kiện lý tưởng để
hình thành sự sống. Bên cạnh phân tử hữu cơ, nước và năng lượng cũng là
hai thành phần thiết yếu cho sự sống.
3.3 Mối hiểm nguy từ các sao chổi
Không phải lúc nào sao chổi cũng mang vẻ đẹp lung linh trên bầu trời mà
còn tiềm ẩn những nguy cơ đối một khi nó bay gần quỹ đạo trái đất. Ở bất
kỳ một hành tinh nào, sao chổi luôn bị lực hấp dẫn hút vào và những vụ va
chạm giữa trái đất với các thiên thể ngoài vũ trụ là không thể tránh khỏi. Nó
sẽ tạo nên các rung động mạnh trên bề mặt trái đất, thậm chí là tạo thành các
trận động đất, lở tuyết hay các đợt sóng thần cao hàng trăm mét....
Theo các nhà khoa học, hằng ngày, trái đất phải hứng chịu hàng chục các
mảnh thiên thạch nhỏ hay bụi từ vũ trụ, nhưng chỉ có những mảnh thiên
thạch lớn như sao chổi mới nguy hiểm đối với trái đất của chúng ta. Tuy
nhiên, các nhà khoa học luôn tính toán để trái đất tránh xa những vụ va chạm
16
như vậy. Một tên lửa đẩy có mang đầu đạn hạt nhân sẽ phá vỡ hoặc làm
chệch quỹ đạo bay của sao chổi.
Ông K.Harpher, thuộc NASA cho biết, mặc dù được cấu tạo từ carbonic,
metan, nước đóng băng, các hợp chất hữu cơ cao phân tử và các khoáng chất
nhưng nguồn gốc của sao chổi lại nằm trong hạt nhân của nó. Hạt nhân sao
chổi gồm những khoáng chất nặng hay chất hữu cơ cao phân tử, bao phủ là
một bề mặt tối đen, có khả năng hấp thụ nhiệt rất mạnh, nhờ thế nó bốc hơi
các khí và tạo thành đám bụi xung quanh, có khi lên đến cả trăm nghìn km,
tạo thành một vệt kéo dài. Nhờ ánh sáng mặt trời mà khi ta nhìn từ trái đất sẽ
thấy nó là một vết sáng giống hình cái chổi. Một điều gây ngạc nhiên nữa
cho giới khoa học là thiên thể này còn phát ra tia X, đó là do sự tương tác
giữa gió mặt trời và sao chổi.
Mặc dù con người kh