Như ta đã biết, nhận thức- quyết định và hành động là bộ ba biện chứng
của quản lý khoa học, có hiệu quả toàn bộ cá hoạt động kinh tế trong đó nhận
thức giữ vị tríđặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu và sau đó là các
nhiệm vụ cần đạt tới trong tương lai. Như vậy nếu nhận thức đúng, người ta sẽ
có các quyết định đúng và tổ chức thực hiện kịp thời các quyết định đóđương
nhiên sẽthuđược những kết quả như mong muốn. Ngược lại, nếu nhận thức sai
sẽ dẫn tới các quyết định sai và nếu thực hiện các quyết định sai đó thì hậu qủa
sẽ không thể lường trước được.
Vì vậy phân tích tình hình tài chính làđánh giáđúng đắn nhất những gìđã
làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sởđó kiến nghị các biện pháp để
tận dụng triết để những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu.
Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh
nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhàđầu tư,
người cho vay, Nhà nước và người laođộng. Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng
thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, và tiến hành phân tích hoạt
động kinh doanh. Thông qua phân tích họ có thể r út ra được những quyết định
đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao khả năng tài
chính của doanh nghiệp. Do đó việc phân tích tài chính trong một doanh nghiệp
là hết sức cần thiết. Em xin chọn đề tài:
Tình bày tình hình tổ chức và tài ch ính
của 1 doanh nghiệp nhà nước
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình bày tình hình tổ chức và tài chính của 1 doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
Tiểu luận
Tình bày tình hình tổ chức và
tài chính của 1 doanh nghiệp
nhà nước
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
LỜINÓIĐẦU
Như ta đã biết, nhận thức- quyết định và hành động là bộ ba biện chứng
của quản lý khoa học, có hiệu quả toàn bộ cá hoạt động kinh tế trong đó nhận
thức giữ vị tríđặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu và sau đó là các
nhiệm vụ cần đạt tới trong tương lai. Như vậy nếu nhận thức đúng, người ta sẽ
có các quyết định đúng và tổ chức thực hiện kịp thời các quyết định đóđương
nhiên sẽthuđược những kết quả như mong muốn. Ngược lại, nếu nhận thức sai
sẽ dẫn tới các quyết định sai và nếu thực hiện các quyết định sai đó thì hậu qủa
sẽ không thể lường trước được.
Vì vậy phân tích tình hình tài chính làđánh giáđúng đắn nhất những gìđã
làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sởđó kiến nghị các biện pháp để
tận dụng triết để những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu.
Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh
nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhàđầu tư,
người cho vay, Nhà nước và người laođộng. Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng
thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, và tiến hành phân tích hoạt
động kinh doanh. Thông qua phân tích họ có thể rút ra được những quyết định
đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao khả năng tài
chính của doanh nghiệp. Do đó việc phân tích tài chính trong một doanh nghiệp
là hết sức cần thiết. Em xin chọn đề tài:
Tình bày tình hình tổ chức và tài chính
của 1 doanh nghiệp nhà nước
Trong bài viết này em xin đề cập đến vấn đề tổ chức và tài chính của Công
ty may Đức Giang.
Bài viết này sẽ không tránh khỏi những sai sót, vậy mong quý thầy côđọc
và góp thêm ý kiến cho em. Em xin chân thành cảm ơn
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
PHẦN I: CƠCẤUTỔCHỨCCỦACÔNGTYMAYĐỨC GIANG
Công ty May Đức Giang, tên giao dịch quốc tế: DUCGIANG - IMPORT -
EXPORT - GARMENT COMANY. Tên tắt là: DUGARCO.
Là một doanh nghiệp nhà nước, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may
mặc, trực thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam - Bộ công nghiệp.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: 59 PhốĐức Giang - Gia Lâm - Hà Nội.
Thành lập ngày: 2/5/1989
Hiện nay có tổng sốlaođộng: 3096 người.
1-Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty may Đức giang
Năm 1989, trước tình hình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều doanh
nghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản do không thích ứng được với sự vận động của
cơ chế mới. Từ chỗ nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới
và nhà nước, với nhữngđiều kiện hiện có, ngày 2 tháng 5 năm 1989 một phân
xưởng may được thành lập trên diện tích của Tổng kho vận I - Liên hiệp các xí
nghiệp may tại Thị trấn Đức Giang - tiền thân của Công ty May Đức Giang ngày
nay. Lúc đó cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nghèo nàn lạc hậu, với 5 gian nhà
kho đã hết khấu hao, trên 100 máy may cũ của Liên Xô và một đội xe vận tải
gồm 7 đầu xe, lực lượng lao động gồm 27 công nhân coi kho và trên 20 cán bộ
công nhân viên dôi ra qua sắp xếp lại biên chế của Liên hiệp các xí nghiệp may.
Năm 1990 phân xưởng được Bộ công nghiệp nhẹ tổ chức thành lập “Xí nghiệp
sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” theo quyết định số 102/CNn-TCLĐ ngày
23/2/1990 của Bộ công nghiệp nhẹ.
Ngay từ khi mới thành lập, Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang
gặp không ít khó khăn thách thức vềđội ngũ kỹ thuật, máy móc thiết bị, về bạn
hàng, về thị trường. Cụ thể thị trường cũ làĐông Âu và Liên Xô từ những năm
đầu của thập kỷ 90 không còn nữa, thị trường mới chưa có, yêu cầu về kỹ thuật,
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Đứng trước tình hình đó, công ty mạnh dạn
mua sắm đầu tư cho các dây chuyền sản xuất hiện đại, nhằm chiếm lĩnh thị
trường. Năm 1991 xí nghiệp thành lập 2 phân xưởng sản xuất mới với 16 dây
chuyền, đầu tư 1 giàn máy thêu điện tử TAJIMA 12 đầu của Nhật.
Năm 1992, trước yêu cầu thực tế trong quan hệ bạn hàng, Bộ công nghiệp
nhẹđã cho phép xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang đổi tên thành
Công ty May Đức Giang theo quyết định số 1274/QĐCNn - TCLĐ ngày
12/12/1992.
Tháng 3/1993, Bộ trưởng bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 221/CNn-
TCLĐ v/v “Thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định 338/HĐBT ngày
20/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, nay là Thủ tường Chính phủ”.
Theo quyết định này, Công ty May Đức Giang đã chính thức trở thành một
doanh nghiệp Nhà nước, có con dấu riêng.
Tháng 9/1993, công ty được cầp giấy phép kinh doanh xuất khẩu số
102.1046/GP ngày 6/9/1993 của Bộ thương mại. Từđây Công ty May Đức
Giang lấy tên giao dịch là Công ty xuất nhập khẩu May Đức Giang
(DUCGIANG - IMPORT - EXPORT - GARMENT COMPANY).
Ngày 28/11/1/994, Bộ công nghiệp ra quyết định số 1247/CNn-TCLĐ v/v
“Chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty May Đức
Giang”. Từ sự chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công
ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chú trọng phát triển cả về
bề rộng và chiều sâu. Với sựđiều hành của tổ chức bộ máy quản lý mới và sự nỗ
lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu
sản xuất kinh doanh. Năm 1996, Công ty đã liên doanh với một sốđơn vị ngoại
tỉnh: Việt Thành (Bắc Ninh), Việt Thanh (Thanh Hoá), Hưng Nhân (Thái Bình).
Tháng 3/1998, Công ty đãđược Tổng Công ty Dệt May Việt Nam-Bộ công
nghiệp cho phép sát nhập Công ty May Hồ Gươm vào, do đó qui mô của Công
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
ty được mở rộng nhiều so với trước, số nhân công, máy móc thiết bị, nhà xưởng
cũng tăng lên.
Tính đến nay, Công ty có 6 xí nghiệp cắt may hoàn chỉnh, 1 xí nghiệp giặt
mài, 1 xí nghiệp thêu điện tử với 3096 cán bộ công nhân viên,có hơn 2018 máy
may công nghiệp và nhiều máy móc thiết bị chuyên dùng tiên tiến của Nhật,
CHLB Đức, có hệ thống giác sơđồ trên máy vi tính, có 4 máy thuêđiện tử
TAJIMA 12 đầu và 20 đầu của Nhật Điều, dây chuyền giặt mài tiên tiến. Năng
lực sản xuất đạt trên 1.5 triệu áo Jacket một năm (tương đương trên 7 tiệu sản
phẩm áo sơ mi). Đáng quan tâm nhất là tháng 1/1999 Công ty xây dựng thực
hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9002.
Đứng trước những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường, tập thể cán bộ
công nhân viên trong Công ty May Đức Giang đã duy trìý chí phấn đấu vươn
lên. Công ty luôn bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng nâng cao hiệu quả
sản xuất, kinh doanh tốc độ tăng trưởng bình quângân hàngàng năm đạt trên
30%.Đến nay công ty Đức Giang đã có quan hệ bạn hàng với 46 khách hàng ở
21 nước trên thế giới, chủ yếu là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc , khối EEC,
Trung Cận Đông... nhiều khách hàng lớn có uy tín trên thị trường may mặc quốc
tế như hãng HABITEX(Bỉ), SEIDENSTICKER(Đức), FLEXCON,
LEIURE,...đã có quan hệ bạngân hàngàng nhiều nămvới những hợp đồng sản
xuất gia công khối lượng lớn, tạo đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên của
công ty và các đơn vị liên doanh tại địa phương. Chính vì sự cố gắng của toàn
công ty mà chỗđứng của Công ty May Đức Giang ngày càng được củng cố trong
“làng may” Việt Nam và trên thị trường may mặc quốc tế. Đồng thời Công ty
đãđược đón nhận nhiều phần thưởng cao quí do Đảng và Nhà nước trao tặng. Và
năm 2000, công ty may Đức Giang được công nhận là một trong những đơn
vịđứng đầu ngành dệt may Việt Nam. Tuy là doanh nghiệp trẻ nhưng công ty
may Đức Giang đã cố gắng đứng vững và phát triển trong môi trường kinh tế
cạnh tranh khốc liệt.
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng hợp về tình hình của công ty trong 4 năm
gần đây:
Bảng 1: Chỉ tiêu tổng hợp về tình hình tài chính của công ty may Đức
Giang
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
1.Tổng doanh thu 107120769 149187004 180528474 268542000
2.Nộp ngân sách 2678000 3366762 3209575 2692000
3.Thu nhập bình
quân người/tháng
1250 1385 1405,8 1552
4.Lợi nhuận 4700000 7510000 7027000 7842000
5.Tổng vốn 63355208 100423871 167094516
(TRÍCHBÁOCÁOTÀICHÍNHNĂM 1999, 2000, 2001, 2002)
Qua bảng tổng kết trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của
Công ty năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt thu nhập bình quân một
người/tháng tăng rõ rệt. Điều đó khẳng định xu hướng đi lên của Công ty, chính
sách chiến lược và mục tiêu kinh tế của Công ty được triển khai thực hiện một
cách đúng đắn và có hiệu quả.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Hiện nay, bộ máy tổ chức của công ty gồm nhiều phòng và kinh doanh rất
hiệu quả.Mỗi phòng có một chức năng khác nhau.
Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng giám đốc - người
nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao để
quản lý và sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụđược giao, sử dụng có hiệu quả,
bảo toàn và phát triển vốn. Giúp việc cho Tổng giám đốc là ba phó Tổng giám
đốc, được quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc khi Tổng
giám đốc vắng mặt.Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
quyết định của mình.Được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số
hợp đồng kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước.
* Phòng kế hoạch:
Là bộ phận tham mưu của cơ quan Tổng giám đốc quản lý công tác kế
hoạch và xuất nhập khẩu, công tác cung cấp vật tư sản xuất, soạn thảo và thanh
toán các hợp đồng. Xây dựng vàđôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các
đơn vịđểđảm bảo hoàn thành kế hoạch cuả công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm
xuất khẩu.
* Phòng kinh doanh:
Là bộ phận tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc tổ chức kinh doanh
thương mại tại thị trường trong và ngoài nước, công tác cung cấp vật tư, trang
thiết bịtheo yêu cầu, đầu tư phát triển và phục vụ kịp thời cho sản xuất.
Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức thông tin quảng cáo giới thiêu
sản phẩm.
Đàm phán ký hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, đặt hàng sản xuấtvới
phòng kế hoạch.
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hoá khác theo
quy định của Công ty tại thị trường trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Phòng kỹ thuật:
Là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý công tác kỹ
thuật công, kỹ thuật cơđiện, công tác tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng
phục vụ sản xuất các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật
mới, nghiên cứu đổi mới máy móc thiết bị theo yêu cầu của công nghệ nhằm đáp
ứng sự phát triển kinh doanh của công ty.
* Ban đầu tư phát triển:
Ban đầu tư phát triển xây dựng và quản lý công trình làđơn vị nghiệp vụ
về xây dựng cơ bản, có chức năng tham mưu cho cơ quan Tổng giám đốc về quy
hoạch, đầu tư phát triển công ty. Lập dựán đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
vàgiám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản. Bảo dưỡng, duy trì các
công trình xây dựng vật kiến trúc trong công ty.
* Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tài
chính- kế toán của công ty nhằm sử dụng đồng tiền vàđồng vốn đúng mục đích,
đúng chếđộ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
* Văn phòng:
Làđơn vị tổng hợp, vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ sản xuất
kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ về hành chính xã hội.
Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác cán bộ,
lao động tiền lương, hành chính quản trị, y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt
động xã hội theo chính sách và pháp luật hiện hành.
* Phòng chất lượng:
Tham mưu giúp việc cho cơ quanTổng giám đốc trong công tác quản lý
toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, duy
trì vàđảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả.
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình
sản xuất để sản phẩm xuất xưởng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy
định.
* Các xí nghiệp may thành viên và xí nghiệp liên doanh:
Làđơn vị sản xuất chính của công ty, tổ chức sản xuất hoàn chỉnh sản
phẩm may từ khâu nhận nguyên liệu đến khi nhập thành phẩm vào kho theo quy
định.
* Trường công nhân kỹ thuật may thời trang:
Làđơn vị trực thuộc cơ quan Tổng giám đốc có chức năng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý,cán bộ nghiệp vụ, cán bộđiều hành và công nhân kỹ thuật
các ngành nghề phục vụ cho quy hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu
cầu của các tổ chức kinh tế. Công tác xuất khẩu laođộng, đưa công nhân viên,
học sinh đi học tập tu nghiệp ở nước ngoài.
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
* Các chi nhánh:
Làđơn vị trực thuộc cơ quan Tổng giám đốc có chức năng ký kết một số
hợp đồng kinh doanh, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp theo sự uỷ
quyền của cơ quan Tổng giám đốc.
Lãnh đạo của Công ty may Đức Giangđã thường xuyên quan tâm đến
công tác tổ chức và quản lý. Coi đó là một nhân tố quan trọng có tính quyết định
đến sự thành bại của công ty. Bộ máy lãnh đạo được cơ cấu gọn nhẹ làm việc rất
có hiệu quả, giúp công ty từng bước vượt qua khó khăn, đương đầu với những
thách thức của cơ chế thị trường, đạt những thành quả to lớn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.Công ty vươn lên khai thác những lợi thế so sánh trong các
nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, con người. Đồng thời mạnh dạn đầu tư trang
thiết bị, máy móc hiện đại, tiếp thu công nghệ tiên tiến để sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả cao nhất.
Nhìn chung lao động của công ty trong mấy năm gần đây có những biến
động lớn do nhu cầu của phát triển sản xuất. Sốlaođộng sản xuất trực tiếp có tay
nghề cao, chuyên môn tốt và có tinh thần lao động hăng say. Cán bộ công nhân
viên tại các phòng ban được phân bổ khoa học, có chuyên môn, kinh nghiệm
phong phú luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Phương thức quản lý dựa
trên bốn nguyên tắc sau:
+ Xây dựng môi trường làm việc tích cực.
+ Tạo hướng chiến lược.
+ Sắp xếp và phân bổ các nguồn lực.
+ Đào tạo con người.
3. Tình hình nguồn vốn của công ty
Tổng số vốn của công ty : 20 000 000 VNĐ
Trong đó : Vốn cốđịnh 17 tỷ VNĐ
Vốn lưu động 3 tỷ VNĐ
Ta thấy: trong lượng vốn kinh doanh của công ty thì vốn cốđịnh chiếm một
tỷ trọng rất lớn năm 2003 chiếm 85% và vốn lưu động chỉ chiếm tỷ lệ 15% năm
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
2003. Điều này chứng tỏ tình tài chính của công ty ổn định và công ty đang mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cóđược nguồn tài chính như vậy sẽ là một điểm mạnh của công ty trong
điều kiện kinh doanh hiện nay, nó giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh với cách
doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực.
4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty may Đức Giang
năm 2003
Công ty đã giữ vững và phát triển các thị trường xuất khẩu như Cộng
hoà liên bang Đức, Nhật Bản, Hungari, Hồng Kông, Canada và Hàn Quốc.
Mặt khác, công ty đã quan tâm đến việc nghiên cứu và mở rộng thị trường
tiêu thụ trong nước. Công ty đã xác định việc tìm kiếm thị trường cóý nghĩa
rất quan trọng, giữđược chữ tín với khách hàng.
Công ty may Đức Giangđã coi thị trường như là một vấn đề sống còn
của mình. Điều này càng cóý nghĩa với hàng dệt - may vi tính khác biệt của
nó. Ngoài những nhân tố quan trọng như chất lượng tốt và giá cả phải có sức
cạnh tranh, sản phẩm may mặc còn phải đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng,
đảm bảo hợp thời trang, hợp mốt, hợp với thời tiết, khí hậu và mang bản sắc
dân tộc.
Công ty đã thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm
vàđa dạng hoá sản phẩm. Trong cơ chế thị trường đa dạng hoá sản phẩm là
việc cóý nghĩa cực kỳ quan trọng nó vừa có tác dụng đáp ứng nhu cầu ngày
càng đa dạng, phong phú của khách hàng, vừa là biện pháp đê doanh nghiệp
hạn chế những rủi ro trong kinh doanh.
Sau 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều kệ của Công ty may
Đức Giangđãđạt được những thành quả tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Tổng doanh thu năm 2003 so với năm 1996 tằng 2,75 lần
- Nộp ngân sách tăng : 1,35 lần
- Lợi nhuận tăng : 2,06 lần
- Thu nhập bình quân theo đầu người tăng: 1,39 lần.
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
- Lao động tăng : 1,46 lần.
Đó là những con số mang tính khái quát thể hiện bước tiến vững chắc
của May Đức Giang trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên để
thấy được quá trình phát triển một cách rõ nét hơn, cụ thể hơn thì phải xét
các chỉ tiêu trên trong cả một quá trình
Chỉ tiêu tổng doanh thu: là chỉ tiêu tổng hợp nhất về hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty năm 2003
TT Chỉ tiêu ĐVT 2003
2003/96
(%)
1. Tổng doanh thu ( triệu đồng) 190.000 2,75
2. Nộp ngân sách ( triệu đồng) 3.574 1,35
3. Lợi nhuận ( triệu đồng) 6.000 2,06
4. Số lao động (Người) 3189 1,46
5. Thu nhập bình quân. 1000đ 1.484 1,39
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
KẾT LUẬN
Như vậy Công ty may Đức Giang ngoài tình hình tài chính ổn định, tổ
chức một cách hợp lý vàđược sự giúp đỡ chỉđạo sát sao của Lãnh đạo Tổng công
ty và sựđoàn kết cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Chính điều này đã góp phần tạo nên thế mạnh của công ty trong giai đoạn hiện
nay khi mà sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt. Công
ty may Đức Giangđược đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực may mặc ở Việt Nam.
Ngô Mạnh Hùng Luật kinh tế
MỤCLỤC
Lời nói đầu ......................................................................................................... 1
Phần I: Cơ cấu tổ chức của Công ty may Đức Giang .......................................... 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty................................................... 2
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ................................................................ 5
3. Tình hình vốn của công ty .............................................................................. 8
4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty may Đức Giang năm 2003 .... 9
Kết luận ............................................................................................................ 11