Tiểu luận Tính cách của văn hóa doanh nghiệp và những biện pháp giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp

Mọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng. Văn hóa của một tổ chức thường được tạo ra một cách vô thức, dựa trên những tiêu chuẩn của những người điều hành đứng đầu hay những người sáng lập ra tổ chức đó. E.Heriôt từng nói: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Ðiều đó khẳng định rằng, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Theo TS Ðỗ M inh Cương - Trường Ðại học Thương mại Hà Nội: “VHDN (văn hoá công ty) là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó”. VHDN là phần hồn của mỗi doanh nghiệp và có những tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh cũng như môi trường làm việc chung của công ty. Chính VHDN góp phần đắc lực tạo nên bản sắc; tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực, tài sản, mà còn cạnh tranh và chiến thắng nhau bằng VHDN, nó không đơn thuần chỉ là hoạt động phong trào bề nổi mà còn là phần chìm với sức lan tỏa mạnh mẽ.

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4897 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tính cách của văn hóa doanh nghiệp và những biện pháp giúp nhân viên mới hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CAO HỌC KHÓA K19 …………………... .. …..………………. TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC Đề tài: TÍNH CÁCH CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP & NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP NHÂN VIÊN MỚI HÒA NHẬP VÀO VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GVHD : TS Phan Thị Minh Châu SVTH : Nguyễn Lương Ngân Cao Đình Bền Mai Thị Chín Trần Nguyễn Băng Dương Phạm Văn Dũng Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU MỤC LỤC Chương 1: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP................................................................... 2 1.1. Khái niệm: ............................................................................................................. 2 1.2. Vai trò: ................................................................................................................... 2 1.2.1. VHDN - Nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp: ....................... 2 1.2.2. VHDN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp: ........... 3 1.2.3. VHDN - Nguồn thông tin phản hồi cho việc ra quyết định quản trị:.. 3 1.3. Đặc trưng của VHDN: ......................................................................................... 3 1.4. Đặc tính của VHDN: ............................................................................................ 4 1.5. Những hình thức của VHDN: ............................................................................. 5 Chương 2: TÍNH CÁCH VĂN HÓ A DOANH NGHIỆP......................................... 6 2.1. Khái quát................................................................................................................ 6 2.2. Các loại tính cách VHDN .................................................................................... 6 2.2.1. Tính sáng tạo và sẵn sàn g m ạo hiểm....................................................... 6 2.2.2. Tính chú trọng chi tiết ............................................................................... 9 2.2.3. Tính định hướng kết quả......................................................................... 10 2.2.4. Tính định hướng vào con người............................................................. 12 2.2.5. Tính định hướng vào tập thể .................................................................. 13 2.2.6. Tính nhiệt tình .......................................................................................... 14 2.2.7. Tính ổn định ............................................................................................. 14 Chương 3: BIỆN PHÁP GIÚP NHÂN VIÊN MỚI HÒA NHẬP VÀO VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................................................................................ 16 3.1. Tâm lý của nhân viên mới: ................................................................................ 16 3.2. Lý do để thực hiện việc hướng dẫn nhân viên mới ........................................ 17 3.3. Biện pháp giúp nhân viên mới hòa nhập vào doanh nghiệp ......................... 18 3.3.1. Tạo ấn tượng tốt đẹp ngày đầu làm việc............................................... 18 3.3.2. Truyền đạt thông tin ................................................................................ 19 3.3.3. Tạo lập các mối quan hệ ......................................................................... 19 3.3.4. Đưa ra quy trình đào tạo đơn giản ......................................................... 20 3.3.5. Tạo điều kiện nhân viên mới tham gia công việc ................................ 21 3.3.6. Hoạch định cho tương lai........................................................................ 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 23 HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 1 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU Chương 1: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm: M ọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng. Văn hóa của một tổ chức thường được tạo ra một cách vô thức, dựa trên những tiêu chuẩn của những người điều hành đứng đầu hay những người sáng lập ra tổ chức đó. E.Heriôt từng nói: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Ðiều đó khẳng định rằng, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là một giá trị tinh thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Theo TS Ðỗ M inh Cương - Trường Ðại học Thương mại Hà Nội: “VHDN (văn hoá công ty) là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó”. VHDN là phần hồn của mỗi doanh nghiệp và có những tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh cũng như môi trường làm việc chung của công ty. Chính VHDN góp phần đắc lực tạo nên bản sắc; tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực, tài sản,… mà còn cạnh tranh và chiến thắng nhau bằng VHDN, nó không đơn thuần chỉ là hoạt động phong trào bề nổi mà còn là phần chìm với sức lan tỏa mạnh mẽ. 1.2. Vai trò: 1.2.1. VHDN - Nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp: VHDN tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Nó cung cấp sự hiểu biết chung về các mục đích và các giá trị của doanh nghiệp, tạo nên sự nhất trí, đồng lòng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ cùng hành động và làm việc hết mình vì sự phát triển của công ty, sự thành đạt của mỗi cá nhân. Nó cũng giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thể. HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 2 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU VHDN là mục tiêu, động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nó làm cho các thành viên trong doanh nghiệp có niềm tin, có mục đích để phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, qua đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2. VHDN giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp: VHDN giúp xây dựng hình ảnh riêng của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Doanh nghiệp có văn hóa mạnh sẽ có một thương hiệu mạnh. Thương hiệu sẽ giúp cho khách hàng nhận biết một cách khái quát nhất các thuộc tính của sản phẩm, giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, sản phẩm khác. VHDN là điều kiện thu hút nguồn nhân lực có chất lượng. Hầu hết người lao động có xu hướng muốn được làm việc trong một doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu, có môi trường làm việc nhân văn, ở đó họ sẽ có cảm giác hài lòng, phấn khởi và có sự trung thành với doanh nghiệp. 1.2.3. VHDN - Nguồn thông tin phản hồi cho việc ra quyết định quản trị: Khi doanh nghiệp muốn thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp sự phát triển, nhưng nếu điều đó đòi hỏi sự thay đổi một số tác phong, niềm tin vốn là văn hóa truyền thống của doanh nghiệp, nó có thể vấp phải sự phản đối của các thành viên trong doanh nghiệp, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đôi khi đó là sự khởi đầu cho thất bại của doanh nghiệp. 1.3. Đặc trưng của VHDN: Cũng như văn hoá nói chung, VHDN có những đặc trưng cụ thể riêng biệt:  Tính tổng thể: văn hóa của toàn bộ doanh nghiệp nhìn từ góc độ tổng thể, không phải là một phép cộng đơn thuần các yếu tố rời rạc, đơn lẻ.  Tính lịch sử: VHDN bắt nguồn từ lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.  Tính nghi thức: mỗi doanh nghiệp thường có nghi thức, biểu tượng đặc trưng riêng. Chẳng hạn trong các công ty Hàn Quốc hay Nhật Bản, các nhân viên thường hô to các khẩu hiệu của công ty khi cuộc họp kết thúc. HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 3 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU  Tính xã hội: VHDN do chính doanh nghiệp sáng tạo, duy trì và có thể phá vỡ. Nói cách khác, VHDN không giống như văn hóa dân tộc, là một kiến lập xã hội.  Tính bảo thủ: VHDN một khi đã được xác lập thì sẽ khó thay đổi theo thời gian, giống như văn hóa dân tộc. 1.4. Đặc tính của VHDN:  Tính hợp thức của hành vi: Khi các cá nhân trong doanh nghiệp tương tác với nhau, họ sử dụng cùng một ngôn ngữ, thuật ngữ và những nghi lễ liên quan tới những sự tôn kính và những cách cư xử.  Các chuẩn mực: là những tiêu chuẩn của hành vi. Những tiêu chuẩn không rõ ràng song nó tạo ra những ràng buộc đối với các thành viên trong doanh nghiệp và đòi hỏi những người mới tới cần phải tuân thủ để có thể được chấp thuận.  Các giá trị chính thống: những giá trị chủ yếu mà doanh nghiệp tán thành, ủng hộ và mong đợi những người tham gia chia sẻ nó. Những giá trị này được nói, thông báo công khai như những nguyên tắc và những giá trị mà doanh nghiệp và các thành viên của nó cố gắng để đạt tới.  Triết lý: có những chính sách và những tư tưởng xác định những niềm tin của doanh nghiệp về cách thức đối xử với người lao động, khách hàng và người tiêu dùng. Những triết lý này chỉ dẫn các hoạt động của doanh nghiệp và các thành viên của nó.  Luật lệ: những nguyên tắc chặt chẽ liên quan tới việc được chấp nhận là thành viên của doanh nghiệp. Những người mới tới luôn phải học điều này để được chấp nhận là thành viên một cách đầy đủ của doanh nghiệp.  Bầu không khí của doanh nghiệp: tổng thể những cảm giác tạo ra từ điều kiện làm việc, cách thức cư xử và tương tác, và những cách thức mà các thành viên quan hệ với khách hàng và những người bên ngoài.  Kỹ năng thành công: những năng lực và khả năng đặc biệt của các thành viên trong doanh nghiệp biểu hiện qua việc thực hiện thắng lợi các công việc hoặc các lĩnh vực cụ thể. Những năng lực thành công này được phát triển và truyền lại cho các thế hệ sau mà không cần phải viết ra. HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 4 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU 1.5. Những hình thức của VHDN:  Văn hóa quyền lực: đặc trưng chính của mô hình này là thủ trưởng cơ quan nắm quyền lực hầu như tuyệt đối. Các nhân viên thường có biểu hiện tham vọng quyền lực cao, thậm chí có thể hi sinh lợi ích kinh tế để được lợi về quyền lực.  Văn hóa gương mẫu: vai trò chính của lãnh đạo trong mô hình doanh nghiệp này là làm gương cho cấp dưới noi theo. Nói cách khác, lãnh đạo thường phải là một nhân vật có tầm cỡ về tài năng và đức độ, được mọi người sùng bái, kính phục. Các nhân viên thường chú trọng đến qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc.  Văn hóa nhiệm vụ: vai trò người lãnh đạo không quá quan trọng như trong hai mô hình nêu trên. Chức vụ trong doanh nghiệp dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên hệ thống phân bố quyền lực. Các nhân viên thường được phân bố làm việc trong những nhóm xuyên chức năng tùy theo từng dự án nên ý thức quyền lực không cao  Văn hóa chấp nhận rủi ro: vai trò của người lãnh đạo là khuyến khích các nhân viên làm việc trong tinh thần sáng tạo, dám nhận lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù hợp với quyền lợi chung của doanh nghiệp khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên.  Văn hóa đề cao vai trò cá nhân: trong các doanh nghiệp nghiên cứu, có tính học thuật cao. Vai trò của từng cá nhân tương đối có tính tự trị cao. Vai trò của người lãnh đạo là khéo léo hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của doanh nghiệp và không có thái độ phô trương quyền uy đối với họ.  Văn hóa đề cao vai trò tập thể: vai trò của người lãnh đạo được hòa tan và chia sẻ cho một nhóm người. Dĩ nhiên, khi biết sử dụng sức mạnh của tập thể để hoàn thành các mục tiêu riêng của mình, người lãnh đạo trở thành nhà độc tài trong mô hình văn hóa quyền lực. HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 5 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU Chương 2: TÍNH CÁCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát Văn hoá doanh nghiệp là "tính cách" của doanh nghiệp. Chúng ta thường quen sử dụng khái niệm "nhân cách" khi nói đến tư cách và đặc điểm tâm sinh lý xã hội của một con người. Chúng ta cũng biết rằng "nhân cách" của một con người được xác định bởi một tập hợp những cách thức ứng xử tương đối ổn định và bền vững của con người. Khi đưa ra nhận xét về một người là "nồng nhiệt", "sáng tạo", "thoải mái", hay "bảo thủ", thực chất chúng ta đang cố mô tả khái quát hoá hành vi của người đó. Tương tự như vậy, Một tổ chức có những đặc trưng riêng trong cách thức hành động, ra quyết định và ứng xử trước những tác động bên trong và bên ngoài, chúng cũng được coi là có “tính cách”. “Bản sắc riêng” chính là tính cách của một tổ chức, chúng được gọi là hình thức biểu hiện của VHDN. Nói cách khác, VHDN được coi là tính cách của một tổ chức do chúng được hình thành từ những khía cạnh về phong cách khác nhau với những đặc trưng riêng. Trong mỗi tổ chức, các khía cạnh về tính cách này được thể hiện ở các mức độ khác nhau và tạo nên bản sắc riêng cho tổ chức. Sự chú trọng đến một vài khía cạnh nào đó làm cho chúng nổi trội dẫn đến “tính trội” trong phong cách. Khi đó, các thành viên của tổ chức bị chi phối mạnh hơn bởi những phong cách trội này. Yếu tố văn hoá đặc trưng dần hình thành và làm cho VHDN dần mạnh lên. 2.2. Các loại tính cách VHDN Trên cơ sở những đặc trưng tính cách được một tổ chức coi trọng, có thể phân loại thành bảy loại tính cách doanh nghiệp tương ứng với các loại VHDN cơ bản như sau: 2.2.1. Tính sáng tạo và sẵn sàng mạo hiểm Tính cách này thể hiện bằng mức độ các thành viên được khuyến khích sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Những tổ chức văn hoá thuộc nhóm tính cách này thường khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro. Họ luôn nhận được sự hậu thuẫn khi phải đương đầu với bất trắc hay khi thử nghiệm những cách làm mới, khác hẳn. Triết lý được những tổ chức thuộc nhóm này nêu cao là “mọi người chỉ sẵn sàng mạo hiểm chừng nào còn có được sự hậu thuẫn từ phía tổ chức”. HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 6 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU Từ tính cách này của doanh nghiệp đã hình thành nên VHDN ưa mạo hiểm.  Đặc điểm tính sáng tạo - Nhân cách cởi mở. - Hoài bão lớn. - Thích những thử thách mới. - Triết lí hãy sáng tạo ra tương lai. - Tìm cách thay đổi thật độc đáo, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến. Khuyến khích các nhân viên trình bày quan điểm, đóng góp những ý tưởng của họ với mục đích góp phần hoàn thiện công việc của doanh nghiệp. Có thể làm điều này thông qua việc đặt các hộp thư góp ý, tổ chức các cuộc họp, thảo luận. Nhưng dù làm dưới hình thức nào, điều quan trọng là nhân viên phải cảm nhận rõ rằng những ý kiến của họ được tôn trọng và được phản hồi.  Đặc điểm tính ưa mạo hiểm - Thích hợp trong tổ chức năng động. - Hay thay đổi. - Cần phải có phản ứng nhanh. - M ôi trường hoạt động không ổn định. - Cần sự quyết đoán. - Thích hợp cho những công ty như mỹ phẩm, quảng cáo, điện tử. M ạo hiểm vốn là một con dao hai lưỡi. Những ai biết vận dụng một cách linh hoạt các chính sách mạo hiểm trong kinh doanh mới mong có thể đạt được thành công; nếu không nó cũng có thể dìm sâu hoạt động của một công ty xuống bùn đen. M ột số công ty đã đạt được những thành công vang dội, ngoài chính sách đầu tư mạo hiểm, họ cũng là những công ty biết nhìn xa trông rộng và có khả năng dự đoán tương đối chính xác về xu hướng kinh doanh trong một tương lại không xa.  Hạn chế: Nhân viên thiếu khả năng hợp tác, năng suất cá nhân cao nhưng khó tạo ra một hệ thống tập thể mạnh trong doanh nghiệp. M ặc dù mức độ rủi ro khá cao nhưng nó cũng chính là nhân tố tạo ra những cơ hội phát triển đột biến cho doanh nghiệp nào dám chấp nhận mạo hiểm. Những cơ sở kinh doanh nhỏ sau khi ra có được những chiến lược kinh doanh hợp lý chỉ trong nháy mắt đã trở thành “đại gia” là điều không còn hiếm nữa. Một trong số các “đại gia” điển hình chính là hãng máy tính Dell. HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 7 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU Dưới đây là hai trong số các công ty đã tạo nên sự đột biến trong kinh doanh nhờ các chính sách mạo hiểm: a. Tập đoàn Knight State Được biết đến là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất của Hồng Kông hiện nay. Nhờ sự táo bạo trong các chiến lược kinh doanh của mình, Knight State đã từ một xưởng tàu kéo nhỏ bé phát triển thành một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hồng Kông và của châu Á. Sở dĩ Knight State chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản là bởi họ hiểu được rằng Hồng Kông là một khu vực đất chật người đông, vì vậy chắc chắn bất động sản sẽ là lĩnh vực có thể thu hút được nhiều lợi nhuận. Nhờ những chiến lược kinh doanh hợp lý có đôi chút mạo hiểm, Knight State nhanh chóng nổi tiếng khắp Hồng Kông. Phương pháp đầu tư nhà đất của Knight State là coi việc kinh doanh nhà đất như kinh doanh trong ngành công nghiệp hay nói cách khác là công nghiệp hoá nhà đất. Chỉ cần khách hàng trả trước 10% tiền mặt thì lập tức có thể thuê, mua hay xây dựng lại ngôi nhà theo hình thức trả góp. Phương pháp này được đánh giá là một phát minh lớn trong kinh doanh địa ốc, nó khiến cho những người có thu nhập thấp cũng có thể có cơ hội mua nhà, thậm chí cho thuê nhà của mình. Điều này khiến cho việc mở rộng quan hệ buôn bán với đối tượng cần mua nhà không bị hạn chế. Các chính sách kinh doanh tưởng chừng như mạo hiểm nhưng lại có tính toán trước đã khiến Kinght State ngày càng phát triển. Bên cạnh Knight State còn có rất nhiều minh chứng khác cho thấy sự thành công nhờ biết mạo hiểm trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngành công nghệ thông tin có đặc thù là đầu tư ít, lợi nhuận nhiều nhưng rủi ro cũng rất cao. b. Hãng máy tính Dell Trong những năm đầu thập niên 80, Micheal Dell, chủ tịch Dell computer lúc đó còn là sinh viên đã phát minh ra mạch từ tính của các máy điều khiển tự động. Sau đó, Dell đem bán phát minh cho một công ty cơ khí của Mỹ. Dell nhận thấy rằng kỹ thuật máy tính đang ngày một phát triển và sẽ rất hưng thịnh trong nay mai. Dell không hề do dự sử dụng số tiền bán phát minh của mình mở công ty máy tính Dell Computer. Dưới sự trợ giúp của nhiều người cùng với sự phân tích đánh giá đúng đắn về các nguồn thông tin, Dell đã quyết định một cách khác người, mạo HVTH: NHÓM 5 – LỚP ĐÊM 1 – KHÓA 19 Trang | 8 Đề Tài: Tính Cách Của Văn Hóa Doanh Nghiệp GVHD: TS PHAN THỊ MINH CHÂU hiểm mở các công ty phát triển máy tính cỡ lớn bỏ qua các công ty máy tính nhỏ, đồng thời Dell phát hiện thị trường tiêu thụ máy tính văn phòng là rất lớn mới chuyển sang kinh doanh các thiết bị máy tính văn phòng. Trong lĩnh vực này Dell Computer đã đạt được thành công bất ngờ. Sau đó hàng năm mức doanh thu bình quân của Dell Computer tăng từ 40-50%. Đến những năm 90, Dell Computer nhận ra tiềm lực to lớn của thị trường máy tính để bàn, hãng đã kiên quyết lao vào lĩnh vực mới, chấp nhận mạo hiểm mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chỉ vài năm sau, máy tính của Dell Computer đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới với doanh thu hàng năm hơn chục tỷ USD. Dell Computer trở thành một trong những hãng máy tính lớn nhất thế giới và Micheal Dell cũng được xếp vào một trong 10 người giàu nhất thế giới. Có thể nói, những thành công của Knight State hay Dell Computer đã minh chứng một cách khá rõ nét tính cách mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để đạt được thành công. 2.2.2. Tính chú trọng chi tiết Tính cách này thể hiện bằng mức độ
Luận văn liên quan