Tiểu luận Tình hình áp dụng INCOTERMS tại Việt Nam

Vì sao cần phải có Incoterms? Điều kiện thương mại quốc tế là cơ sở quan trọng để xây dựng hợp đồng mua bán quốc tế,nó chỉ rõ: Vận chuyển hàng hoá như thế nào và do ai thuê phương tiện vận chuyển?  Ai và làm thủ tục hải quan ra sao?  Ai mua bảo hiểm hàng hoá?  Cấu thành của giá cả hàng hoá?  Giao hàng ở đâu?  Chi phí được phân chia như thế nào?  Ai gánh chịu rủi ro trên các chặn vận chuyển? Incoterms làm cho hợp đồng trở nên dễ hiểu,ngắn gọn,ít xảy ra tranh chấp hoặc nếu có bất đồng cũng dễ giải quyết,là quy tắt thống nhất để giải thích các điều kiện thương mại.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5568 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tình hình áp dụng INCOTERMS tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
((((((((((((((( TIỂU LUẬN MÔN: NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG CHỦ ĐỀ:Tình hình áp dụng INCOTERMS tại VIỆT NAM  GVHD:Thạc Sĩ CAO MINH TRÍ LỚP:08QQ1D NHÓM:01 DANH SÁCH NHÓM 01: NGUYỄN HOÀNG VŨ (NHÓM TRƯỞNG) TRỊNH QUANG SÁNH NGUYỄN THÁI PHƯƠNG ĐỖ THỊ HẰNG VI LÊ HUỲNH NHẬT PHÁT 6) HỒ QUANG PHI 7) NGUYỄN TẤN ĐIỆP 8) NGUYỄN HOÀNG HẢI TÀI LIỆU THAM KHẢO: TRẦN VĂN CHU, Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quấc tế, Nhà xuất bản Thế giới ,2003. TRẦN VĂN HÒE(chủ biên) ,Giáo trình thương mại điện tử ,Nhà xuất bản Thống kê,2006. VŨ HỮU TỬU ,Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương ,Nhà xuất bản Giáo dục ,2002. VÕ THÀNH HƯNG ,Sổ tay pháp luật Hải quan ,Nhà xuất bản lao động ,Hà Nội ,2002. International Chamber of Commerce (ICC) ,ICC official rules for the interpretation of trade terms (Incoterms 2000) ,1999. MỤC LỤC: Chương I :Tổng quan về INCOTERMS Khái niệm và sự ra đời Incoterms. Khái niệm. Sự ra đời Incoterms Hiểu Incoterms Vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Incoterms Chương II :Các hình thức áp dụng Incoterms tại VIỆT NAM. Các điều khoản chủ yếu của Incoterms Giải thích các điều khoản. Chú ý. Chương III :Những thuận lợi và thách thức cho VIỆT NAM. Những thuận lợi cũng như thế mạnh về Cảng biển. Khó khăn trước mắt và hậu gia nhập WTO. CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS 1.KHÁI NIỆM VÀ SỰ RA ĐỜI INCOTERMS. 1.1 KHÁI NIỆM: Vì sao cần phải có Incoterms? Điều kiện thương mại quốc tế là cơ sở quan trọng để xây dựng hợp đồng mua bán quốc tế,nó chỉ rõ: Vận chuyển hàng hoá như thế nào và do ai thuê phương tiện vận chuyển? Ai và làm thủ tục hải quan ra sao? Ai mua bảo hiểm hàng hoá? Cấu thành của giá cả hàng hoá? Giao hàng ở đâu? Chi phí được phân chia như thế nào? Ai gánh chịu rủi ro trên các chặn vận chuyển? Incoterms làm cho hợp đồng trở nên dễ hiểu,ngắn gọn,ít xảy ra tranh chấp hoặc nếu có bất đồng cũng dễ giải quyết,là quy tắt thống nhất để giải thích các điều kiện thương mại. 1.2 RA ĐỜI VÀ HOÀN CHỈNH INCOTERMS: - Qui tắc Wasaw_1936 - Qui tắc Wasaw-Oxford 1939 - Định nghĩa ngoại thương Mỹ 1939 - Định nghĩa ngoại thương Mỹ có sửa đổi năm 1941 - Incoterms 1953,1967,1976,1980,1990,2000 2.HIỂU INCOTERMS Viết tắt: mỗi điều kiện được viết tắt bằng ba chữ cái tiếng Anh (theo đúng qui tắt viết tiếng Anh) sau đó là tên và địa điểm giao nhận hàng. FOB Haiphong = Fee on Board Haiphong sport CFR Hamburg = Cost and Freight Hamburg Cách phân chia nghĩa vụ giữa người bán và người mua theo nguyên tắt “mặt đối mặt” mang tính đối ứng thể hiện: Nghĩa vụ của người bán tăng dần,của người mua giảm dầng từ nơi hàng hoá được sản xuất tới đích (từ trái qua phải). Đối với mỗi nghĩa vụ người abn1 thực hiện thì người mua không thự hiện hay thực hiện một nghĩa vụ đối ứng. 3.NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI VẬN DỤNG INNCOTERMS. Incoterms là một văn bản pháp lý mang tính tuỳ chọn. Incoterms chỉ sử dụng trong thương mại hàng hoá hữu hình. Khi nói nghiã vụ là nghĩa vụ đối với phía đối tác. Incoterms cho thấy cơ cấu giá hàng hoá xuất/nhập khẩu. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá gắn với chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm hàng hoá là mua cho người mua. CHƯƠNG II.CÁC HÌNH THỨC ÁP DỤNG INCOTERMS TẠI VIỆT NAM Incoterm 2000 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp chỉnh lý và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2000.   1.Các điều khoản chủ yếu của Incoterm 2000:   1. Nhóm E (nơi đi)   1). EXW - Ex Work (nơi đi) - Giao tại xưởng   2. Nhóm F (Phí vận chuyển chưa trả)   1). FCA - Free Carrier (cảng đi) - Giao cho người chuyên chở 2). FAS - Free Alongside Ship (cảng đi) - Giao hàng dọc mạn tàu tại cảng 3). FOB - Free On Board (cảng đi) – Giao khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng   3. Nhóm C (Phí vận chuyển đã trả)   1. CFR - Cost and Freight (cảng đến) - Tiền hàng và cước phí   2. CIF - Cost, Insurance and Freight (cảng đến) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí   3. CPT - Carriage Paid To (cảng đến) - Cước phí trả tới   4. CIP - Carriage and Insurance Paid To (cảng đến) - Cước phí và phí bảo hiểm trả tới   4. Nhóm D (nơi đến)   1. DAF - Delivered At Frontier (biên giới) - Giao tại biên giới   2. DES - Delivered Ex Ship (cảng đến) - Giao tại tàu   3. DEQ - Delivered Ex Quay (cảng đến) - Giao tại cầu cảng   4. DDU - Delivered Duty Unpaid (điểm đến) - Giao hàng chưa nộp thuế   5. DDP - Delivered Duty Paid (điểm đến) - Giao hàng đã nộp thuế     2.Giải thích các điều khoản của Incoterms     2.1. Nhóm E - EXW   Trong thương mại quốc tế, Giá xuất xưởng được gọi là EX Works (viết tắt EXW). Đây là một điều kiện của Incoterm. Tất nhiên, tùy theo địa điểm giao hàng mà người ta có thể gọi điều kiện này là "giá giao tại nhà máy" (Ex Factory), "giá giao tại mỏ" (Ex Mine), "giá giao tại đồn điền" (ex plantation), "giá giao tại kho" (Ex Warehouse) nhưng tên gọi tiêu biểu là "giá xuất xưởng" hay "giá giao tại xưởng" (Ex Works).   Theo điều kiện EXW này, bên bán phải: đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của bên mua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định, để bên mua có thể xếp hàng lên phương tiện vận tải của mình. Còn bên mua phải nhận hàng tại địa điểm (xưởng, mỏ, kho, đồn điền v.v) của bên bán, chịu mọi rủi ro và phí tổn để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm đích. Đối với các giao dịch ngoại thương theo điều kiện này thì bên mua phải có khả năng hoàn thành các thủ tục hải quan tại quốc gia cung cấp hàng hóa, một điều mà ngày nay gần như không thể thực hiện được. Do vậy, trong phần lớn các trường hợp mà thuật ngữ được đề cập tới như là EXW thì trên thực tế có nghĩa là bên bán phải thực hiện các thủ tục xuất khẩu và đúng ra nó phải là điều kiện FCA (Giao cho người vận tải).   2.2. Nhóm F   1. FCA - Free Carrier (Giao cho người vận tải) kí hiệu quốc tế là FCA, là một điều kiện của Incoterm. Nó có thể được dùng cho mọi phương thức vận chuyển, bao gồm cả vận tải đa phương thức, như trong vận tải côngtenơ trong đó lan can tàu không đóng vai trò có liên quan tới sự xác định điểm vận tải.   FCA cũng là thuật ngữ được sử dụng thay thế cho FOB trong vận tải hàng không.   Theo điều kiện này, người bán phải:   * Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.   * Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho nguời vận tải công cộng thứ nhất đã được người mua chỉ định.   * Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải (vận đơn, biên lai nhận hàng).   Người mua phải:   * Chỉ định kịp thời người vận tải.   * Kí hợp đồng vận tải và trả cước vận tải.   * Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người vận tải đã được chỉ định.   2. FAS - Miễn trách nhiệm Dọc mạn Tàu nơi đi (tiếng Anh: Free Alongside Ship, viết tắt FAS)còn được gọi là " Giao dọc mạn tàu" là một thuật ngữ trong Incoterm. Nó có nghĩa là bên bán hàng chi trả cước vận chuyển (nội địa) hàng hóa tới cảng giao hàng. Bên mua thanh toán cước phí xếp hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ hàng và vận chuyển (nội địa) từ nơi dỡ hàng tới nơi lưu giữ hàng hóa của mình. Sự chuyển dịch rủi ro diễn ra khi hàng hóa được giao tại cầu cảng nơi giao hàng.   Theo điều kiện này, người bán phải:   * Giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định   * Cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đã được đặt thực sự dọc mạn tàu   Người mua phải:   * Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở   * Kí kết hợp đồng chuyên chở và trả cước   * Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất   * Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã thực sự được giao dọc mạn tàu   3. FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là " Giao lên tàu" . Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện trong Incoterm. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ "FOB New York" hay "FOB Hải Phòng". Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng.   Người bán phải:   * Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất (nếu cần)   * Giao hàng lên tàu   * Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc lên tàu   * Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này chưa tính trong tiền cước   Người mua phải:   * Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước   * Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong cước   * Lấy vận đơn   * Trả tiền chi phí dỡ hàng   * Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc   2.3. Nhóm C   1. CFR - Tiền hàng cộng cước hay giá thành và cước (tiếng Anh: Cost and Freight - CFR) là một điều kiện Incoterm.   Trong một giao dịch CFR, người bán phải:   * Kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng đích   * Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu   * Giao hàng lên tàu   * Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo   * Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu   * Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này được tính vào cước   Người mua phải:   * Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình   * Trả tiền chi phí dỡ nếu chi phí chưa nằm trong cước   * Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc.   2. CIF - Giá thành, Bảo hiểm và Cước là một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế được viết tắt là CIF (tiếng Anh: Cost, Insurance and Freight) được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán trong thương mại quốc tế khi người ta sử dụng phương thức vận tải biển.   Khi giá cả được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm. CIF là một thuật ngữ thương mại quốc tế (xem bài Incoterm.).   CIF, ngoại trừ phần bảo hiểm, là đồng nhất với Giá thành và cước (CFR) trong mọi khía cạnh, và các dẫn giải như vậy được áp dụng, bao gồm cả khả năng áp dụng được của nó đối với hàng hải theo tập quán. Bổ sung thêm các trách nhiệm của CFR, bên bán hàng theo các điều kiện giá CIF cần phải có bảo hiểm đơn có thể chuyển nhượng được để bảo chứng (tiền đảm bảo) cho các rủi ro trong quá trình vận chuyển từ các nhà bảo hiểm. Giá trị của bảo hiểm đơn cần bảo chứng cho giá CIF cộng 10 phần trăm và khi có thể cần phải là loại hình tiền tệ đã được ghi trong hợp đồng mua bán. Lưu ý rằng chỉ có bảo chứng cơ bản nhất được yêu cầu tương đương với các khoản mục của điều khoản "C", và bên mua hàng thông thường hay đòi hỏi bảo hiểm đơn dạng bảo chứng cho "mọi rủi ro" ("all risks") phù hợp với các khoản mục trong điều khoản "A". Trách nhiệm của bên bán hàng đối với hàng hóa kết thúc khi hàng hóa được giao cho nhà vận tải hàng hải hoặc khi được giao lên boong tàu vận tải tại điểm đi, phụ thuộc vào các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm.   Thuật ngữ này chỉ thích hợp cho vận tải hàng hải tập quán, không phải là ro/ro hay vận chuyển côngtenơ quốc tế.   3. CPT - Cước trả tới điểm đến là cụm từ dịch từ thuật ngữ Carriage Paid To (viết tắt CPT). Đây là một điều kiện của Incoterm. Nó có thể sử dụng trong mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức. Theo điều kiện CPT thì bên bán thanh toán cước phí vận tải tới điểm đến đã chỉ định. Bên mua thanh toán phí bảo hiểm. Mọi rủi ro về hàng hóa chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên.   4. CIP - Cước và bảo hiểm trả tới điểm đến hay Cước phí và phí bảo hiểm trả tới, tiếng Anh Carriage and Insurance Paid to, viết tắt là CIP, là một điều kiện của Incoterm, trong đó:   Người bán phải:   * Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định   * Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu   * Giao hàng cho người vận tải đầu tiên   * Kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng và trả phí bảo hiểm   * Cung cấp cho người mua hoá đơn, chứnng từ vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác để thể hiện hàng đã được bảo hiểm   Nguời mua phải:   * Nhận hàng khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên, khi hoá đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải được giao cho mình   * Chịu rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên   2.4. Nhóm D   1. DAF - Trong thương mại quốc tế, thuật ngữ Giao tại biên giới là cách dịch của cụm từ tiếng Anh: Delivered At Frontier (viết tắt DAF). Đây là một điều kiện trong Incoterms, thường được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ hay đường sắt. Theo điều kiện DAF thì:   Bên bán phải:   * Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trước trên biên giới đó, sau khi đã hoàn thành các thủ tục về xuất khẩu lô hàng hoá đó cũng như nộp thuế xuất khẩu và các thuế, phí, lệ phí khác liên quan tới xuất khẩu lô hàng.   * Cung cấp cho bên mua các chứng từ cần thiết sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó.   Bên mua phải:   * Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó.   * Trả tiền cước chuyên chở tiếp từ biên giới tới kho hàng của mình.   * Hoàn thành thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu cũng như các thuế và phí, lệ phí khác liên quan đến nhập khẩu lô hàng.   * Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới.   2. DES - (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Delivered Ex Ship" dịch ra tiếng Việt là "Giao tại tàu") có nghĩa là người bán giao hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở cảng đến quy định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hoá tới cảng đến quy định trước khi dỡ hàng. Nếu các bên muốn người bán chịu phí tổn và rủi ro về việc dỡ hàng, thì nên sử dụng điều kiện DEQ.   Điều kiện này chỉ có thể được sử dụng khi hàng hoá được giao hàng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức trên một tàu ở cảng đến.   3. DEQ - Trong thương mại quốc tế, Giao tại cầu cảng nơi đến là cách dịch của cụm từ trong tiếng Anh: Delivered Ex Quay (viết tắt DEQ). Đây là một điều kiện của Incoterm. Nó là tương tự như điều kiện DES, ngoại trừ mọi rủi ro về hàng hóa chỉ được chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa đã được bốc dỡ ra khỏi tàu và đặt trên cầu cảng. Theo điều kiện DEQ thì:   Bên bán phải:   * Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của bên mua trên cầu cảng của cảng đích.   * Cung cấp vận đơn hay lệnh giao hàng cùng các chứng từ cần thiết khác sao cho bên mua có thể nhận hàng từ cầu cảng.   * Trả tiền chi phí bốc dỡ hàng.   * Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí về thuế nhập khẩu nếu hợp đồng quy định là "trên cầu cảng đã nộp thuế"   Bên mua phải:   * Nhận hàng trên cầu cảng của cảng đến.   * Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và phí, lệ phí nhập khẩu nếu hợp đồng quy định là bên mua phải nộp.   * Chịu mọi rủi ro về hàng hóa khi hàng hóa đó đã đặt dưới quyền định đoạt của mình.   4. DDU - Giao Chưa nộp Thuế (tiếng Anh: Delivered Duty Unpaid, viết tắt: DDU) là một thuật ngữ về điều kiện giao hàng của Incoterm. Nó có nghĩa là bên bán hàng có trách nhiệm thanh toán mọi cước phí xếp dỡ, giao nhận, làm thủ tục xuất khẩu, vận chuyển và chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao tại địa điểm chỉ định của bên mua hàng (thường là tại nhà xưởng của bên mua), nhưng không phải nộp thuế nhập khẩu và các khoản thuế, phí, lệ phí nhập khẩu khác (nếu có). Bên mua có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp các khoản thuế, phí, lệ phí nhập khẩu (nếu có) và bố trí nhận hàng, dỡ hàng từ trên phương tiện vận tải xuống (tại địa điểm chỉ định của bên mua hàng). Điều kiện giao hàng này tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế xuất - nhập khẩu nội địa, nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động có đăng ký theo loại hình ĐT (đầu tư), GC (gia công) hoặc một số loại hình khác, nằm trong và ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp mua bán hàng hóa với nhau và về danh nghĩa đây là hoạt động xuất - nhập khẩu đối ứng, cho dù hàng hóa thực sự chưa vượt qua ranh giới lãnh thổ của quốc gia.   5. DDP - Giao Đã nộp Thuế (tiếng Anh: Delivered Duty Paid, viết tắt: DDP) là một thuật ngữ của Incoterm. Nó có nghĩa là bên bán hàng phải thanh toán mọi cước phí vận chuyển và gánh chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng cũng như phải nộp mọi thứ thuế (nếu có) trước khi hàng được giao cho bên mua, chẳng hạn thuế nhập khẩu.Bên mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận.   CHÚ Ý :     A. Lưu ý: để tránh mắc khỏi những lỗi lầm mọi người chú ý phạm vi áp dụng các loại điều khoản trong Incoterms như sau:   1. DAF chỉ áp dụng khi hình thức vận chuyển là đường bộ   2. CFR, CIF, DES, DEQ, FAS, FOB chỉ áp dụng đối với vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa;   3. CPT, CIP, DDP, DDU, EXW, FCA có thể áp dụng đối với tất cả các hình thức vận chuyển.   B. Nếu tính về mức chi phí phải trả giữa Bên mua và Bên bán, có thể xếp theo chiều như sau:   1. EXW: người bán không phải trả bất cứ chi phí nào; người mua trả hết các loại chi phí (cost) và chịu mọi rủi ro (risk);   2. FOB: người bán thanh toán chi phí cho tới lúc hàng hóa lên phương tiện vận chuyển, phần còn lại do người mua chịu;   3. CFR - CIF: người bán chịu các khoản chi phí (cũng như rủi ro, nếu là CIF) cho tới khi hàng hóa cập cảng do người mua chỉ định, các chi phí còn lại do người mua trả;   4. DDP - DDU: người bán trả tất cả các loại chi phí cho tới khi hàng tới kho của người mua, người mua không phải trả thêm bất kỳ loại chi phí nào khác.   C. Incoterms chỉ mang tính tham khảo và khuyến khích áp dụng, không bắt buộc áp dụng;   D. Incoterms chỉ áp dụng cho các hợp đồng thương mại quốc tế, các hợp đồng nội địa không áp dụng Incoterm;   E. Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất (hữu hình), không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình).   F. Tính chất pháp lý của Incoterms:   1. Incoterms ra đời năm 1936 qua 6 lần sửa đổi, 7 bản có giá trị như nhau.   2. Khi áp dụng Incoterms, các bên có thể thỏa thuận thêm những qui định khác trái với Incoterms.   3. Incoterms do ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng không có nghĩa mặc nhiên ICC là trọng tài phân xử tranh chấp.     G. Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của hợp đồng mua bán quốc tế.   CHƯƠNG III :THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM.HẬU GIA NHẬP WTO. Lợi ích khi nhà xuất khẩu chọn điều kiện thương mại quốc tế nhóm “C” thay thế nhóm “F”      Để giúp người mua và người bán ở các nước khác nhau có phong tục tập quán, luật lệ, ngôn ngữ… khác nhau dễ dàng quy định về các quyền lợi và nghĩa vụ trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa, năm 1936 Phòng Thương mại quốc tế (Tổ chức Thương mại thế giới) đã ban hành các điều kiện thương mại quốc tế (International comercial terms -incoterms). Bản chất của Incoterms không phải là luật buôn bán quốc tế mà thực chất là một văn bản có tính chất khuyên nhủ, khuyến khích người mua và người bán trên thế giới tự nguyện áp dụng bởi tính khoa học và phổ biến của Incoterm. Một khi bên mua và bán tự nguyện áp dụng, dẫn chiếu vào hợp đồng thì Incoterms sẽ trở thành văn bản có tính pháp lý buộc các bên phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ trong Incoterms. Từ năm 1936 đến nay, Incoterms đã qua 5 lần sữa đổi: 1953, 1967, 1980, 1990 và 2000. Tuy nhiên,  Incoterms sau không phủ định nội dung của Incoterms trướ
Luận văn liên quan